Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 5 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.41 KB, 6 trang )

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
5
Đại than thiền tướng tùng lâm hổ
Lão khí hùng thôn thập vạn phu
Trực thụ thần phan my địch lũy,
Khinh đề tuệ kiếm tiễn hung đồ.
Lâm phong mật tụng kỳ quân chú,
Hướng nhật liên thư phá tặc phù.
Tảo sấn công danh suyền tấu khải,
Lăng Yên thiêm họa quốc sư đồ.
(Đại Than thiền tướng, cọp rừng thiền,
Khí mạnh nuốt trơn muôn vạn binh,
Dựng thẳng phan thần, san lũy địch,
Nhẹ đưa gươm tuệ, diệt hung quân.
Gió qua niệm chú cầu quân thắng,
Trời nhắm họa bùa phá địch thành.
Sớm bước công danh nhanh báo tiệp,
Lăng Yên thầy nước vẽ nên tranh.)

Có thể nói đây là lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử dân tộc những nhà sư đã
được sử dụng như những người lính phục vụ chiến trường. Đây hẳn là vang bóng
của thời kỳ chiến tranh vệ quốc vào những năm 1285 và1288, mà các thiền sư cư
sĩ nổi danh như Tuệ Trung với tư cách là Hưng Ninh Vương đã cùng với em mình
là Trần Hưng Đạo tiến quân giải phóng Thăng Long vào mùa xuân năm 1285. Từ
đó, việc thành lập đội quân nhà sư do thiền sư Đại Than chỉ huy vào năm 1381
chứng tỏ thiền phái Trúc Lâm vào cuối thế kỷ 14 đã phát triển rầm rộ.

Thực tế, bên cạnh đội quân của thiền sư Đại Than, ĐVSKTT 8 tờ 16b8 - 17a7 còn
ghi lại cuộc khởi nghĩa do thiền sư Phạm Sư Ôn lãnh đạo tại Quốc Oai. Phạm Sư
Ôn chắc chắn cũng phải thuộc thiền phái Trúc Lâm. Vì như Lược dẫn thiền phái
đồ đã ghi, từ đầu thế kỷ thứ 14 chỉ có “tông môn” của phái thiền Trúc Lâm Yên


Tử là còn phát triển mạnh mẽ, những phái khác đều đã tiêu vong. Đến nửa cuối thế
kỷ thứ 14, đặc biệt là sau những đợt tổ chức thọ giới do Pháp Loa thực hiện mà
con số đã lên tới một vạn rưỡi người tính cho đến năm 1329. Với số lượng tăng ni
được thọ giới như thế, các chùa chiền của quốc gia Đại Việt chắc hẳn do những vị
tăng ni trụ trì. Cho nên Phạm Sư Ôn thuộc về dòng thiền Trúc Lâm là một điều
khá dễ hiểu. Thế nhưng, tiểu sử của Phạm Sư Ôn cho đến nay vẫn chưa được nhìn
nhận đúng đắn, thậm chí có người bôi bác coi đây là một cuộc nổi loạn chống lại
triều đình và một cuộc nổi loạn do một nhà sư cầm đầu. Sự thật, đây là một biểu
hiện tích cực của tinh thần Phật giáo Trúc Lâm, tinh thần “ngay thờ chúa, thảo thờ
cha, đi đỗ mới trượng phu trung hiếu”. Nếu Đại Than vì nạn nước mà theo lệnh
triều đình đứng ra tổ chức quân đội và chỉ huy, thì Phạm Sư Ôn cũng vì nỗi khổ
của dân, mà phải đứng lên khởi nghĩa. Đây là một nét đặc biệt của Phật giáo Việt
Nam, Phật giáo Việt Nam không gắn bó tuyệt đối với một triều đại nào, dù triều
đại đó do Phật giáo dựng lên hay lãnh đạo. Phật giáo chỉ gắn bó và trung thành với
quyền lợi dân tộc, quyền lợi dân chúng. Vào những năm 60 của thế kỷ thứ 14,
triều đình nhà Trần do Trần Dụ Tông đứng đầu đã ăn chơi sa đọa nên không
những không chăm lo cuộc sống của người dân, mà còn coi thường nỗi khổ của
họ. Đứng trước sự lầm than cơ cực của dân chúng, một bộ phận người Phật giáo
thời Trần không chỉ tỏ thái độ một cách tiêu cực theo lối Chu Văn An, bằng cách
dâng sớ can vua, vua không nghe thì bỏ về nhà không hợp tác. Ngược lại, họ tỏ
thái độ một cách tích cực bằng cách cùng với dân đứng lên cầm vũ khí, báo cho
triều đình biết phải có những thay đổi cơ bản để cho đời sống người dân được khá
lên. Đây phải nói là thái độ mẫu mực của Phật giáo Việt Nam, mà tinh thần Cư
trần lạc đạo của thiền phái Trúc Lâm đã có công gầy dựng nên.

