Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Khuyến cáo mới về chế độ dinh dưỡng cho người có tuổi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.55 KB, 3 trang )

Khuyến cáo mới về chế độ dinh dưỡng cho
người có tuổi

Một người 60 tuổi, bị bệnh phổi, bỗng nhiên thở hổn hển sau bữa
ăn. Thủ phạm chính là lượng calo quá lớn trong đồ ăn nhiều đường.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc hạn chế đường trong chế độ
ăn của những bệnh nhân nói trên là rất cần thiết.
Điều này được giải thích như sau: Khi ta ăn đường, cơ thể sản xuất ra
nhiều CO2 và người khỏe mạnh phải thở nhanh hơn để đào thải lượng
khí thừa. Những lá phổi bị tổn thương bởi bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính
không thể trụ nổi sự quá tải này.
Kinh nhiệm nói trên chỉ là một trong rất nhiều mẹo nhỏ ít được biết đến
về chế độ ăn làm nhẹ bớt một số bệnh mạn tính của người già.
Mẹo nhỏ, giá trị lớn
Từ trước tới nay, dường như các bác sĩ quá bận rộn hoặc không được
đào tạo kỹ càng nên hiện tượng chế độ ăn khiến bệnh của người có tuổi
nặng hơn vẫn xảy ra. Các chuyên gia của Hội dinh dưỡng Mỹ đã kết hợp
với Viện hàn lâm Bác sĩ Gia đình (tổ chức bác sĩ về chăm sóc sức khỏe
ban đầu lớn nhất nước Mỹ), đề ra "Sáng kiến Sàng lọc Dinh dưỡng".
Đây là những hướng dẫn thiết thực, còn ít được biết đến, về chế độ dinh
dưỡng cho người có tuổi, liên quan tới 8 bệnh mạn tính như ung thư, sa
sút trí tuệ, tiểu đường, huyết áp cao, loãng xương Nội dung khuyến
cáo này bao gồm:
1. Kiểm soát sự thiếu cân: Trọng lượng 55 kg có thể là vừa với một
người cao 165 cm ở độ tuổi 30, nhưng lại là thiếu với người 65 tuổi. Sụt
4,5 kg ngoài ý muốn trong 6 tháng là một dấu hiệu nguy hiểm. Ví dụ, sự
giảm cân đột ngột ở người già có thể là dấu hiệu sớm của sa sút trí tuệ.
2. Một số thuốc thông dụng, như digoxin để điều trị suy tim, có thể làm
giảm trầm trọng sự thèm ăn của người già.
3. Người có tuổi thường không cảm thấy ngon miệng khi ăn thịt, nhưng
protein tạo nên cơ bắp và giúp cơ thể phục hồi sau bệnh tật. Nên nhớ tới


những thức ăn giàu đạm khác như đậu, bơ lạc và trứng.
4. Khi có tuổi người ta thường thích ăn ngọt. Thói quen này không phải
là xấu. Bệnh nhân Alzheimer cần tăng cân có thể dùng món bánh rán
nếu họ thích. Năng lượng giúp trì hoãn thời điểm phải nuôi bệnh nhân
qua ống. Hãy dùng những thức ăn được cắt nhỏ bằng ngón tay vì người
bệnh có thể đã quên cách dùng dĩa.
5. Đảm bảo là người bệnh huyết áp cao dùng đủ canxi. Đây là cách tự
nhiên để làm giảm huyết áp. Tất cả bệnh nhân có nguy cơ suy tim phải
giảm lượng muối ăn.
6. Dùng đủ nước. Trung bình mỗi ngày cần uống 6-8 cốc (225 ml) các
loại: nước trắng, nước hoa quả, sữa, trà, cà phê.
7. Rất nhiều chuyên gia khuyến cáo dùng bổ sung vitamin B12 ở người
già, vì cùng với tuổi tác, sự hấp thu chất này cũng giảm.
8. Thay đổi lời khuyên về chế độ ăn cho phù hợp với từng bệnh nhân.
Đa số bệnh nhân thận cần chế độ ăn nghèo đạm, nhưng một số dạng
bệnh thận lại cần nhiều đạm hơn một chút.
Giảm bớt đau đớn cho người bệnh
Khoảng 85% người có tuổi bị ít nhất một bệnh mạn tính và họ có thể cải
thiện tình hình sức khỏe thông qua chế độ ăn. Giáo sư Albert Barrocas,
chuyên gia về ngoại khoa và dinh dưỡng tại New Orleans, người đã đưa
ra thí dụ về sự khó thở của người bị bệnh phổi khi ăn nhiều đường, nói:
"Chế độ ăn tốt không phải phương thuốc trị bệnh, nhưng nó có thể giảm
bớt những đau đớn của người bệnh, thậm chí còn giúp một số người
không phải dùng thuốc".
Trong khi ở người trẻ tuổi, thừa cân là nguy cơ lớn gây tiểu đường và
bệnh tim mạch, thì người già lại phải đối đầu với nguy cơ suy dinh
dưỡng. Khi bạn đời khuất núi, người còn lại sẽ chẳng thiết nấu nướng
hoặc không biết làm thế nào để có bữa ăn lành mạnh. Bệnh viêm khớp,
bệnh tim hay các bệnh khác khiến việc nấu ăn trở nên khó khăn. Bệnh
Alzheimer làm người bệnh quên ăn. Khi dùng kháng sinh, người bệnh

có thể thấy miệng đắng ngắt. Tóm lại, có vô số lý do khiến người già có
thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Điều này không có lợi vì họ sẽ
không đủ sức chống lại bệnh tật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với
người già, thừa 10% trọng lượng tốt hơn là thiếu 10% .


×