Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ thuật trồng lúa sạ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.75 KB, 11 trang )

Kỹ thuật trồng lúa sạ
Thời vụ và nhóm giống lúa theo vùng sinh thái







Có thể sử dụng các
giống lúa khác nhau để gieo thẳng. Trong thực tế, thường gieo thẳng các giống lúa
ngắn ngày, thấp cây, khả năng chống đổ tốt.

a) Vùng đồng bằng sông Hồng
Vụ xuân:
+ Xuân muộn: gieo 5/2- 25/2 với các giống lúa: ĐB5, ĐB6, Q5, KD18, BT7, HT1,
LT2, AC5, IRi352, BM9820, PD2, Nhị ưu 838, HYT83, TH3-3, Việt lai 20…




Vụ mùa:
+ Mùa sớm: gieo 10/6- 20/6 với các giống lúa: ĐB5, ĐB6, Q5, KD18 ,HT1, LT2,
AC5, IRi352, BM9820, PD2, Nhị ưu 838, Bacưu 64, Bacưu 903, HYT83, TH3-3,
Việt lai 20…
+ Mùa trung: gieo 15/6- 25/6 với các giống lúa: X21, Xi23, VN10, NX30, 17494,
MT6, M6, P1, P6, TK 106…

b) Vùng đồng bằng ven biển Trung bộ
Vụ đông xuân: gieo 15/11- 5/12 với các giống lúa: Tập lai, X21, Xi23, M6, CM1,
BM 9830


Vụ mùa : gieo 25/5- 20/6 với các giống lúa: Xi23, 9830, P1, P6, 17494.

c) Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Vụ đông xuân: Gieo đầu tháng 11 đến 25/11. Sử dụng các giống lúa OMCS 2000,
OMCS21, TNĐB100, ML48, OM1706, OM1633, VND404, VND95- 19,
MTL250, MTL392, MTL449, OM4498, OM4495, OM2395, OM2517, OM3405
Vụ hè thu: Gieo đầu tháng 4 đến 25/4. Sử dụng các giống lúa OMCS 2000,
OMCS21, TNĐB100, ML48, OM1706, OM1633, VND404, VND95- 19,
MTL250, MTL392, MTL449, OM4498, OM4495, OM2395, OM2517, OM3405
Vụ mùa: Gieo 5/5- 30/5. Sử dụng các giống lúa VND404, VND95-19, MTL250,MTL392,
MTL449, OM4498, OM4495,OM2395, OM2517, OM3405, Khao105, Nàng thơm chợ
đào 5, Nàng Hương 2
Chuẩn bị giống và làm đất
Chuẩn bị hạt giống




Chuẩn bị hạt giống khoẻ, đủ tiêu chuẩn chất lượng, xử lí hạt giống thực hiệ
n tương
tự như như đối với lúa cấy, chỉ khác ngâm ủ và lượng hạt giống gieo để phù hợp
với gieo sạ
Sạ khô: Hạt giống đã được ngâm và no nước. Lượng hạt giống cho 1 ha: 110- 120
kg.

Sạ ướt: Hạt giống được ngâm ủ nảy mầm. Lượng hạt giống từ 80- 100kg/ ha.

Sạ ngầm: Hạt giống đã được ngâm 10 giờ và đem gieo khi mực nước chỉ còn 10-
15cm. Lượng hạt giống từ 150- 200 kg/ha do có nhược điểm là tỷ lệ nảy mầm
thấp, thiếu oxy và cây mọc yếu.


