Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Mứt khoai lang doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 20 trang )

Mứt khoai lang
Nguyên liệu - Cách làm
- Chọn khoai lang bí, ruột vàng, gọt vỏ.
- Khoai có thể cắt thành miếng dài vuông cạnh, cỡ ngón út hoặc cắt xéo ngang củ khoai thành lát
dày khoảng lcm, rồi dùng ống xắn tròn, xắn khoét thành nhiều lỗ giữa lát khoai.
Nguyên liệu chuẩn cho 1 kg khoai
- Pha mỗi lít nước + 20g vôi trắng, để qua đêm cho lắng trong, lấy phần nước lắng trong để ngâm
khoai, nước phải ngập khoai hoàn toàn, ngâm qua 3 giờ, vớt ra xả lại nhiều lần nước lạnh cho
thật sạch. Nước vôi có tác dụng làm giòn khoai.
- Cân lại khoai, cứ một ký khoai + 800g đường cát trắng.
- Sên mứt: Để sên mứt khoai cho đẹp, nếu cắt lát lớn, phải chăm từng miếng khoai một.
Cho khoai + đường + 3 muỗng súp nước lạnh vào chảo, trộn nhẹ tay, để lửa thật nhỏ, khi đường
tan hết và sôi nhẹ, gỡ tách liên tục đừng cho khoai dính nhau.
Để khoai thấm đường cho đến khi thấy đường cạn gần hết, cho vào 1 muỗng cà phê thạch cao
phi, khi thấy đường bắt đầu đặc lại gắp từng miếng khoai trải thẳng thớm lên vỉ gác ngang chảo,
để nguội miếng khoai.
Nếu làm mứt lát lớn có thể gói mỗi miếng trong một miếng giấy nylon trắng hoặc cho vào lọ
thủy tinh sạch, đậy kín
MÓN NGON D Ễ LÀM > TÔI VÀO B Ế P
Thứ năm, 7/10/2010 | 22:34
E-mail Bản In
Làm mứt dứa
25/01/2009 12:33 AM
Thêm một món mứt hấp dẫn để trổ tài trong ngày Tết: mứt thơm (dứa) dẻo chua ngọt, ăn hoài
không chán!
Mứt dứa ( thơm)
Nguyên liệu
- Thơm (dứa)
- Đường
- Bột vani
- Vải màn


Cách làm
1. Gọt vỏ thơm và cắt sợi. Dùng vải màn để lọc bớt nước (phần nước bạn đừng bỏ đi, ta có thể thêm
gừng và viên đá để tận dụng làm nước giải khát)
2. Cân thơm để xác định số đường. Số lượng đường sẽ bằng ½ của thơm. Trộn thơm với đường. Xào
mứt trên nhiệt độ trung bình đến khi mứt đặc lại, thêm bột vani.
3. Bắc xuống để nguội rồi lấy giấy bọc lại.
Mẹo nhỏ: Nấu nhỏ lửa để giũ màu vàng tươi của thơm.
- Cà chua (cà tô – mát)
- Đường cát trắng
- Muối
- Một ít phèn the
- Thạch cao phi tán nhuyễn
- Vôi trắng (vôi Càng Long)
· Chuẩn bị:
Vôi trắng quậy nước hơi the thé, lóng lấy nước trong, muối quậy nước hơi mằn mặn. Cà chua rửa
sạch, dùng dao bén có mũi nhọn mổ nhẹ theo múi cà, lấy tăm xỉa răng khều hột bỏ, lấy cây xăm
xăm đều quanh trái cà chừng 10 đến 15 lần, giũ cho hết nước chua chảy ra, thả vô nước muối
ngâm cho bớt chất chua độ 1 giờ lên xả sạch nước muối, thả qua nước vôi ngâm một đêm, sáng
xả sạch nước vôi.
· Cách làm:
Bắc nước sôi, cho cà vào luộc. Cà sôi qua 1 dạo vớt lên xả sạch nước vôi, để ráo. Lấy cân cân vật
kiệu, 1 kg cà thì dùng 1 kg đường. Hai thứ để vô thau, bắc thau lên bếp nấu. Cà sôi độ 10 –15
phút, nhắc xuống để nguội đậy nắp lại để ngày mai xên, xên đến khi thấy nước đường cạn, lấy
miếng vỉ đặt lên 1/3 miệng thau, gắp cà để lên vỉ, múc nước đường xối lên cà liên tục cho đến
khi đường rít tay, để một muỗng cà phê nước phèn the vô trộn đều với đường tưới tiếp lên cà (cứ
1 kg cà thì dùng 1 muỗng cà phê phèn the) đến khi đường rít tay lần thứ hai thì nhắc xuống. Vẫn
múc đường rưới từ tư lên cà cho đến khi cà nguội gắp ra từng trái để lên mâm nhôm đen phơi
nắng, thấy mứt ráo da là được.
__________________
Nguyên liệu:

