Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những rắc rối trong lịch sử khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp 7 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.44 KB, 6 trang )

Những rắc rối trong lịch sử Khai khẩn đất hoang
Việt Nam thời Pháp
7
Theo đề nghị của chủ tỉnh, Thống đốc Nam kỳ cách chức viên cai tổng và phó
tổng tổng Kiên Tường (cả hai đều là người Miên) về tội phao tin thất thiệt là hoàn
toàn miễn thuế. Thật ra, nhà nước chỉ chấp nhận miễn phần thuế quản hạt (budget
local) mà thôi, chớ vẫn thâu trọn phần địa hạt và bách phân phụ trội.
Thống đốc lại cho một viên chủ tỉnh nhiều năng lực là Albert Lorin nghiên cứu
vấn đề. Lorin phúc trình rằng Rạch Giá có 6 tổng, mỗi tổng đều quá rộng nên khó
theo sát từng điền chủ để làm áp lực. Trong vòng hai năm mà ở Rạch Giá lại thay
đổi 4 lần chủ tỉnh nên chánh sách không được liên tục. Theo ý kiến của Lorin, chỉ
nên giảm thuế cho chủ điền nhỏ, chớ chủ điền lớn thì vẫn còn dư tiền để mua đất,
khẩn đất thêm : Hiện tại, ở tòa Bố Rạch Giá còn đến 439 đơn xin khẩn một diện
tích là 14.031 mẫu, chứng tỏ điền chủ bốn xứ hãy còn hăng hái trong việc làm ăn.
Năm 1911, tỉnh Rạch Giá trải qua một cơn mất mùa trầm trọng, nhà nước đành
cứu xét miễn thuế, tuy miễn ít nhưng những ai lì lợm thì cũng bỏ luôn.
Cuộc tranh đấu trên đã bộc lộ một sự thật khách quan : vào năm 1905, giai từng
điền chủ đã thành hình, có tinh thần chống Pháp nhứt là vào những năm kế tiếp
khi đa số điền chủ lớn ở Nam kỳ đều hưởng ứng cuộc Minh Tân (phong trào Duy
Tân) do Bùi Chi Nhuận và Trần Chánh Chiếu điều khiển, ủng hộ ông Phan Bội
Châu và ông Cường Để. Điền chủ trong nước thấy rõ là thực dân pháp ngăn cản
không cho họ tiến xa hơn để họ tự do kinh doanh, trở thành những chủ xưởng,
những thương gia như ở bên Nhựt. Thực dân Pháp, thương gia Huê kiều (nắm độc
quyền về mua bán, thao túng giá lúa gạo). ấn kiều cho vay đều là những chướng
ngại mà họ muốn san bằng.
Còn vài chi tiết cần ghi nhớ về vai trò của giới điền chủ, không riêng gì cho tỉnh
Rạch Giá :
— Mua nhiều trâu bò từ Cao Miên đem về (từ tỉnh Tà—Keo) nhờ đó mà việc cày
cấy thêm phát triển. Mua sắm nhiều ghe độc mộc từ sông Lớn (Cao Miên, Lào)
giúp phương tiện vận tải.
— Thích sống xa hoa theo lối Pháp, tiêu thụ rất nhiều hàng hóa nhập cảng, nhất là


