Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại 3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.75 KB, 5 trang )

Đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại
3
b. Cơ hội hữu khuynh, mơ hồ về đấu tranh giai cấp, mất cảnh giác trước âm mưu
diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xã hội vẫn tồn tại lâu dài
các giai cấp, các mâu thuẫn giai cấp. Đấu tranh giai cấp là thực tế khách quan
không thể tránh danh từ đấu tranh giai cấp, mà là nhận thức cho đúng tính chất,
nội dung, hình thức của cuộc đấu tranh, xử lý đúng đắn các quan hệ xã hội - giai
cấp.
Để thực hiện mục tiêu cách mạng là dâu giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn
minh, điều cơ bản là phải phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm định hướng xã
hội chủ nghĩa; thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Xây dựng chủ
nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chính quyền nhân dân và pháp
chế xã hội chủ nghĩa. Toàn bộ sự nghiệp trên đây là lợi ích căn bản của dân tộc và
nhân dân lao động. Tuyệt đại đa số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam bao gồm
giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, các tầng lớp lao động
khác, tầng lớp tư sản dân tộc, các nhân sĩ yêu nước tán thành mục tiêu nói trên.
Tuy nhiên một bộ phận nhỏ trong xã họi vì quyền lợi ích kỷ, vì hận thù giai cấp,
đã và đang liên kết với các thế lực phản động quốc tế chống lại sự nghiệp cách
mạng của nhân dân ta. Vì vậy, đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta
trước hết là cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức giữa một bên là quần chúng nhân
dân lao động, các lực lượng xã hội đi theo con đường dẫn đến mục tiêu dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng van minh, đoàn kết trong mặt trận thống nhất dân
tộc do Đảng lãnh đạo, với một bên là các thế lực, các tổ chức, các phần tử chống
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chống Đảng, Nhà nước và pháp luật, phá hoại
trật tự xã hội va an ninh quốc gia.
Các thế lực phản động trong nước và quốc tế chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội chủ yếu thông qua “diễn biến hoà bình” nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản, làm tan rã về hệ tư tưởng tiến tới lật độ chính quyền nhân dân
bằng hình thức này hay hình thức khác.


Cuộc “đấu tranh giữa hai con đường”, con đường xã hội chủ nghĩa và con đường
tư bản chủ nghĩa cũng là biểu hiện của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở
nước ta. Đây là cuộc đấu tranh giữa các nhân tố thúc đẩy đất nước phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa với các nhân tố thúc đẩy đất nước dịch chuyển theo
định hướng tư bản chủ nghĩa. Các nhân tố tự phát tư bản chủ nghĩa này được
những thế lực chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội lợi dụng phục vụ mục
tiêu của chúng. Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng phát triển trên đây diễn ra
hàng ngày hàng giờ trên tất cả các lĩnh vực, trước hết là lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực
tư tưởng và lĩnh vực trật tự xã hội.
Trong cơ cấu giai cấp - xã hội ở nước ta hiện nay, ngoài công nhân, nông dân, trí
thức và các tầng lớp tư sản, tầng lớop này có điều kiện phát triển trong nền kinh tế
thị trường. Đương nhiên có mâu thuẫn về lợi ích giữa những người lao động làm
thuê với tầng lớp tư sản và có mâu thuẫn giữa sự phát triển theo con đường xã hội
chủ nghĩa với khuynh hướng tự phát của thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Đây là
nhân dân lao động với tầng lớp tư sản. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân
dân lao động với tầng lớp tư sản, tuy mang tính chất mâu thuẫn giữa lao động vdà
bóc lột lao động, song trong điều kiện thời kỳ quá độ nước ta lại là mâu thuẫn
trong nội bộ nhân dana. Kinh tế nhiều thành phần và tầng lớp tư sản có vai trò tích
cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế, có khả năng tham gia tích cực vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong xã hội ta hiện nay, lợi ích
hợp pháp của các nhà tư sản căn bản thống nhất với lợi ích chung của cộng đồng.
Đây là mặt thống nhất giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư
sản. Quan hệ giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư sản là
quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh; đấu tranh với những khuynh hướng tiêu cực
của tầng lớp tư sản cũng để thực hiện hợp tác, đoàn kết xây dựng xã hội dân giàu,
nước mạnh, công bằng văn minh.
Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải nắm
vững quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là quan điểm cách mạng
và khoa học. Sự tuyệt đối hoá đấu tranh giai cấp, sự cường điệu đấu tranh giai cấp
cũng như sự mơ hồ về đấu tranh giai cấp đều trái với quan điểm giai cấp Mác -

Lênin, đều gây tổn hại cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Kết luận
Đấu tranh giai cấp chẳng những có tác dụng cải tạo xã hội, xoá bỏ các lực lượng
xã hội phản động, mà nó còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng.
Trong xã hội có giai cấp, sự phát triển của các mặt văn hoía, nghệ thuật và cdác
mặt khác của đời sống xã hội không thể không mang dấu ấn của đấu tranh giai
cấp, và do cuộc đấu tranh đó thúc đẩy.
Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của xã hội có giai cấp. Song, quy luật ấy có
những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể. Điều đó do kết cấu giai cấp của
mỗi xã hội, do địa vị lịch sử của mỗi giai cấp cách mạng trong từng giai đoạn và
trên từng địa bàn quyết định. Muốn hiểu đúng quy luật đấu tranh giai cấp, còn phải
phân tích cụ thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
Tài liệu tham khảo
1. Triết học Mác - Lênin - toàn tập
Nhà xuất bản giáo dục
2. Giáo trình triết học Mác Lênin
Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
3. Chống Đuy - Rinh - Ph.Ăngghen
Nhà xuất bản sự thật.




×