Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

VẤN ĐỀ ÙN TẮC GIAO THÔNG Ở TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.22 MB, 21 trang )

KĨ THUẬT ĐÔ THỊ NHẬP MÔN
CHỦ ĐỀ: VẤN ĐỀ ÙN TẮC GT Ở TP. HỒ CHÍ MINH
Nhóm I
Bài thuyết trình
NỘI DUNG CHÍNH
I. THỰC TRẠNG KẸT XE Ở TP. HỒ CHÍ MINH.
II. NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ KẸT XE Ở TP. HỒ
CHÍ MINH.
III. GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ KẸT XE Ở TP. HỒ CHÍ
MINH.
Đầu TK 20, người Pháp quy hoạch thành phố Sài
Gòn quy mô 500.000 dân. Do đó, các quy hoạch
về giao thông cũng chỉ đáp ứng đủ yêu cầu cho
nửa triệu dân sinh sống.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GT TP. HCM
Mặc dù được đầu tư nâng cấp liên tục,
hiện nay, tình trạng giao thông tại
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn yếu kém,
không đáp ứng được nhu cầu giao
thông của dân chúng
Dân số
NĂM DÂN S Ố
(ng i)ườ
1985 3.706.784
2005 6.239.938
2009 7.200.000
I. Tình hình giao thông trong Tp. HCM hiện nay.
Trong khi việc phát triển hệ thống giao thông phát triển
với tốc độ “rùa”, thì số lượng xe tham gia giao thông lại
tăng “phi mã”.
II. NGUYÊN NHÂN VỀ SỰ ÙN TẮC GIAO THÔNG HIỆN


NAY Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thiếu cơ sở hạ tầng

Yếu kém của VTHKCC bằng xe buýt

Sự gia tăng phương tiện cá nhân cao (tính đến năm 2009 lượng
xe lưu thông ở Tp. HCM hơn 4 triệu)

Người tham gia giao thông không chấp hành luật lệ giao thông

Lấn chiếm vỉa hè lòng đường

Phân luồng xe không hợp lý

Thiếu cảnh sát giao thông tại các chốt

Lỗi của các cơ quan quản lý Nhà nước về GTĐT.
Tất cả những điều này đã tạo một áp lực rất lớn lên hệ
thống giao thông thành phố. Hiện TPHCM có khoảng
hơn 5 triệu rưỡi xe có động cơ và khoảng 1 triệu xe thô
sơ 2, 3 bánh các loại. Tính ra, diện tích của TPHCM
chưa bằng 1% cả nước, nhưng số phương tiện giao thông
cá nhân đã chiếm 1/3 số lượng của cả nước. Với dân số
trên 7,12 triệu người, tỷ lệ xe cơ giới trên số dân của TP
đã vượt mức 1/2 (tức là 2 người có hơn 1 chiếc xe).
Vào giờ cao điểm những khu vực có trường học này lại
xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông do xe, đặc biệt là xe
hơi của các phụ huynh dừng, đậu đón con. Chính vì thế,
việc biến khu có chức năng ở thành khu có chức năng

