Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.19 KB, 12 trang )

Đặng Văn Tường
 Biến chứng của tăng huyết áp
Tăng huyết áp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp
thời sẽ bị biến chứng trên các cơ quan như: tim, não, thận,
mắt, động mạch ngoại biên. Có 2 loại biến chứng:
- Biến chứng tức thời, có thể nguy hiểm đến tính mạng
bệnh nhân gồm: tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim
cấp, bóp tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp.
- Biến chứng lâu dài, sau một thời gian dài bệnh nhân
tăng huyết áp không được chẩn đoán và điều trị đúng gồm:
rối loạn tiền đình, bệnh lý mắt do tăng huyết áp, tim to, suy
tim, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim, suy thận
mạn, đau cách hồi.
A/ BIẾN CHỨNG CAO HUYẾT ÁP
Cao huyết áp (CHA) là căn bệnh nguy hiểm bởi nó gây ra các biến
chứng nặng nề trên hầu hết các cơ quan của cơ thể như tim, não,
thận, mắt. Bệnh diễn biến âm thầm nhưng biến chứng thườngđột
ngột và tàn khốc, do đó cao huyết áp được mệnh danh là “sát thủ
thầm lặng”.
Các biến chứng đáng sợ của CHA? Tại tim, CHA gây phì đại tim,
suy tim. CHA gây bệnh mạch vành như thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ
tim, Tại não, CHA gây nhồi máu não và chảy máu não, đứt mạch máu não, gây liệt
nửa người. CHA gây tổn thương mạch máu thận và có thể gây suy thận. Tại mắt CHA
gây bệnh võng mạc, hậu quả là mờ mắt, mù.
Tất cả biến chứng này làm bệnh nặng dần lên, tăng tỉ lệ tàn tật (62% đột quỵ và 49% đau
thắt ngực) và giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, chỉ cần hạ được 5 mmHg ở người CHA là số tai biến
mạch máu não giảm được 35-40%.Do đó, kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp là cách tối ưu
nhất để phòng ngừa biến chứng.
Sau đây là những biến chứng cụ thể :
/>hiem-khon-luong.htm


1/Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp:
a/ Biến chứng bệnh cao huyết áp tại tim:
/>Bệnh cao huyết áp không chữa trị sẽ làm hại cơ thể. Tim và mạch máu phải làm việc
nhiều hơn bình thường, lâu ngày sẽ bị tổn thương. Huyết áp càng cao và càng kéo dài thì
tổn thương sẽ càng lớn.
Cao huyết áp không kiểm soát có thể dẫn tới:
Page 1
Các biến chứng của tăng huyết áp
Biến
chứng
nhồi
máu cơ
tim do
tăng
huyết
áp
Đặng Văn Tường
• Suy tim: Để bơm máu trong tình trạng tăng huyết áp trong mạch máu, cơ tim phải
làm việc nhiều, hậu quả là cơ tim phải dầy lên. Cơ tim dầy lên sẽ phải tốn nhiều
thời gian để bơm đủ máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể nhất là khi vận động, lâu
ngày cơ tim suy yếu không làm việc hữu hiệu nữa đưa đến suy tim.
• Tắc nghẽn hay vỡ một mạch máu trong não đưa đến tai biến mạch máu não.
• Hội chứng về chuyển hoá. Đây là một tập hợp những rối loạn về chuyển hoá
trong cơ thể của bạn - bao gồm tăng vòng bụng, tăng mỡ trong máu, hạ mỡ tốt
HDL, tăng cholesterol, tăng huyết áp và tăng lượng insulin. Nếu bạn có tăng
huyết áp, bạn sẽ dễ mắc thêm những loạn biến dưỡng khác. Càng có nhiều rối
loạn, bạn càng có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, bệnh tim hay tai
biến mạch máu não.
 Xơ mỡ động mạch, cơn đau tim:
Xơ mỡ động mạch là một bệnh tiến triển từ từ có thể có ngay khi còn nhỏ, xơ mỡ động

