Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vài nét về nhà Trần (1225 - 1400) - 3 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.25 KB, 6 trang )

Vài nét về nhà Trần (1225 - 1400)
3
2.2 Chiến thắng quân Mông Cổ lần thứ hai (1285)
Năm 1282. Nguyên chủ sai con là Thoát Hoan làm Trấn Nam Vương, cùng Toa
Đô và Ô Mã Nhi dẫn 50 vạn quân giả lấy tiếng mượn đường sang Champa. Riêng
Toa Đô chỉ huy một toán thủy binh, tiến đánh Champa bằng đường biển.
Trước mưu toan xâm lược của quân Nguyên, vua Trần triệu tập công hầu, quan lại
tại Bình Than (Hải Hưng) bàn kế phòng đánh và chia quân đóng giữ các nơi hiểm
yếu. Trần Hưng Đạo được phong làm tiết chế thống lĩnh toàn quân, Trần Quang
Khải làm thượng tướng, Trần Khánh Dư làm phó Đô tướng quân.
Để khích lệ mọi người đứng lên chiến đấu vì đại nghĩa Trần Hưng Đạo viết và
truyền bài hịch nổi tiếng "Hích Tướng Sĩ"
Trong hịch có đoạn tha thiết: " Huống chi ta cùng các người, sinh ra vào lúc rối
ren, lớn lên vào buổi hoạn nạn, thấy sứ giả của giặc qua lại dọc ngang ngoài
đường, khua tất lưỡi cú vọ mà khinh rẻ triều đình, đem cái thân dê chó mà ngạo
mạn tể tướng Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa,
ruột như như cắt, chỉ giận không được ăn thịt nằm da, đốt gan uống máu thù, dẫu
cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam
lòng "
Tướng sĩ được khích lệ, ai nấy một lòng diệt giặc. Họ lấy mực xâm lên tay hai chữ
"sát Đát" để tỏ lòng quyết tâm của mình.
Trần Hưng Đạo phân công Trần Khánh Dư đem quân ra trấn giữ cảng Vân Đồn,
còn Trần Bình Trọng thì đi đóng đồn trên sông Bình Than. Phạm Ngũ Lão đóng từ
biên giới cho đến Chi Lăng, Trần Nhật Duật đóng ở Tuyên Quang đến Tam Đái
(Nam Phú Thọ, Đông Bắc Vĩnh Yên). Các tướng khác cũng đem quân đóng giữ
các nơi quan yếu. Riêng Trần Hưng Đạo đóng ở Nội Bàng (vùng xã Bình Nội, Bắc
Giang), trên con đường đi về Vạn Kiếp (Hải Dương) để tiếp ứng cho các nơi.
Trong khi ấy, vua Nhân Tông cho người mang lễ vật sang xin nhà Nguyên hoãn
binh nhưng nhà Nguyên không chấp nhận. Thoát Hoan được lệnh tiến quân. Vua
Nhân Tông bèn triệu tập hội nghị Diên Hồng để bàn xem nên hòa hay nên đánh.
Các bô lão đều đồng thanh xin đánh (1.1285).


Tháng 1.1285, đại quân do Thoát Hoan chỉ huy ào ạt tiến qua Lạng Sơn, nhằm đến
Nội Bàng. Trên đường đi, tuy bị quân của Đại Việt chận đánh kịch liệt, đại quân
của Thoát Hoan vẫn kéo đến được Nội Bàng và bao vây quân Đại Việt tại đây.
Ngày 2.2.1285, một trận chiến ác liệt nổ ra. Thấy thế quân Nguyên quá mạnh,
Trần Hưng Đạo cho quân rút về Vạn Kiếp. Thoát Hoan lại cho quân truy đuổi,
dùng lực lượng kỵ binh hùng hậu bao vây Vạn Kiếp. Một lần nữa, Trần Hưng Đạo
lại cho rút quân. Một bộ phận đến đóng ở Hải Đông (Hải Dương), một bộ phận
khác tiến về Lạng Sơn, còn đại bộ phận rút về giữ Nam ngạn sông Hồng. Cầm cự
một thời gian, đại quân rút về Thiên Trường (Nam Định). Vua và triều đình cùng
rời bỏ Thăng Long về tụ tại đây.
Quân Nguyên vào thành Thăng Long, gặp phải cảnh "nhà không vườn trống", một
chiến thuật của nhà Trần được nhân dân hưởng ứng. Thoát Hoan cho một toán
quân truy đuổi quân Trần Hưng Đạo đến Thiên Trường. Để chặn bước tiến của
địch, Trần Hưng Đạo cho đánh một trận ở sông Thiên Mạc (Hưng Yên). Tại đây
Trần Bình Trọng bị bắt và tử tiết với lời nói bất hủ: "Ta thà làm quỷ nước Nam
còn hơn làm vương đất Bắc".Bấy giờ 100.000 quân của Toa Đô không đánh thắng
được Champa, bèn kéo quân theo đường bộ ra đánh Nghệ An để hợp quân với
Thoát Hoan. Thoát Hoan liền sai Ô Mã Nhi đem quân theo đường bể tiếp ứng.
Trần Hưng Đạo cho Trần Quang Khải đưa binh vào đóng ở Nghệ An chận đường
Toa Đô. Toa Đô liền dùng thuyền nhỏ đưa quân theo đường biển ra Trường Yên
(Ninh Bình ngày nay).
Tình hình hết sức nguy cấp. Quân địch hai gọng từ phía Bắc và dưới phía Nam,
cùng đánh thốc để hợp quân. Trần Hưng Đạo phải đưa vua chạy đến Hải Dương,
sau đó đến Quảng Yên rồi lại theo đường sông trở về lại Thanh Hóa. Trong hoàng
tộc họ Trần có người ra đầu hàng mà điển hình là Trần ích Tắc, con thứ năm của
Trần Thái Tông.
Để chặn không cho Toa Độ hội quân cùng Thoát Hoan, Trần Hưng Đạo điều động
Trần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản đón đánh Toa Đô ở bến Hàm Tử (Hưng
Yên). Toa Đô thua to phải rút về chống giữ. Đồng thời Trần Hưng Đạo phái Trần
Quang Khải cùng Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toản đi vòng đường bể, đánh

