Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trần Nghệ Tông (1370-1372) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.78 KB, 5 trang )

Trần Nghệ Tông (1370-1372)
Niên hiệu: Thiệu Khánh
Cung Tĩnh Vương sinh năm ất Sửu (1324), do các tôn thất nhà Trần phò giúp, lên
ngôi năm Canh Tuất (1370). Nghệ Tông lên vua chưa được bao lâu đã phải lao
đao chạy giặc. Nguyên do, khi Nhật Lệ bị giết, mẹ Nhật Lệ chạy vào Chiêm
Thành cầu cứu vua Chế Bồng Nga đem quân đánh Ðại Việt. Quân Chiêm vượt bể
vào cửa Ðại An tiến đánh Thăng Long. Quân Trần không chống nổi, phải bỏ kinh
thành. Vua Nghệ Tông chạy sang Ðông Ngàn (Ðình Bảng, Bắc Ninh) lánh nạn.
Quân Chiêm Thành vào thành đốt sạch cung điện bắt đàn bà con gái, lấy hết vàng
bạc châu báu rồi rút quân về. Vua nhu nhược, bất lực không điều khiển nổi triều
chính phải trao cho Hồ Quý Ly nhiều quyền hành. Hồ Quý Ly có hai người cô lấy
vua Minh Tông. Một người là Minh Từ hoàng hậu sinh ra vua Nghệ Tông, một
người là Ðôn từ hoàng hậu sinh ra vua Duệ Tông. Vì vậy, Nghệ Tông tin dùng
phong Hồ Quý Ly làm khu Mật Ðại Sứ tại gia tước Trung Truyên Hầu.
Năm Nhâm Tý (1372), Nghệ Tông truyên Ngôi cho em là Kính rồi về phủ Tiên
Trường làm Thái thượng hoàng.
Trần Nghệ Tông là vị vua thứ tám triều Trần
Tên thật là Trần Phủ, con thứ 3 của vua Minh Tông, sinh năm 1320. Quê hương
Tức Mạc, Phủ Thiên Trường nay xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
Khi Dương Nhật Lễ chiếm ngôi, ông chạy lên Đà Giang. Sau được tôn thất nhà
Trần hợp lực giết chết Dương Nhật Lễ rồi lên Đà Giang rước Trần Phủ về lập lên
làm vua năm 1370.
Dẹp xong nội loạn, khôi phục lại cơ đồ nhà Trần. Tuy Trần Nghệ Tông là vua
hiền, nhiều nhân đức nhưng lại thiếu bản lĩnh trị quốc, ít cương nghị, không quyết
đoán nên lũ gian thần trong triều ngấp nghé ngai vàng. Bên ngoài vua Chiêm
Thành là Chế Bồng Nga đem quân vượt biển tiến đánh kinh thành Thăng Long.
Quân nhà Trần chủ quan, giữ không nổi. Vua Nghệ Tông Phải chạy lên Bắc Ninh
lánh nạn. Quân Chiêm Thành vào Thăng Long đốt phá sạch cung đình, cướp hết
vàng bạc châu báu, bắt đàn bà, con gái rồi rút về nước.
Ngày 9 tháng 11 năm 1372 Nghệ Tông nhường ngôi cho em là Trần Kính lui về
Thiên Trường làm Thái Thượng Hoàng.