1 – 2 cây cải thảo to
2 chén củ cải
1 chén tỏi
1 củ hành tây
5 cây hành xanh già
100g hẹ
2 quả ớt cay

Nước muối ngâm cải:
10 chén nước
½ chén muối tinh để hòa vào nước
2/3 chén muối tinh để rắc lên cải thảo

Làm phần sốt ướp:
2 chén nước
3 thìa bột gạo nếp
1 ½ chén ớt bột
½ quả táo + ¼ củ hành tây xay nhuyễn
2 thìa đường
1/3 chén nước mắm
3 thìa tỏi băm
½ thìa gừng băm
½ thìa muối
2 thìa vừng

Cách làm:

Cải thảo bỏ bớt lá ngoài bị giập, thâm.
Bổ cây cải thảo làm tư theo chiều dọc thành 4 phần bằng nhau, bổ đôi thôi cũng được nhưng cắt
làm tư thế này sẽ dễ cho vào lọ bảo quản và khi ăn cũng thuận tiện hơn. Đem rửa cho sạch.

Lấy 1 cái âu to hoặc chậu sạch cho 10 chén nước ấm và ½ chén muối tinh vào, hòa tan.
2/3 chén muối nữa bạn dùng tay xát vào từng lớp lá cải từ trong ra ngoài, phần bên trong lõi dày
thì bạn bôi nhiều muối hơn. Đây là bước rất quan trọng khi muối kimchi. Lượng muối vừa đủ và
thời gian để ngấm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm cuối cùng.
Ngâm cải thảo vào chậu nước muối ấm, ấn cho nước ngập cải. Bạn có thể dùng vật nặng đè lên,
ở đây tôi lấy một cái nồi đổ đầy nước rồi để lên trên, cải sẽ hoàn toàn chìm trong nước muối.
Ngâm cải như vậy từ 4 – 5 giờ, đến khi lá cải thảo ngấm muối và trở nên hơi mềm là được.
Sau khi ngâm, vớt cải thảo ra, rửa lại bằng nước lã, nếu muốn bạn có thể vắt nhẹ.
Lấy 1 âu nhỏ, cho 3 thìa bột gạo nếp và 3 thìa nước quấy đều.
Cho hỗn hợp bột vào nồi, thêm 2 chén nước, để lửa trung bình, đun sôi. Vừa đun vừa quấy đều
tay để bột không bị vón và cháy đáy nồi. Phần quấy bột này mất khoảng 6 – 9 phút.

Hành tây thái lát ngang
Củ cải trắng gọt vỏ, thái chỉ thành sợi dài độ 5 cm
5 cây hành xanh cắt khúc độ dài như củ cải

Hẹ cũng cắt khúc tương tự

Thái lát ớt cay

Xay nhuyễn ½ quả táo và ¼ củ hành tây
Lấy một cái âu, cho phần bột vừa quấy vào, thêm 1 ½ chén ớt bột và 2 chén củ cải thái chỉ. Trộn
đều lên.
Sau đó cho phần nguyên liệu còn lại: hành tây thái lát, ớt cay, hẹ, hành xanh, hỗn hợp táo+hành
xay nhuyễn, 2 thìa đường, 1/3 chén nước mắm, 3 thìa tỏi băm, ½ thìa gừng băm và 2 thìa vừng
rang. Trộn thật đều tay. Nếm thử nếu thấy nhạt có thể thêm muối.
Đeo găng tay nilon và dùng tay phết hỗn hợp ướp lên từng lá cải thảo sao cho tất cả bề mặt lá
được bao phủ bởi sốt.
Làm lần lượt đến hết sốt và cải.
Chuẩn bị các vật dụng để chứa kim chi, lọ thủy tinh sẽ đẹp hơn và dễ tẩy rửa mùi hơn so với

dùng hộp nhựa.
Cho các cây cải kim chi vào lọ đậy kín, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1 ngày rồi cất vào tủ lạnh.
Thậm chí bạn có thể ăn kim chi ngay sau khi làm xong mà không cần chờ nó lên men nhưng mùi
vị sẽ không ngon bằng đâu.
Bảo quản như thế này kim chi có thể dùng được trong 1 tuần tùy thuộc nhiệt độ tủ lạnh.
Nhưng bạn đừng lo vì kể cả kimchi chua cũng có thể chế biến thành những món ngon tuyệt như
há cảo nhân kim chi, bánh kim chi rán, canh kim chi hầm, nấu súp, cơm rang kim chi…
Khi ăn dùng dao cắt ngang cây cải kim chi thành nhiều khúc và đặt lên đĩa.

