Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

De tai 6-Giao dich pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 60 trang )

LOGO
Đề tài 6: Trình bày các giao dịch
trên Sở giao dịch chứng khoán.
Cách đọc và sử dụng những thông
tin trên bảng điện tử giao dịch của
SGDCK TPHCM (Hoặc Hà Nội).
Danh sách nhóm 6
1. Trịnh Quốc Cường
2. Phạm Thị Thu Hoài
3. Tạ Thị Linh Vân
4. Hoàng Văn Quang
5. Phạm Tiến Đạt
6. Nguyễn Tuấn Anh (a)
7. Hoàng Minh Đức
8. Quách Đăng Tiến
9. Lê Quý Tú
10. Nguyễn Đình Phước
LOGO
Quy trình thực hiện giao
dịch
Toàn bộ quy trình này được tiến hành theo 5 bước
Quy trình thực hiện giao dịch

Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán
tại một công ty chứng khoán.

Bước 2: Công ty chứng khoán đã nhận lệnh và chuyển lệnh đó đến người đại
diện của công ty chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để nhập
vào hệ thống giao dịch của Trung tâm.

Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo


kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán ( tiến hành đấu giá ).

Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.

Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền
(nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3
ngày làm việc kể từ ngày mua bán nếu quy định về thời gian thực hiện thanh
toán bù trừ chứng khoán là T+3.
Các phương thức giao dịch
1.Phương thức giao dịch khớp lệnh
2.Phương thức giao dịch thỏa thuận
Các phương thức giao dịch
1.Phương thức giao dịch khớp lệnh:
a.Khớp lệnh định kỳ
b.Khớp lệnh liên tục
Các phương thức giao dịch
a. Khớp lệnh định kì:

Là phương thức khớp lệnh mà theo đó các lệnh được nhập vào hệ
thống trong một thời gian nhất định và tất cả các lệnh sẽ được so khớp
với nhau tại một thời điểm nhất định để tìm ra mức giá mà tại đó khối
lượng giao dịch là lớn nhất.

Phương thức khớp lệnh định kỳ được sử dụng để axác định giá mở
cửa và giá đóng cửa.
Các phương thức giao dịch
b. Khớp lệnh liên tục:

Là phương thức khớp lệnh mà theo đó các lệnh sẽ được so khớp với
lệnh đối ứng ngay khi được nhập vào hệ thống.


Hiện nay tại 2 sở giao dịch,phương thức giao dịch khớp lệnh được áp
dụng đối với 2 loại chứng khoán: cổ phiếu và chứng chỉ quỹ
Các phương thức giao dịch
2.Phương thức giao dịch thỏa thuận:

Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thỏa thuận với
nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch của thành
viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận.

Phương thức giao dịch thỏa thuận được áp dụng đối với cả 3 loại
chứng khoán: cổ phiếu,chứng chỉ quỹ và trái phiếu.
Các loại lệnh giao dịch
1. Lệnh giới hạn (LO)
2. Lệnh thị trường (MP)
3. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ( ATO – ATC)
4. Lệnh hủy (Cancel order)
5. Lệnh dừng (Stop order)
Các loại lệnh giao dịch
1. Lệnh giới hạn (LO)

Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc
giá tốt hơn.

Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến
hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
Các loại lệnh giao dịch
2. Lệnh thị trường (MP)

Là loại lệnh khách hàng không đưa giá trong lệnh. Nói cách khác đây

là loại lệnh mà khách hàng chấp nhận mua/bán với bất kỳ giá nào
trên thị trường.
Các loại lệnh giao dịch
3.Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh( ATO – ATC )

ATO - Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá khớp lệnh
trong đợt xác định giá mở cửa và chỉ có hiệu lực trong đợt khớp lệnh
định kỳ xác định giá mở cửa.

- ATC - Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá khớp lệnh
trong đợt xác định giá mở đóng cửa và chỉ có hiệu lực trong đợt khớp
lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.
Các loại lệnh giao dịch
4. Lệnh hủy ( Cancel Order)

Là lệnh do khách hàng đưa vào hệ thống để hủy bỏ lệnh gốc đã đặt
trước đó.

Lệnh hủy chỉ được chấp nhận khi lệnh gốc chưa được thực hiện.
Các loại lệnh giao dịch
4. Lệnh hủy
Có 2 loại lệnh hủy bỏ:

Hủy bỏ luôn: hủy bỏ lệnh trước đó khi chưa
được thực hiện mà không đưa ra lệnh nào thay
thế.