Lượng giống biến động theo giống, thời vụ và đất đai. Lượng giống gieo khô lớn
hơn so với gieo nước, hoặc vụ xuân lớn hơn so với vụ mùa, hạt giống có trọng
lượng ngàn hạt lớn thì phải cao hơn hạt giống có trọng lượng ngàn hạt thấp.
Thường thì lượng hạt giống từ 100 -120 kg/ha. Ở các tỉnh phía Bắc nếu tính theo
sào Bắc bộ vụ xuân từ 3,5 - 4 kg/sào, vụ mùa từ 3,0 - 3,5 kg/ sào


Kỹ thuật làm đất
Làm đất gieo khô: Làm đất kỹ, mặt ruộng phẳng, có hệ thống tưới tiêu chủ động
và sạch cỏ dại.
Làm đất gieo ướt (nước): Làm đất kỹ hơn, mặt ruộng phẳng, có hệ thống tưới tiêu
chủ động, sạch cỏ dại, rút nước để gieo.

Kỹ thuật sạ




a) Sạ khô: Áp dụng đối với những vùng cây lúa sinh trưởng chủ yếu nhờ nước trời.
Tuỳ điều kiệncó thể thực hiện theo những phương pháp sau:
 Dùng bừa kéo thành rãnh có độ sâu 1- 3cm. Gieo hạt theo rãnh sau đó lấp
đất kín, hạt sẽ nảy mầm thành cây lúa.
 Có thể gieo hạt tự do, chọc lỗ bỏ hạt theo hốc sau đó lấp hạt.
b) Sạ ướt: Là phương thức sạ phổ biến nhất.
Cách sạ: Làm luống để dễ chăm sóc và quản lí nước, kích thước luống từ 2,5- 4m
tuỳ theo diện tích ruộng gieo đều trên toàn bộ mặt luống. Ở những ruộng mà mặt
ruộng khá bằng phẳng chỉ cần chia theo rạch để tiện chăm sóc, gieo nặng tay, chìm
hạt và đều trên mặt ruộng.


c) Sạ ngầm (Gieo chìm hạt ):
Được áp dụng ở Đồng bằng sông Cửu Long, khi ruộng bị ngập nước trong mùa lũ
và sau đó rút nhanh chóng, do đó lượng hạt giống gieo cao hơn so với các phương
pháp sạ khác. Khi mực nước từ 10- 20cm, cần tiến hành lồng đất. Hạt giống đã
được ngâm 10 giờ và đem gieo khi mực nước chỉ còn 10- 15cm. Sau khi gieo 2- 4
ngày, nước ruộng phải được rút hết. Trong thời gian này, hạt tiếp tục hút nước,
nảy mầm và mọc thành cây.
d) Sạ bằng máy theo hàng:

Nguyên lý hoạt động: rắc hạt bằng trống đựng hạt xoay tròn.

Các loại máy thông dụng có 6 trống, gieo được 12 hàng với khoảng cách 16 cm X
2-3cm.

Ưu điểm của phương pháp này là năng suất lao động tăng, giảm bớt công tỉa dăm,
ruộng lúa thông thoáng, chủ động độ sâu gieo, chủ động mật độ song yêu cầu làm
đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng để dễ điều tiết nước.

Chăm sóc lúa sạ





Khâu quản lý chăm sóc có tính chất quyết định năng suất lúa gieo sạ. Yêu cầu là
lúa mọc đều, bảo đảm số cây trên đơn vị diện tích và phòng trừ tốt cỏ dại và sâu
bệnh.

Nước: Sau gieo phải giữ ẩm cho hạt mọc đều. Khi cây bắt đầu mọc, cho nước vào
ruộng ở mức 1- 3 cm và điều chỉnh nước theo sinh trưởng của cây.

Làm cỏ, tỉa dặm: Cần tỉa dặm sớm khi lúa được 4- 5 lá. Kết hợp bón phân và làm
cỏ đợt 1 nhằm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm.

