Website: Email : Tel : 0918.775.368
CÂU CHUYỆN BÁO CHÍ
I. Vài nét về khái quát về “câu chuyện báo chí”
Câu chuyện báo chí, hay còn gọi là câu chuyện nhân cảm, là một thể
loại báo chí, có quá trình phát sinh phát triển nhiều năm trên báo chí thế
giới cugnx như báo chí nước ta
Trước cách mạng tháng tám 1945, thuật ngữ câu chuyện báo chí
dùng để chỉ toàn bộ những truyện ngắn, truyện vừa được in trên báo. Từ
sau cách mạng tháng tám 1945, thuật ngữ câu chuyện báo chí được dùng
để chỉ những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ.Nội dung của thể loại câu chuyện bao
trùm hầu hết các phương diện của đời sống như đời tư, thế sự hay nhân
tình thế thái với lối viết ngắn gọn độc đáo, bút pháp linh hoạt dễ cuốn hút
người đọc.
Đặc biệt trong những năm qua, thể loại câu chuyện báo chí xuất
hiện trên báo chí ngày càng nhiều hơn, đề tài cũng đa dạng và phong phú
hơn. Nó được công chúng đón nhận với lòng ngưỡng mộ và yêu thích, coi
đó như món ăn tinh thần bổ ích, lí thú mỗi khi đọc báo nghe đài, xem
truyền hình.
Trong báo chí hiện đại, câu chuyện báo chí thể hiện một kiểu tư duy
mới, cách nhìn cuộc sống, cách nắm bắt đời sống rất riêng. Câu chuyện
báo chí với lối viết giản dị, súc tích, có kết cấu linh hoạt, đề tài gần với
cuộc sống đời thường đã có ảnh hưởng lớn tới việc giáo dục nhân cách,
lối sống của mọi người.
Cũng giống như các thể loại báo chí khác như tin tức, phóng sự,
bình luận...câu chuyên báo chí là một thể loại cáo khả năng đáp ứng nhu
cầu thồn tin xác thực và thông tin thời sự, có nghĩa là nó phải trả lời được
các câu hỏi: ai? cái gì? ở đâu, khi nào, tại sao, như thế nào...và có tác
dụng định hướng dư luận. Mặt khác, câu chuyện báo chí còn sử dụng cả
bút pháp văn nghệ với bút pháp giàu hình ảnh, có sức biểu cảm cao, chi
tiết cô đúc, cách hành văn mang nhiều ẩn ý để tạo chiều sâu cho câu
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chuyện. Ở đây, yếu tố văn nghệ được coi là yếu tố phụ trợ, là phương
pháp truyền đạt một vấn đề thời sự mang tính báo chí. Câu chuyện báo chí
là một thể loại kết hợp cả yếu tố văn nghệ và yếu tố báo chí, nó nằm trong
miền giao thoa giữa hai thể loại báo chí và văn nghệ. Vì vậy, khó có thể
định ra ranh giới cụ thể, loại biệt giữa tính văn nghệ và tính báo chí ở thể
loại này
Câu chuyện báo chí là thể loại báo chí sử dụng một số phương
pháp của văn nghệ, truyền đạt một cốt truyện có tính thời sự nóng hổi
đến người tiếp nhận qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
Với vai trò quan trọng của mình trong hệ thống thể loại, câu chuyện
báo chí là thể loại không thể thiếu được đối với công chúng và các
phương tiện truyền thông đại chúng.
1. Đặc điểm của câu chuyện báo chí
1.1. Cốt truyện
Cốt truyện phải ngắn gọn. Nó có thể bao gồm nhiều tình tiết, được
cấu trúc dưới nhiều dạng thức khác nhau nhưng phải hoàn chỉnh và ngắn
gọn, phát triển theo logic sự việc. Với tư cách là một yếu tố của nội dung
tác phẩm, cốt truyện sẽ là một hệ thống những biến cố có quan hệ biện
chứng, tác động qua lại lẫn nhau, làm thành phần nội dung quan trọng
nhất của tác phẩm. Những tính cách nhân vật khác nhau, những xung đột,
mâu thuẫn khác nhau trong đời sống được câu chuyện báo chí khắc họa,
bố cục trong một dung lượng hạn chế theo kiểu: “qua một giọt nước biết
vị mặn của biển cả, qua một tia sáng biếtánh trăng”.