Vua mất năm 1394, làm vua được 27 năm, thọ 74 tuổi
Trần Dụê Tông (1372 – 1377)
TRẦN DUỆ TÔNG (1372 – 1377)
Niên hiệu: Long Khánh
1. VIỆC CHÍNH TRỊ. Thái tử Kính lên ngôi, tức là vua Duệ Tông, lập Lê thị làm
hoàng hậu (Lê thị là em họ Quý Ly).
Duệ Tông có tính quyết đoán hơn Nghệ Tông, nhưng quyền bính vẫn ở trong tay
Nghệ Tông Thượng hoàng cả.
Bấy giờ quân Chiêm Thành cứ sang quấy nhiễu mãi, vua Duệ Tông quyết ý đi
đánh báo thù, bèn hạ chiếu luyện tập quân lính, làm chiến thuyền, và tích lương
thảo để phòng việc chinh chiến, rồi đặt thêm quân hiệu, cho Quý Ly làm tham
mưu quân sự; đổi đất Hoan Châu làm Nghệ An, Diễn Châu làm Diễn Châu lộ,
Lâm Bình phủ làm Tân Bình phủ, rồi sai quan bắt dân sửa sang đường sá tự Cửu
Chân (Thanh Hóa) cho đến huyện Hà Hoa (tức là huyện Kỳ Anh bây giờ).
2. THI CỬ. Tuy bấy giờ việc võ bị nhiều, nhưng cũng không quên việc văn học;
năm Giáp Dần (1374) mở khoa thi tiến sĩ, lấy hơn 50 người cho áo mũ vinh quy.
Trước vẫn có thi thái học sinh, đến bấy giờ mới đổi ra là thi tiến sĩ.
3. VIỆC ĐÁNH CHIÊM THÀNH. Năm Bính Thìn (1376) quân Chiêm lại sang
phá ở Hóa Châu. Duệ Tông định thân chinh đi đánh. Đình thần can không được.
Sai quân dân Thanh Hóa, Nghệ An, vận tải 5 vạn thạch lương vào Hóa Châu, rồi
rước Thượng hoàng lên duyệt binh ở Bạch Hạc. Nhân năm ấy vua Chiêm Thành là
Chế Bồng Nga đem sang cống 15 mâm vàng, quan trấn thủ Hóa Châu tên là Đỗ
Tử Bình lấy đi, rồi dâng sớ về nói dối rằng Chế Bồng Nga ngạo mạn vô lễ, xin vua
cử binh sang đánh. Được tin ấy, Duệ Tông quyết ý đi đánh; sai Quý Ly đốc vận
lương thực đến cửa bể Di Luân (thuộc huyện Bình Chính, Quảng Bình) và tự lĩnh
12 vạn quân, cả thủy bộ cùng tiến; đi đến cửa bể Nhật Lệ (ở làng Đồng Hới, huyện
Phong Lộc, Quảng Bình) đóng lại một tháng để luyện tập sĩ tốt.
Qua tháng Giêng năm Đinh Tị (1377) mới tiến quân vào cửa Thị Nại (tức là cửa
Quy Nhơn) đánh lấy đồn Thạch Kiều và động Kỳ Mang, rồi kéo quân đến đánh
thành Đồ Bàn là kinh đô Chiêm Thành(1).

Chế Bồng Nga lập đồn giữ ở ngoài thành, rồi cho người sang giả hàng nói rằng
Chế Bồng Nga đã bỏ thành chạy trốn rồi, chỉ còn có thành không mà thôi, xin tiến
binh sang ngay. Duệ Tông lấy điều ấy làm thật, hạ lệnh truyền tiến binh vào thành.
Đại tướng là Đỗ Lễ can mãi vua không nghe. Khi quân gần đến thành Đồ Bàn, quả
nhiên bị quân Chiêm đổ ra vây đánh. Quan quân thua to; Duệ Tông chết ở trận,
tướng sĩ quân lính mười phần chết đến bảy tám.
Bấy giờ Đỗ Tử Bình lĩnh hậu quân không đem binh lên cứu, Lê Quý Ly cũng bỏ
chạy về. Thế mà khi hai người về kinh, Nghệ Tông Thượng hoàng chỉ giáng Đỗ
Tử Bình xuống làm lính mà thôi.
* Chú thích:
(1) Thành Đồ Bàn bây giờ hãy còn di tích ở huyện Tuy Viễn, tỉnh Khánh Hòa.
Trần Duệ Tông là vua thứ 9 triều Trần
Tên thật là Trần Kính, con thứ 11 của vua Minh Tông, em Nghệ Tông, sinh ngày 2
tháng 6 năm Đinh Sửu 1337. Quê hương Tức Mạc, Phủ Thiên Trường nay xã Lộc
Vượng, thành phố Nam Định.
Khi Trần Nghệ Tông lánh nạn ở Đà Giang, Trần Kính tập hợp quân đánh Nhật Lễ.
Khi giết được tên nghịch tặc Nhật Lễ, Trần Kính lên Đà Giang đón Nghệ Tông về
làm vua, nên đến năm 1372 được Nghệ Tông nhường ngôi.
Duệ Tông lên làm vua, nhưng là người ương gàn, cố chấp, không nghe lời can
trung thần, chủ quan khinh địch. Năm 1376 nghe lời man tấu của Đỗ Tử Bình,
Trần Duệ Tông thân chinh đem 12 vạn quân đi đánh Chiêm Thành. Chế Bồng Nga
dựng trại ở Đồ Bàn Bình Định rồi cho Mục Bà Na đến giả hàng, nói là Chế Bồng
Nga đã bỏ chạy khỏi thành. Trần Duệ Tông cả tin thúc quân đánh. Đại tướng Đỗ
Lễ can ngăn mãi Duệ Tông không nghe, cứ kéo quân vào thành. Đến chân thành bị
quân Chiêm mai phục bốn bề đổ ra phản công. Vua Dụê Tông chết ngay tại trận
trong đám loạn quân, vào ngày 24 tháng giêng năm 1377.
Vua ở ngôi 5 năm, thọ 40 tuổi. Vua Duệ Tông là người có đức nhưng ít mưu lược.
Ông có tài thơ văn nhưng tác phẩm đến nay đã thất lạc hầu hết.


×