Đề tài 4: Các hình thức phát hành trái phiếu. Liên hệ thực tiễn phát hành trái phiếu chính
phủ và trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
I./ TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU
1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu.
a) Khái niệm:- Trái phiếu là công cụ nợ do chính phủ, doanh nghiêp, hoặc các tổ chức phát hành
nhằm huy động vốn dài hạn.
Trái phiếu là thỏa thuận vay nợ mang tính hợp đồng theo đó tổ chức phát hành trái phiếu cam kết
sẽ thanh toán cho người nắm giữ trái phiếu 1 khoản tiền lãi định kỳ tới khi trái phiếu đáo hạn thanh
toán, là lúc khoản thanh toán cuối cùng được thực hiện.
- Người nắm giữ trái phiếu ( trái chủ) là người cho vay, và người phát hành trái phiếu là người
đi vay
b) Đặc điểm:
- Mệnh giá
- Lãi suất trái phiếu
-Gía trái phiếu
- Kỳ hạn trái phiếu
2. Phân loại trái phiếu
Trái phiếu trên thị trường tài chính có rất nhiều loại, tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau mà trái
phiếu được phân thành các loại khác nhau.
a) Phân loại theo chủ thể phát hành :
1. Trái phiếu chính phủ
Do chính phủ hoặc những ngành đặc biệt như ngành giao thong, bưu điện xi măng, điện
được chính phủ ủi quyền phát hành nhằm bù đắp sự thiếu hụt ngân sách nhà nước hoặc xây
dựng các công trình công cộng, giải quyết các khó khăn về tài chính.
2. Trái khoán địa phương
Là khoản vay của chính quyền địa phương ( thành phố, tỉnh hoặc vùng dân cư) đối với các tổ
chức và cá nhân
3. Tín phiếu kho bạc
Là chứng khoán có thu nhập cố định có thời hạn từ 6 tháng tới 2 năm do hệ thống Kho bạc
nhà nước phát hành.
4. Trái phiếu công nghiệp ( Trái phiếu công ty)
Do các công ty cổ phần và các doanh nghiệp lớn phát hành đưa vào thị trường vốn dưới dạng
những phiếu nợ từng phần và được đảm bảo bằng thu nhập hoặc tài sản của công ty.
5. Trái phiếu ngân hàng và tín phiếu quỹ tiết kiệm: Nhằm tạo ra nguồn vốn tín dụng cho
chính các tổ chức này hoặc các tổ chức tín dụng có liên quan.
b) Phân loại theo tính chất trái phiếu:
Giay nhận nợ, giấy nhận nợ thứ cấp, trái phiếu cầm cố, trái phiếu zerocoupon, trái phiểu mạo hiểm,
trái phiếu châu Âu.
c) Phân loại theo lợi tức trái phiếu:
- Trái phiếu có lãi suất cố định
- Trái phiếu có lãi suất biến đổi
II./ TỔNG QUAN VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
1. Chủ thể phát hành trái phiếu
Chủ thể phát hành trái phiếu là tổ chức huy động vốn bằng cách bán trái phiếu do mình phát
hành cho nhà đầu tư. Chủ thể bao gồm chính phủ, doanh nghiệp,
2. Mục đích của phát hành trái phiếu.
a) Đối với chính phủ
- Bù đắp sự thâm hụt ngân sách nhà nước
- Thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô
- Huy động vốn tài trợ cho các công trình lớn và dự án quan trọng
b) Đối với doanh nghiệp
-Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh bên
cạnh nguồn vốn đi vay từ ngân hàng thương mại.
- Làm thay đổi cơ cấu vốn, giữ một tỉ lệ nhất định giữa vốn nợ và vốn CSH.
-Lãi suất của trái phiếu nhỏ hơn lãi suất đi vay ngân hàng. Đồng thời khi phát hành trái
phiếu công ty không phải chịu giám sát khắt khe tình hình sử dụng vốn của ngân hàng.
Nguồn vốn ngân hàng thường khó tiếp cận khi các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
với các ràng buộc về điều kiện cho vay, trong khi nguồn vốn trái phiếu dồi dào với tiềm
năng rất lớn.
3. Vai trò của phát hành trái phiếu
a) Đối với nên kinh tế quốc dân
- Tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế
- Sự dụng vốn có hiệu quả
b) Đối với chính phủ
- Phát triển kinh tế quốc dân, cơ sở vật chất hạ tầng, các chương trình quốc gia về an ninh
quốc phòng,
-Bổ sung ngân sách nhà nước
- Chính sách tiền tệ hiệu quả để điều tiết lượng tiền cung ứng cho cả nền kinh tế.
c) Đối với doanh nghiệp
- Cung cấp nguồn vốn với chi phí rẻ hơn cho doanh nghiệp phục vụ hoạt động đầu tư sản
xuất kinh doanh
- Tăng tính chủ động của doanh nghiệp trong huy động vốn đầu tư
- Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
III. CÁC PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
1.Bảo lãnh phát hành trái phiếu
2. Đại lý phát hành trái phiếu
3. Đấu thầu phát hành trái phiếu
IV.BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
1.Khái niệm và đặc điểm
a)Khái niệm
Là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu
ra thị trường chứng khóan, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư, nhận mua trái phiếu để bán lại
hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa phân phối hết trong đợt phát hành.
