Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

QUAN NIỆM PHẬT TẠI TÂM TRONG THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.64 KB, 2 trang )

QUAN NIỆM PHẬT TẠI TÂM TRONG THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ
Th.S Hoàng Ngọc Vĩnh
Trần Cảnh lên ngôi vua tháng giêng năm 1226, không chỉ là sự chấm dứt
triều đại nhà Lý mà còn làm cho chính quyền phong kiến tập trung thống nhất
được khôi phục. Bộ máy hành chính được xây dựng hoàn chỉnh từ trung ương
đến các làng xã. Nông nghiệp, công thương nghiệp, thủ công và kinh tế hàng hoá
đều có những bước tiến mới. Tinh thần dân tộc độc lập đã phát triển và được
nâng cao. Nho giáo dần chiếm được địa vị quan trọng trong đời sống tinh thần
cũng như trong xã hội. Phật giáo thời Trần cho đến giữa thế kỷ XIV vẫn hưng
thịnh và phát triển trong thế dung hoà với Nho giáo. Đây là thời kỳ phát triển
mạnh của Phật giáo đến mức nhân dân ta có câu “đất vua, chùa làng, phong cảnh
bụt”.
Khi thành lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (1299), vua Trần Nhân Tông
không chỉ đã thống nhất giáo hội Phật giáo thời Trần, mà còn xây dựng một giáo
hội Phật giáo thống nhất hoàn toàn Việt Nam, dứt bỏ với các truyền thừa có gốc
từ nước ngoài.
Cũng có những ý kiến khác nhau về thiền phái Trúc Lâm, nhưng cái thống
nhất là tư tưởng thiền của Trần Nhân Tông có sự kế thừa tư tưởng thiền học của
Trần Thái Tông, của Tuệ Trung Thượng Sỹ, là sự dung hoà Nho - Phật - Lão
trong sự thống nhất các môn phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo
Đường trên cơ sở của tư tưởng nền tảng là ý thức dân tộc độc lập, xây dựng một
nền hoà bình Chiêm - Việt.
Thiền Trúc Lâm rất có ý thức về vô thường của cuộc sống và thao thức thực
hiện sự giải thoát đạo, nhấn mạnh đến các vấn đề Đốn ngộ, Có - Không, Tự do tự
tại Đặc biệt là nhấn mạnh “Tâm Phật”, “Phật tại tâm”, “Phật ở trong tâm của
mỗi người”: Phật tức Tâm, Tâm tức Pháp, Phật - Pháp - Tâm là một; Phật ở trong
ta, chẳng phải tìm đâu xa. Vì quên bản tính ấy mà phải đi tìm Phật, khí giác ngộ
rồi, Phật chính là ta[36; 72-84], [47; 355-397], [95; 246-256].
Quan niệm “Phật tại tâm” đã có từ thời Phật tổ truyền cho Ca Diếp. Phật tại
tâm cần được hiểu: Tâm không đơn thuần là trái tim theo cách gọi dân gian là
lòng hay dạ. Tâm theo Phật giáo, hiểu theo tiếng Phạn là Citta. Xuất phát từ gốc


Ci nghĩa là thu góp nhận thức, hiểu biết được nguyên nhân của cái nghiệp sướng
khổ. Tâm như vậy là bao hàm cả thức, sự nhận thức, ý thức của con người.
Tâm theo Phật giáo như vậy là bao gồm toàn bộ thế giới bên trong chủ
quan: gồm cả tâm hồn, ý thức, tinh thần, tâm lý. Nói “Phật tại tâm” là nói về cả ý
thức, tâm hồn mà ta thức ngộ chứng quả về Phật. Phật giáo coi tuệ là một trong
ba cửa đi vào cõi Phật (giới, định, tuệ). Tâm Phật là tâm giác ngộ, phóng đại
quang minh khi soi ra ngoài. Khi tâm có Phật thì sáu cửa (trên, dưới, bốn bên;
theo Phật giáo là sáu căn) đều thanh. Khi tâm tức Phật thì chiếu trong tự tính tâm
hồn tam độc (tham, sân, si) chấm dứt, cái tôi tiêu tan, trong ngoài tất cả đều sáng
tỏ.
Quan niệm “Phật tại tâm” ấy qua các dòng thiền tông, tịnh độ tông, kể cả
mật tông Trung Quốc truyền vào Việt Nam đều có. Nhưng ở các phái của thiền
tông “Phật tại tâm” đều có cách thức giống nhau là “Giáo ngoại biệt truyền, bất
lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”, tức không nói cũng hiểu,
không giảng cũng thông, không lời, không câu, không cảnh nào cả, tự tâm trong
sáng ngộ về quốc độ”.
Đến thời Trần thì quan niệm “Phật tại tâm” được đưa lên ở mức cao hơn
nữa là coi “trong con người vốn sẵn tính Phật”. Vốn sẵn tính Phật nên Tuệ Trung
thượng sỹ trả lời băn khoăn của em gái mình về việc ông ăn mặn: “Phật là Phật,
anh là anh, anh chẳng cần Phật, Phật chẳng cần anh. Cô chẳng nghe các Phật cổ
đức nói Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đó sao!”[19; 273].
Vốn sẵn tính Phật nên ông cũng quan niệm: “ăn cỏ hay ăn thịt là các loài
khác nhau của sinh vật. Điều đó cũng tự nhiên như mùa xuân đến thì cây cỏ mọc
lên. Như vậy, sao coi là tội hay phúc trong việc ăn cỏ hay ăn thịt được.”[95;
241]. Con người vốn sẵn tính Phật nên không cần chấp ở ăn chay, ăn mặn, không
cần diệt dục, chỉ cần tiết dục làm cho tâm hồn vô tư thanh tịnh tức sẽ thành Phật.
Cũng vốn sẵn tính Phật mà Trần Nhân Tông mới “cư trần lạc đạo”, cứ sống tự
nhiên với đời, đói thì ăn, mệt thì ngủ, báu vật sẵn ở trong nhà là sẵn tính Phật, vô
tâm thì còn hỏi chi thiền: “Bụt ở trong nhà chẳng phải tìm xa”:
“Ở đời vui đạo cứ tuỳ duyên

Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền
Báu sẵn trong nhà đâu kiếm nữa
Vô tâm đối cảnh hỏi chi thiền.”[19; 273], [95; 254].
Như vậy, thời kỳ độc lập dân tộc cho đến thế kỷ XV, sự hưng thịnh nhưng
lại pha tạp những yếu tố Mật giáo có sự nhấn mạnh và phát triển quan niệm
“Phật tại tâm” của Phật giáo, một mặt là do bấy giờ các phái Phật giáo đều tích
cực gây ảnh hưởng đến chính trị và xã hội để củng cố địa vị của Phật giáo trong
đời sống xã hội; Mặt khác, nó là một phương diện phản ánh thời kỳ lịch sử Việt
Nam với đặc điểm: Đất nước có chủ quyền; Phật giáo đã như là tín ngưỡng
truyền thống của người Việt; Đất nước thanh bình nhờ những chiến thắng oanh
liệt nhưng ngay sau đó triều đình lại suy thoái, hỗn chiến trên dưới giữa các thế
lực Trung ương và địa phương sinh ra rối loạn, nhiễu nhương. Nhìn chung, ở
giai đoạn này Phật giáo ở địa vị độc tôn trong sự tăng dần của ảnh hưởng Nho
giáo. Từ thế kỷ XIV trở đi Nho giáo và Phật giáo đều có vai trò rất quan trọng
đối với sự phát triển của xã hội nói chung, đối với sự tồn tại và phát triển của
các vương triều nói riêng.

×