Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Khái quát về Bộ máy nhà nước nước CHXHCN Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.53 KB, 20 trang )

BÀI 7: KHÁI QUÁT BỘ MÁY NHÀ
NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT
NAM
GiẢNG VIÊN: VÕ HỒNG TÚ
I. KHÁI QUÁT BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1.
Khái niệm bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt
động theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục do Hiến pháp, pháp luật quy
định, có vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng
chúng có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, hợp thành một hệ thống
thống nhất nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung của nhà nước
.
I. KHÁI QUÁT BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1.
Khái niệm bộ máy nhà nước
I. KHÁI QUÁT BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
2. Khái niệm cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Đó
có thể là một tập thể người (Ví dụ: Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân…), hoặc một người (như Chủ tịch
nước, Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, cấp tỉnh)
được thành lập và hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp
luật.
I. KHÁI QUÁT BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
2. Khái niệm cơ quan nhà nước
I. KHÁI QUÁT BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
* Các dấu hiệu đặc trưng của cơ quan nhà nước

Cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định;



Có tính độc lập về cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất - tài chính.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn) mang tính quyền lực
nhà nước theo quy định của pháp luật.

Chi phí cho tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước là từ ngân sách nhà
nước;

Cán bộ, công chức của các cơ quan nhà nước phải là công dân Việt Nam;
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BMNN
1.
Nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp”
a.
Cơ sở lý luận
b.
Cơ sở hiến định
c.
Nội dung
d.
Thực tiễn thực hiện
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BMNN
a.
Cơ sở lý luận
.
Nhà nước phong kiến
.
Nhà nước tư sản

.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa
b.
Cơ sở hiến định
Điều 2 Hiến pháp 2013: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BMNN
c. Nội dung

Quyền lực nhà nước là thống nhất

Phân công trong việc thực hiện quyền lực nhà nước

Phối hợp trong việc thực hiện quyền lực nhà nước

Kiểm soát quyền lực nhà nước
d. Thực tiễn
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BMNN
2. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
a.
Cơ sở lý luận
.
Hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam
.
Đảng lãnh đạo nhà nước chủ yếu qua tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
b. Cơ sở hiến định: Điều 4 Hiến pháp 2013
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BMNN
2. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
c. Nội dung

-
Đảng đề ra chủ trương, đường lối đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
để định hướng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, sửa đổi Hiến pháp,
pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Đảng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu các Đảng viên và quần chúng có đủ
đức, tài vào các cương vị chủ chốt của các cơ quan nhà nước ở trung ương, ở các cấp
chính quyền địa phương
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BMNN
2. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
c. Nội dung
-
Đảng kiểm tra việc quán triệt và thực hiện các nghị quyết của Đảng trong các cơ quan nhà
nước thông qua các tổ chức Đảng (Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng của Chính phủ, của
các Bộ ) và các đảng viên trong các cơ quan nhà nước.
- Phương pháp lãnh đạo của Đảng: Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
bằng thuyết phục, vận động; bằng sự gương mẫu, tính tiên phong của các đảng viên làm
việc trong các cơ quan nhà nước.
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BMNN
3. Nguyên tắc Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến
pháp và pháp luật
a.
Cơ sở lý luận
b.
Cơ sở hiến định
c.
Nội dung
d.
Thực tiễn thực hiện
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BMNN
3. Nguyên tắc Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến

pháp và pháp luật
a.
Cơ sở lý luận: Dấu hiệu đặc trưng của cơ quan nước
+ Thành lập theo quy định của pháp luật; nhiệm vụ quyền hạn do Hiến pháp và Luật quy định
+ Thẩm quyền mang tính quyền lực nhà nước
b. Cơ sở hiến định: Điều 8 Hiến pháp 2013
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BMNN
3. Nguyên tắc Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội
bằng Hiến pháp và pháp luật
c. Nội dung:

Tất cả các cơ quan nhà nước đều phải được thành lập theo quy định
của pháp luật về thẩm quyền thành lập, về trình tự, thủ tục thành lập
theo các quy định của pháp luật.

Tất cả các cơ quan nhà nước phải được Hiến pháp, pháp luật xác định
rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và phải thực
hiện đầy đủ các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.

Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước khi thực thi công
quyền phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật,
không được lạm quyền, vượt quyền và càng không thể được lộng
quyền.

Mọi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức
nhà nước khi thực thi công quyền đều phải bị xử lý nghiêm minh, bất
kể họ là ai, giữ cương vị gì.
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BMNN
4.Nguyên tắc tập trung dân chủ
a. Cơ sở lý luận


Tính tập trung của quyền lực nhà nước

Tập trung quan liêu ở nhà nước chủ nô, phong kiến

Tập trung dân chủ ở nhà nước xã hội chủ nghĩa
b. Cơ sở hiến định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến
pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”
( Điều 8 Hiến pháp 2013)
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BMNN
4.Nguyên tắc tập trung dân chủ
c. Nội dung
- Các cơ quan đại diện quyền lực nhà nước ở nước ta do nhân dân trực tiếp bầu ra; các cơ
quan nhà nước khác đều được thành lập trên cơ sở của các cơ quan đại diện quyền lực nhà
nước của nhân dân.
- Quyết định của các cơ quan nhà nước ở Trung ương có tính bắt buộc thực hiện đối với các cơ
quan nhà nước ở địa phương; quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên có tính bắt buộc
thực hiện đối với các cơ quan nhà nước cấp dưới;
- Các cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ tập thể thì thiểu số phải phục tùng đa số; các
cơ quan nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng thì nhân viên phải phục tùng thủ trưởng.
- Nhưng quyết định của các cơ quan nhà nước ở trung ương, của cấp trên, của thủ trưởng
phải hợp hiến, hợp pháp; phục tùng của địa phương, của cấp dưới là phục tùng Hiến pháp,
phục tùng pháp luật.
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BMNN
4.Nguyên tắc tập trung dân chủ
c. Nội dung
- Các cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở cấp trên trước khi quyết định phải điều tra, khảo sát
thực tế; phải tiếp thu các ý kiến, kiến nghị hợp lý của địa phương, của cấp dưới và ý kiến,
kiến nghị của nhân dân;
- Cơ quan làm việc theo chế độ tập thể trước khi biểu quyết phải thảo luận dân chủ.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ khi áp dụng vào tổ chức và hoạt động của các loại cơ quan
nhà nước khác nhau có những đặc thù riêng: Quốc hội, HĐND thảo luận tập thể, biểu quyết
theo đa số; Chính phủ, UBND các cấp kết hợp giữa chế độ tập thể khi quyết định những vấn
đề quan trọng với chế độ người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng), đứng đầu UBND (Chủ tịch);
VKSND theo nguyên tắc tập trung thống nhất
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BMNN
5. Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết dân tộc
a. Cơ sở lý luận
- Nhà nước ta là Nhà nước của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em (53 dân tộc), các dân
tộc đều bình đẳng.
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng phải quán triệt và thực hiện nguyên tắc
bình đẳng dân tộc.
b. Cơ sở hiến định
- “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc
cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc…” (Điều 5
Hiến pháp sửa đổi 2013).
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC BMNN
5. Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết dân tộc
c. Nội dung
- Nhà nước đảm bảo cho các dân tộc có quyền bình đẳng (bình đẳng về khả năng, cơ hội
tham gia) trong việc xây dựng và tham gia quản lý nhà nước; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị,
chia rẽ dân tộc.
- Về mặt tổ chức: các dân tộc thiểu số phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng trong các cơ quan đại
diện quyền lực nhà nước. Trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội có Hội đồng dân tộc, HĐND của
những tỉnh có nhiều dân tộc có thể thành lập Ban Dân tộc, Chính phủ có Ủy ban Dân tộc để
chuyên tham gia hoặc trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích các dân
tộc.
Nhà nước thực hiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ, công chức là người dân tộc
thiểu số.

- Về mặt hoạt động: Nhà nước có chính sách giúp đỡ các dân tộc thiểu số chậm phát triển
từng bước ổn định và phát triển về mọi mặt, nhất là phát triển kinh tế, văn hóa (các trường
nội trú của các tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc ít người)
Nguyên tắc này đảm bảo sự phát huy tối đa khả năng của các dân tộc, thu hẹp khoảng cách
phát triển giữa các dân tộc  tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển chung của toàn xã
hội.

×