thẳng vào quân Nguyên ở Chương Dương và tiến sát thành Thăng Long. Thoát
Hoan đem quân ra chống cự không lại phải bỏ thành Thăng Long chạy về Bắc
Ninh. Quân Đại Việt chiếm lại được thành Thăng Long. Để đánh dấu chiến thắng
này, Trần Quang Khải làm bài thơ "Tụng giá hoàn kinh sư".
Trong khi ấy, Trần Hưng Đạo cho tiến quân đánh Toa Đô và Ô Mã Nhi ở Tây Kết.
Toa Đô bị trúng tên chết còn Ô Mã Nhi thì chạy trốn về nước.
Nghe tin Toa Đô tử trận, Thoát Hoan vội đem quân chạy, định rút về, nhưng Trần
Hưng Đạo đã đoán được ý đồ ấy, cho Phạm Ngũ Lão đợi ở Vạn Kiếp, khi quân
Nguyên chạy sang thì đổ ra đánh. Quân Nguyên thua to, mất hết nửa quân số còn
Thoát Hoan thì phải chun vào ống đồng cho quân đẩy chạy về. Quân Đại Việt đại
thắng.
2.3. Chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ ba (1287-1288)
Thất bại nặng nề ấy làm Hốt Tất Liệt hết sức tức giận, quyết định đình việc đi
đánh Nhật Bản và sai đóng thêm chiến thuyền, chuẩn bị sang đánh lại Đại Việt.
Sang năm 1287 quân Nguyên ồ ạt kéo sang. Quân bộ vẫn do Thoát Hoan chỉ huy,
vượt biên giới, đánh vào Lạng Sơn rồi tiến xuống phía Nam và đóng tại Vạn Kiếp.
Quân thủy gồm 600 chiến thuyền lớn, do Ô Mã Nhi chỉ huy, tiến vào Đại Việt
bằng đường biển và hội quân cùng Thoát Hoan ở Vạn Kiếp.
Biết đại quân như thế tất phải có nhu cầu cao về lương thực, Trần Hưng Đạo phân
công Trần Khánh Dư đem quân chặn đánh đường vận lương của quân Nguyên.
Trần Khánh Dư tập kích địch ở Vân Đồn, phá được thuyền lương của địch. Đợi
mãi không thấy thuyền lương, Thoát Hoan xua quân tiến đến Thăng Long. Triều
đình nhà Trần phải rút về Thanh Hóa. Thoát Hoan đốt phá kinh thành rồi rút quân
về Vạn Kiếp. Nhưng Thoát Hoa không thể ở đây được lâu. Thiếu lương thực trầm
trọng, Thoát Hoan phải rút quân. Trên đường tháo chạy, đến sông Bạch Đằng,
quân của Thoát Hoan lọt vào trận địa cọc ngầm do Trần Hưng Đạo bố trí sẵn. Ô
Mã Nhi bị bắt, Thoát Hoan thoát được về nước (1288).
Tuy thắng trận, nhưng trước sức mạnh của quân Nguyên vua Trần Nhân Tông cho
người sang xin giảng hòa. Vua Nguyên cũng đành bằng lòng.
Vua Trần định công tội cho quan lại, ghi chép công trạng của tướng sĩ vào sách

gọi là Trung Hưng thực lục. Còn những người trong hoàng tộc đã đầu hàng và hợp
tác với quân Nguyên thì bị bắt buộc phải đổi họ khác. Ngoài ra để yên lòng dân
chúng, vua và Thái Thượng hoàng cho đốt hết tất cả hàng biểu đi. Từ đó dân
chúng yên tâm xây dựng lại đất nước.
Sự nghiệp củng cố đất nước, sự nghiệp chống xâm lăng của triều Trần đã để lại
trong lòng dân chúng một niềm mến phục sâu xa. Cho nên khi Hồ Quý Ly giành
ngôi nhà Trần, dù có nhiều cải cách quan trọng và tích cực, nhưng lòng người vẫn
còn nhớ đến các vua Trần.

×