Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những rắc rối trong lịch sử Khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp 6 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.51 KB, 6 trang )

Những rắc rối trong lịch sử Khai khẩn đất hoang
Việt Nam thời Pháp
6

Cuộc tranh đấu của giới đại điền chủ
Từng lớp đại điền chủ bổn xứ thành hình nhờ khẩn đất nhiều và đất tốt, nhứt là
phần đất có nước ngọt từ Hậu giang dẫn qua nhờ kinh đào. Đặc biệt ở phía sông
Cái Bé, một mẫu đất trị giá bằng năm, bảy hoặc mười mẫu ở phía Cái Lớn, nơi
nước mặn. Kinh đào biến nhiều vùng thành ra phì nhiêu, dễ sinh sống, nước ngọt
mãn năm. Điền chủ vay nợ để khẩn đất. Trong vài năm đầu, nếu gặp gió thuận
mưa hòa thì lấy vốn được. Hễ thấy đất tốt, tá điền ít chịu dời chỗ. Đất tốt dầu thất
mùa vẫn thu hoạch tương đương hoặc cao hơn nơi đất xấu vào những năm trung
bình.
Trận bão lụt năm Thìn (1904) gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng ở Rạch Giá
(bấy lâu, ta chỉ biết rằng thiệt hại to lớn là ở Mỹ Tho, Gò Công mà thôi). Chủ điền
lo ngại vì không kiếm ra tiền để đóng thuế điền. Mặt khác, số vốn khá to mà họ
đưa cho tá điền vay lại bị mất luôn. Một số tá điền ngang nhiên bỏ đất, dời qua
vùng khác, trong trường hợp chánh đáng mà điền chủ không có lý lẽ để truy tố
được.
Tại Rạch Giá, năm Thìn (1904) xảy ra hai trận bão lớn : 1/5 và 3/11. Năm sau
(1905) lại thêm lụt rồi nắng hạn bất ngờ.
Trong điền của Gilbert Trần Chánh Chiếu, mức tổn thất được kê khai như sau với
nhà nước :
— Đất ruộng ở làng Thạnh Hòa (Tràm Chẹt nhỏ) 1000 mẫu bị ngập suốt hai tháng
liên tiếp, rồi trận giông ngày 2/11/1904 làm sập nhà cất cho tá điền ở, lẫm lúa bị
tốc nóc. Đất khẩn ở phía Hòa Hưng gồm 200 mẫu, hư trọn. Trong hiện tại, cần cấp
dưỡng cho 200 tá điền sống lây lất.
— Từ bốn năm trước, lúa trong lẫm gom từ 20 tới 25 ngàn giạ lúa, năm 1904 chỉ
còn thâu được từ 1000 đến 1500 giạ. Sự lỗ lã ước lượng là 15000 đồng. Xin nhà
nước cho vay trợ cấp, để tiếp tục khai thác.
Đơn kêu nài gởi lên. Chủ tỉnh cho cai tổng tới điều tra, thấy phần đất ở Thạnh Hòa