Tất nhiên, có người hỏi thái độ mẫu mực này có phản ảnh trung thực tinh thần
giáo lý Phật giáo hay không? Và có người sẽ đứng lên trả lời ngay theo những suy
nghĩ chủ quan của bản thân họ là một thái độ như thế không phản ảnh trung thực
tinh thần giáo lý của đạo Phật, giống như trước đây có kẻ bạo gan, đã viết: “Chỉ
một việc các nhà sư tham gia chính trị, hoặc giả chỉ việc thầy tu làm thơ, tôi nghĩ

đó cũng là một điều không đúng với giáo chỉ Thích Ca cho lắm, không đúng với
giáo lý hư vô tịch diệt”1. Khi viết như thế, không biết họ đã dựa vào căn cứ kinh
điển nào hay chỉ là một phản ảnh huyễn hoặc những suy nghĩ chủ quan của họ về
nhà sư, rồi phóng đại lên thành những câu nói vô bằng, bừa bãi. Cả 100 năm
nghiên cứu Phật giáo trên thế giới, nhiều vấn đề đã được đặt ra, mà trong đó quan
trọng nhất là vấn đề đức Phật đã dạy những gì. Nhiều trường phái Phật học ra đời
để trả lời cho câu hỏi vừa nêu, nổi bật nhất là ba trường phái Anh - Đức, Pháp - Bỉ
và Nga. Thế mà có những người tưởng mình nắm được “giáo chỉ Thích Ca” rồi ăn
nói vu vơ vung vít. Cho nên, không thể nói về giáo lý Phật giáo một cách dễ dàng
như bao nhiêu người lầm tưởng. Từ xưa, nhiều người đã diễn tả tình trạng học tập
nghiên cứu khó khăn giáo lý Phật giáo này với câu “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật
oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”(dựa kinh giải nghĩa thì oan cho ba đời
đức Phật, rời kinh một chữ thì giống với thuyết ma).

Dẫu sao đi nữa thì trong lịch sử Phật giáo Việt Nam các đội quân phò giúp hoặc
chống lại triều đình tương đối không nhiều. Và hầu như đây là những trường hợp
cá biệt, đột xuất, do tình thế quá bức bách mà phát sinh. Vai trò của Phật giáo rộng
lớn hơn nhiều trong lịch sử Việt Nam, đó là vai trò văn hóa, vai trò di phong dịch
tục. Chính vai trò này đã tạo cơ hội cho Phật giáo để lại dấu ấn rất sâu đậm trong
dòng lịch sử ấy. Vào những năm cuối thế kỷ thứ 14, vai trò này của Phật giáo vẫn
tiếp tục nổi bật. Ta có thể minh chứng điều này qua các sự việc sau. Đó là trường
hợp thiền sư Đạo Khiêm đã giảng học cho người anh hùng Nguyễn Trãi, mà sau
này Nguyễn Trãi ghi lại việc mình đã từng được giảng học hơn mười năm trời, và
từng ngồi thưởng thức cảnh núi non hùng vĩ của Côn Sơn, như ông mô tả trong bài
thơ đưa nhà sư Đạo Khiêm về núi:

Ký tằng giảng học thập dư niên
Kim hựu tương phùng nhất dạ niên
Thả hỷ trần trung phao tục sự
Tiện tầm thạch thượng thoại tiền duyên.

Minh triêu Linh phố hoàn phi tích
Hà nhật Côn Sơn cọng thính tuyền
Lão khứ cuồng ngôn hưu quái ngã
Lâm kỳ ngã diệc thượng thừa thiền.
(Nhớ từng giảng học ngoại mười niên,
Nay lại gặp nhau ngủ một đêm,
Việc tục trong mơ mừng được rũ,
Duyên xưa trên đá đến hàn huyên.
Sáng mai Linh Phố quay đầu gậy,
Ngày não Côn Sơn lắng suối rền,
Già đến nói ngông đừng lạ tớ,
Chia tay tớ cũng thượng thừa thiền.)

Thế rõ ràng, Nguyễn Trãi và thiền sư Đạo Khiêm đã từng sống với nhau tại chùa
Tư Phúc ở Côn Sơn. Và vị thiền sư này chắc chắn đã từng giảng cho Nguyễn Trãi
học về nhiều môn khác nhau tại ngôi chùa đó, trong đó có cả thiền Phật giáo thuộc
loại cao siêu nhất là thượng thừa thiền. Nguyễn Trãi làm bài thơ ấửy vào lúc ông
đã già, sau khi đất nước thu hồi độc lập, Lê Lợi đã lên ngôi và Nguyễn Trãi chưa
trở về sống những ngày ẩn dật tại Côn Sơn vào giữa những năm 1435 -1442. Và vị
thiền sư Đạo Khiêm của chúng ta, nhân một công việc gì đó đã đến Thăng Long
và khi công việc xong, tình cờ gặp Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã khẩn khoản mời
thiền sư về nhà mình ngủ lại một đêm để hàn huyên tâm sự, mà chắc hẳn bao
nhiêu năm xa cách Côn Sơn đã làm Nguyễn Trãi nhớ nhung người và cảnh.