mạch -atherosclerosis - bắt đầu từ tổn thương thành bên trong của mạch máu. Sự tổn
thương này có thể gây ra bởi cao huyết áp, cao cholesterol, chất nicotin trong thuốc
lá.Khi thành bên trong của mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu trong máu tới tích tụ tại
nơi tổn thương để nhằm sửa chữa hư hại, phục hồi lại mạch máu, tạo ra tình trạng viêm
tại nơi này. Theo thời gian hình thành những mảnh xơ mỡ (plaque) tạo bởi cholesterol,
chất sót lại của tế bào bị hủy làm mạch máu cứng và hẹp lại. Mô, cơ quan được động
mạch nuôi dưỡng sẽ nhận không đủ oxygen, chất dinh dưỡng để có thể làm việc bình
thường.
Một trong những mạch máu quan trọng bị ảnh hưởng là mạch máu nuôi trái tim còn
được gọi là động mạch vành.
Bệnh nhân bị cao huyết áp thường bị bệnh mạch vành vì huyết áp cao trong máu tạo
thêm lực ép vào thành mạch máu. Cũng như tác động của cao huyết áp lên trên các mạch
máu nói chung, lực ép thêm vào thành mạch máu tim này sẽ làm hư hại mạch máu khiến
tạo những mảnh dính bám trong lòng mạch máu gọi là cục xơ mỡ - plaque. Mạch vành bị
hẹp sẽ cản trở dòng máu đến cơ tim khiến tim bị thiếu máu, thiếu oxygen. Thành mạch
máu bị cứng cũng tạo cơ hội hình thành những cục máu đông.
Xơ mỡ động mạch ở hình B Hình lấy từ National Heart Lung and Blood Institute
Page 2
Đặng Văn Tường
Biến chứng suy tim
(
huyet-ap.htm)
Huyết áp là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu. Nguy cơ người mắc bệnh suy tim tăng gấp 2 lần
ở nam giới và gấp 3 lần ở nữ giới có tăng huyết áp so với những người có huyết áp bình
thường. 90% số trường hợp mới bị suy tim có tiền sử bị tăng huyết áp. Điều trị bệnh tăng
huyết áp ở người lớn tuổi sẽ làm giảm tỷ lệ bị suy tim khoảng 50%.
Suy tim tâm trương chiếm khoảng 74% các trường hợp bị suy tim trong số các bệnh nhân
tăng huyết áp. Nguyên nhân của suy tim tâm trương là do sự thay đổi ở trong tim. Những
thay đổi tiên phát trong tăng huyết áp xuất hiện ở động mạch ngoại biên. Bệnh nhân tăng
huyết áp làm suy tim là bởi vì tăng áp lực mạch gây tăng gánh nặng cho tim hay tăng

hậu tải.
b/ Biến chứng bệnh tăng huyết áp tại não:
 Tai biến mạch máu não
Đột qụy là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở nước ta (sau bệnh động mạch vàng) cũng
như trên toàn thế giới, là nguyên nhân hàng đầu gây thiếu hụt thần kinh vĩnh viễn ở
người trưởng thành và là nguyên nhân quan trọng nhất làm bệnh nhân phải nhập viện
cũng như cần phải chăm sóc lâu dài tại nhà. Tỷ lệ tử vong do đột qụy đã giảm đi trong
những năm gần đây nhưng vẫn còn rất cao, đặc biệt di chứng do đột qụy rất trầm trọng
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây đột qụy. Khoảng 50% trường hợp đột qụy là
do tăng huyết áp, huyết áp càng tăng thì nguy cơ bị đột qụy càng cao. Người bị tăng
huyết áp có nguy cơ bị đột qụy cao gấp 3-4 lần so với người có huyết áp bình thường,
ngay cả những người có chỉ số huyết áp ở giới hạn cao của bình thường 130/86mmHg
cũng có nguy cơ bị đột qụy tăng gấp 1,5 lần.
Gần 80% người bị tăng huyết áp bị đột qụy là do thiếu máu não, do huyết khối tại chỗ
gây tắc mạch hay huyết khối từ nơi khác trôi đến gây thuyên tắc mạch. 15% chảy máu
trong não và 5% chảy máu dưới màng nhện. Thiếu máu não thoáng qua (TIA) do sự cung
cấp máu không đầy đủ gây thiếu hụt thần kinh trong vòng 24 giờ thường do thuyên tắc
mạch do các mảng xơ vữa bong ra từ động mạch cảnh hay cục máu đông gây thuyên tắc
có nguồn gốc từ tim. Những người này có nguy cơ cao bị đột qụy thực sự.
Người ta thấy rằng các cơn đột qụy thường xảy ra vào lúc sáng sớm, vài giờ sau khi ngủ
dậy, khi mà huyết áp đột ngột tăng cao. Mặt khác, những người tăng huyết áp đang được
điều trị có huyết áp hạ xuống khi ngủ cũng rất dễ bị nguy hiểm. Cần thận trọng khi sử
dụng thuốc hạ huyết áp trong giai đoạn cấp của đột qụy để tránh làm giảm HA quá nhiều
gây tổn thương não trầm trọng hơn. Ngược lại, điều trị tăng huyết áp lâu dài là biện
pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa và tránh tái phát đột qụy.
Page 3
Đặng Văn Tường
Chảy máu não thường do vỡ một đông mạch hay vỡ một túi phồng động mạch từ trước.
Nhồi máu não là do cục máu đông bất thường gây tắc một động mạch não làm hoại tử

