Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tây Sơn phò Lê diệt Trịnh 3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.13 KB, 6 trang )

Tây Sơn phò Lê diệt Trịnh
3
Ðến Nghệ An, Vua Thái Ðức để Nguyễn Duệ ở lại giữ Nghệ An và cắt Võ Văn
Nhậm đóng ở Ðông Hải để trông chừng mặt Bắc. Liền đó thì Nguyễn Hữu Chỉnh
theo kịp. Vua Thái Ðức cho Chỉnh ở lại giúp Nguyễn Duệ, Nguyễn Huỳnh Ðức
cũng xin ở lại Nghệ An[55].
Nguyễn Duệ là người tâm phúc của Vua Thái Ðức. Theo phò nhà vua lúc nào và
người ở đâu, không rõ.
Còn Nguyễn Huỳnh Ðức là tướng nhà Nguyễn bị Tây Sơn bắt trong trận thủy
chiến ở Gia Ðịnh năm Quý Mão (1783).
Quân giải Nguyễn Huỳnh Ðức về đại bản doanh, Nguyễn Huệ trông thấy tướng
mạo khôi ngô kỳ vỹ, lòng sanh ái mộ, bèn tự tay cởi trói cho Nguyễn Huỳnh Ðức
và ôn tồn khuyến dụ. Huỳnh Ðức đứng chống nạnh, trừng mắt, mắng rằng:
- Tôi trung không thờ hai chúa. Nay rủi bị bắt thì tôi chỉ đợi chết chớ không bao
giờ đầu hàng.
Các tướng phẫn nộ, xin đem chém đi, Nguyễn Huệ cười:
- Thái độ của Nguyễn Huỳnh Ðức có gì là quái. Ðó là bản sắc của người anh hùng
và lòng trung nghĩa của kẻ trượng phu. Trước cái chết mà không khuất đó là trung
can nghĩa đảm, đó là chánh khí đường hoàng. Há chẳng khiến chư tướng khâm
phục sao?
Chư tướng ngấm ngầm bất bình nhưng không dám thân biện. Nguyễn Huệ truyền
đem Huỳnh Ðức để ở sau bản doanh và sai Ngô Văn Sở đến thuyết phục. Nhưng
suốt ba ngày không có kết quả. Nguyễn Huệ có ý buồn.
Nguyễn Huệ có người ái cơ tên Trần Mỹ Tuyết, người có sắc lại có tài văn
chương, Nguyễn Huệ rất yêu quý và thường đem theo trong quân. Thấy chồng
buồn, Mỹ Tuyết xin đến gặp Huỳnh Ðức một lần xem sao.
Khi Mỹ Tuyết đến thì Huỳnh Ðức đã tuyệt thực ba ngày đêm, một mình ngồi
nhắm mắt trước ngọn đèn hiu hắt. Bỗng nghe tiếng động, Ðức liền mở mắt nhìn,
Mỹ Tuyết ung dung tự giới thiệu:
- Tôi là thuyết khách của Long Nhương tướng quân.
Huỳnh Ðức nhắm mắt lại, ngồi lặng thinh.


Mỹ Tuyết nói tiếp:
- Từ xưa có câu: Thiên cổ gian nan duy bất tử. Nhưng người trượng phu đương
lâm nạn, thì sống chẳng dễ gì mà chết cũng rất khó. Kìa người sanh trong trời đất
chỉ quý ở điểm là hoàn thành được trách nhiệm bản thân. Trách nhiệm chưa liễu,
có thể gọi là bậc hoàn nhân chăng? Tức như Văn Tín Quốc chịu nhẫn nhục trong
ba năm, đến lúc biết rằng nhà Ðại Tống đã tuyệt vọng rồi, mới khẳng khái chịu
chết ở Ðông Thị. Và Hán Thọ Ðình Hầu, sau khi thất thủ Hạ Bì, vì nghĩ đến Lưu
Hoàng Thúc lưu lạc tha phương, mà đành phải giao ước ba điều cùng Tào Mạnh
Ðức. Nhân chí nghĩa tâm, nghìn thu truyền làm mỹ đàm. Tướng quân đọc sử,
không từng biết đến sự tích ấy hay sao?
Huỳnh Ðức hét:
- Ta biết rõ lắm, đừng có nhiều lời.
Mỹ Tuyết thản nhiên nói tiếp:
- Nay Nguyễn chúa thất bại phải chịu cảnh lưu ly, chính đương cần kẻ bầy tôi
tương trợ. Thế mà tướng quân lại đi cầu cái chết! Chết rồi, trách nhiệm cũng tiêu
ư?
Huỳnh Ðức dịu giọng:
- Ta chết vì thế bức.
Mỹ Tuyết nói:
- Lúc này là lúc trục lộc Trung Nguyên. Nhưng chỉ có Long Nhương và Nguyễn
Vương là đối thủ. Thiên cơ huyền ảo. Cuộc đối lũy còn đương ở thế giằng co chưa
có thể biết chắc chắn được bề đắc thất. Vì tướng quân, tôi xin đưa ra một kế là hãy
tạm giữ thân hữu dụng để xem thời chọn thủ. Ðến lúc khứ lưu lưỡng tiện, thì tùy ý
sở cầu. Long Nhương tướng quân là người mục thông thiên cổ, khổ nghễ đương
thể. Thế mà đối với tướng quân lại không giết. Rõ là vì thiên hạ mà thương tiếc
anh hùng. Thấy vậy nên tôi mới tới đây. Chớ như tướng quân cũng thuộc hàng
kiến ong, thì tôi đâu phải nhọc đến miệng lưỡi.
Nguyễn Huỳnh Ðức ngồi cúi đầu trầm ngâm.
Trần Mỹ Tuyết cáo biệt về phục mệnh.
Nguyễn Huệ cho Ngô Văn Sở đến ủy dụ, hứa sau này hễ lập được chiến công thì

