Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

SỰ CẦN THIẾT CHẤT SẮT Ở TRẺ EM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.96 KB, 8 trang )

SỰ CẦN THIẾT CHẤT SẮT Ở TRẺ EM
Tác giả : BS. NGUYỄN THỊ KIM LOAN (BV. Nhi Đồng 2)
Trước khi ra đời, thai nhi được mẹ cung cấp chất sắt
vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu trẻ sinh non, sinh
đôi, sinh ba…, việc dự trữ sắt của mẹ cho trẻ sẽ ít hơn so với
trẻ đủ tháng và sinh một. Con đầu lòng thường được dự trữ
sắt nhiều hơn con thứ 3, 4. Nếu trước khi sinh, mẹ bị thiếu
máu, xuất huyết đường sinh dục, con sinh ra sẽ thiếu máu.
Vai trò của chất sắt đối với người mẹ khi mang thai
Dự trữ sắt của mẹ cho thai nhi chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ
đến tháng 4-5 sau khi ra đời. Mặc dù trong thời gian đó, bé ăn
toàn thức ăn rất ít sắt (gồm sữa và bột), nhưng bé không thiếu
máu. Nhưng đối với trẻ sinh non, sinh đôi , do mẹ cho quá ít
chất sắt, nên dễ thiếu máu hơn, từ tháng 2, 3.
Do thiếu sắt trong thức ăn, trẻ dễ thiếu máu từ tháng thứ 6. Thời
gian này nguồn dự trữ sắt mẹ đã cạn, nhu cầu sắt hàng ngày chủ
yếu được cung cấp qua các loại thức ăn như rau, quả, thịt, trứng,
cá, đậu Nếu không được cho ăn đầy đủ, vẫn duy trì sữa + bột
kéo dài, trẻ sẽ bị thiếu sắt, vì sữa và bột đều chứa rất ít sắt.
Các triệu chứng nào cho biết trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt?
Trẻ thiếu sắt: Da xanh, niêm mạc mắt môi nhợt, không có cảm
giác đói khiến trẻ biếng ăn. Trẻ dễ bị kích động, hoặc ngược lại
kém hoạt bát, chóng mệt. Trẻ có thể béo phì kèm xanh xao, hoặc
gầy ốm dưới mức bình thường. Trẻ có độ tập trung kém khi đi
học. Nếu nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và
vận động, biến dạng móng tay chân (dẹp, lõm), đau nhức trong
xương, gan lách to (ở trẻ còn bú), tim dễ bị suy.
Các bậc cha mẹ cần làm gì để tránh thiếu máu thiếu sắt cho
con mình?
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn đến 4 tháng tuổi.
- Nếu không có sữa mẹ, cho trẻ bú sữa đã bổ sung sắt. Không


cho bú sữa đặc có đường vì hầu như rất ít hoặc không có sắt.
- Từ 4 tháng tuổi, bé cần được bắt đầu ăn dặm với bột có nhiều
sắt và thêm dần các loại thức ăn có sắt (rau, quả, nước thịt ).
- Đối với trẻ sinh non, sinh đa thai, nên cho uống thêm viên sắt từ
tháng thứ 2 hoặc thứ 3 (nếu trẻ xanh và có các triệu chứng thiếu
máu), mỗi ngày 15-20mg/kg cân nặng, nếu có thiếu máu thì tăng
dần đến 30 mg/kg cân nặng của trẻ. Ngoài ra, nên cho các trẻ
này sớm ăn thêm nước thịt ép, súp rau.
- Đối với trẻ sinh đủ tháng, nên cho ăn dặm thêm các chất ngoài
sữa từ tháng thứ 4.
- Nên chậm cho trẻ bú thêm sữa bò, chỉ nên bắt đầu cho thêm
nếu cần vào khoảng tháng thứ 9 hay tháng 12. Nếu cho thêm
trước thời gian trên, do dạ dày chưa trưởng thành, rất kém tiêu
hóa sữa bò nên dễ gây hậu quả đi tiêu ra máu ít hay nhiều.
Làm thế nào để giúp trẻ hấp thu chất sắt tốt nhất?
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thêm, sắt trong thức ăn sẽ dễ hấp thu nhờ
vitamin C có trong rất nhiều loại trái cây và nước ép trái cây. Nói
chung, sắt có trong thịt dễ hấp thu hơn sắt chứa trong các loại
rau củ.
Thế nào là nguồn cung cấp sắt tốt cho trẻ?
Từ khi mới sinh ra cho đến sáu tháng tuổi:
- Bú sữa hoàn toàn
- Dùng thêm chế phẩm sữa giàu sắt ngay sau khi trẻ sinh ra
(dùng bổ sung sữa mẹ hoặc dùng hoàn toàn nếu không có sữa
mẹ).
Từ sáu tháng đến một tuổi:
- Cho bú.
- Dùng thêm chế phẩm sữa giàu sắt (bổ sung sữa mẹ hoặc dùng
thay thế khi không có sữa mẹ).
- Cho bé ăn bột có giàu sắt.

- Dùng bột hay bánh mì, bánh có giàu sắt.
- Ăn thịt (nước nghiền thịt hay thịt bằm).
- Cá (nhưng không dùng tôm cua có vỏ cứng, các loại tôm tép,
sò).
Cần tránh cho trẻ ăn gì để phòng thiếu máu?
Trẻ dễ thiếu máu thiếu sắt khi cho uống nhiều sữa bò. Đối với trẻ
từ 9 tháng tuổi trở đi, lượng sữa bò (sữa bột) nếu cho uống thêm
không vượt quá 550-650ml/ngày.
Chú thích ảnh:
Trẻ sinh non rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt.


×