- Bảo lãnh phát hành bao gồm cả việc tư vấn tài chính và phân phối chứng khoán
- Tổ chức bảo lãnh được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định dựa trên số
tiền thu được
b)Các loại trái phiếu phát hành theo phương thức bảo lãnh
-Trái phiếu kho bạc
- Trái phiếu công trình trung ương
- Trái phiếu đầu tư
-Trái phiếu được chính phủ bảo lãnh
-Trái phiếu chính quyền địa phương
c) Phân loại
-Bảo lãnh với cam kết chắc chắn:
Tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối
được hết chứng khoán hay không
Thông thường các tổ chức bảo lãnh mua trái phiếu của tổ chức phát hành với giá chiết
khấu và bán lại các trái phiếu theo giá chào bán ra công chúng và hưởng chênh lệch giá.
-Bảo lãnh với cố gắng cao nhất
Tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành với cam kết sẽ cố gắng hết
sức bán trái phiếu ra thị trường. Nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành
và không chịu hình phạt nào
- Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không
Tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng trái phiếu nhất định, nếu không
phân phối hết sẽ hủy toàn bộ đợt phát hành. Tổ chức bảo lãnh phải trả lại số tiền cho các đầu tư
đã mua chứng khoán
- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu- tối đa:
Tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán trái phiếu đến mức tối đa
quy định. Nếu lượng trái phiếu bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mực sàn thì toàn bộ đợt phát hành
sẽ bị hủy bỏ.
-Bảo lãnh theo phương thức dự phòng
TCBL cam kết là người mua cuối cùng hoặc chào bán hộ số cổ phiếu của các quyền mua
không thực hiện được.
2. Đối tượng, điều kiện
Đối tượng tham gia bảo lãnh phát hành phát hành trái phiếu là các công ty chứng khoán, các
quỹ đầu tư, công ty tài chính, các ngân hàng và các định chế tài chính khác được Bộ Tài chính chấp
thuận.
Các tổ chức tham gia bảo lãnh và đại lý phát hành trái phiếu phải đáp ứng đầy đủ các điều
kiện sau:
a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hoặc hoạt động hợp pháp theo pháp luật hiện hành
của Việt Nam;
b) Có vốn pháp định tối thiểu là 22 tỷ đồng Việt Nam;
c) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm xin công nhận thành viên bảo lãnh, đại lý
phát hành phải có lãi (trừ trường hợp tổ chức mới thành lập);
d) Có tài khoản tiền đồng Việt Nam mở tại ngân hàng.
3. Bảo lãnh phát hành trái phiếu
3.1. Quy trình bảo lãnh phát hành trái phiếu
a) Thông báo nội dung trái phiếu dự kiến phát hành
- Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 20 ngày, tổ chức phát hành gửi “Thông báo nội
dung phát hành trái phiếu” (theo mẫu Phụ lục số 02) cho các thành viên tham gia bảo lãnh phát hành
trái phiếu.
- Căn cứ thông báo của tổ chức phát hành, các thành viên tham gia bảo lãnh phát hành thăm
dò khả năng mua trái phiếu của các nhà đầu tư dưới hình thức đăng ký mua trái phiếu (theo mẫu
Phụ lục số 03).
b) Đăng ký bảo lãnh và lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành
- Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 10 ngày, trên cơ sở kết quả đăng ký mua trái phiếu
của các nhà đầu tư, các thành viên tham gia bảo lãnh phát hành gửi “Đăng ký bảo lãnh phát hành
trái phiếu” (theo mẫu Phụ lục số 04) đến tổ chức phát hành để làm căn cứ xem xét, lựa chọn cấu
trúc bảo lãnh và các tổ chức bảo lãnh phát hành.
- Cấu trúc bảo lãnh phát hành được quyết định cho từng đợt phát hành theo một trong các
hình thức sau:
+ Một hoặc một số tổ chức đồng bảo lãnh phát hành;
+ Tổ hợp bảo lãnh phát hành có một hoặc một số tổ chức đồng bảo lãnh phát hành chính.
- Các tổ chức được lựa chọn để bảo lãnh phát hành trái phiếu là các tổ chức có tối thiểu 50%
giá trị trái phiếu nhận bảo lãnh sẽ được phân phối cho các nhà đầu tư; có mức lãi suất, phí bảo lãnh
phát hành thấp hơn so với các tổ chức đăng ký bảo lãnh khác và nằm trong phạm vi mức lãi suất
trần, phí bảo lãnh phát hành theo quy định của Bộ Tài chính. Việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát
hành phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm đến mức thấp nhất chi phí về phát hành trái phiếu (bao gồm
cả lãi suất và phí bảo lãnh).
c) Thoả thuận các điều kiện và ký hợp đồng bảo lãnh phát hành
- Trước ngày phát hành ít nhất 7 ngày, tổ chức phát hành tổ chức họp để thoả thuận với các
thành viên được lựa chọn bảo lãnh phát hành về các nội dung có liên quan đến đợt phát hành trái
phiếu bao gồm: lãi suất, phí bảo lãnh, khối lượng trái phiếu nhận bảo lãnh, khối lượng trái phiếu tối
thiểu phải phân phối cho các nhà đầu tư, hình thức bán trái phiếu và các vấn đề khác có liên quan.