một vùng não do động mạch đó chi phối.
Bệnh tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là yếu tố thuận lợi trong việc thúc đẩy quá
trình xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ nhồi máu não. Con số thống kế gần đây cho
thấy tỷ lệ nhồi máu não gặp nhiều hơn chảy máu não do sự gia tăng của bệnh vữa xơ
động mạch. Lứa tuổi bị tai biến mạch máu não do tăng HA thường gặp vào khoảng 55-
70; chảy máu não có thể gặp ở những lứa tuổi trẻ hơn.
Tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột, có thể có hoặc không có triệu chứng báo
trước, một số tiền triệu có thể gặp là đau đầu, chóng măt, tê chân tay
Chảy máu não:
Thường xảy ra đột ngột khi người bệnh vẫn đang sinh hoạt bình thường bỗng dưng thấy
hoa mắt chóng mặt, đứng không vững, làm rơi những đồ vật đang cầm, rối loạn ngôn
ngữ, nói ngọng, méo miệng hoặc bại liệt nửa người; kiểm tra HA thấy tăng cao hơn mọi
ngày, chảy máu não thì HA thường tăng cao hơn trước do phản ứng của cơ thể nhằm
đảm bảo lượng máu cung cấp cho não. Chảy máu não gây nên ổ tụ máu làm phù nề và
chèn ép các tổ chức não xung quanh. Tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương mà tạo ra
các triệu chứng lâm sàng khác nhau có thể từ bại nhẹ sau dẫn đấn liệt hoàn toàn, giảm
trương lực cơ, giảm phản xạ gân xương, hạn chế hoặc liệt hẳn nửa người bên đối diện
với bên não bị tổn thương, ăn uống dễ bị sặc, đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ
vòng, khó nói, khó nuốt và có thể đi vào hôn mê. Trong trường hợp chảy máu não nặng,
máu tràn vào các não thất thì rất nặng nề người bệnh thường đi vào hôn mê sâu ngay,
rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nhịp thở đe dọa suy hô hấp, có thể có những cơn co
giật, sốt.
Tiên lượng của chảy máu não do bệnh tăng HA thường nặng, phụ thuộc vào lượng máu
chảy, vị trí não bị tổn thương. Nếu máu chảy tràn ngập não thất thì thường hôn mê, trụy
tim mạch, suy hô hấp và rất dễ tử vong. Nếu khối lượng máu chảy ít, các tổn thương có
thể hồi phục dần nhưng vẫn để lại di chứng nặng nề như nhiễm khuẩn đường hô hấp,
viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét các điểm tỳ…
/>ap/65040135/248/
 Nhũn não
Tắc mạch máu não là hiện tượng động mạch bị xơ cứng, huyết quản nhỏ lại, máu tắc lại

trong huyết quản không thể lưu thông được. Những tế bào ở bộ phận bị đông tắc, máu sẽ
bị chết và xung quanh nhũn ra, vì vậy bệnh này còn gọi là chứng nhũn não. Tắc mạch
não phân thành 2 loại: tắc động mạch não và nghẽn mạch máu não.
Tắc động mạch não đại đa phần đều do tăng huyết áp gây nên, cộng với yếu tố động
mạch bị xơ cứng khi về già. Triệu chứng của bệnh tuy không đến mức nghiêm trọng như
xuất huyết não, khả năng tử vong cũng thấp hơn nhưng những di chứng nó gây nên như
mất khả năng ngôn ngữ thì sẽ kéo dài hơn và khó hồi phục lại được. Triệu chứng điển
hình là mau quên, nặng đầu, hoa mắt, tê liệt tay chân.
Page 4
Đặng Văn Tường
/>c/ Biến chứng bệnh tăng huyết áp tại thận:
Biến chứng bệnh thận mạn tính
Có sự liên quan giữa HA với nguy cơ bị bệnh thận giai đoạn cuối, cho dù người đó có
chỉ số HA ở giới hạn cao của bình thường (HA tâm thu từ 130-139mmHg và/hoặc HA
tâm trương từ 85-89mmHg) so với người có HA tối ưu (dưới 120/80mmHg). Bệnh nhân
THA không được kiểm soát tốt có nguy cơ bị suy giảm chức năng thận nhiều hơn. Các
bệnh nhân sau NMCT có sự liên quan chặt chẽ giữa mức lọc cầu thận và tử vong do
nguyên nhân tim mạch. Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị giảm chức năng thận mức độ nhẹ
(mức lọc cầu thận dưới 60ml/phút) làm tăng tỷ lệ bị tổn thương cơ quan đích, như phì
đại thất trái, tăng độ dày lớp nội - trung mạc động mạch cảnh và vi đạm niệu. Như vậy
rõ ràng là bệnh thận mạn tính là một biến chứng quan trọng của THA và làm tăng nguy
cơ tim mạch lên đáng kể. Với người phải chạy thận nhân tạo, thì nguy cơ này tăng lên từ
10-30 lần so với người bình thường, đây là nhóm có nguy cơ cao nhất bị mắc các bệnh lý
tim mạch.
Rất nhiều trường hợp trong số bệnh nhân này là do kiểm soát HA kém, còn những
trường hợp khác hầu hết là do đái tháo đường. Bệnh thận và đái tháo đường là hai bệnh
có ngưỡng HA cần phải điều trị thấp hơn (130/80mmHg so với 140/90mmHg) những
trường hợp khác và sự liên quan giữa HA và các biến cố trên lâm sàng đặc biệt chặt chẽ
trong những tình trạng bệnh lý này. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy việc
giảm HA thật tích cực có lợi ở bệnh nhân đái tháo đường hơn (HA càng thấp càng tốt),

