Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.88 KB, 6 trang )

Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ
2

Tới mức chót, có đào thêm kinh nơi đất quá xấu thì diện tích ruộng canh tác cũng
không tăng bao nhiêu. Người khẩn đất không thích đến, làm ăn thưa thớt, không
như trong đợt đầu tiên đào kinh qua vùng đất tốt.
Hơn nữa, việc sản xuất lúa gạo đòi hỏi nhiều yếu tố khác, ngoài yếu tố thuần túy
kỹ thuật : vay mượn vốn để làm mùa, quy chế cho trưng khẩn, giá cả trên thị
trường quốc tế.
Tính đến năm 1930 thì những tỉnh có đất phù sa tốt như Bến Tre, Chợ Lớn, Gia
Định, Gò Công, Mỹ Tho, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng đã khai thác
xong, kể luôn những phần đất giồng ở Long Xuyên, Châu Đốc, Tân An, Sa Đéc.
Trong các tỉnh này chỉ còn lại chừng 150.000 mẫu đất chưa trồng tỉa ở vùng Đồng
Tháp, vùng Láng Linh và phụ cận tỉnh lỵ Hà Tiên là nơi đất quá phèn.
Từ năm 1880, các tỉnh trù phú như Bến Tre, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Mỹ
Tho, Trà Vinh, Vĩnh Long đã khai thác xong trên diện tích hơn phân nửa diện tích
canh tác vào năm 1929, tức là ở các tỉnh nói trên việc khẩn hoang xúc tiến rất
chậm, trong khoảng 50 năm người Pháp cai trị chỉ tăng chừng 40 %.
Cũng từ năm 1880, các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Tân An, Hà Tiên, Sa Đéc
tính đến năm 1929, tăng thêm 3/4 so với diện tích canh tác cũ, đối với các tỉnh Sóc
Trăng, Cần Thơ thì tăng 2/3.
Khi mới chiếm cứ, thực dân chỉ chú trọng vào phần đất tốt, đông dân, có sẵn
đường giao thông ở miền Tiền giang. Các tỉnh này xem như giải quyết xong từ
năm 1910 tổng số là 651.000 mẫu, đến năm 1930 tổng số là 705.000 mẫu.
Từ năm 1910 trở về sau, thực dân mới chú ý các tỉnh ở xa, hoặc đất xấu hơn thuộc
Châu Đốc, Long Xuyên, Tân An, Sa Đéc, phía Đồng Tháp. Diện tích đã canh tác ở
các tỉnh nói trên cộng lại như sau :
1910 241.000 mẫu
1920 399.999 mẫu
1930 534.000 mẫu
Các tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng cũng phát triển từ năm 1910 về sau :


Cần Thơ
1910 132.000 mẫu
1920 202.000 mẫu
1930 205.000 mẫu
Sóc Trăng
1910 176.000 mẫu
1920 188.000 mẫu
1930 212.000 mẫu
Việc đào kinh đã thúc đẩy công tác khai khẩn ở hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng từ
năm 1890 đến 1920. Riêng về tỉnh Cần Thơ, khoảng 1900 đến 1920, có hơn 350
km kinh đào thêm nối qua Rạch Giá và Sóc Trăng.
Lúa sạ giúp khai thác phần đất bấy lâu bỏ hoang, nhờ đó mà Châu Đốc có thêm
90.000 mẫu, Long Xuyên 47.000 mẫu (năm 1929).
Trường hợp đặc biệt ở Bạc Liêu, Rạch Giá
Đây là khu vực nhờ đào thêm kinh mà diện tích canh tác gia tăng với những con
số hùng biện nhứt. Đời Tự Đức, ít ai chịu tới làm ăn, lý do chánh là đất quá phèn,
đường giao thông chuyên chở khó khăn và quá xa Sài Gòn. Hầu hết mấy con sông
lớn vùng này đều đổ ngược qua phía vịnh Xiêm La.
Mãi đến năm 1897 (trường hợp Bạc Liêu) và năm 1916 (trường hợp Rạch Giá)
mới có đường xe nối liền với Sài Gòn, trong khi đường xe lửa Sài Gòn, Mỹ Tho
đã có từ năm 1883. Việc đào kinh xáng giúp các vùng Bạc Liêu và Rạch Giá bán
lúa nhanh và có giá hơn trước, đồng thời đất ráo phèn, nước bớt sâu dễ cày cấy
hơn. Diện tích canh tác của hai tỉnh này gia tăng như sau :
1880 20.000 mẫu
1890 83.000 mẫu
1900 136.000 mẫu
1910 265.000 mẫu
1920 405.000 mẫu
1930 600.000 mẫu
Ruộng hai tỉnh này chiếm 1/4 trong tổng số diện tích làm ruộng của toàn cõi Nam

kỳ.
Ngay khi vừa đào xong những con kinh đầu tiên, dân tứ xứ tới cất nhà, làm ruộng
mà nhà nước khỏi cần giúp đỡ về vốn liếng, gia súc, hoặc cây lá gì cả. Họ đến
cánh đồng bao la giữa Hậu giang và vịnh Xiêm La, mạnh ai nấy chiếm, nấy cấm
ranh. Chỉ trong 3 năm (1927—1930) họ tự động chiếm 17.000 mẫu. Việc chiếm
hữu này xảy ra :
— Do những nông dân nghèo ở các tỉnh miền trên đến lập nghiệp. Họ muốn làm
chủ phần đất tương đối đầy đủ để nuôi sống gia đình.
— Do những người đem vốn lớn từ các tỉnh khác đến, họ mướn dân địa phương
cắm ranh, khẩn hoang đợt đầu tiên cho họ rồi họ gom lại, trở thành đại điền chủ.
Rồi tình trạng hỗn loạn, tranh chấp, tham nhũng lại xảy ra. Nhiều người có uy thế,
nhìn xa và rành luật lệ đã nộp đơn tại Sài Gòn xin trưng khẩn, vì trên bản đồ
những phần đất này vô chủ. Khi thấy đất khai thác xong, bắt đầu có huê lợi thì họ
đến địa phương để tranh chấp với những người thật sự khai khẩn (nhưng không có
giấy tờ).
Nhà nước phàn nàn rằng dân đã tự động chiếm đất công thổ, không có cách gì
ngăn được. Nhưng một số thân hào nhân sĩ, hội đồng, cai tổng hoặc đại điền chủ ở
những tỉnh khác thì lại vui mừng vì rốt cuộc, những vùng đất này rơi vào tay họ.
Một số người Pháp cũng lợi dụng tình thế để lập đồn điền. Nhà nước lại xúc tiến
việc đạc điền, để ghi vào bộ và đánh thuế. Dân địa phương nổi lên tranh chấp,
ngăn cản những kẻ chiếm đoạt đang mướn chuyên viên đến đo đạc. Hoặc dân địa
phương dùng khí giới bén mà ngăn chận những người tự xưng là “chủ đất hợp
pháp” đến đòi thâu lúa ruộng. Hoặc họ tự đứng đơn tập thể, kéo nhau đến Tòa bố
(tòa Hành chánh tỉnh) để ngồi lì, hoặc tự vệ một cách tuyệt vọng.

×