- Căn cứ kết quả thoả thuận với các tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức phát hành ký “Hợp
đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu” (theo mẫu Phụ lục số 05) với tổ chức bảo lãnh phát hành duy
nhất, hoặc từng tổ chức đồng bảo lãnh, hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chính, hoặc từng tổ chức
đồng bảo lãnh phát hành chính. Các tổ chức bảo lãnh phát hành phải cam kết thực hiện phân phối
tối thiểu 50% gía trái phiếu nhận bảo lãnh cho các nhà đầu tư trong Hợp đồng bảo lãnh phát hành
trái phiếu.
d) Thông báo nội dung chính thức của đợt phát hành trái phiếu
Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 5 ngày, căn cứ "Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái
phiếu”, tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành phối hợp với Trung tâm giao dịch Chứng
khoán (Sở Giao dịch Chứng khoán) để ra "Thông báo phát hành trái phiếu" (theo mẫu Phụ lục số
06) trên thị trường chứng khoán.
đ) Phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư
Căn cứ Thông báo phát hành trái phiếu và Hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu đã ký với
tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành phân phối trái phiếu đã nhận bảo lãnh cho các nhà
đầu tư.
e) Chuyển tiền trái phiếu nhận bảo lãnh
- Trong ngày phát hành trái phiếu, các tổ chức bảo lãnh phát hành phải chuyển toàn bộ số
tiền trái phiếu đã nhận bảo lãnh theo hợp đồng vào tài khoản của tổ chức phát hành.
- Trường hợp các tổ chức bảo lãnh phát hành chậm chuyển tiền cho tổ chức phát hành sẽ bị
phạt chậm thanh toán. Số tiền phạt chậm thanh toán được xác định theo công thức sau:
(St x Ls x 150%) x n
P =
365
Trong đó:
- P: Số tiền phạt chậm thanh toán
- St: Số tiền chậm thanh toán
- Ls: Lãi suất trái phiếu (%/năm)
- n: Số ngày chậm thanh toán
Trường hợp quá 5 ngày kể từ ngày phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành thanh toán không
đủ số tiền trái phiếu nhận bảo lãnh thì tổ chức phát hành sẽ huỷ bỏ việc phát hành số trái phiếu chưa
được thanh toán và tổ chức bảo lãnh phát hành phải chịu phạt số tiền bằng 5% số tiền chưa thanh
toán cho tổ chức phát hành.
- Tiền phạt chậm thanh toán và phạt do phải huỷ bỏ phát hành trái phiếu được chuyển nộp
ngân sách trung ương (đối với trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình trung ương), ngân sách địa
phương (đối với trái phiếu Chính quyền địa phương), hoặc tổ chức phát hành (đối với trái phiếu đầu
tư và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh).
f) Chuyển giao trái phiếu
- Trái phiếu khi mới phát hành được thực hiện theo hình thức ghi sổ. Căn cứ vào danh sách
và số tiền mua trái phiếu của các nhà đầu tư do tổ chức bảo lãnh phát hành gửi đến, tổ chức phát
hành chuyển Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu (theo mẫu Phụ lục số 07) đến các tổ chức bảo lãnh
phát hành. Theo yêu cầu của nhà đầu tư, tổ chức bảo lãnh phát hành chuyển danh sách và Giấy
chứng nhận sở hữu trái phiếu cho tổ chức lưu ký (các công ty chứng khoán thành viên và ngân hàng
thương mại được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động lưu ký) để tái lưu ký tại
Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán).
- Trường hợp nhà đầu tư muốn nhận chứng chỉ trái phiếu, tổ chức lưu ký nơi chủ sở hữu trái
phiếu mở tài khoản đề nghị Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) thông
báo cho tổ chức phát hành để cấp chứng chỉ. Căn cứ chứng chỉ do tổ chức phát hành chuyển đến,
Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) thực hiện ghi giảm số lượng trái
phiếu ghi sổ và chuyển giao chứng chỉ cho chủ sở hữu trái phiếu thông qua các thành viên lưu ký.
4.Ưu điểm:
Phương thúc này có tiến độ huy động vốn nhanh hơn phuơng thức bán lẻ qua KBNN và đại lý phát
hành, khối lượng trái phiếu phát hành được đảm bảo tiêu thụ từ phía nhà bảo lãnh. Ngòai ra ,
phương thức này còn là đảm bảo chắc chắn luợng trái phiếu chính phủ phát hành tiêu thụ hết,kết
quả huy động vốn vay thường cao hơn phuơng thức đại lý phát hành.
5.Nhược điểm:
Chi phí bảo lãnh phát hành trái phiếu cao. Không nên áp dụng thường xuyên, liên tục để tránh gây
bất ổn cho thị trường tiền tệ. Phuơng thúc này chỉ nên áp dụng cho các chứng khóan có rủi ro cao.
V.ĐẠI LÝ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
1. Khái niệm, đặc điểm
a) Khái niệm
Đại lý phát hành là việc tổ chức phát hành ủy thác cho các tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu
cho các nhà đầu tư. Tổ chức nhận làm đại lý phát hành được huởng phí đại lý phát hành căn cứ theo
khối lượng trái phiếu tiêu thụ được, lượng trái phiếu tiêu thụ không hết của đợt phát hành, đại lý
được quyền hòan trả lại cho tổ chức phát hành
b)Các loại trái phiếu phát hành theo phương thức đại lý bao gồm:
Trái phiếu kho bạc, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.
2. Quy trình đại lý phát hành trái phiếu
a) Lựa chọn tổ chức đại lý phát hành trái phiếu
Căn cứ kế hoạch phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành thông báo nội dung dự kiến của đợt
phát hành trái phiếu các cho các tổ chức đại lý để đăng ký làm đại lý phát hành.