Đây là một món ăn Hàn Quốc nhưng lại rất phù hợp khẩu vị người Việt, cách làm đơn giản và nhanh gọn.
Bạn hãy thử tự tay làm món kim chi như thường thấy trên phim xem nhé.
Nguyên liệu: 20 quả dưa chuột, một chén muối, 10 chén nước, 2 chén lá hẹ, một chén hành xanh. Hỗn
hợp gia vị gồm: một chén ớt bột, 6 thìa nước mắm hoặc thay bằng gia vị cũng được, 6 thìa đường, 6 thìa
nước, 2 thìa tỏi băm, 2 thìa gừng băm.
Cách làm:
- Rửa sạch dưa chuột. Bạn nên chọn quả dưa sáng màu, không quá phình to. Nếu chọn được quả ngắn
đều nhau thì tốt còn không bạn có thể lựa quả dài rồi cắt đôi.
- Cắt núm hai đầu bỏ đi, sau đó dùng dao bổ dọc quả dưa hình chữ thập, nhưng bạn nhớ không cắt rời
mà để lại khoảng một cm ở phía đáy sao cho quả dưa tách làm tư nhưng các miếng không rời nhau.
- Chuẩn bị chần nước muối: Đun sôi 10 bát nước với một bát muối to. Đổ chỗ nước muối sôi vào chần
dưa chuột. Để dưa ngâm trong nước nóng như vậy trong khoảng 50 phút. Bước này rất quan trọng vì nó
giúp dưa mau ngấm lại vẫn giòn. Sau 50 phút, bạn đổ nước muối đi, rửa lại dưa chuột một lần bằng
nước lạnh rồi để ráo.
- Chuẩn bị hỗn hợp để ướp: Thái nhỏ lá hẹ và hành sao cho được 2 chén lá hẹ và một chén hành. Nếu
muốn màu đẹp hơn bạn có thể thái thêm cà rốt vào. Lấy một cái bát to cho một chén ớt bột, 6 thìa nước
mắm (hoặc thay bằng gia vị), 6 thìa nước, 2 thìa đường, 2 thìa tỏi băm và 2 thìa gừng băm vào. Trộn đều
các nguyên liệu. Cho chỗ hành và hẹ vừa thái nhỏ vào hỗn hợp, tiếp tục trộn đều
- Nhẹ nhàng tách quả dưa ra, nhồi phần hỗn hợp vừa trộn vào giữa. Rồi bôi đều hỗn hợp gia vị ra ngoài
quả dưa một lần nữa. Làm lần lượt đến hết chỗ dưa chuột đã chuẩn bị.
- Xếp dưa kim chi vào một cái hộp, để bên ngoài qua một đêm cho ngấm rồi sau đó bảo quản trong tủ

lạnh để ăn dần.
Bạn có thể bớt phần ớt bột nếu không ăn được cay
Ăn kim chi dưa chuột với cơm ngon tuyệt. Giòn mát và đậm đà chua cay, mặn ngọt.
2 bắp cải thảo (khoảng 1.5~2kg)
1 củ cải trắng 430 g
1 trái táo lớn
2 cây hành ba-rô (loại hành gốc trắng to)
1 bó hẹ
1 củ hành tây
1 củ gừng 30 g
1.5 củ tỏi 100 g
50 ml nước mắm
100 g ớt bột khô
1/2 cup bột nếp
3 cup nước lạnh
3 muỗng súp đường
1 chai mắm tép 250g (còn nguyên con tép, màu trắng hồng/ có
thể bỏ qua nguyên liệu này)
muối biển không i-ốt
Cách làm:
1) Cắt bắp cải thảo ra làm đôi. Sau đó cắt làm 4, chỉ cắt phần
lõi cứng, rồi dùng tay tách ra. Rửa sạch.
Tách từng lớp lá, rắc muối vào. Để yên 2 tiếng.
2) Củ cải trắng gọt vỏ, cắt/ nạo sợi, cho vào một tí muối, để
riêng khoảng nửa tiếng. Sau đó dùng tay vắt cho khô nước.
Trộn đều với ớt bột khô.
3) Hành lá rửa sạch, chỉ lấy phần gốc trắng- lá non, cắt mỏng.
Hẹ rửa sạch, cắt dài khoảng 3 cm.
Hành tây cắt mỏng.
4) Táo gọt vỏ, bỏ ruột, cắt nhỏ vừa xay, cho vào máy xay

nhuyễn với gừng và tỏi đã lọt vỏ.
5) Bắt một nồi cho vào bột nếp, nước và đường hòa tan lên
bếp. Khuấy đều cho hỗn hợp đừng đứng nồi. Sôi lụp bụp là
được, để nguội.
6) Cho (5) (4), (2), nước mắm và mắm tép vào một tô lớn,
trộn đều. Sau đó cho hẹ, hành lá, hành tây vào trộn đều.
7) Bắp cải thảo sau khi ướp muối 2 tiếng, tách từng lá rửa sạch
dưới vòi nước chảy. Vắt khô nước.
8) Tách từng lớp lá cải thảo, trét hỗn hợp (6) lên. Túm lại gọn,
xếp vào lọ hoặc hộp có nắp đậy kín.
Trữ trong tủ lạnh để ăn dần dần.
Với nguyên liệu trên, làm được 2 lọ như thế này.

