Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những rắc rối trong lịch sử khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp 3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.05 KB, 5 trang )

Những rắc rối trong lịch sử Khai khẩn đất hoang
Việt Nam thời Pháp
3
Dân địa phương từ lâu đã biết các đào đìa. ở vùng cỏ hoang hoặc giữa rừng tràm,
cá rút xuống đìa mà sống. Và khi đã quen thói, hằng năm cá lên rừng vào mùa
mưa, trở về rạch, về đìa khi mùa nắng bắt đầu. Nhiều đìa cá của dân làng đào sẵn
trong rừng hoang lại trở thành đìa của điền chủ vì phần đất ấy đã bị trưng khẩn.
Đìa đào ở trong rừng thì nhiều cá nhưng khó đem cá về, lắm khi phải gánh cá hàng
năm bảy cây số, nếu đìa ít cá thì bỏ luôn chẳng ai thèm tát (đìa ở xa trong rừng gọi
là đìa U Minh theo nghĩa là ở nơi u u minh minh, tối tăm như địa ngục, mặc dầu
không nằm trong vùng U Minh).
Nhà nước bày lệ đấu thầu để thâu thuế nhiều hơn, mỗi lần đấu cho phép khai thác
trong ba năm. Điều kiện sách ghi rõ là sự “ích lợi của nông nghiệp phải trọng hơn
các điều khác” nhưng trong thực tế, việc đấu thủy lợi làm giàu cho một số trung
gian. Họ chia ra từng phần nhỏ rồi cho mướn lại với giá cao gấp đôi hoặc gấp ba.
Để bắt hết cá, kỹ thuật hữu hiệu nhất là xây rọ với đăng sậy, tùy theo hình thể con
rạch mà lựa chọn kiểu rọ thích hợp. Nhiều cuộc tranh chấp xảy ra, người đấu thủy
lợi nếu có thế lực thì cứ phá đập giữ nước (của kẻ khác đang làm ruộng) để cá trên
ruộng chạy xuống rạch, gây nạn lúa háp vì ruộng bị cạn quá sớm. Hoặc người khai
thác thủy lợi làm cản trở lưu thông, ngăn cản không cho câu cá khiến người địa
phương ăn uống khổ cực, thiếu cá làm mắm dự trữ để làm mùa. Nhiều làng đã xin
quan trên bỏ việc cho thầu thủy lợi để dân làng tự do bắt cá mà ăn. Nhưng khoản
dự thâu ngân sách về thủy lợi hằng năm không thể bỏ được, quan trên thường giải
quyết bằng cách bắt buộc mỗi đầu dân đóng thêm năm cắc hoặc một đồng để bù
trừ lại.
Chủ đất có thế lực thường ngang nhiên đắp đập ở ngọn rạch, không cho cá xuống
khiến người xây rọ chịu thất thâu.
Dân Châu Đốc xuống Rạch Giá dạy nghề xây rọ. Dân Gò Công tới vàm biển sông
Cái Lớn phổ biến việc đóng đáy (trước năm 1912).
Việc thành lập làng mới
Người nhiều vốn để mộ dân đi khẩn hoang mà dám bảo đảm sẽ đóng đầy đủ thuế


