Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cây đại bi và công dụng chữa bệnh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.26 KB, 3 trang )

Cây đại bi và công dụng chữa bệnh

Đại bi hay còn gọi là Ngải nạp hương, Từ bi, Đại ngãi … Tên khoa học Blumea
balsamifera (L) DC, họ Cúc ASTERACEAE



Đại bi là loại cây nhỏ, cao 1 – 2m, thân có nhiều khía rãnh chạy dọc, nhiều lông, trên
ngọn có mang nhiều cành. Lá mọc so le, hình bầu dục, mũi mác, dài 15 – 20cm, rộng 5 –
8cm, mặt trên lá có lông, màu xanh thẫm; mặt dưới lá trắng nhạt, mép lá gần như nguyên
hay xẻ thành răng cưa; gốc lá thường chằng chịt thành mạng lưới, có 2 – 4 hoặc 6 thùng
nhỏ. Toàn cây có lông trắng mềm, có mùi thơm dễ chịu của Long não (Băng phiến); cụm
hoa màu vàng, mọc thành chùy ngủ ở kẽ lá hay đầu cành. Quả bé, có 2 cành dài 1mm
mang chùm lông ở đỉnh. Cây Đại bi thường mọc hoang hoặc mọc thành bãi rộng ở vùng
đồng bằng hay đất đốt phá, chịu hạn tốt, ra hoa kết quả hằng năm; quả phát tán được là
nhờ có chùm lông ở đầu.




Bộ phận dùng là lá và Mai hoa băng phiến (Borneol) cất từ lá. Lá thu hái quanh năm,
chứa 0,2 – 1,88 tinh dầu và borneol. Tinh dầu chứa D-borneol; I-campho; cineola;
limonen; axit palmitic; axit myristic; sesquiterpen ancol. Mai hoa băng phiến điều trị bên
ngoài có tác dụng giảm đau, tiêu viêm.

Theo tài liệu Đông y cổ: Mai hoa băng phiến vị đắng, cay, tính hơi hàn, vào ba kinh tâm,
phế, can. Có tác dụng thông cùng, tán uất hoả, tiêu thuỷ, minh mục, dùng chữa cấm
phòng, cấm khẩu, đau bụng, đầy bụng ăn, chậm tiêu, đau ngực, ho lâu ngày có đờm, đau
mắt, đau họng. Liều uống từ 1 – 2g trong ngày.



Lá Đại bi được dùng kèm thuốc điều trị cảm sốt, cúm, ứ mồ hôi… nên dùng phối hợp
dùng nhiều loại lá như: Đại bi, lá Bưởi, lá Chanh, lá Xả (mỗi thứ một nắm cho vào nồi đổ
ngập nước đun sôi để xông, đã xông phải chọn nơi kín gió trước, trong và sau khi xông
phải lau khô mồ hôi… có thể xông từ 2 – 3 lần trong 1 tuần khi dứt cảm cúm có sốt nhẹ).



Chữa đầy bụng, ăn chậm tiêu, ho có đờm: Lá Đại bi tươi 20 – 30g sắc uống trong ngày;
ngoài ra còn dùng lá Đại bi nấu nước, ngâm rửa vết lở, ngứa tại chỗ, vết thương sưng
đau.



Chữa viêm họng, viêm amydal mạn tính: Băng phiến 1g, Khô phàn (Phèn chua phi khô)
2,5g; Hoàng bá đốt ra than 2g, Đăng tâm thảo đốt thành than 3g, tất cả tán nhỏ, ngày
dùng 3 – 4g ngậm rà vùng họng.

×