Trong câu chuyện báo chí, chất liệu và đơn vị cơ bản để tạo thành
cốt truyện chính là các sự kiện. Các sự kiện được sắp xếp theo nhiều cách
khác nhau, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc hoặc làm nổi bật tư
tưởng chủ đề của tác phẩm.
Các bước diễn biến của cốt truyện có mối liện hệ chặt chẽ với chủ
đề tư tưởng, làm toát lên nội dung của tác phẩm. Các bước diễn biến của
cốt truyện, cũng giống như quá trình vận động của xung đột: có mở đầu,
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc. Từng phần cốt truyện đều có
nhiệm vụ riêng của nó.
1.2. Chủ đề tư tưởng
Chủ đề tư tưởng bao giờ cũng hình thành từ cốt truyện. Chủ đề được
thể hiện ở bản thân cốt truyện, xung đột hoặc hình tượng nhân vật thông
qua các tình tiết, tính cách nội dung của câu chuyện. Chủ đề của câu
chuyện báo chí thường hoàn chỉnh nhựng đơn tuyến. Thông thường mỗi
câu chuyện báo chí có chủ đề khá rõ và mọi tình huống trong câu chuyện
đều nhằm xoay quanh làm nổi bật chủ đề. Chủ đề của câu chuyên báo chí
thường được thể hiện thông qua tên gọi của câu chuyện, qua những lời
phát biểu của tác giả câu chuyện, thông qua việc miêu tả các biến cố... Về
cơ bản, chủ đề thường được biểu hiện thông qua hệ thống các nhân vật,
đặc biệt là nhân vật chính trong câu chuyện báo chí. Qua các tình tiết, tính
cách, nội dung câu chuyện, chủ đề tư tưởng hiện lên mỗi lúc một rõ ràng
sâu sắc. Chủ đề của câu chuyện báo chí đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của
tờ báo trong từng thời kì, từng giai đoạn nhưng không có tính thời sự.
Trong câu chuyện báo chí, chủ đề không tách rời tư tưởng của tác
phẩm. Tư tưởng có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó có tác dụng chỉ đạo
với toàn bộ tác phẩm. Nó quy định phạm vi đề tài, tạo ra ý nghĩa của chủ
đề, chi phối sự hoạt động và môí liện hệ giữa các nhân vật, dẫn dắt quá
trình phát triển của cốt truyện, lựa chọn hình thức kết cấu, các biện pháp
thể hiện sao cho phù hợp. Mỗi câu chuyện nhằm thể hiện một chủ đề nào
đó, tuy nhiện cũng có trường hợp một câu chuyện lại có nhiều mạch tư
tưởng.
3. Đề tài
Đề tài của câu chuyện báo chí là là phạm vi hiện thực đời sống xã
hội mà tác giả chọn để phản ánh. Đề tài trong câu chuyện báo chí hết sức
phong phú, đ a dạng, mang dấu ấn của đời sống khách quan song cũng là
sự ghi nhận dấu ấn chủ quan của người viết. Mặc dù có thể phản ánh cuộc
sống trên bình diện rộng nhưng như vậy không có nghĩa là bất cứ đề tài
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nào cũng được đưa vào câu chuyện. Đề tài trong câu chuyện báo chí phải
gần gũi với đời sống báo chí . Do vậy, một yêu cầu đặt ra là chọn đề tài
phải phù hợp với tình hình, không tách rời quỹ đạo tuyên truyền của báo
chí và yêu cầu bức xúc của đời sống
4. Kết cấu
Kết cấu là hình thức của câu chuyện báo chí. Kết cấu chịu sự chỉ
đạo và chi phối của chủ đề tư tưởng, cốt truyện song cũng có nhiệm vụ tổ
chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất , thấm sâu
vào từng bộ phận của tác phẩm.
Thông thường, kết cấu của câu chuyện báo chí có ba phần cơ bản:
Phần mở đầu: giới thiệu hoàn cảnh nảy sinh xung đột, giới thiệu
nhân vật với những nét khái quát,mang tính thời sự và đặc trưng nhất, tạo
ra một khung cảnh đi vào nọi dung cốt truyện.
