Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.46 KB, 4 trang )

CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO
SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG
CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG:
NƯỚC
Để diễn ra quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong hạt thóc, chuẩn bị cho
sự nảy mầm thì hạt thóc phải hút nước để tạo độ ẩm cho hạt thóc. Trong vòng thời
gian ít nhất 24 giờ ngâm trong nước hạt thóc mới có một lượng nước được ngấm
đồng đều vào toàn bộ hạt thóc.
Điều kiện để hạt thóc hút nước đạt đến độ ẩm thích hợp thì hạt thóc mới có thể nảy
mầm được là: trước khi ngâm ủ, hạt thóc giống bảo quản trong kho có độ ẩm
khoảng 13%. Về tốc độ hút nước của hạt thóc còn phụ thuộc vào các điều kiện
khác như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước.

Nếu hạt giống được ngâm ủ chưa đạt độ ẩm nhất định thì khó nảy mầm (khi hạt
nảy mầm lượng nước trong hạt chiếm 30-40%. Nhưng nếu ngâm quá dài, hạt thóc
hút nhiều nước, tinh bột trong hạt phân giải thành đường rồi hoà tan vào trong
nước làm tiêu hao chất dự trong trong hạt, đồng thời dễ làm cho hạt bị chua, tạo
điều kiện cho mầm bệnh phát triển, dẫn đến hạt sẽ bị thối hoặc mầm thóc yếu.
Nhu cầu về nước để hạt thóc nảy mầm còn phụ thuộc vào giống. Các giống lúa cạn,
chịu hạn có khả năng hút nước và nảy mầm trong điều kiện đất tương đối khô;
nhưng các giống lúa chịu được nước sâu lại có thể nảy mầm tốt trong điều kiện
thừa nước.

CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG:
KHÔNG KHÍ
Cùng với yếu tố nước, không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nảy mầm
của hạt giống. Oxy rất cần thiết trong suốt đời sống của cây lúa và trong cả quá
trình nảy mầm. Cây lúa nước vốn sống trong điều kiện ruộng ngập nước nên hạt
giống có thể nảy mầm trong điều kiện yếm khí, thiếu oxy. Tuy nhiên trong điều
kiện đó hạt vẫn nảy mầm, nhưng lá bao kéo dài yếu ớt. Còn trong điều kiện ẩm thì
hạt giống nảy mầm nhanh, ra lá và ra rễ bình thường. Oxy rất cần thiết cho quá


trình hô hấp của hạt, nó giúp cho quá trình phân giải vật chất trong hạt và quá trình
phân chia tế bào mới (nếu thiếu oxy trong quá trình này thì tế bào kéo dài, các lá
ban đầu dài ra, yếu ớt).

Điều tiết bằng cách khống chế lượng oxy và nước có thể điều khiển được sự phát
triển của mầm và rễ. Nếu thiếu oxy thì độ dài của mầm thóc vươn nhanh nhưng rễ
lại phát triển ngắn. Nước chứa rất ít không khí, nên nếu hạt giống bị ngập quá sâu
trong nước thì phôi sẽ phát triển chậm và hậu quả là mầm sẽ mảnh và yếu.

CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG:
NHIỆT ĐỘ
Hạt thóc giống hút nước đạt độ ẩm cần thiết và phải có nhiệt độ phù hợp mới có
thể nảy mầm. Nhiệt độ ấm áp rất cần để tăng cường các hoạt động ở bên trong hạt
giống và do đó đẩy mạnh sự phát triển của phôi. Ngược lại, nhiệt độ thấp làm
giảm các hoạt động ở bên trong hạt giống, nhiệt độ quá cao sẽ làm chết phôi mầm
hạt thóc.
Điều kiện để hạt thóc nảy mầm tốt nhất là ở nhiệt độ xung quanh 30-35oC, trên
40oC hoặc thấp dưới 10oC đều không có lợi cho quá trình nảy mầm. Trong quá
trỉnh ủ, bản thân đống hạt hô hấp cũng tạo ra nhiệt lượng để xúc tiến nảy mầm.
Nếu ngâm ủ với khối lượng hạt giống nhỏ, dễ bị thiếu nhiệt nên hạt giống nảy
mầm chậm. Có thể dùng nước ấm tưới vào hạt giống để hạt hút ẩm, tăng cường hô
hấp sẽ nảy mầm mạnh hơn.
Như vậy, trong vụ hè thu và vụ mùa ngâm ủ trong điều kiện nhiệt độ cao, hạt dễ
nảy mầm, thời gian ngâm ủ ngắn; trái lại vụ chiêm xuân ở miền Bắc, ngâm ủ trong
điều kiện nhiệt độ thấp nên thời gian ngâm ủ kéo dài hơn. Tương tự, trong điều
kiện ruộng mạ, nếu ta tiến hành gieo mạ trong điều kiện quá lạnh hoặc quá nóng
cũng rất khó khăn cho quá trình sinh trưởng, phát triển của các mầm thóc, của cây
mạ. Vấn đề lựa chọn thời điểm ngâm ủ, gieo mạ và các biện pháp kỹ thuật phải
được chú ý để tạo điều kiện cho việc gieo mạ được thuận lợi và hiệu quả.
Ở miền Bắc, trong vụ đông xuân lạnh, để đảm bảo mùa vụ hiện nay nông dân đang

áp dụng rộng rãi kỹ thuật “mạ che phủ nilon” ngay từ khi bắt đầu gieo mạ.

×