Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Huyền sâm và công dụng chữa bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.17 KB, 10 trang )

Hoa huyền sâm
Huyền Sâm và công dụng chữa
bệnh
Huyền sâm là rễ phơi hay sấy khô của cây bắc
huyền sâm. Huyền sâm có vị đắng, ngọt hơi mặn,
tính hơi lạnh, có tác dụng giải độc, nhuận tràng,
giải khát…
Chữa phát ban, đau họng: huyền sâm, cam thảo, thăng ma, mỗi vị 20 gr. Đổ 600 ml nước, sắc
còn 200 ml, uống ấm sau bữa ăn 30 phút.
Chữa ban chẩn, sốt cao mê sảng: huyền sâm 12 gr, kim ngân hoa 12 gr, mạch môn 12 gr, tê
giác 12 gr, sinh địa 20 gr, hoàng liên 6 gr; liên kiều, đan sâm, đọt tre, mỗi vị 8 gr. Tất cả các vị trên
cho vào nồi, đổ 600 ml nước, sắc còn 200 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa viêm họng, viêm amidan: huyền sâm 10 gr, mạch môn 8 gr, cát cánh 5 gr, cam thảo 3 gr,
tất cả sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa lao hạch, lao màng bụng, viêm hạch: huyền sâm 20 gr, xạ can 10 gr, nghệ đen 10 gr,
mộc thông 8 gr, bồ công anh 8 gr, sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia uống làm 2 lần trong
ngày.
Trị sốt xuất huyết có choáng: huyền sâm 20 gr, chi tử 10 gr, cỏ nhọ nồi 10 gr, kim ngân hoa 10
gr, quy vĩ 10 gr, hoàng đằng 15 gr, sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Trị nhọt độc, rò mủ, hoang hốc: huyền sâm ngâm rượu uống ngày một ly nhỏ.
Cây đơn tướng quân
Lá Đơn Tướng Quân chữa mẫn
ngứa, mụn nhọt
Mùa hè, tiết trời nóng bức, mồ hôi ra nhiều, da dễ
bị bẩn, các bệnh mẩn ngứa, ghẻ lở, mụn nhọt
thường phát triển mạnh... Để chữa các bệnh này,
nhân dân ta vẫn dùng nước sắc lá đơn tướng
quân đạt kết quả tốt.
Trong những năm gần đây, nhiều tác giả đã nghiên cứu cây thuốc này và tìm thấy trong lá đơn
tướng quân có chất kháng sinh mạnh, có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn, trong đó có các cầu
khuẩn staphylo, strepto, phế cầu...


Kháng sinh đơn tướng quân mạnh và bền vững không bị huỷ bởi các men pepsine, trypsine... của
ống tiêu hoá, chịu được nhiệt độ 100oC trong 30 phút và có khả năng hấp thu qua thành ruột phân
bố đều vào các phủ tạng trong cơ thể.
Điều đáng chú ý là kháng sinh đơn tướng quân có tác dụng với cả các chủng staphylo đã kháng lại
nhiều loại thuốc kháng sinh thường dùng và chống dị ứng rất rõ.
Cách dùng đơn tướng quân rất đơn giản. Có thể dùng dưới dạng thuốc viên, thuốc nước, thuốc
sắc hoặc đun nước tắm. Sau đây là một số cách sử dụng đơn tướng quân đơn giản nhất.
Chữa ghẻ lở: Lấy một nắm lá đơn tướng quân tươi, rửa sạch, thái nhỏ, đun sôi với 5 lít nước. Tắm
nước lá này lúc nước còn ấm, khi tắm lấy những bã lá đã nấu xát vào các nốt ghẻ lở. Tắm mỗi
ngày một lần, trong 3 - 4 ngày liền các mụn ghẻ lở sẽ khô miệng và khỏi.
Chữa mẩn ngứa, nổi mày đay, mụn nhọt: Lấy 10g lá đơn tướng quân, băm nhỏ, sắc với 400ml
nước cho đến khi còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày.
Chữa viêm họng, viêm phế quản: Lấy 100g lá đơn tướng quân, băm nhỏ, nấu với một lít nước, bỏ
bã, cô cho đến khi được một chất sền sệt, trộn với bột nếp và mật ong làm thành 20 viên. Mỗi
ngày uống 2 viên trong 3 - 4 ngày liền. Cũng có thể ngậm viên thuốc, nuốt nước dần.
Gừng tươi thái miếng, mỗi ngày xoa lên chỗ đau
vài lần
Trị liệu Viêm Da Thần Kinh
Viêm da thần kinh là một bệnh hay gặp hơn trong
điều kiện thời tiết nóng ẩm của mùa hè nước ta.
Người bị nhẹ chỉ nổi mẩn những vùng mụn nhỏ li ti khi phơi nắng hoặc trong điều kiện nắng nóng,
mát dịu lại đỡ. Người nặng hơn thì nổi mẩn từng vùng rộng, ngứa muốn gãi đến sứt da sứt thịt mà
vẫn không cảm thấy đã cơn ngứa.
Trường hợp bị zona thần kinh thì còn gây đau nhức, khó chịu và điều trị mất rất nhiều thời gian.
Các bác sĩ da liễu sẽ có các đơn thuốc uống, thuốc bôi dành cho từng trường hợp cụ thể. Trong
khuôn khổ bài báo này là các bài thuốc tự làm có hiệu quả với bệnh viêm da thần kinh của y học
Trung Quốc.
1. Trứng gà tươi ngâm dấm, phong kín trong 1/2 tháng, dùng dung dịch đó bôi ngoài da, mỗi ngày
vài lần.
2. Gừng tươi thái miếng, mỗi ngày xoa lên chỗ đau vài lần.