Trên cơ sở kết quả đăng ký, tổ chức phát hành lựa chọn các tổ chức đảm bảo các điều kiện
phân phối trái phiếu và có mức phí đại lý phát hành thấp trong phạm vi mức phí phát hành theo quy
định để làm đại lý phát hành trái phiếu. Việc lựa chọn đại lý phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm đến
mức thấp nhất về chi phí phát hành trái phiếu.
b) Ký hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu
Trước ngày đầu tiên của đợt phát hành trái phiếu ít nhất là 5 ngày, tổ chức phát hành thực
hiện ký “Hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu” (theo mẫu Phụ lục số 08) với tổ chức đại lý phát
hành.
c) Thông báo nội dung của đợt phát hành trái phiếu
Trước ngày phát hành trái phiếu ít nhất 3 ngày, tổ chức phát hành ra “Thông báo phát hành
trái phiếu” (theo mẫu Phụ lục số 09) gửi đến các tổ chức đại lý phát hành trái phiếu và thông báo
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
d) Chuyển giao trái phiếu
- Tổ chức phát hành chuyển cho các tổ chức đại lý phát hành số lượng chứng chỉ hoặc Giấy
chứng nhận sở hữu trái phiếu tương ứng với khối lượng trái phiếu các tổ chức đại lý phát hành nhận
bán ngay sau ngày ký Hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu.
- Trong thời gian phát hành trái phiếu, các tổ chức đại lý phát hành có trách nhiệm bảo quản
các chứng chỉ và Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu.
- Kết thúc đợt phát hành, các tổ chức đại lý phát hành tổ chức kiểm kê các chứng chỉ và Giấy
chứng nhận sở hữu trái phiếu chưa sử dụng chuyển trả tổ chức phát hành. Trường hợp các tổ chức
đại lý phát hành làm mất hoặc thất lạc chứng chỉ và Giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu phải bồi
thường cho tổ chức phát hành số tiền đúng bằng số tiền gốc cộng (+) lãi các trái phiếu bị mất hoặc
thất lạc khi đến hạn thanh toán.
đ) Chuyển tiền bán trái phiếu
- Việc chuyển tiền bán trái phiếu được thực hiện theo định kỳ 05 ngày làm việc một lần. Vào
cuối ngày làm việc thứ 5, căn cứ bảng kê bán trái phiếu (theo mẫu Phụ lục số 10) các tổ chức đại lý
phát hành chuyển toàn bộ số tiền thu bán trái phiếu trong 5 ngày đó cho tổ chức phát hành.
- Trường hợp các tổ chức đại lý phát hành chậm chuyển tiền bán trái phiếu cho tổ chức phát
hành sẽ bị phạt chậm thanh toán. Số tiền phạt chậm thanh toán được được xác định theo công thức
sau:
(St x Ls x 150%) x n
P =
365
Trong đó:
- P: Số tiền phạt chậm thanh toán
- St: Số tiền chậm thanh toán
- Ls: Lãi suất trái phiếu (%/năm)
- n: Số ngày chậm thanh toán
- Tiền phạt chậm thanh toán được chuyển nộp ngân sách trung ương (đối với trái phiếu kho
bạc), ngân sách địa phương (đối với trái phiếu Chính quyền địa phương), hoặc doanh nghiệp (đối
với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh).
VI. ĐẤU THẦU PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU
Chủ thể phát hành bán chứng khoán tới tay nhà đầu tư
1.Phương thức đấu thầu trái phiếu
Tổ chức phát hành trái phiếu được lựa chọn các phương thức đấu thầu sau:
a. Đấu thầu trực tiếp tại doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
b. Đấu thầu thông qua các tổ chức tài chính trung gian.
c. Đầu thầu thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán).
2. Nguyên tắc đấu thầu trái phiếu
a. Bí mật về thông tin của các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu.
b.Bảo đảm sự bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu.
c. Cạnh tranh về lãi suất giữa các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu.
3. Hình thức đấu thầu trái phiếu
a. Đấu thầu cạnh tranh lãi suất.
b. Kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không cạnh tranh lãi suất.
Tỷ lệ trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất trong từng đợt đấu thầu do doanh
nghiệp phát hành quyết định những tối đa bằng 30% tổng khối lượng trái phiếu thông báo
phát hành của đợt đấu thầu đó.
TPCP đấu thầu qua TTGDCK có hình thức và đặc điểm như sau:
• Có kỳ hạn từ một năm trở lên. Có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng, các mệnh giá
cao hơn được quy định bằng bội số của 100.000 do Bộ Tài chính quy định cụ thể cho
từng đợt phát hành và được TTGDCK công bố trong thông báo phát hành.
• TPCP được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ.
Các điều kiện tham gia đấu thầu.
• Là thành viên đấu thầu qua TTGDCK;
• Có tài khoản ký quỹ tại Ngân hàng chỉ định và nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định tại
Điều 9 Quy chế này.
• Chấp hành đầy đủ thủ tục và quy định về đấu thầu TPCP quy định tại Quy chế này;
• Có đơn đăng ký đấu thầu gửi TTGDCK theo mẫu số 03/TPCP đính kèm Quy chế này;
• Có tài khoản lưu ký chứng khoán mở tại TTGDCK hoặc thành viên lưu ký.
.