rượu Tây.
— Vào những năm lúa có giá và giá lúa được vững (1928, 1929 luôn cả năm
1930), mức sống lên cao tột bực, điền chủ bực trung ở Hậu giang dư sức cho con
qua Pháp du học, có gia đình đi cả hai ba người, học siêng năng thì thành bác sĩ;
ăn chơi thì trở thành “công tử”.
— Một số không nhỏ điền chủ ở Rạch Giá là người Minh Hương hoặc Huê kiều.
Người Huê kiều nếu làm điền chủ thì bị đồng hóa, trở thành Việt Nam trong vài
năm (khăn đóng áo dài khi làm hương chức hội tề, cúng đình). Riêng người Huê
kiều ở chợ chuyên nghề buôn bán thì giữ nếp sống riêng.
Về đời sống của tá điền
Tá điền chẳng có quyền tham dự sinh hoạt chính trị nào cả. Hương ấp, phó quản
(gọi là hương chức nhỏ) do hương chức hội tề chỉ định. Hương chức làng thì do
bọn hương chức chọn lựa lẫn nhau, giới thiệu bà con vây cánh, sau đó được cai
tổng và chủ quận chuẩn y. Cai tổng và phó tổng, ban biện được cử do một số thừa
sai (người thay mặt); tùy theo số dân bộ mà mỗi làng được gởi nhiều hay ít, đổ
đồng 50 dân bộ có một người. Các vị thừa sai thay mặt cho dân phải là hương
chức làng (trừ xã trưởng, hương thân, hương hào), phó xã hoặc điền chủ. Hội đồng
canh nông, hội đồng địa hạt hoặc hội đồng quản hạt là chuyện riêng của một số
hương chức làng và điền chủ đi bầu. Tóm lại, người dân nghèo chẳng bao giờ
được đi bầu cử ai cả.
Hai gánh nặng cho tá điền là thuế thân và xâu (sưu). Thuế thân thời Pháp thuộc
được quy định đồng đều (trừ những năm sau cùng của chế độ thực dân, chia ra
người có hằng sản và người không có hằng sản). Thuế chánh chỉ là mọt đồng bạc
nhưng dân phải đóng thêm một số tiền gọi là bách phân phụ trội cho ngân sách. Số
bách phân này thay đổi tùy theo năm để cho ngân sách được quân bình chi tiêu.
Ngoài ra mỗi người phải chịu năm ngày làm xâu, có thể chuộc bằng tiền, lại còn
phụ thâu về thủy lợi, về rừng.
Nếu là dân ở xa tới, chưa vào bộ thì đóng thêm một số tiền gọi là thuế dân ngụ.
Tính trung bình vào những năm đầu thế kỷ, thuế thân cọng thêm các khoản linh
tinh vừa kể là 5 đồng, làng này đóng nhẹ nhưng làng kia lại đóng nặng. Nên nhớ là

lúc bấy giờ lúa bán vài cắc một giạ, một đứa trẻ chăn trâu suốt năm chỉ được
khoảng 10 đồng thôi. Có làng lại đặt ra thuế nóc gia hoặc quy định tiền chuộc
công sưu (đóng tiền để khỏi đi làm sưu) với giá quá cao, thí dụ trường hợp làng
Vĩnh Hòa Hưng, tổng cộng là 8 đồng 3 xu về thuế thân, năm 1914.
Số đông tá điền không đóng nổi thuế thân hoặc không muốn đóng vì suốt năm họ
không có việc gì để đi ra khỏi làng. Thỉnh thoảng lính mã tà vào làng xét hỏi, dân
lậu thuế (gọi là trốn xâu lậu thuế) chạy trốn ngoài ruộng hoặc vô rừng mà ẩn náu.
Bị bắt về tội thiếu thuế thân là 5 ngày tù với 15 quan phạt vạ. Khi mản tù phải
đóng thuế, ai không tiền thì làm cu—li cho nhà nước tại chợ lấy tiền mà bù vào.
Người nào trốn thuế quá lâu mà muốn vô bộ thì hương chức giải quyết bằng cách
ăn hối lộ rồi cấp cho một giấy thuế thân mà làng đã xin cho người khác (nhưng
người ấy đã trốn, bỏ làng). Trường hợp thay đổi tên họ như thế thường xảy ra. Gặp
năm mất mùa hễ không đóng nổi thuế thân và không trả được địa tô cho chủ điền
thì cứ trốn qua xứ khác mà làm ruộng lưu động, để rồi tiếp tục dời chỗ (gọi nôm
na là làm ruộng dạo, làm ruộng hàng xáo).
Ngao ngán nhứt cho người dân là việc làm xâu. Trong những năm cần đào kinh
hoặc đắp đường, nhà nước trưng dụng quá thời hạn 5 ngày mà luật đã định. Cai
tổng và hương chức lợi dụng để bắt nạt tống tiền, ai muốn ở nhà thì lo hối lộ. Mãn
hạn thì người làm xâu được về nhưng hương chức thường bắt buộc làm thêm vài
ngày (trường hợp làm đường lộ Rạch Giá, Hòn đất năm 1905). Năm 1911, khi bày
việc đào kinh từ rạch Cái Su đến rạch Thứ Nhứt, dân phải làm đến 20 ngày, tự túc
đem theo ky, cuốc, xuổng, gạo, nhà nước không cấp phát gì cả. Trong vài trường
hợp nhà nước có cấp phát tượng trưng bằng tiền mặt. Người ở gần sông, đặc biệt
là ở phía sông Cái Lớn hoặc Cái Bé tiếp giáp qua Cần Thơ lại phải làm xâu vớt lục
bình, đề phòng sông rạch bị chận nghẹt, ghe thuyền khó qua lại. Thời thực dân hễ
gom dân làm xâu, trong văn kiện làng công khai gọi là “đuổi dân xâu ra nhà việc”.
Khi phóng lộ hoặc tiếp tay với nhân viên Công chánh đắp lộ, dân phải làm cu—li
với giá rẻ, nhiều người bỏ trốn.


×