trong khi không mang lại lợi ích gì thêm ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tính.
Chẩn đoán tổn thương thận do tăng huyết áp dựa vào creatinin huyết tương tăng hoặc độ
thanh thải creatinin giảm hoặc albumin niệu vi thể hoặc đại thể.
d/ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở MẠCH MÁU
 Biến chứng bệnh Động mạch vành(ĐMV):
Phân tích tổng hợp 61 nghiên cứu cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa HA tâm thu và
HA tâm trương với nguy cơ bị biến cố ĐMV ở 5 nhóm tuổi từ 40-49, 50-59, 60-69, 70-79,
80-89. Nghiên cứu cho thấy cứ tăng mỗi 20mmHg HA tâm thu (khi HA tâm thu thay đổi
từ 115-180mmHg) và/hoặc tăng mỗi 10mmHg HA tâm trương (khi HA tâm trương tăng
từ 75-100mmHg) thì tăng gấp 2 lần nguy cơ. Có sự tương tác giữa các yếu tố nguy cơ
với nhau, do vậy mối liên quan giữa HA tâm thu và nguy cơ bệnh ĐMV càng chặt chẽ
hơn ở bệnh nhân có cholesterol máu cao hơn là các bệnh nhân có cholesterol máu bình
thường. Mặc dù đã xác định rõ ràng rằng HA là một trong 3 yếu tố nguy cơ chủ yếu gây
bệnh ĐMV (2 yếu tố nguy cơ kia là cholesterol máu cao và hút thuốc lá), nhưng người ta
thấy biến chứng bệnh ĐMV thường xuất hiện ở các bệnh nhân không có đầy đủ cả 3 yếu
tố nguy cơ này. Nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên cho thấy ở các bệnh nhân bị nhồi máu
cơ tim (NMCT) tử vong và không tử vong, một trong số ba yếu tố nguy cơ chủ yếu trên
xuất hiện ở ít nhất 90% các trường hợp.
Sự liên quan giữa nguy cơ và huyết áp ở mỗi cá thể, những người đã bị NMCT là khác
nhau và đã được báo cáo cáo là có hình chữ J sau 2 năm đầu tiên bị NMCT (ví dụ có sự
Page 5
Đặng Văn Tường
tăng nguy cơ nghịch thường ở các đối tượng có HA ở mức độ thấp nhất, như dưới
110/70mmHg), nhưng với theo dõi lâu dài hơn có sự liên quan thuận. Tăng tỷ lệ tử vong
ở mức HA thấp hơn có thể là một ví dụ của thuyết quan hệ nhân quả ngược, HA thấp là
do tổn thương cơ tim trầm trọng hơn. Tiền sử THA do vậy không làm tăng tỷ lệ tử vong
sau NMCT, nhưng nó dự báo tái NMCT.
Khuyến cáo chính thức trong điều trị bệnh nhân THA có bệnh ĐMV là mục tiêu điều trị
huyết áp dưới 140/90mmHg, trong khi giảm HA nhiều hơn có lợi hay gây hại còn đang
tranh cãi. Giả thuyết đường cong hình chữ J là điều được thừa nhận dựa trên sự quan

sát gợi ý rằng nếu HA tâm trương quá thấp có sự tăng nghịch thường các biến chứng. Lý
do bởi vì tưới máu ĐMV chủ yếu được thực hiện trong thời kỳ tâm trương, việc giảm quá
nhiều HA tâm trương ở bệnh nhân có bệnh ĐMV có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim. Một
số báo cáo ủng hộ ý kiến này, bởi vì đường cong J được thấy ở bệnh NMCT cấp nhưng
không thấy ở bệnh nhân đột qụy, do vậy có câu ngạn ngữ rằng HA càng thấp pháo đài
càng vững chắc. Phân tích một nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng có sự tăng nguy
cơ tử vong do mọi nguyên nhân và NMCT ở các bệnh nhân có HA tâm trương dưới
75mmHg. Lại lần nữa không có sự liên quan với đột qụy. Số liệu từ nghiên cứu
Framingham Heart cũng ủng hộ ý kiến hiện tượng đường cong J, nhưng chỉ ở bệnh nhân
có tiền sử NMCT và có HA tâm thu cao và HA tâm trương thấp. Tại thời điểm hiện nay,
cần thận trọng tránh làm giảm quá nhiều HA tâm trương ở các bệnh nhân có bệnh ĐMV,
đặc biệt là nếu HA tâm thu cao. Trong thực hành lâm sàng điều này rất khó, bởi vì khó
lòng chỉ làm giảm HA tâm thu mà không làm ảnh hưởng đến HA tâm trương.
 Phình động mạch chủ bụng
Tỷ lệ bệnh nhân bị phình động mạch chủ (ĐMC) bụng ngày càng tăng lên do số người
già có mang các yếu tố nguy cơ tim mạch từ thời trung niên ngày càng tăng. THA là một
trong các yếu tố nguy cơ chính gây phình ĐMC bụng. Có sự liên quan giữa chỉ số HA và
tỷ lệ mắc phình ĐMC bụng: khoảng 3% những người THA nhẹ có tuổi từ 60-75 bị bị
phình ĐMC bụng trong khi tỷ lệ này là 11% ở những người có HA tâm thu >195mmHg.
Do vậy, siêu âm ĐMC cần thực hiện cho các bệnh nhân nam giới trên 65 tuổi có THA,
hút thuốc lá. Phình ĐMC có đường kính lớn hơn 5cm thì cần can thiệp sửa chữa.
 Phình tách ĐMC
Có tới 80% bệnh nhân bị phình tách ĐMC có THA. Cơ chế gây phình tách ĐMC bao
gồm kết hợp cả tác động của sóng mạch tăng và tiến triển của vữa xơ động mạch. HA
càng tăng thì bệnh nhân có nguy cơ bị phình tách ĐMC càng cao.
Phình tách ĐMC có thể bị ở ĐMC lên (đoạn gần hay týp A), loại này cần phải phẫu
thuật, hay ĐMC xuống (đoạn xa hay týp B), loại này thường chỉ cần điều trị nội khoa.
THA là nguyên nhân thường gặp nhất gây phình tách ĐMC đoạn xa.
 Bệnh mạch máu ngoại biên
THA là yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh mạch máu ngoại biên. Điều này rất quan trọng