- Nhược điểm: vẫn còn mới mẻ đối với nhà đầu tư ở những thị trường mới mở, Nhà nước chưa thực
sự xem trái phiếu Chính phủ, chưa mở rộng các đối tượng được phép tham gia đấu thầu, chưa đa
dạng kỳ hạn trái phiếu với mức khác nhau tạo ra mức chênh lệch của trái phiếu Chính phủ những
thời điểm khác nhau nhằm khuyến khích hoạt động tham gia đấu thầu và mua, bán trái phiếu trên thị
trường chứng khoán, những quy định chuẩn mực trong hoạt động đấu thầu nếu chưa phù hợp sẽ gây
ảnh hưởng lớn đến kết quả đấu thầu.
V.LIÊN HỆ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU Ở VIỆT NAM
1) Thực trạng phát hành trái phiếu chính phủ ở Việt Nam
- ở Việt Nam, trái phiếu chính phủ được phát hành bởi 3 chủ thể chính là kho bạc Nhà
nước( KBNN), ngân hàng phát triển Việt Nam( VDB) và ngân hàng Nhà nước với hình thức
đấu thầu là phổ biến nhất, bảo lãnh phát hành hoặc bán lẻ qua hệ thống KBNN. Mục tiêu của
trái phiếu là để đầu tư vào các dự án trọng điểm, bù đắp thâm hụt ngân sách và là công cụ để
can thiệp vào thị trường tiền tệ. Phương thức đấu thầu trái phiếu được áp dụng chủ yếu do
thời gian huy động vốn nhanh, lãi suất thấp, hợp với nền kinh tế thị trường của nước ta hiện
nay.Quy mô của trái phiếu nói chung và trái phiếu chính phủ nói riêng hiện chiếm tỉ lệ rất
thấp trong tổng tài sản tài chính cả nước với chỉ bằng 17% so với GDP(quá thấp so với Nhật
Bản, Hàn quốc trên 100%). con số này khoảng 5 tỷ USD rất nhỏ bé nếu so với mức đủ để đạt
tính thanh khoản 100-200 tỷ USD. Huy động vốn thông qua loại hình trái phiếu hiện chưa
phải là kênh phổ biến mà chủ yếu là thông qua hệ thống ngân hàng với tổng tài sản chiếm
đến 80% cơ cấu tài sản tài chính. Điều này tạo sự bất cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và
cho vay của hệ thống ngân hàng, thiếu một kênh huy động vốn dài hạn để phục vụ cho các
mục tiêu phát triển lâu dài. Cả hai yếu tố này đều góp phần làm tăng chi phí vốn cho nền
kinh tế.
- Trái phiếu CP ở Việt nam gồm có: trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư, trái
phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ, công trái xây dựng tổ quốc
- Theo luật định nhà nước quy định:
+ Tín phiếu kho bạc: Phát hành đấu thầu qua sở giao dịch chứng khoán nhà nước
+Trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ: Đấu thầu qua SDGCK nhà nước, bảo lãnh phát
hành, đại lý phát hành và bán lẻ qua hệ thống kho bạc nhà nước.
+Công trái xây dựng Tổ quốc: bản lẻ qua hệ thống kho bạc Nhà nược.
- Mặt khác, lượng trái phiếu phát hành bằng đồng nội tệ hiện chủ yếu được giao dịch hoặc nắm
giữ bởi các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính tương đương cũng làm cản trở sự phát triển
của thị trường trải phiếu. Điều này tạo sự đơn điệu trong danh mục đầu tư, dẫn đến giá trái
phiếu có mức biến động đáng kể khi các nhà đầu tư này thực hiện bán ra hoặc mua vào.
Khối lượng phát hành mỗi đợt tương đối nhỏ chỉ khoảng 20 - 30 triệu USD/đợt khó thu hút
sự chú ý của các nhà đầu tư có tổ chức và vì vậy cũng làm giảm sức hấp dẫn của trái phiếu chính
phủ.
2009-Theo Bộ Tài chính, trong năm 2009, nhu cầu huy động vốn bằng trái phiếu chính phủ cho
ngân sách vào khoảng 200.000 tỉ đồng. Song, tổng khối lượng trái phiếu chính phủ đã phát hành
trong năm chỉ được khoảng 20.000 tỉ đồng, đạt 14% kế hoạch đề ra.
.
- Đấu thầu trái phiếu chính phủ bằng nội tệ đạt kết quả thấp. 2009, Sở giao dịch chứng khoán
đã tổ chức 51 đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ bằng nội tệ, nhưng chỉ huy động được 2578
tỷ/ 62700 tỷ đồng theo kế hoạch. Tỷ lệ thành công là 4% tập trung ở các hàng hóa trái phiếu
kì hạn ngắn.
- Đấu thầu trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ khá thành công Bộ Tài chính đã huy động được
470 triệu đô la Mỹ trái phiếu bằng ngoại tệ tại thị trường trong nước. Ngoài ra, tổng khối
lượng trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã phát hành khoảng 2.700 tỉ đồng
Phần lớn số tiền phát hành (2.000 tỷ đồng) được tập trung ở kỳ hạn ngắn 2 năm (kỳ hạn
ngắn nhất) thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội, phát hành trong tháng 6 với lãi suất bình
quân là 8,93%/năm.
Nguyên nhân trực tiếp là lãi suất không hấp dẫn. Trong hầu hết các đợt phát hành, lãi suất
trần mà tổ chức phát hành đưa ra đều thấp hơn lãi suất thấp nhất mà các nhà thầu đăng ký.