23/07/2010 17:57
Cây sống đời vừa làm kiểng, vừa làm thuốc - Ảnh: Thanh Tùng
Sống đời là loài cây dễ trồng, có nhiều công dụng chữa bệnh, sử dụng đơn giản.
Cây sống đời hay còn gọi là cây bỏng, cây lá bông, trường sinh, diệp sinh căn, đà bất tử. Đây là loại cây được nhiều
người dân trong nước trồng làm kiểng, vì có hoa màu sắc đẹp, dễ trồng (chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống
đất là nó mọc ra cây mới), vừa dùng làm thuốc chữa bệnh cho gia đình (vì đơn giản và hiệu quả). Theo Đông y, cây
sống đời có vị nhạt, hơi chua, chan chát, có tính mát. Sống đời được dùng làm thuốc giải độc, chữa bỏng…
- Để trị bỏng thì giã nhuyễn lá sống đời đắp lên vết thương. Bên cạnh đó còn dùng đắp lên mụn nhọt và cầm máu.
Cách dùng như sau: lấy 3-4 lá rửa sạch, giã nát, đắp, hoặc vắt lấy nước bôi hằng ngày. Nếu để uống thì lấy lá rửa
sạch, giã nát hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống.
- Nếu bị viêm tai cấp tính, lấy lá sống đời giã nhuyễn, vắt lấy nước rồi thấm vào tai rất hiệu quả.
- Nếu bị té ngã mà có vết thương bầm tím, thì giã nhuyễn lá rồi cho thêm ít rượu và đường để uống.
- Có địa phương dùng lá sống đời để chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng, nhiễm trùng đường ruột, bằng cách: lấy
40g lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước uống, còn xác thì đắp bên ngoài bụng.
- Những người bị viêm họng có thể ăn 10 lá sống đời, chia làm nhiều lần trong ngày (sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá và
tối ăn 2 lá), bằng cách nhai lá tươi (đã rửa sạch), ngậm một lát rồi nuốt cả nước lẫn xác. Làm liền 3 ngày như thế.
- Khi bị chảy máu cam, có thể giã 1-2 lá sống đời, lấy bông gòn thấm nước này rồi chấm vào bên trong mũi.

- Nếu bị mất ngủ thì cứ chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá sống đời, sẽ giúp dễ ngủ hơn.
- Khi bị kiết lỵ (viêm đại tràng), mỗi ngày ăn 20 lá sống đời, sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá; trẻ em từ 5-10 tuổi thì dùng
liều bằng nửa người lớn. Dùng liền trong 5 ngày.
- Phụ nữ có con nhỏ nếu bị mất sữa, thì vào buổi sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời. Ăn vài ngày liền như vậy.
- Bị say rượu thì nhai ăn 10 lá sống đời, độ mươi phút sau sẽ giảm.
- Bị trĩ nội, thì mỗi ngày dùng 10 lá sống đời - sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá, bằng cách nhai nuốt nước, còn xác thì
cho vào miếng gạc vải để đắp lên hậu môn (trước khi đắp cần làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối).
Lưu ý, mọi trường hợp đều dùng lá sống đời tươi, không nên dùng lá héo, lá khô vì sẽ không có tác dụng chữa bệnh.
Một số người cho rằng cây sống đời có thể chữa "bách bệnh", nhưng như vậy là nói quá, không có cơ sở khoa học.

nhất, và những tin VỊT nhất tại CƯỜI 24H
Không bình luận!
Không bình luận!
Không bình luận!
Không bình luận!
Không bình luận!
Không bình luận!
Không bình luận!
Không bình luận!
Và "bình loạn": Nếu bạn vẫn đọc được dòng chữ này, nghĩa là mắt bạn rất tốt! Hi vọng
bạn không xem lại từ đầu
Một nhà tâm lý khuyên rằng, giá trị đích thực của con người không phải ở phương tiện anh ta dùng, càng không phải
ở quần áo anh ta mặc, nó phải thể hiện ở những gì anh ta làm được cho gia đình và xã hội

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×