Hủy bỏ có thay thế: hủy bỏ lệnh trước đó khi
chưa được thực hiện nhưng được thay thế bằng
lệnh khác.

Các loại lệnh giao dịch
5. Lệnh dừng (Stop order)
Là loại lệnh đặc biệt quan trọng được sử dụng trong kinh doanh CK.
Bản chất là lệnh thị trường “treo”. Nói cách khác, là lệnh chỉ có giá
trị khi giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua giá dừng. Lệnh này đưa ra
nhằm bảo vệ lợi nhuận hoặc hạn chế thua lỗ cho nhà đầu tư.
Các loại lệnh giao dịch
5. Lệnh dừng

Có 2 loại lệnh dừng:

Lệnh dừng để mua: đặt giá cao hơn giá TT

Lệnh dừng để bán: đặt giá thấp hơn giá TT

Trường hợp áp dụng: sử dụng để đề phòng nhận định sai cùa Nhà
đầu tư và có tác dụng bảo vệ tiền lời hoặc hạn chế thua lỗ.
LOGO
Các khái niệm cơ
bản
Các khái niệm cơ bản

Giá tham chiếu: là mức giá cơ sở để xác định giá trần và giá sàn.

Biên độ dao động giá: là giới hạn dao động giá trong ngày giao dịch.

Đơn vị yết giá: là mức giá tối thiểu cho mỗi lần mua và bán chứng
khoán.

Đơn vị giao dịch: là số CK nhỏ nhất có thể được khớp lệnh.

Một số trường hợp điều chỉnh
giá tham chiếu
(Theo QĐ 42/2000 của UBCK)

CK mới niêm yết: trong ngày GD đầu tiên, không giới hạn biên độ dao
động giá và lấy giá đóng cửa của ngày GD làm giá TC.

CK thuộc diện bị kiểm soát, CK không còn thuộc diện bị kiểm soát, CK bị
ngừng giao dịch trên 30 ngày: xác định tương tự CK mới niêm yết.

Tách, gộp CP: giá TC là giá GD trước ngày tách gộp điều chỉnh theo tỷ lệ
tách gộp CP.
Một số trường hợp điều chỉnh
giá tham chiếu

CK không được hưởng các quyền kèm theo: giá TC là giá đóng cửa của
ngày GD gần nhất.
Ngày không hưởng quyền: là ngày T+1, T+2,… T+x, đây là giữa thời điểm
GD và thời điểm thanh toán. Vì khi mua CK ở thời điểm T, nhà đầu tư
trở thành cổ đông của Cty nhưng chưa có tên trong DS cổ đông, đến
ngày T+x mới thực hiện thanh toán. Giá TC sẽ bằng giá GD trước đó
(khi được nhận cổ tức và quyền) trừ đi giá trị cổ tức và quyền được nhận.
ĐƠN VỊ GIAO DỊCH
Hình thức giao dịchQuy địnhLoại giao dịch
Giao dịch lô lẻ
Là giao dịch có số lượng
từ 1 đến 9 CP/CCQ
Sẽ được trực tiếp giao
dịch với các Cty CK
Giao dịch lô chẵn

Là giao dịch có số lượng
từ 10 đến 9.990 CP/CCQ
và là bội số của 10
Sẽ được giao dịch qua
khớp lệnh tập trung tại
SGDCK
Giao dịch lô lớn
(thoả thuận)
Là giao dịch có số lượng
từ 10.000 CP/CCQ trở lên
Sẽ được giao dịch thoả
thuận qua Sở GDCK
Thời gian thanh toán

Thời gian thanh toán (chu kỳ thanh toán): độ dài khoảng thời
gian từ lúc thực hiện xong giao dịch cho đến khi CK và tiền được thực
nhận về tài khoản của bên mua
“T + 3”
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
T T+1 T+2 T+3 T+4
LOGO
Nguyên tắc khớp lệnh
Nguyên tắc khớp lệnh
1. Ưu tiên về giá

Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước
Ví dụ 1: Tại một thời điểm có 02 lệnh Mua và 01 lệnh Bán
được nhập vào hệ thống theo thứ tự như sau:
- Lệnh 1. Mua ACB khối lượng 1000 với giá là 50
- Lệnh 2. Mua ACB khối lượng 1000 với giá là50.5

- Lệnh 3. Bán ACB khối lượng 1000 với giá là 50
Lệnh 2 sẽ khớp với Lệnh 3 với khối lượng khớp là 1000 và
giá khớp là 50.5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×