Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.33 KB, 4 trang )
Lê Thánh Tông – Ông vua “ trọng nông” tiêu biểu
Tranh thờ vua Lê Thánh Tông ở Thái miếu Lam Kinh
Sau gần 1000 năm Bắc thuộc, đất nước ta đi vào thời kỳ độc lập, tự chủ, từ đó
các triều đại trị quốc an dân đều dĩ nông vi bản, có thực mới vực được đạo, thực
túc binh cường, bảo vệ giang sơn đất nước. Các triều đại đều có các giải pháp
khuyến khích nông gia cày sâu cuốc bẫm, khai khẩn ruộng hoang, vì” “cấy cày
vốn nghiệp nông gia”, tấc đất tấc vàng, đi buôn có số, làm ruộng có mùa; Nhất
nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Khuyến cáo nhà nông: Nhất canh trì, nhì canh
viên, tam canh điền, nhằm cái đích chung là: “Quốc thịnh dân an”.
Tiêu biểu nhất trong các ông vua chăm sóc nghề nông là vua Lê Thánh Tông
cuối thế kỷ 15.
Sau khi kế vị vua cha là Lê Thái Tông được chín tháng, tháng 3 năm Tân Tỵ
(1461) Lê Thánh Tông đã hạ chỉ:
Từ nay về sau, trong hương thôn phải khuyến khích thần dân đều chăn nghề
nghiệp sinh nhai, để đủ ăn đủ mặc, không được bỏ gốc theo ngọn, hoặc kiếm
chuyện buôn bán, người nào có ruộng đất mà bỏ hoang không cày cấy thì quan
quản hạt bắt đem xử tội.
Trong lời dụ nhân dịp Tết Ất Tỵ (1485) vua đã dặn: “phải coi trọng để có đủ
cơm ăn, nhà nhà có bánh chưng ăn Tết, việc ấy cũng quan trọng như việc lễ nghĩa
để sửa lòng dân, hai điều ấy là việc cần kíp của chính sự triều đình, là chức phận
của các quan nuôi dưỡng thần dân”.
Sử sách còn ghi lại cứ trên 2 năm 1 lần, nhà vua hạ sắc chỉ về phát triển nghề
nông, vì vua coi tăng gia sản xuất lúa khoai là quốc sách.
Bất cứ sắc chỉ nào vua ban đều nhắc lệnh cho các quan quản hạt phủ, huyện,
châu phải đôn đốc dân luôn đắp sửa đê điều, sửa đường, be bờ giữ nước, dẫn thuỷ
nhập điền, chăm sóc đồng ruộng, lúa ngô. Viên quan nào tuy đốc đủ thuế khoá,
nhưng lơ là việc đê điều, đường xá, cản trở việc cày cấy, thu hoạch mùa màng ở
hương thôn sẽ không được thăng cấp trong kỳ khảo khoá (xét công để thăng giáng
quan lại) để răn dạy kẻ coi thường chăn dân để an dân.