vì hai lý do: thứ nhất nó gây ra các triệu chứng đau cách hồi, thứ hai nó là yếu tố nguy
cơ cao của các biến cố tim mạch. Một thông số được chấp nhận là chỉ số áp lực cổ chân-
cánh tay (ABI) < 0,9. Chỉ số này liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ của bệnh vữa
xơ động mạch như HA, hút thuốc lá, cholesterol máu, đái tháo đường và một yếu tố cực
kỳ quan trọng đó là tuổi tác. Một nghiên cứu cho thấy yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là
Page 6
Đặng Văn Tường
tuổi tác, sau đó là HA và hút thuốc lá. Chỉ số ABI dự báo đột qụy chính xác hơn bệnh
ĐMV. Việc phát hiện bệnh mạch máu ngoại biên nhắc nhở chúng ta cần phải tìm các
bệnh vữa xơ động mạch ở các bộ phận khác, ví dụ như có tới 60% bệnh nhân có bị vữa
xơ nặng ĐMV, bệnh mạch máu não, hay cả hai. Trong khi đó có tới 40% bệnh nhân bị
bệnh ĐMV hay bệnh mạch máu não có bệnh mạch máu ngoại biên.
/>huyet-ap.htm
e/ Bệnh cao huyết áp ảnh hưởng đến mắt như thế nào?
Bệnh Cao huyết áp nếu không điều trị có thể sẽ có biến chứng ở nhiều cơ quan khác như
tim, não, thận, mạch máu Tương tự như tiểu đường, cao huyết áp có thể gây tổn thương
trên những mạch máu nhỏ ở võng mạc. Cao huyết áp có khả năng gây tắc nghẽn mạch
máu ở mắt, chảy máu trong mắt, phù gai thị ảnh hưởng tới thị lực người bệnh.
Tắc tĩnh mạch võng mạc là tình trạng một tĩnh mạch của võng mạc bị nghẽn. Lúc này, sự
lưu thông máu ở vùng bị tắc sẽ gây ứ trệ làm các chất trong mạch máu thoát ra khỏi
thành mạch đi vào võng mạc gây phù nề võng mạc, giảm thị lực.
Triệu chứng thường gặp nhất khi bị tắc tĩnh mạch võng mạc là người bệnh đột ngột thấy
mờ mắt. Hoàng điểm là trung tâm của võng mạc giúp chúng ta đọc được sách báo và
nhìn rõ chi tiết mọi vật, nên khi những chất này lắng đọng tại hoàng điểm là lúc bệnh
nhân bắt đầu cảm thấy mờ mắt.
Triệu chứng kế tiếp mà người bệnh cũng hay gặp là hiện tượng ruồi bay. Lúc này, người
bệnh cảm giác có rất nhiều đốm đen bay trước mắt. Nguyên nhân gây ra tình trạng này
là do khi tĩnh mạch võng mạc bị tắc, trên võng mạc có thể xuất hiện những mạch máu
mới. Những mạch máu mới này rất dễ vỡ và khi vỡ chúng gây chảy máu ở bên trong mắt
tạo nên hiện tượng ruồi bay.


Triệu chứng thứ ba ít gặp hơn là đau, nhưng khi người bệnh thấy triệu chứng này tức là
đã bị biến chứng tăng nhãn áp.
Tăng huyết áp cũng có thể phá hủy thận: Xơ hóa mạch máu thận là một trong những
nguyên nhân thường gặp của bệnh thận mạn tính tiến triển. Nhiều công trình nghiên cứu
cho thấy mô đệm xơ hóa và angiotensin II đóng vai trò trung tâm trong bệnh thận. Nếu
kích hoạt hệ rennin-angiotensin-aldosteron sẽ gây nên tăng huyết áp hệ thống và tăng
áp lực trong cầu thận làm ảnh hưởng huyết động tới nội mạc mạch máu và tiểu cầu thận.
Angiotensin II có vai trò đa dạng và ảnh hưởng của cơ chế tác dụng ngược gây viêm và
xơ hóa nhu mô thận. Trường hợp tăng huyết áp do đái tháo đường cần kiểm tra
microalbumin niệu. Những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối do tăng huyết áp thường
dẫn đến phì đại thất trái và bị bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim. Thận suy lại làm tăng
huyết áp. Khi huyết áp tăng cao sẽ phá hủy các mạch máu ở trong thận, thận không thể
loại bỏ các chất độc hại và nước dư thừa nữa, lượng nước dư thừa lại làm cho huyết áp
có thể tăng cao hơn nữa. Nếu thận sản xuất ra quá nhiều enzym, renin, huyết áp sẽ tiếp
tục tăng cao. Dần dần, huyết áp cao sẽ làm cho các mạch máu trong thận trở nên nhỏ
Page 7
Đặng Văn Tường
hơn và yếu đi, làm cho lượng máu cung cấp đến thận giảm và chức năng thận cũng giảm
theo, hậu quả cuối cùng dẫn đến suy thận. Như vậy, đồng thời với suy thận là quá trình
giảm thị lực. Mặt khác, bệnh thận cũng làm tăng huyết áp và giảm thị lực. Những bệnh
về mắt phổ biến ở bệnh nhân suy thận là: bệnh về võng mạc, bệnh đục thủy tinh thể và
tăng nhãn áp.
Người bạn của tôi năm nay 28 tuổi, có bệnh cao huyết áp . Thời gian gần đây, anh ấy
hay thấy chóng mặt mỗi khi nằm xuống, dứng sau khi nằm ngồi, cúi gập người, mắt thỉnh
thoảng bị mờ đi không nhìn thấy rõ vật nựa Bác sĩ cho hỏi có phải anh ấy bị thiếu máu
không? Uống thuốc nào là tốt cho tình trạng của anh ây? Xin cảm ơn bác sĩ (Nguyễn Thị
Thùy Vân)
Trả lời:


Cũng cần lưu ý là những người từ 40 tuổi trở lên dễ mắc bệnh cao huyết áp nên cũng có
nguy cơ mắc các bệnh về mắt cao. Vì vậy, kiểm tra mắt sẽ giúp bác sĩ theo dõi được mức
độ nặng của huyết áp để có biện pháp phòng ngừa, điều trị huyết áp tích cực.

Theo bác sĩ Đoàn Hồng Dung, Phó Khoa Đáy mắt BV Mắt TP.HCM, tắc tĩnh mạch võng
mạc là bệnh lý thường gặp trên những bệnh nhân bị cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lý
mạch máu do tuổi già và những người có lượng mỡ trong máu cao. Hiện nay, số bệnh
nhân bị tắc tĩnh mạch võng mạc đang có xu hướng tăng lên.




Người bị tắc tĩnh mạch võng mạc nếu không điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy
hiểm như bị cườm nước, xuất huyết trong mắt, bong võng mạc, mù mắt. Tất cả những
biến chứng này đều có thể ngăn ngừa trong trường hợp phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy,
khám mắt định kỳ là một việc nên làm đối với tất cả mọi người.

Ở những giai đoạn đầu, tổn thương nhỏ trên mắt có thể dùng laser điều trị và ngăn ngừa
bệnh phát triển. Tuy nhiên, với những tổn thương nặng hơn, điều trị sẽ kém hiệu quả và
bệnh có thể tiếp tục tiến triển, không ngăn chặn được.

Page 8
Đặng Văn Tường
Vì vậy, việc kiểm tra mắt định kỳ là tối cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường, dù cho
người bệnh có thể không thấy bất kỳ triệu chứng nào bất thường ở mắt. Kiểm tra mắt có
chụp huỳnh quang mạch máu võng mạc giúp phát hiện các giai đoạn bệnh tiểu đường
trên mắt, từ đó, có hướng điều trị và theo dõi phù hợp.(
/>mat-nhu-the-nao.aspx)

Bệnh võng mạc

Bệnh tăng huyết áp và tiểu đường làm cho những mạch máu nhỏ trong mắt bị tổn thương
gây nên bệnh võng mạc. Khi nguyên nhân gây bệnh do đái tháo đường, thì gọi là bệnh
võng mạc đái tháo đường. Đái tháo đường làm mức đường huyết tăng cao, mức đường
huyết cao có thể phá hủy những mạch máu nhỏ trong thận và trong mắt. Tăng huyết áp
làm căng quá mức thành mạch máu, dẫn đến bị đứt hoặc vỡ thành mạch. Hai bệnh tăng
huyết áp và đái tháo đường đều gây tổn thương võng mạc một cách âm thầm, bệnh nhân
thường không cảm thấy các triệu chứng và chỉ biết khi đã bị tổn thương. Khi những
mạch máu của võng mạc bị tổn thương, chúng trở nên yếu và có thể bị vỡ làm cho máu
sẽ rò rỉ vào thủy tinh thể dẫn đến thủy tinh thể bị mờ đục và chặn ánh sáng nhận từ võng
mạc. Tuy những mạch máu bị phá hủy sẽ được thay thế bởi các mạch máu mới, nhưng
các mạch máu mới cũng lại quá yếu và có thể bị vỡ. Do càng nhiều máu rò rỉ vào thủy
tinh thể, nên càng ít ánh sáng đến được võng mạc. Có khi những tổn thương mạch máu
này đã thành sẹo, các mô sẹo này có thể rơi vào tròng đen của mắt, mang theo cả võng
mạc, gọi là bong võng mạc. Nếu đã bong võng mạc thì thị lực giảm rất nhiều, thậm chí
có thể bị mù.
Tăng nhãn áp
Tăng huyết áp đồng thời cũng tăng nhãn áp. Khi nhãn áp tăng cao, thần kinh thị giác có
thể bị phá hủy dẫn đến mất một phần hoặc hoàn toàn thị lực. Tăng nhãn áp là do thủy
dịch không thoát ra bình thường gây áp lực tác động lên mạch máu làm giảm sự cung
cấp ôxy và dinh dưỡng cho thần kinh thị giác, dần dần các dây thần kinh thị giác bị phá
hủy gây mất thị lực. ( />B/ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐỂ PHÒNG BỆNH CAO HUYẾT ÁP:
 Chế độ ăn uống phòng chống cao huyết áp (Lương y VÕ HÀ)
Một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý không chỉ ngăn chận cao huyết áp mà
còn có thể giúp đảo ngược tình trạng bệnh lý.
Áp huyết cao (AHC) là một căn bệnh thầm lặng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng
nguy hiểm như suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Bệnh có thể diễn tiến qua
thời gian dài mà không có biểu hiện gì cụ thể. Có đến trên 1/3 số người bị AHC mà
không biết mình bị bệnh. Do đó, việc tìm hiểu những nguy cơ và thay đổi lối sống có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc phòng chống AHC. Theo một số nghiên cứu khoa học
Page 9

