Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Xử trí sớm dị tật hay gặp ở trẻ em pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.16 KB, 2 trang )


Xử trí sớm dị tật hay gặp ở trẻ em

Thoát vị bẹn gặp khá phổ biến ở trẻ em mà nguyên nhân là do còn ống phúc
tinh mạc. Theo các thống kê thì từ 2% - 5% số trẻ em bị thoát vị bẹn và tràn dịch màng
tinh hoàn. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở trẻ thiếu tháng. Trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái. Bệnh
bị ở bên phải khoảng 60%, ở bên trái 25%, ở cả hai bên 15%. Khoảng 6% số bệnh
nhân bị thoát vị bẹn bị dị tật ẩn tinh hoàn kèm theo. Đây là một bệnh cần phát hiện
sớm, cần mổ sớm, tránh mổ khi có biến chứng.
Cần phát hiện sớm các bất thường

Hình ảnh thoát vị bẹn.
Trước khi tới bệnh viện để khám bệnh, gia đình thường phát hiện có một khối
phồng ở vùng bẹn, bìu với trẻ trai và vùng mu - môi lớn ở trẻ gái. Khối phồng này
thường có từ nhỏ, có thể có ngay sau đẻ. Khối phồng này to lên khi trẻ ho, khóc, chạy
nhảy và thường tự mất khi nằm yên, khi ngủ. Trẻ thường được đưa đi khám ở tình
trạng đau, nôn kèm theo có khối thoát vị căng phồng.
Nắn vào vùng ống bẹn - bìu để tìm túi thoát vị: sờ được túi thoát vị, bảo bệnh
nhân ho, chạy nhảy thì bao thoát vị lại căng, to và chuyển động dọc theo ống bẹn
xuống bìu. Trong túi thoát vị có chứa một khối mềm, nắn không đau có khi nghe thấy
tiếng lọc xọc của hơi và dịch trong lòng ruột. Có thể đẩy túi thoát vị vào ổ bụng được
(bên trong túi thoát vị có mạc nối lớn hoặc ruột hoặc buồng trứng ở trẻ gái). Cũng có
khi không đẩy túi thoát vị vào ổ bụng được và bệnh nhân đau vùng ống bẹn, kèm theo
có thể nôn, bụng trướng, không trung, đại tiện bởi thoát vị bẹn bị nghẹt.
Bằng khám lâm sàng đơn thuần, có thể phân biệt được với một số bệnh khác
như: Xoắn tinh hoàn, viêm mào tinh và tinh hoàn, viêm tấy vùng ống bẹn - bìu, nang
thừng tinh khi nang ở vị trí cao, tràn dịch màng tinh hoàn, u mỡ... là những bệnh cũng
hay gặp ở vùng bẹn - bìu và phải chữa trị.
Có một số tình huống đặc biệt cần biết để chẩn đoán cho đúng bệnh và biết
cách chữa trị cho đúng như:
Thoát vị bẹn 2 bên ở trẻ gái: cần phải làm nhiễm sắc thể giới tính hoặc gen biệt


hóa tinh hoàn để xác định giới tính thật của bệnh nhân. Nếu nhiễm sắc thể giới tính là
46 XY hoặc gen biệt hóa tinh hoàn dương tính thì phải khám toàn diện để xác định đây
là nam lưỡng giới giả ở hội chứng không nhạy cảm với Androgen hay hội chứng tinh
hoàn nữ hóa (ngoại hình và bộ phận sinh dục ngoài trông như nữ, nhưng
âm đạo ngắn,
không có tử cung, không có buồng trứng mà có 2 tinh hoàn trong ổ bụng hoặc ống
bẹn). Bệnh nhân là nam nhưng trông như nữ và thường được đặt tên con gái. Nếu vì
điều kiện không làm được nhiễm sắc thể giới tính thì khi mổ chữa, bắt buộc phải kiểm
tra tuyến sinh dục là tinh hoàn hay buồng trứng.
Nam giới có tử cung: phát hiện lúc mổ mở bao thoát vị. Cần phải thăm dò cơ
quan sinh dục trong, làm các xét nghiệm nội tiết, nhiễm sắc thể giới tính.
Điều trị thoát vị bẹn
Nếu thoát vị bẹn không được chữa, có thể xảy ra các tình huống sau:
Nghẹt hoại tử ruột: Khoảng 20% số bệnh nhân có thể bị nghẹt ruột ở bất kỳ tuổi
nào, nhưng thường bị ở trẻ nhỏ và khoảng 60% số bị thoát vị nghẹt hay xảy ra trong ba
tháng đầu sau đẻ; Rối loạn tiêu hóa, gây chậm lớn ở trẻ nhỏ; Bệnh còn là yếu tố thuận
lợi gây xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn.
Nhiều gia đình bệnh nhân biết con mình có bệnh nhưng tự nghĩ bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ
lớn lên. Chúng tôi đã mổ nhiều trường hợp bệnh nhân tới khám chữa muộn khi bị
nghẹt ruột, có trường hợp bị hoại tử ruột và có bệnh nhân bị nghẹt hoại tử cả tinh hoàn
cùng bên.
Khi đã có chẩn đoán là thoát vị bẹn cần được phẫu thuật. Nếu chưa mổ ngay
được thì làm băng ép bên bị thoát vị và mổ sớm theo chương trình như bán cấp cứu.
Với kỹ thuật mổ hiện nay bệnh nhân sẽ có được vết mổ nhỏ, nằm theo nếp lằn bụng
dưới nên thẩm mỹ đẹp. Thời gian nằm viện điều trị trung bình là hai ngày.
Những điều cần lưu ý
Khi phát hiện thấy các khối u vùng bẹn, bẹn - bìu ở trẻ trai hoặc bẹn - môi lớn ở
trẻ gái phải nghĩ tới bệnh - tật do còn tồn tại ống phúc tinh mạc và tới khám tại các
chuyên khoa phẫu thuật nhi. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng, nên các
bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý hơn ở những trẻ này. Quan niệm bệnh "Không sao cả,

bệnh sẽ khỏi khi trẻ lớn lên" là quan điểm sai lầm. Cũng không nên chờ trẻ lớn mới
phẫu thuật mà ngược lại cần được mổ càng sớm càng tốt.

×