Phần diễn giải câu chuyện: dân dắt trình bày những biến cố, sự kiện
liên quan đến vấn đề chủ yếu của câu chuyện. Những biến cố ấy cùng với
những hành động tính cách của nhân vật sẽ làm nên nội dung cơ bản của
tác phẩm. Kết cấu của câu chuyện báo chí nhìn chung khá đa dạng, phong
phú.
5. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ trong câu chuyện báo chí là ngôn ngữ kịch, đòi hỏi tính
hành động cao. Ngôn ngữ gần gũi với đời thường, gắn bó với công
chúng, giúp tác phẩm đi sâu vào tâm tư tình cảm của họ.
6. Nhân vật
Nhân vật trung tâm trong câu chuyện báo chí phản ánh là con
người. Thông qua đối tượng được phản ánh, ý tưởng của tác giả được tỏa
sáng. Nhân vật trung tâm của câu chuyện báo chí phải được thể hiện bằng
những nét nổi bật về tính cách và hành động để hướng tới chủ đề tư
tưởng.
7. Bút pháp
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bút pháp trần thuât, tự sự, đôi khi bút pháp liện tưởng cũng được
thể hiện trong thể loại này. Do đặc điểm bút pháp trong câu chuyện báo
chí là cái tôi trần thuật, nên người viết với tư cách là người thẩm định
phải thể hiện được cái tôi thẩm mĩ nhưng năng động, nhạy bén và hoạt bát
hơn.
Tóm lại, câu chuyện báo chí là một thể loại báo chí vừa mang yếu
tố báo chí vừa mang yếu tố văn nghệ được sử dụng ngày càng nhiều trên
các phương tiện truyền thông đai chúng ở nước ta cũng như trên thế giới.
Những yếu tố cơ bản của câu chuyện báo chí là cốt truyện, chủ đề tư
tưởng, đề tài, kết cấu, ngôn ngữ nhân vật và bút pháp- cái tôi. Việc nắm
vững những đặc trưng về đặc điểm, thể loại là yêu cầu cấp thiết đối với
người viết. Câu chuyên báo chí nhằm khai thác thế mạnh của thể loại này
trong việc thực hiện chức năng giáo dục tuyện truyền của báo chí.
II. Một số ví dụ về “Câu chuyện báo chí”
1. Câu chuyện thứ nhất
Cái đầu sài và chiếc quần thủng
Tôi lớn lên trong lời chọc ghẹo của thiên hạ, nước mắt mẹ còn nhiều hơn
nước lũ đầu mùa. Dân làng bảo mẹ cho tôi vào chùa nương nhờ cửa Phật. Nếu
làm thế, có nghĩa là mẹ thoái thác nuôi tôi, phó mặc tôi cho số phận, nhưng
không, mẹ đã kiên quyết giữ con bên mình để chạy chữa.
11 tháng tuổi, căn bệnh sài (chàm) quái ác ngự trị trên đầu mãi đến năm
tôi 12 tuổi. Ba mẹ tằn tiện tích góp để cất căn nhà mới đành gác lại dự định, đem
tôi đi chạy chữa tứ phương nhưng tiền mất tật mang. Không cam chịu số phận
của con, mẹ vẫn ngày ngày lên núi hái lá lấu theo đơn thuốc của thầy lang trong
làng. Trên cái đầu sài của tôi không có lấy một cọng tóc, mà chỉ là một tấm khăn
trắng to cồng kềnh cùng 1kg nếp thuốc. Đi học, đi ngủ tôi cũng phải mang nó,
nó trở thành vật bất ly thân với tôi suốt quãng đời tuổi thơ.
Ba buồn rầu, tiền gia đình tích cóp khánh kiệt vì đứa con mắc bệnh. Ba
lấy rượu để trút bỏ nỗi buồn. Ba say, ba tàn nhẫn với mọi người. Ba đánh mẹ khi
có cớ, ba chửi mẹ khi đã có chén rượu vào. Là tộc trưởng nên ba phải chịu bao
5