Đặng Văn Tường
phương Tây, chế độ ăn nhiều thực phẩm thô, rau quả, vận động và thực hành thư giãn
không chỉ ngăn chận AHC mà còn có thể giúp đảo ngược tình trạng bệnh lý.
 Ăn ít muối giúp giảm áp huyết.
Một nghiên cứu của Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia ở Mỹ liên quan đến những
chế độ ăn uống ngăn chận cao huyết áp DASH (Dietary Approaches to Stop
Hypertension) đã cho thấy chỉ cần ăn giới hạn muối trong khoảng 1500mg/ngày sẽ làm
giảm đáng kể huyết áp ở cả 2 nhóm người, nhóm ăn theo chế độ thông thường cũng như
nhóm ăn theo chế độ kiểm soát huyết áp. Càng ăn ít muối huyết áp càng thấp. Trong khi
đó, một khảo sát gần đây đã cho biết người Việt chúng ta đang có khuynh hướng ăn khá
nhiều muối. Lượng muối trung bình mỗi người tiêu thụ từ 18 đến 22 g mỗi ngày trong
khi lượng khuyến cáo không quá 5g. Người đang có áp huyết cao chỉ nên ăn khoảng 2
đến 3g mỗi ngày. Ngoài việc giảm lượng muối trong khi nấu nướng, hạn chế dùng thêm
muối hoặc nước chấm ở bàn ăn, cần cẩn thận với những loại thức ăn nhanh, những món
ăn công nghiệp luôn có lượng muối khá cao.
Muối thường được đề cập trong chế độ ăn hàng ngày là muối ăn sodium chloride
(NaCl). Tuy nhiên, có nhiều loại muối khác có cùng gốc Sodium tồn tại trong các loại
thức ăn, thức uống công nghiệp như monosodium glutamate, sodium citrate, sodium
bicarbonate. . cũng có tác hại tương tự NaCl khi dùng nhiều. Theo Drug Bulletin
(13#3:25), FDA, cơ quan quản trị thuốc và thực phẩm Mỹ cho biết những loại nước ngọt
có gas, các loại bia có hàm lượng Na còn cao hơn so với nhiều loại thực phẩm công
nghiệp khác. Đừng quên các loại thuốc tiêu mặn, bột nở, bột nổi, loại bột làm sủi bọt
cũng thuộc nhóm muối gốc Na.
 Rau quả, ngũ cốc giúp giảm độ mỡ và điều hoà huyết áp.
Nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau đều cho thấy chất xơ trong rau quả và những loại
ngũ cốc thô như gạo lức, bắp lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hoá các chất béo và
làm hạ huyết áp. Các chất xơ, nhất là chất xơ tan trong nước, có khả năng hút nước và
trương nở lên đến 8 hoặc 10 lần trọng lượng ban đầu, qua đó có thể kết dính và đào thải
nhiều cặn bả và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, chất xơ cũng thu hút những acids
mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hoá các chất béo và đào thải chúng ra ngoài theo