3. Đậu phụ tươi chà xát lên chỗ đau, rất hữu hiệu.
4. Tỏi rửa sạch, giã nát, dùng vải bố bọc lấy ngâm vào trong dấm gạo, sau 4 tiếng lấy ra xoa lên
chỗ đau, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút.
5. Nước ép quả mướp tươi, thấm vào khăn xoa lên chỗ đau, khi phát tấy đỏ lên thì thôi, 7 ngày
một liều trình, 2 liệu trình có thể khỏi.
6. Lá chè xanh giã nát lấy nước xoa lên chỗ đau, khiến cho lớp sừng da mềm đi, sau đó bóc bỏ
lớp vẩy sừng đó đi, dùng tỏi, rau hẹ giã nát đắp vào chỗ đau.
7. Lá đào tươi giã nát đắp lên chỗ đau.
8. Hành trắng 3 củ, tỏi tía 1 củ, đường trắng 20g, long não 0,5g, tất cả giã nát bôi lên chỗ đau.
9. Quả hồng xanh 500g, giã nát thêm 1.500ml nước, phơi nắng 7 ngày chắt nước, lại phơi tiếp 3
ngày, cho vào bình kín bôi ngoài da.
10. Tùng hương, mỡ lợn tỷ lệ 2:3, đun thành dạng hồ, bôi ngoài da mỗi ngày vài lần.
Đau đầu là một chứng trạng của rất nhiều bệnh...
(Ảnh minh hoạ)
Đông Y chữa Đau Đầu do cảm cúm
Đau đầu là một chứng trạng của rất nhiều bệnh:
từ cảm mạo, viêm xoang, khối u trong đầu… hoặc
cũng có thể do thói quen rửa mặt sau khi đi nắng
về. Lần này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc
những bài thuốc và phương pháp điều trị Đông y
giúp chữa chứng đau đầu do cảm cúm.
Đông y chia bệnh cảm làm hai loại: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt.
Cảm phong hàn
Triệu chứng đau đầu kèm đau cổ gáy, sợ gió, sợ lạnh, đau tăng khi ra gió, bệnh nhân thường thích
che kín đầu, có thể sốt nhẹ, sổ mũi, nghẹt mũi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.
Do phong hàn bên ngoài (hơi lạnh, nước mưa…) hoặc nằm nhiều trong phòng có máy lạnh…, xâm
nhập vào phế, làm cho phế khí không thông, phần khiếu của phế ở trên bị nghẹt khiến cho mũi
cũng nghẹt, tiếng nói khàn, nghẹt, hắt hơi, sổ mũi, họng ngứa, ho.
Dùng thuốc có vị cay, ấm để đẩy hàn tà ra ngoài, hết cảm cũng sẽ hết chứng đau đầu.
Cách dùng: Gừng tươi 4-8g, gọt bỏ vỏ, giã dập, cho vào tách, đổ 50ml nước sôi, đậy lại khoảng 5

phút cho gừng ngấm ra, uống nóng cho ra được mồ hôi là khỏi.
Trong dân gian còn phổ biến “cháo hành giải cảm”: Hành lá và củ tươi 10g, gạo tẻ một chén
(100g). Nấu gạo thành cháo, khi sôi, cho hành vào, ăn nóng để ra mồ hôi là khỏi bệnh.
Cảm phong nhiệt
Thường là đau đầu có cảm giác căng chướng, hoặc đau nhiều, phát sốt, sợ lạnh, mặt đỏ, mắt đỏ,
miệng khát, thích uống nước mát, đại tiện táo bón hoặc khó đi, tiểu tiện ít, nước tiểu vàng, đỏ, chất
lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch nhanh.
Dùng thuốc có tính mát để thanh nhiệt, giải cảm, hết sốt thì cũng hết bệnh.
Cách dùng: Lá dâu 10g, lá tre 15-30g, cúc hoa 10g, rễ cỏ tranh 10g, bạc hà 6g. Tất cả rửa sạch,
cắt vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 10 phút thì dùng được, uống thay trà. (Không
cần đủ cả 5 vị, chỉ cần 2-3 vị cũng được).
Dùng thuốc có tính mát để thanh nhiệt, giải cảm, hết sốt thì cũng hết bệnh... (Ảnh minh hoạ)
Trong dân gian cũng thịnh hành phương pháp giải nhiệt bằng “nồi xông”. Chọn dùng 1-3 vị thuốc
có hương thơm: lá sả, lá khuynh diệp, lá ngũ trảo, từ bi… Nấu lấy nước.
Khi sôi, bắc nồi xuống, dùng chăn chùm kín cả người và nồi xông; mở nắp nồi dần dần cho hơi
nóng bốc lên; há miệng hít sâu cho hơi thuốc vào mũi và miệng. Thỉnh thoảng dùng đũa quấy vào
nồi nước xông cho hơi nóng bốc lên. Xông cho đến khi thấy hơi nóng trong nồi không còn bốc lên
nữa, khi đó, toàn thân có thể sẽ ra mồ hôi đầm đìa. Dùng khăn khô lau người.
Ngoài ra, đau đầu do cảm (dù do hàn hay do nhiệt), cũng có thể day ấn bấm mấy huyệt dưới đây,
cũng mang lại tác dụng rất tốt.
1. Toàn trúc: hai đầu chân mày.
2. Ấn đường: giữa hai đầu chân mày.
3. Thái dương: tại chỗ lõm hai bên thái dương.
4. Bá hội: giữa đỉnh đầu.
5. Phong trì: chỗ lõm phía sau trên chân tóc sau gáy.

×