Bón thúc: Bộ rễ của lúa gieo sạ phát triển mạnh ở lớp đất mặt, nhu cầu dinh dưỡng
cần nhiều hơn. Cần bón thúc sớm cho cây mọc khỏe, ra lá nhanh, đẻ sớm và kết
thúc sớm, bón nặng thời kỳ đầu để lúa đẻ tập trung. Bón thúc còn tuỳ thuộc vào
điều kiện đất đai, giống lúa và thời gian sinh trưởng của giống. Song theo TS.
Nguyễn Văn Hoan. Tường Đại học nông nghiệp I, Bón thúc cho lúa sạ thâm canh
có các thời kỳ cơ bản sau:
 Lúa có 2 lá: Thúc 3 kg đạm Urê + 3 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay
80kg Urê + 80kg kali clorua cho 1ha.
 Lúa có 6 lá: Thúc lần 2 bằng 3 kg đạm Urê + 3 kg kali clorua cho 1 sào Bắc
bộ hay 80kg Urê + 80kg kali clorua cho 1ha.






 Lúa phân hoá đòng: Bón thúc tiếp 2kg đạm Urê + 2 kg kali clorua cho 1 sào
Bắc bộ hay 55kg Urê + 55kg kali clorua cho 1ha.
 Lúa trỗ báo: Bón nuôI hạt lần cuối bằng 2kg đạm Urê + 4 kg kali clorua
cho 1 sào Bắc bộ hay 55kg Urê + 110kg kali clorua cho 1ha.
Trừ cỏ dại: Bằng biện pháp canh tác như cày ngả sớm, ngâm kỹ diệt cỏ dại,
không để ruộng mất nước. Dùng các loại thuốc trừ cỏ, loại thuốc trừ cỏ cho lúa
nước thường dùng như Sofit, lượng dùng 35ml + 10lít nước phun cho 1 sào Bắc
bộ, hay 1 lít nước pha với 300 lít nước phun đều cho 1ha. Phun thuốc trừ cỏ phảI
phun đều, không được bỏ sót và phảI phun cả phần rãnh luống.

Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Thu hoạch bào quản

Thu hoạch lúa
 Thu hoạch thủ công: Liềm các loại là công cụ chủ yếu và được sử dụng phổ
biến tại các hộ gia đình, trang trại nhỏ.
 Thu hoạch cơ giới: Sử dụng các máy gặt cải tiến loại vừa và nhỏ để thu
hoạch lúa.
 Đập, tuốt lúa: Đập lúa bằn tay, trục lúa bằng trục đá có trâu bò kéo, tuốt lúa
bằng máy đạp chân, bằng máy tuốt thủ công nhỏ hoặc bằng máy tuốt lúa.

Nơi đập tuốt lúa phải được lót bạt, hoặc tực tiếp ở sân phơi, nhưng phải sạch rác,
sạn và không được lẫn với giống khác.
Phơi sấy, cất trữ bảo quản

Phơi sấy: yêu cầu phơi khô để hạt có hàm lượng nước đạt < 13%, cũng như không
cho mầm bệnh phát triển và hoạt động. Có thể sử dụng 2 phương pháp phơi sấy
chủ yếu sau:
 Phơi bằng ánh sáng mặt trời: hạt lúa nói chung có thể được phơi bằng ánh
sáng tự nhiên, độ dầy 3-7 cm, thường xuyên đảo hạt để hạt khô đều, tránh
cường độ ánh sáng mạnh.
 Phương pháp làm khô bằng hệ thống quạt không khí nóng: Hạt lúa có thể
làm khô băng hệ thống sấy có thổi không khí nóng với nhiệt độ 40 - 450c,
thời gian sấy tùy thuộc vào ẩm độ hạt khi thu hoạch, nhiệt lượng cung cấp,
cũng như khối lượng hạt cần xử lý.
Cất trữ bảo quản: Sau khi lúa đã phơI khô, quạt sạch trấu, hạt lép, đóng vào bao để
bảo quản trong kho chuyên dụng. Kho bảo quản phảI được khử trùng, dọn sạch
trước khi cất trữ. Ở các hộ gia đình nên cho thóc vào bồ, thùng phi hoặc thùng tôn
đặt ở nơI khô ráo, thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra ẩm mốc, mọt và chuột. Nếu
bị dịch hại và ẩm mốc cần phảI xử lí ngay.



×