Tính trung bình qua các đợt phát hành, mức chênh lệnh này là 0,88%/năm. Trong khi đáng
nhẽ lãi suất trái phiếu chính phủ < lãi suất huy động trên thị trường, lãi suất chuẩn để các
công cụ nợ tham chiếu
Còn theo một nguồn tin khác, báo cáo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, cho biết khối
lượng trái phiếu chính phủ phát hành thành công trong năm qua là 15.000 tỉ đồng, tính cả giá
trị quy đổi của đợt phát hành bằng ngoại tệ.Cũng theo báo cáo này, năm 2009 có khoảng
15.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ đến hạn, như vậy về cơ bản Chính phủ không huy động
thêm được vốn trong năm qua.
=>> tình hình phát hành TP năm 2009 trên thị trường sơ cấp khá ảm đạm. Báo cáo này cho
biết tính chung trong năm 2009 có khoảng 70 đợt phát hành bao gồm trái phiếu Kho bạc Nhà nước,
Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội và trái phiếu TPHCM, tuy nhiên chỉ có khoảng
5.000 tỉ đồng trái phiếu huy động được trên tổng số 71.400 tỉ đồng đưa ra gọi thầu.
- Trái phiếu Kho bạc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục trái phiếu nhưng tỷ lệ bán được
cũng chỉ ở mức 15%, còn đa số các loại trái phiếu chỉ bán được dưới 7% so với kế hoạch.
Đặc biệt trái phiếu chính quyền địa phương hoàn toàn không thu hút được sự quan tâm của
nhà đầu tư. Sở dĩ có tình trạng này là do sự chênh lệch quá lớn về lãi suất giữa hai thị trường
sơ cấp và thứ cấp, trung bình từ 100-200 điểm. Chính phủ không phải chịu áp lực huy động
vốn, các dự án sử dụng vốn trái phiếu có tình hình giải ngân chậm.
2010 Theo kho bạc nhà nước Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2010 đã có 54 đợt tổ chức đấu thầu,
bảo lãnh phát hành trái phiếu với số lượng thành viên tham gia khá lớn.
- Khối lượng vốn cần huy động là 100000 tỷ đồng, cho đến 10/2010 đã huy động được 67.6 %
- Nhà nước chủ trương phát hành trái phiếu theo lô lớn, nhưng chỉ có từ 5-7 tổ chức lớn tham
gia đấu thầu với số lượng huy động vốn thấp hơn nhiều so với kế hoạch.
BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU: ở Việt nam tồn tại dưới 2 hình thước
+ Mua 1 phần hoặc toàn bộ để bán lại
+ Mua số trái phiếu chưa phân phối hết và bán lại
Bảo lãnh phát hành trái phiếu ở Việt nam chủ yếu dành cho các trái phiều kỳ hạn> 3 năm
Kết luận: Thị trường trái phiếu Việt nam mới hình thành còn chưa đa dạng về chủ thể tham
gia, các phương thức và các công cụ trên thị trường trái phiếu. Đây là một thị trường có tiềm
năng trong huy động vốn, nhưng chưa thực sự phát triển. Phương thức phát hành chủ yếu là
đấu thầu trái phiếu chính phủ nhưng còn chưa hoàn thiện, tỷ lệ thành công thấp, và còn nhiều
hạn chế.
2. Thực trạng phát hành trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam.
- Trái Phiếu doanh nghiệp: Sau khi Chính phủ ban hành nghị định 120/CP ngày 17/9/1994
về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước, thị trường trái phiếu bắt đầu manh nha
hình thành. Tuy nhiên, phải đến năm 1996, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới có những bước
đột phá mới, khởi đầu bằng việc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) huy động được 5 triệu USD.
Năm 2006 đánh dấu một bước ngoặc mới cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
khi Nghị định 52/2006/NĐ-CP chính thức được ban hành. Theo đó, chủ thể phát hành trái phiếu
không chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây mà còn có các công ty TNHH, công ty cổ
phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với một nguyên tắc chung là các doanh nghiệp phải
tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin.
-Đối với DN, việc phát hành TP có nhiều ưu điểm so với phát hành CP. Phát hành TP được
nhiều DN lớn lựa chọn bởi nó giảm áp lực cho ban điều hành. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các DN
giảm chi phí lãi so với việc đi vay và phát hành CP. Nếu huy động vốn thông qua chào bàn CP, DN
thường hứa hẹn phải trả tỉ lệ cổ tức khoảng 15%/năm, thậm chí 20%/năm, muốn đảm bảo mức cổ
tức này thì lợi nhuận sau thuế của DN tối thiểu 20-25% vốn điều lệ.
- Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế và không phải bất cứ
doanh nghiệp nào cũng làm được. Điều này thể hiện qua trong năm 2008, chỉ có chưa đến 10 đợt
phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công. Những doanh nghiệp phát hành thành công từ trước
đến nay đều là các công ty quy mô tương đối lớn và lớn như: EVN, Vinacomin, Vinaconex, Tổng
công ty Sông Đà Những doanh nghiệp đã từng phát hành trái phiếu chuyển đổi cũng có quy mô
lớn như: ACB, VCB Nói cách khác, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hầu như vắng bóng các
doanh nghiệp nhỏ trong khi đây là các đối tượng rất khát vốn và chiếm số lượng lớn (500.000 DN
vào năm 2010). . Cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp trong thị trường trái phiếu Việt Nam còn rất khiêm
tốn chỉ chừng 10%, trái phiếu chính quyền địa phương chiếm khoảng 10% trong khi trái phiếu chính
phủ chiếm đa số (80-83%). Các nhà đầu tư chủ yếu mua và giữ trái phiếu tới khi đáo hạn, các dịch
vụ liên quan hầu như chưa có…
2009 Năm 2009, thị trường trái phiếu doanh nghiệp lại khá sôi động với nhiều đợt phát hành thành
công, trong đó chủ yếu là hình thức phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi. Do lo ngại rủi ro biến
động lãi suất ở mức cao mà cả nhà phát hành lẫn đầu tư đều tập trung vào loại hình trái phiếu này.
Ước tính đã có khoảng 18.000 tỉ đồng giá trị trái phiếu có lãi suất thả nổi được bán ra, chiếm 77%
trong tổng giá trị trái phiếu huy động được (hơn 26.000 tỉ đồng).Bên cạnh đó, trái phiếu chuyển đổi
cũng là kênh huy động vốn được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong năm 2009
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp/tổng dư nợ trái phiếu
của Việt Nam mới đạt 11% trong khi con số tương ứng của Thái Lan là 33%, Malaysia: 50%, Hàn
Quốc là 51%. Bộ Tài chính cũng đã đưa ra một số định hướng phát triển cho trái phiếu doanh
nghiệp như: khuyến khích doanh nghiệp huy động vốn trực tiếp trên thị trường, hạn chế sự phụ
thuộc quá mức vào việc cấp vốn qua kênh tín dụng; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý Theo
đánh giá của nhiều chuyên gia, sở dĩ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự như
mong đợi là do những nguyên nhân cơ bản sau:
+ xuất phát từ thuộc tính của trái phiếu như tính thanh khoản kém, yếu tố rủi ro thanh toán cao hơn
so với trái phiếu Chính phủ.
+xuất phát từ bản thân doanh nghiệp. Cụ thể là uy tín của doanh nghiệp VN được đánh giá là chưa
cải thiện nhiều, chưa tạo được độ tin cậy cho các nhà đầu tư. Trong khi đó, các tổ chức xếp hạng tín
dụng chuyên nghiệp lại chưa có nhiều. Trung tâm Thông tin tín dụng thuộc NHNN cũng đã thực
hiện nghiệp vụ xếp hạng tín dụng DN và xếp hạng tín dụng DN trên TTCK. Tuy nhiên, những xếp
hạng này cũng chỉ có tính chất tạm thời. Đây là lý do vì sao mà chỉ các doanh nghiệp lớn mới phát
hành thành công
+về phía nhà đầu tư, hiện nay các nhà đầu tư mới chỉ quan tâm tới các kênh đầu tư phổ biến như gửi
tiết kiệm, kênh CP, kênh vàng, ngoại tệ mà chưa qua tâm tới TP DN bởi lãi suất của TP DN chưa đủ
hấp dẫn.
+ về phía Nhà nước còn nhiều chính sách và quy định bất cập.
Thực tế thời gian qua cho thấy vẫn còn sự bao cấp , việc huy động vốn nợ của DN chủ yếu vẫn thực
hiện thông qua kênh chính là TPCP. Chính phủ đứng ra phát hành TP, huy động vốn trong dân cư
rồi lại 'rót' ngược lại cho DN. Quy trình này vừa phức tạp lại tốn kém cả về thời gian, chi phí, trong
khi nhiều DN lớn, có uy tín có thể tự mình huy động vốn từ nguồn này.
Nếu chọn phương pháp vay NH, thì Cty sẽ phải chịu mức lãi suất bình quân 11-15% đối với
khoản vay có kỳ hạn trên 1 năm. Trong khi kênh huy động vốn bằng phát hành TP, lãi phải trả cho
trái chủ lớn nhất chỉ khoảng 10,5%/năm đối với TP coupon có kỳ hạn 5 năm. Hơn nữa, lãi suất trả
cho trái chủ hàng năm được tính như một khoản chi phí của DN (trong chi phí thuế), nên DN sẽ
giảm được áp lực về chi phí vốn trong quá trình điều hành.
-DN vừa và nhỏ: Mặc dù trong năm 2009,2010 chính phủ đã thực hiện nhiều gói kích cầu nhằm hỗ
trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn, mở rộng sản xuất. Nhưng nguồn vốn ngân
hàng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó tiếp cận do các doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều
kiện cho vay của ngân hàng, đồng thời vấn đề lãi suất tăng chi phí của việc sử dụng vốn cho doanh
nghiệp. Nguồn vốn thì có, nhưng các doanh nghiệp lại không với tới được.