thì được nhà nước chấp thuận cho lập làng mới. Đây là nguyên tắc từ thời vua
chúa nhà Nguyễn mà thực dân cho áp dụng trở lại để thâu thêm thuế điền và thuế
thân. Năm 1894, việc thành lập làng Vĩnh Hưng cho thấy sự xuất hiện của bọn
cường hào mới. Vùng đất này ở phía nam tỉnh Rạch Giá, giáp ranh Sóc Trăng. Hai
người giành nhau lập làng, cả hai đều là bá hộ nổi danh thời bấy giờ, tuy là người
Việt nhưng gốc Hoa kiều.
— Phan Hộ Biết (tục danh là bá hộ Bì) ở Bạc Liêu xin lập làng mới. Dân do ông ta
quy tụ sẽ lần hồi đóng thuế cho nhà nước. Ông ta đã xuất tiền túi ra xây cất xong
một nhà việc (công sở làng) trị giá 200 đồng.
— Bành Trấn thì đưa kế hoạch đào kinh do chính ông xuất vốn, mướn nhân công.
Lại cam kết rằng sau khi được chấp thuận lập làng thì sẽ có 150 dân công do ông
quy tụ, đóng thuế ngay (thuế này do chính ông xuất ra cho dân mượn trước). Và
tuy đất chưa thâu hoạch huê lợi, ông sẵn sàng chịu thuế điền 1500 mẫu, đóng ngay
cho nhà nước. Nếu nhà nước chịu cho đứng tên làm chủ 1000 mẫu đất thì ông ta
hứa bảo đảm đóng thuế cho 300 người trong những năm tới. Theo lời trong đơn,
vùng này còn nhiều voi và trộm cướp, lập làng thì đất trở thành tốt, thú rừng và
bọn bất lương không còn lai vãng. Kế hoạch của Bành Trấn được Thống đốc Nam
kỳ chấp thuận vì Bành Trấn vào đơn trước hơn Phan Hộ Biết. Nhưng lý do vẫn là
vì Bành Trấn chịu đóng thuế ngay, làng Vĩnh Hưng trở thành một tiểu quốc của
Bành Trấn, ông ta bèn bắt buộc bọn tá điền trả lại tiền thuế thân đã ứng trước, rồi
cho vay nặng lời. Rốt cuộc tất cả dân trong làng trở thành tá điền, chẳng ai làm
chủ mảnh đất lớn nhỏ nào cả. Đến năm 1911, nhà nước mới can thiệp vì lập làng
như vậy là thất nhân tâm, có lợi cho cá nhân đứng lập làng nhưng hại cho nhà
nước.
Bởi vậy, khi cho lập làng Ninh Quới vào năm 1913, viên phó tham biện đặc trách
quận Long Mỹ đã tổng kết kinh nghiệm và nhận định về việc bầu cự các hương
chức hội tề :
— Trong ban hội tề, chức vụ xã trởng là quan trọng hơn hết, viên chức này giữ
mộc ký (triện) của làng. Xã trưởng lựa người thân tín, cho làm chức hương xã, rồi
đến chức hương thân, hương hào. Những chức vụ còn lại thì do xã trưởng nêu điều

kiện, ai muốn làm thì cứ thương thuyết, lo hối lộ cho ông ta. Đây là tình trạng lập
làng mà không có bầu cử về hình thức.
— Nếu bày ra hình thức bầu cử, chỉ một thiểu số điền chủ được ứng cử và có
quyền bầu mà thôi. Dân làng không được tham khảo ý kiến. Và dân chỉ muốn cuộc
bầu cử diễn ra thật nhanh, ai làm cũng được, để họ biết ai là người nhận tiền thuế
mà họ phải đóng.
— Khi lập làng mới, công việc đầu tiên của hương chức là bắt buộc dân phải ký
giấy nợ, trả lại cho họ những sở phí lập làng (tiền mua bộ sổ, tiền mua tặng phẩm
để hối lộ cho quan trên). Dân không dám cãi lịnh vì họ được khai khẩn vài mảnh
đất nhỏ.
Bởi vậy, theo ý kiến của Marcel Roché (phó tham biện đặc trách quận Long Mỹ)
thì nên lưu ý việc sắp đặt hương chức hội tề ở làng mới lập : nếu xã trưởng và
hương cả thuộc một phe với nhau thì nhà nước nên cho người thuộc về phe khác
(lẽ dĩ nhiên hai phe này đều tham nhũng) làm những chức vụ còn lại trong ban hội
tề, để khi hai phe nói xấu, tố cáo nhau thì nhà nước có lợi là biết được sự thật. Nếu
chỉ một phe cường hào nắm trọn một ban hội tề thì dân càng khổ. Cũng theo ý
kiến viên phó tham biện này, những người đứng ra sáng lập làng thường đem lá
đơn được chấp thuận ấy về địa phương mà dằn mặt dân, rồi bắt đầu lên “ngai vàng
mà thống trị như vua chúa”.

×