Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Những mốc son trong lịch sử thám hiểm không gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.03 KB, 7 trang )

Những mốc son trong lịch sử thám
hiểm không gian
Vào ngày 20/7/1969, con người đã lần đầu tiên đặt chân lên
Mặt trăng với chuyến đi lịch sử của phi thuyền Apollo 11.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm sự kiện này, hãy cùng điểm lại
những mốc son trong lịch sử thám hiểm không gian của
nhân loại.
Ngày 4/10/1957: Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh
nhân tạo Sputnik 1 vào quỹ đạo Trái đất, mở đầu cho kỷ
nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Ngày 3/11/1957: Con chó Nga Laika trở thành sinh vật
đầu tiên được bay vào vũ trụ trên vệ tinh Sputnik 2.
Laika đã chết vài giờ sau khi vệ tinh được phóng lên,
nhưng điều này được giữ bí mật cho đến năm 2002.
Ngày 31/1/1958: Mỹ lần đầu tiên phóng vệ tinh
Explorer 1. Vệ tinh này bay trong quỹ đạo 12 năm mặc dù
nó đã ngừng truyền dữ liệu vào tháng 5/1958.
Ngày 12/4/1961: Nhà du hành người Nga Yuri Gagarin
trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Phi thuyền Vostok
1 đã bay quay quanh Trái đất với vận tốc 27.400 km/h
trong chuyến bay kéo dài 108 phút.
Ngày 5/5/1961: Alan Shepard trở thành người Mỹ đầu
tiên bay vào không gian trong chuyến bay kéo dài 15 phút
và 28 giây. 20 ngày sau thành công này, Tổng thống Mỹ
John F. Kennedy tuyên bố Mỹ sẽ đưa người lên Mặt Trăng
trước khi kết thúc thập niên 60.
Ngày 20/2/1962: John Glenn trở thành người Mỹ đầu
tiên bay vòng quanh quỹ đạo quanh Trái đất 3 vòng với
thời gian 4 giờ, 55 phút và 23 giây.
Ngày 27/1/1967: Sứ mệnh AS-204, sau đó được đổi tên
thành Apollo 1, đã gặp sự cố trong cuộc thử nghiệm tại bệ


phóng.
Cả 3 thành viên của đội bay gồm Virgil Grissom, Edward
White và Roger Chaffee đều thiệt mạng. Thảm hoạ này
dẫn tới việc phải thiết kế lại hoàn chỉnh các mô-đun điều
khiển của NASA.

Ngày 9/11/1967: Tên lửa Saturn V, mà sau đó đã đưa
phi thuyền Apollo vào không gian, có chuyến bay thử
nghiệm đầu tiên.

×