Phát hành trái phiếu với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề quy mô và
thương hiệu của doanh nghiệp, chưa thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư. Ở Việt nam tâm lý”
ăn theo” khá phổ biến, mà không có những chuyên gia chuyên kinh doanh trái phiếu, nên thị trường
trái phiếu chỉ tập trung ở các công ty có quy mô lớn. Nguồn vốn trái phiếu dồi dào, là một thị trường
tiềm năng, đã có nhiều phát triển trong huy động vốn nhưng vẫn là điều không hề dễ dàng với trái
phiếu doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Có 2 trường hợp là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. Với phát hành riêng lẻ, phương
thức phát hành chỉ giới hạn ở 3 hình thức là bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành và đấu thầu mà tổ
chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành phải thỏa mãn những tiêu chuẩn do Bộ Tài chính quy
định (hiện vẫn chưa có hướng dẫn về các tiêu chuẩn này). Quy định này chỉ phù hợp với những đợt
phát hành có giá trị lớn của những doanh nghiệp lớn, trường hợp khác sẽ là khá tốn kém. Đây là một
rào cản đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay. Phí và lệ
phí khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã hết hiệu lực và được nhận xét là quá cao nên không
khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn hình thức phát hành trái phiếu
2010 NHTMCP Công thương Việt Nam (mã CTG-HOSE) công bố việc phát hành trái phiếu năm
2010 theo hình thức phát hành riêng lẻ cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, với hình thức
trái phiếu ghi sổ.Theo đó, CTG phát hành 3.000 trái phiếu, tương đương 3.000 tỷ đồng. Đây là trái
phiếu bằng VND, lãi suất thả nổi, không có đảm bảo. Trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, giá phát hành
bằng mệnh giá, phát hành: 22/6/2010, đáo hạn: 22/6/2012.Tiền thu được từ đợt phát hành trái phiếu
được sử dụng vào mục đích cấp vốn chung của NHTMCP Công thương Việt Nam theo quy tắc và
quy định hiện hành
NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank) được chào bán 10,5 triệu trái phiếu chuyển đổi để chuẩn bị cho
lộ trình tăng vốn điều lệ, theo giấy phép của UBCKNN.Theo đó, mệnh giá chào bán tương đương
1.050 tỷ đồng, dành cho các cổ đông hiện hữu với giá bằng mệnh giá (100.000 đồng/trái phiếu). Lãi
suất của trái phiếu chuyển đổi Habubank là 10,49%/năm, thời hạn chuyển đổi là 1 năm, tỷ lệ chuyển
đổi là 1:10 (1 trái phiếu được chuyển đổi thành 10 cổ phiếu phổ thông tại thời điểm chuyển
đổi).Habubank phát hành trái phiếu chuyển đổi để tăng nguồn vốn trung-dài hạn, chuẩn bị cho tăng
vốn điều lệ đến năm 2015 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tháng 5 và tháng 6/2010, TMS phát hành 100.000 trái phiếu chuyển đổi, mệnh giá 1 triệu đồng/trái
phiếu sau khi HDQT CTCP Kho vận Giao nhận Ngoại thương (mã TMS-HOSE) thông qua phương
án phát hành.Trái phiếu bán cho gần 100 nhà đầu tư, tổng mệnh giá 100 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ
hạn 24 tháng, lãi suất định kỳ 8%/năm. Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 31/5/2010. Số tiền huy
động để đầu tư vào các cảng là 59 tỷ đồng; đầu tư một phần vào dự án kho ngoại quan, khu công
nghệ cao là 41 tỷ đồng.Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2010, doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch của TMS đạt 49,86 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 5,3 tỷ đồng; lãi cơ bản trên mỗi cổ
phiếu (EPS) đạt 477 đồng.
Đại hội cổ đông REE đã thông qua phương án phát hành 81.041.798 cổ phiếu thưởng cho cổ đông
hiện hữu; phát hành 8 triệu cổ phiếu bán cho nhân viên chủ chốt; phát hành 810.418 trái phiếu
doanh nghiệp chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu, mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu, với tỷ lệ 100:1
(100 cổ phần được mua 1 trái phiếu).
HĐQT CTCP Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Đất Xanh (mã DXG-HOSE) vừa thông qua kế hoạch
phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 320 tỷ đồng và phát hành trái phiếu trong năm
2010.DXG thông qua kế hoạch phát hành 16 triệu cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng/cổ
phiếu trong quý 3/2010. Trong đó, 10 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu có giá phát hành 10.000
đồng/CP, theo tỷ lệ thực hiện là 16:10 (cổ đông sở hữu 16 cổ phần sẽ được mua 10 CP mới). 800
nghìn CP được phát hành cho nhân viên với giá do HĐQT quyết định (không thấp hơn 10.000
đồng/CP). 5,2 triệu CP cho nhà đầu tư bên ngoài với giá do HĐQT quyết định nhưng không thấp
hơn 15.000 đồng/CP.Tổng số tiền dự kiến huy động được 186 tỷ đồng, và đầu tư vào Dự án Khu
căn hộ và biệt thự cao cấp Đất Xanh, phường 10, Vũng Tàu.HĐQT DXG đã thông qua kế hoạch
phát hành trái phiếu doanh nghiệp với tổng mệnh giá đạt 500 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ quý
2/2010.
3. GIẢI PHÁP
1. Phát triển thị trường trái phiếu theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, vận hành theo
các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế.
2. Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường; mở rộng hệ
thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung
gian; đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, … đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cấu thành một thị trường
trái phiếu phát triển trong khu vực.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; hài hoà giữa mục tiêu huy
động vốn thông qua thị trường trái phiếu cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường trái
phiếu với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
4. Tăng cường quản lý nhà nước, thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra giám
sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường.
5. Chính sách đa dạng hóa các chủ thể phát hành trái phiếu
6. Đa dạng hóa phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
7. Thu hút và phát triển các “nhà kiến tạo thị trường”
8. Tạo tính thanh khoản cho trái phiếu
.