Vị thiền sư ở chơi với Nguyễn Trãi một đêm, rồi sáng sớm hôm sau phải trở gót
quay về chùa mình. Nguyễn Trãi đã bộc lộ lòng tiếc nuối và cuối cùng khi chia tay
đã tự nhủ lòng mình cũng như bảo với nhà sư là ông sẽ bước theo con đường thiền
thượng thừa, mà truyền thống thiền Trúc Lâm đã vạch ra và chắc chắn thiền sư
Đạo Khiêm đã nói tới.


Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và đã già khi viết bài thơ trên vào khoảng những năm
1435. Do thế, vị thiền sư Đạo Khiêm của chúng ta phải sinh ra trước Nguyễn Trãi
ít nhất là mươi lăm năm để có thể giảng cho Nguyễn Trãi học trong hơn mười
năm, khi Nguyễn Trãi sống tại nhà ông ngoại mình là tư đồ Trần Nguyên Đán ở
Côn Sơn, tức khoảng những năm 1386 cho đến trước năm1400, lúc Nguyễn Trãi
dự khóa thi thái học sinh đầu tiên của triều đại nhà Hồ và đã đỗ. Nói khác đi, Đạo
Khiêm phải sinh vào khoảng năm 1370 và có thể sống tiếp ở Côn Sơn ngay cả sau
khi vụ án Lệ chi viên xảy ra vào năm 1442. Niên đại của thiền sư Đạo Khiêm do
thế rơi vào giữa những năm 1370 -1445.

Đồng thời với Đạo Khiêm ta có một vị thiền sư khác biết dưới tên Viên Thái,
người đã dịch tác phẩm Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục của thiền sư
Kim Sơn ra tiếng Việt quốc âm. Niên đại của vị thiền sư này cho đến ngày nay vẫn
chưa được xác định. Tuy nhiên, qua lối dịch đuổi và cách dùng chữ cho phép ta
giả thiết Viên Thái không thể sống muộn hơn năm 1550. Thêm vào đó, vì Pháp
Tính đã diễn Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục ra thơ, nên có người đã đề
nghị giả thiết là bản dịch của Viên Thái với tư cách một bản dịch văn xuôi tất phải
xuất hiện trước bản dịch thơ được giả thiết là của Pháp Tính. Và Pháp Tính thì
sống vào khoảng giữa những năm 1470 -1550. Điều này có nghĩa Viên Thái phải
sống trước niên đại đó.1

Ngoài ra hiện còn được bảo lưu một bản dịch bằng tiếng quốc âm kinh Phật thuyết
đại báo phụ mẫu ân trọng mà qua phân tích những chứng cứ nội tại cho phép ta
phải đặt bản dịch này vào nửa đầu thế kỷ thứ 15. Chẳng hạn việc viết chữ húy tên
vua Lê Thái Tổ. Đây là một điểm chỉ cho thấy bản in được xuất hiện trước khi vua
Lê Thánh Tông giải tỏa về việc viết kỡ húy vào năm 1469. Bản dịch cũng như bản
in Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh phải ra đời trong khoảng những năm
1428 -1469. Một lần nữa bản dịch tiếng quốc âm bản kinh này lại được thực hiện
theo lối dịch đuổi. Văn phong và ngữ cú của nó có nhiều nét tương tự với bản dịch
tiếng quốc âm Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục. Vì thế, người ta có thể

giả thiết hai bản dịch này cùng xuất phát từ một người, nghĩa là cùng do Viên Thái
thực hiện. Từ đó niên đại của Viên Thái phải rơi vào khoảng những năm 1400 -
1460.

Sau Viên Thái ta có thiền sư Hương Chân Pháp Tính (1470-1550?), tác giả bộ từ
điển Hán Việt xưa nhất hiện còn biết dưới tên Chỉ nam học âm giải nghĩa và có
khả năng đã diễn ca Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục thành ra thơ lục bát
tiếng Việt. Giống như phần lớn các vị thiền sư của thiền phái Trúc Lâm, Pháp
Tính từ trẻ đã học hành thành công, ra đời giúp nước giúp dân, đến khi già thì xuất
gia:

Trẻ từng vả đấng khoa danh
Già lên cõi thọ tìm duềnh Bụt tiên

×