đường ruột. Điều nầy buộc cơ thể huy động đến kho dự trữ cholesterol ở gan để tạo ra
những acids mật mới dẫn đến hạ độ cholesterol. Những nghiên cứu của các bác sĩ
Michael Murray, Joseph Pizzorno và Dean Ornish, những nhà khoa học về liệu pháp
dinh dưỡng đối với bệnh tim mạch đều khẳng định chế độ ăn nhiều chất xơ giúp giảm
mạnh các chứng cao huyết áp và ngăn chận hiệu quả các cơn đau tim. Ngoài chất xơ và
những vi chất khác, ăn nhiều rau quả giúp bảo đảm chế độ nhiều Potasium và ít
Sodium, yếu tố vô cùng quan trọng việc ổn định huyết áp. Người ta cho rằng nguyên
nhân tỷ lệ cao huyết áp rất thấp, chỉ khoảng 1%, ở thời sơ khai và những người ăn chay
là do họ ăn nhiều rau quả. Nhiều loại rau quả như khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có
lượng K rất cao. Đặc biệt, chuối còn có tỷ lệ Potassium/ Sodium cực cao (396/1). Do đó,
chuối có tác dụng rất tốt trong việc hạ huyết áp và chống đột quỵ. Lượng Potassium cao
còn giúp bù trừ lại phần nào khuynh hướng ăn vào lượng muối nhiều hơn khuyến cáo.
 Ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ.
Thịt và mỡ động vật nhất là các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò và các loại sữa và trứng
Page
10
Đặng Văn Tường
có hàm lượng mỡ bão hoà cao là nguồn gốc phát sinh ra các chứng xơ vữa. Do đó, các
nhà khoa học khuyên nên chuyển dần chế độ ăn nhiều thịt sang ăn nhiều cá và đạm
thực vật.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên chỉ nên giới hạn khẩu phần chất béo trong khoảng 30%
năng lượng ăn vào hàng ngày. Theo Tiến sĩ Dean Ornish, một nhà tim mạch học nổi
tiếng thế giới về phương pháp “đảo ngược bệnh tim mạch” bằng liệu pháp tự nhiên,
những người bệnh tim không nên ăn quá 10% chất béo. Nên ăn chất béo có nguồn gốc
thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như hạt mè, hạt hướng
dương, hạt hạnh nhân. Acid béo omega 3 trong cá và các loại hạt có tác dụng làm hạ
cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt và giảm nguy cơ máu đông. Những loại hạt
này còn có nhiều loại khoáng chất cần thiết để điều hoà huyết áp như magnesium,
potassium, calcium. Ngược lại, thịt và trứng có nhiều chất mỡ bão hoà làm gia tăng
lượng cholesterol xấu (LDL) đồng thời làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL) có khả

năng làm sạch lòng mạch. Lượng cholesterol xấu trong trứng còn cao hơn so với thịt.
Ngoài ra, chất sắt trong các loại thịt đỏ có độc tính rất cao do vai trò trung gian giúp
cho LDL bám vào các mảng xơ vữa dễ dẫn đến cứng động mạch và tăng huyết áp. Nếu
ăn thịt, chỉ nên ăn một ít thịt heo, bò đã lọc bỏ mỡ hoặc thịt trắng như gà, bồ câu đã bỏ
da, nội tạng. Cần cảnh giác với chất béo xấu và một lượng muối đáng kể luôn tiềm ẩn
trong những sản phẩm thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp.
Các loại đậu, nhất là đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành với nhiều chất xơ, chất
khoáng và những chất chống oxy hoá là một nguồn chất đạm và chất béo lý tưởng cho
phòng chống AHC.
Ngoài ra, ăn vài tép tỏi trong mỗi bữa ăn có tác dụng kiện Tỳ, giải độc, tăng cường lưu
thông khí huyết, hổ trợ làm hạ huyết áp và cải thiện độ mỡ trong máu. Những người có
khuynh hướng ăn nhiều thịt và mỡ động vật, thỉnh thoảng nên có chế độ thanh lọc cơ thể.
Có thể là nhịn ăn một buổi mỗi tuần và thay bằng uống nước trái cây. Theo bác sĩ Frank
Sacks, M.D., chuyên gia dinh dưỡng trường Đại học Y Harvard “Chỉ cần không ăn thịt
và những sản phẩm từ sữa vài lần mỗi tuần. Nếu mọi người đều làm được điều nầy, tỷ
lệ bệnh tim mạch sẽ giảm đáng kể”.
Thường ăn canh mộc nhĩ, khổ qua cũng có tác dụng rất tốt để giải độc, cải thiện độ mỡ
trong máu và làm hạ huyết áp. Mộc nhĩ đen hoặc trắng 12g, Khổ qua (mướp đắng) 50g,
Đậu phụ 200g. Thêm gia vị vừa đủ, nấu canh ăn hàng ngày.
Ngoài ra, người AHC được khuyên không nên hút thuốc, uống rượu. Hút thuốc làm tăng
nhịp tim, tăng huyết áp và làm giảm lượng oxy cần thiết đến các tế bào và các cơ quan.
Đối với rượu, nhiều nghiên cứu gần đây đều cho thấy mỗi ngày dùng khoảng 100g rượu
vang đỏ sẽ có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch. Quả nho và rượu nho, đặc biệt là trong
vỏ nho và hạt nho có hàm lượng nhiều chất chống oxy hoá có thể giúp làm tăng độ
cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, bảo vệ thành mạch máu để phòng chống các loại
bệnh tim mạch.
Nói chung, trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần tìm đến những biện pháp cấp cứu
của y học hiện đại. Tuy nhiên việc điều trị căn cơ và tận gốc bệnh AHC phải dựa vào
một lối sống lành mạnh gồm chế độ ăn uống hợp lý, vận động đều đặn và thực hành thư
giãn.(

Page
11
Đặng Văn Tường
/>Tăng hoạt động thể lực: giảm bớt béo phì, người sống tĩnh tại cần tập thể dục đếu đặn ở
mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30 –45 phút, 3-4 lần/tuần. Các
hoạt động thể dục này hiệu quả hơn chạy hoặc nhảy và có thể làm giảm HA tâm thu từ 4-
8mmHg. Các tập luyện nặng như cử tạ có tác dụng làm tăng HA, vì vậy nên tránh.
/>ngua-benh-cao-huyet-ap.html
Page
12

×