trường học, nhà hàng mà không cải tạo lại hệ thống giao
thông thì kẹt xe xảy ra là chuyện… đương nhiên.
Với thực trạng cao ốc mọc lên “như nấm sau mưa”
trên các tuyến đường trung tâm thành phố, kèm theo
đó, lượng người đổ về làm việc cùng với phương
tiện, trong khi đó mặt bằng hạ tầng giao thông vẫn
như cũ thì tình trạng ùn tắc là khó tránh khỏi.
Còn hàng loạt nguyên nhân khác: hệ thống đèn tín
hiệu chưa hợp lý, chập chờn; ý thức người tham gia
lưu thông kém, chen nhau vượt đèn đỏ; sự cố bất
ngờ trên các tuyến đường, mưa ngập… mà trong
phạm vi bài viết này chưa nêu hết được.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NHẰM
GIẢM BỚT ÁP LỰC ÙN TẮC.
a. Hạn chế số lượng phương tiện lưu thông vào giờ cao điểm:
Để hạn chế ùn tắc vào giờ cao điểm, trước mắt vào giờ cao
điểm cần cấm dừng đỗ trên tất cả các tuyến đường hay ùn tắc
giao thông đối với tất cả các loại phương tiện vận tải hàng hoá kể
cả phương tiện thô sơ và phương tiện vận tải hành khách có sức
chứa trên 7 chỗ, xe ba gác và xích lô, các loại xe chở rác (trừ xe
buýt tham gia vận tải hành khách công cộng, đưa đón công nhân
viên và học sinh, sinh viên, xe taxi, các phương tiện có ưu tiên
đặc biệt như xe cứu thương, cứu hoả, cứu hộ, ).
Riêng việc hạn chế lưu thông phương tiện cá nhân (không phải cấm
sở hữu) thì cần có lộ trình và giải pháp thiết thực trên cơ sở phát triển
vận tải hành khách công cộng để đáp ứng nhu cầu đi lại của thị dân.
b. Củng cố và phát triển VTHKCC bằng xe buýt đặc
biệt là về chất lượng vận tải, đồng thời cần tăng
cường sử dụng xe buýt sức chứa lớn
Về lực lượng VTHKCC bằng xe buýt

có thể nói ở cả 2 đô thị lớn đều đã phát
triển, mạng lưới xe buýt hầu như đã
phủ kín thành phố, vấn đề ở chỗ là làm
sao thu hút thị dân sử dụng xe buýt.
Việc nâng câo chất lượng vận tải xe
buýt có ý nghĩa quyết định đến việc
góp phần giảm ùn tắc giao thông.
Song song với việc phát triển phương
thức vận tải hành khách công cộng cần
có những giải pháp giảm thiểu phương
tiện cá nhân lưu thông như thu phí lưu
hành phương tiện tại một số tuyến phố
có mật độ giao thông cao tại những
giờ cao điểm trong nội thành và ngoại
thành. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu
mức phí một cách hợp lý để đảm bảo
tính khả thi của giải pháp.
c. Bố trí thực hiện duy tu bảo dưỡng đường và các công
trình trên đường vào thời gian hợp lý
Hiện nay việc thực hiện duy tu bảo dưỡng đường và các công
trình trên đường thường vẫn còn thực hiện vào ban ngày,
thậm chí vào cả giờ cao điểm. Đây cũng là một nguyên nhân
góp phần gia tăng ùn tắc giao thông. Vì vậy việc duy tu bảo
dưỡng đường và các công trình trên đường nên làm ngoài giờ
cao điểm hay tăng ca làm về ban đêm.
d. Tăng cường các lực lượng điều hành giao thông
trong giờ cao điểm.
Vào giờ cao điểm các ùn tắc ở các
điểm giao nhau rất lớn, nhiều khi
đèn tín hiệu cũng vô tác dụng, chỉ

có lực lượng cảnh sát giao thông
mới có thể điều phối dòng giao
thông. Để có đủ nhân lực, tại các
nút nên có sự phối kết hợp lượng
lượng cảnh sát giao thông với lực
lượng thanh niên tình nguyện hoặc
thanh tra giao thông.
e. Phân luồng giao thông
Việc phân luồng giao thông xét trên toàn tuyến đường và
phân luồng giao thông tại nút. Việc phân luồng giao thông
trên toàn tuyến về cơ bản đã đến mức bão hoà và tương đối
hợp lý, tuy nhiên cũng cần nghiên cứu việc tách dòng xe từ
xa hướng vào các giao cắt hay ùn tắc.
f. Một số các giải pháp khác.
Ngoài những giải pháp trên ta có thể dùng một số giải pháp khác
nếu được như thay đổi giờ làm việc, hạn chế phát triển xe cá
nhân, tổ chức đưa đón học sinh, sinh viên và công nhân, cấm
dừng đỗ xe đưa đón con đi học ngoài đường (nên cho phụ huynh
vào sân trường đón con).
Các hình ảnh đẹp về giao thông!
HẾT

×