khứ lưu tùy ý.
Nguyễn Huỳnh Ðức theo lời Mỹ Tuyết.Nguyễn Huệ về Quy Nhơn đem Huỳnh
Ðức theo.
Ra Thuận Hóa, ra Thăng Long, Nguyễn Huệ vẫn đem Huỳnh Ðức theo bên
trướng.
Và những trận đánh Thăng Long cũng như những trận đánh Thuận Hóa, Huỳnh
Ðức lập được nhiều công.
Nhớ đến lời hứa năm xưa, đến Nghệ An, Nguyễn Huệ bảo Huỳnh Ðức chọn
đường lưu khứ. Huỳnh Ðức xin ở lại giúp Nguyễn Duệ trấn Nghệ An, Nguyễn
Huệ chấp nhận.
Dẹp yên chúa Trịnh ở Thăng Long, đánh đuổi chúa Nguyễn ra khỏi Gia Ðịnh. Vua
Thái Ðức phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương thống trị đất Thuận Hóa
từ Hải Vân Sơn đến Hoành Sơn, phong cho Nguyễn Lữ là Ðông Ðịnh Vương quản
lý đất Gia Ðịnh từ Bình Thuận đến Hà Tiên. Còn mình thì xưng Trung Ương
Hoàng Ðế chăm lo phần đất từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
Quan văn tướng võ có công cùng nhà Tây Sơn đều được tặng thưởng, và đều được
Vua Thái Ðức phân phối cho Bắc Nam, tùy nhu cầu công vụ mà cũng tùy sở
nguyện cá nhân.
Cành tuy chia nhưng cội chẳng chẽ, Bắc Nam luôn luôn liên lạc mật thiết với
nhau. Và nhà Tây Sơn cùng nhà Lê phần bên nào lo bên nấy, không xâm phạm
cũng không dòm ngó nội bộ của nhau.
Nhân dân an cư lạc nghiệp và mong hưởng thái bình được lâu dài.

[52] Từ khi họ Trịnh cầm quyền, thì bên nhà vua gọi là Triều Ðình bên phủ chúa
gọi là Phủ Liêu. Mọi việc về chính trị, quân sự đều do bên phủ Liêu định đoạt
cả.
[53] Kiểu mệnh là trái mệnh. Kiểu chiến là không có mệnh Vua mà cứ xuất quân.
[54] Vua Thái Ðức ra đi ngày nào và đến Thăng Long ngày nào không được biết.
Theo Hoàng Lê Nhất Thống chí thì nhà vua được tin Nguyễn Huệ chiếm Thăng
Long ngày 14 tháng 7 năm Bính Ngọ. Năm Bính Ngọ nhuần hai tháng 7. Có thể

đoán là nhà vua từ Quy Nhơn ra đi vào hạ tuần tháng 7 trước và đến Thăng Long
vào thượng tuần tháng 7 sau. Ở Thăng Long chừng tuần nhật để ra về ngày 14
tháng 7 nhuần.
[55] Sáng hôm sau, Chỉnh được tin Vua tôi Tây Sơn về Nam thất kinh bỏ hết tài
sản, xuống chiếc thuyền buôn chạy theo. Trong thuyền Chỉnh có làm bài văn tứ
lục Tần cung nữ oán Bái Công để trách Nguyễn Huệ (rất tiếc hiện không còn giữ.
Sau Ðặng Trần Thường dựa theo đó soạn một bài khác hay hơn).


×