của Trần Chánh Chiếu trước kia có 125 gia đình tá điền thì nay 42 gia đình đã đào
tẩu, còn lại 83 gia đình. Nhà cất cho tá điền ở gồm 93 cái, cộng là 232 căn đã bị
sập hết 72 cái, tức là 177 căn. Năm 1904, đất này canh tác 645 mẫu.
Riêng về phần đất ở Hòa Hưng gồm 14 người tá điền, còn lại 3, trốn hết 11. Nên
nhớ là ở Rạch Giá chỉ làm ruộng mỗi năm một mùa, người cai quản ruộng đất của
ông Chiếu trình bày trong đơn : “Thiệt tội nghiệp, trong dân tá điền ai ai cũng đều
nghèo khổ, đói khát, rách rưới, ở ruộng thì nhờ ruộng, một năm làm ruộng có một
lần, trông đợi có bấy nhiêu song chẳng đặng, bây giờ phải đợi qua năm khác, lâu
không biết bao xa mà nói cho cùng”. Và hiện tại, dân chỉ biết hy vọng cấy lúa ván
ăn đỡ, kiếm chút ít mạ hồi mùa rồi còn sót lại, chặt bớt rễ mạ mà cấy tạm khi nước
giựt xuống.
Một linh mục ở họ đạo Trà Lồng gởi thơ lên chủ tỉnh xin miễn thuế, cho biết : vì
đường giao thông khó khăn nên trong điền lúa hạ giá quá thấp dân không bán
được, trong khi những sản phẩm cần thiết thì mua với giá gần gấp đôi ngày
thường.
Phong trào tranh đấu chống thuế điền nổi lên, khi chủ tỉnh Rạch Giá hăm he truy
tố vài người chủ điền ra tòa và mặt khác, gởi trát đòi từng người để thúc hối, cảnh
cáo. Nhưng chủ tỉnh cho riêng Thống đốc Nam kỳ biết là không thể nào đòi được
số thuế điền trong tỉnh còn thiếu lại là trên 135.000 đồng. Lại báo tin rằng điền
chủ lớn đang xúi giục điền chủ nhỏ đừng đóng thuế điền năm 1905 rồi theo đà ấy,
không đóng thuế luôn qua năm 1906.
Tòa án Rạch Giá đã xử làm gương hai vị điền chủ thiếu thuế. Lúc đầu, hương chức
làng mời tới công sở, họ không thèm tới gặp. Ra trước tòa, họ tỏ thái độ ngạo mạn
hơn. Khi được hỏi tại sao mà không tới gặp hương chức làng, họ nói thẳng là “chỉ
vì họ không muốn đóng thuế, và chẳng có ai được quyền bắt buộc họ đóng”, nếu
nhà nước đem phát mãi đất của họ, nhứt định là chẳng ai dám mua (ngụ ý là nếu
mua thì sẽ bị họ trả thù). Chủ tỉnh Rạch Giá còn đưa ra đề nghị nên chia những
tổng có diện tích quá rộng ra làm đôi, để có thêm cai tổng đi thúc thuế. Đồng thời,
cương quyết phạt tù kẻ thiếu thuế, đem đất họ ra phát mãi, dán yết thị ở những
làng lân cận để người giàu ở tỉnh khác đến đấu giá.

Để đối phó lại, 81 người “điền chủ lớn” ở Rạch Giá đồng ký tên vào đơn, trình cho
chủ tỉnh để xin tha thuế năm 1905, đứng đầu là hai ông Trần Chánh và Huỳnh
Thiện Kế (đơn ngày 29/4/1906) với lập luận sắc bén :
— Muốn trở thành điền (tức là canh tác) một mẫu đất, phải nuôi tá điền 20 giạ lúa
và vài ba đồng bạc là tối thiểu.
— Năm rồi (năm Thìn, 1904) chủ điền phải vay bạc của nhà băng Đông Dương
mà nuôi nhân điền (tá điền).
— Như hạt Sa Đéc là chỗ điền thổ đã khai mở lâu năm thành khoảnh mà nhà nước
còn chuẩn cho các chủ điền đóng thuế hạng nhứt sụt hạng nhì, hạng nhì sụt hạng
ba, còn hạng ba thì tha thuế trọn, huống chi là hạt Rạch Giá là hạt mới khai mở
không đặng 10 năm, và phần nhiều trong số điền thổ khai phá không đặng 4 năm
nay.
— Nhà nước đã hứa miễn thuế cho điền chủ nghèo, còn với điền chủ lớn thì đợi
lúa thóc gặt rồi, cho đóng 1/3. Nay xin tha trọn thuế, vì đất ruộng ở phía sông Cái
Bé thất bát 7/10, nước vừa giựt xuống là bị nắng hạn.
— Yêu cầu nhà nước áp dụng luật Gia Long về tỷ lệ miễn thuế, luật này được nhà
nước Lang Sa phê ưng và cho thi hành từ năm 1871 : theo đó hễ ruộng thất mùa
1/10, không giảm thuế; ruộng thất 2/10, giảm 1/10; khi thất mùa đến mức 8/10
hoặc hơn nữa thì miễn trọn thuế.
Kết quả là Thống đốc Nam kỳ chịu miễn thuế cho những ai chưa đóng thuế năm
1904 mà thôi (tức là cho mùa gặt cuối năm 1903). Còn về hậu quả của bão lụt năm
Thìn thì đóng y như cũ. Nhưng điền chủ ở Rạch Giá chưa chịu thua. Họ loan tin
rằng nhà nước đã hoàn toàn miễn thuế, khiến cho một số điền chủ bấy lâu rụt rè lại
hăng hái lên không thèm đóng.

×