Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

141 Công tác Kế toán tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng & thương mại tổng hợp Thủ Đô 

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.94 KB, 68 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường
có sự quản của Nhà nước theo định hướng XHCN đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với mỗi doanh
nghiệp là phải đổi mới hệ thống công cụ quản lý mà trong đó kế toán là một công cụ quan
trọng. Nó có vai trò tích cực đối với việc quản lý vĩ mô cũng như quản lý vi mô.
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế đó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đặt ra
cho mình những mục tiêu cụ thể và những chiến lược tốt nhất, nhanh nhất, đẹp nhất, rẻ
nhất, thuận tiện nhất để thoả mãn được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Với doanh
nghiệp sản xuất thì việc thực hiện chiến lược đó không phải là đơn giản nhưng đối với
những doanh nghiệp xây lắp là vô cùng phức tạp, bởi vì sản phẩm của ngành xây lắp không
chỉ mang tính kinh tế mà còn mang tính văn hoá nghệ thuật và xã hội sâu sắc.
Đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, sản phẩm xây lắp có ý nghĩa rất to lớn
khẳng định cơ sở hạ tầng của nước ta đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Doanh nghiệp xây lắp như là xương sống của ngành xây dựng cơ bản và cũng là một trong
những ngành mũi nhọn của nền kinh tế.
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, tại doanh nghiệp xây lắp vấn đề được các
nhà quản lý đặc biệt quan tâm đó là chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Thực tế cho
thấy chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là thước đo trình độ công nghệ,
trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. Tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm là
góp phần quan trọng vào tích luỹ mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện
được đời sống của người lao động và tiết kiệm được tài nguyên cho đất nước. Do đó, làm
tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ tạo được cơ sở cho sự tồn tại
phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng này, sau quá trình thực tập tốt
nghiệp tại Công ty CP xây dựng và thương mại tổng hợp Thủ Đô, em đã chọn chuyên đề “
C ông tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP
xây dựng và thương mại tổng hợp Thủ Đô ”.
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp được kết cấu ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3
phàn chính như sau:
Phần I : Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty CPXD và
thương mại tổng hợp Thủ Đô.
Phần II : Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty


CPXD và thương mại tổng hợp Thủ Đô.
Phần III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty CPXD và thương mại tổng hợp Thủ Đô.
Với thời gian và trình độ có hạn nên báo cáo này còn có nhiều thiếu sót. Rất mong
được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và bạn đọc để báo cáo tốt
nghiệp được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
PHẦN 1:
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU
CỦA CÔNG TY CPXD VÀ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THỦ ĐÔ.
1.1. Khái quát chung về Công ty
1.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Công ty Cổ phần XD & TM tổng hợp Thủ Đô là Công ty chuyên hoạt động trong các
lĩnh vực: +Thi công các công trình thuỷ lợi, giao thông
+ Khai thác và chế biến khoáng sản
- Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103006145 do sở kế hoạch và đầu tư thành
phố H à Nội cấp ngày 17 tháng 12 năm 2004 ( chuyển đổi từ Công ty TNHH XD & TM
Thủ Đô có GCNĐKKD số 0102005815 cấp ngày 15 tháng 07 năm 2002)
- Công ty có trụ sở tại số 251 đường Giải Phóng - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
- Điện thoại : 04 6280 742
- Fax: : 04 6283 831
- Số tài khoản: 2131 000 000 3435 tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Trì, Hà Nội.
Công ty Cổ phần XD & TM tổng hợp Thủ Đô có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu
riêng, có tài khoản riêng. Công ty có quyền giao dịch và ký kết các hợp đồng kinh tế với các
cá nhân, đơn vị trong và ngoài Công ty. Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế do đó hoạt
động SXKD của Công ty chịu sự điều tiết của Công ty bằng các văn bản kế hoạch quý, năm
mà công ty giao cho.
Những ngày đầu thành lập, điều kiện khai thác gặp rất nhiều khó khăn do gặp phải
những đường lò cũ, những điểm khai thác trái phép trước đây, địa chất phức tạp và đặc biệt

là cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế, trình độ cán bộ công nhân viên chưa cao.
Trong giai đoạn đầu Công ty đi vào hoạt động do cơ chế quản lý không được chặt
chẽ, cùng với sự non trẻ về kinh nghiệm quản lý và sản xuất của một đơn vị mới được thành
lập, vì vậy kết quả sản xuất của Công ty không cao. Với sự đồng tâm nhất trí, đoàn kết, gắn
bó. Cán bộ công nhân viên Công ty đã vượt qua được nhiều khó khăn, thử thách hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ cấp trên giao phó. Đến nay cùng với đà phát triển Công ty đã thay đổi cơ
chế quản lý đó là giao khoán chi ví cho các tổ đội khai thác. Công ty ngày càng được đổi
2
mới, nâng cấp trang thiết bị, bổ sung nhiều máy móc mới. Vì vậy sản lượng, chất lượng
công việc hàng năm đều tăng cao.
Hiện nay, Công ty đang trong đà phát triển tốt, đời sống của người lao động ngày
càng được cải thiện, mức thu nhập bình quân là khoảng 1,5 triệu đồng/người-tháng.
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
- Buôn bán hàng Công nghiệp, nông nghiệp, máy móc thiết bị ngành xây dựng và vật liệu
xây dựng.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi và hạ tầng kỹ thuật
- Vận tải hàng hoá
- Khai thác và chế biến khoáng sản : than, đ á....
- Tư vấn đầu tư
- Chế biến lâm thuỷ sản
- Mua bán khoáng sản
- Khảo sát, thăm dò và thực hiện các dự án về địa chất môi trường, địa chất đô thị, địa
chất nông nghiệp, địa chất du lịch và đánh giá tác động môi trường.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
- Vốn điều lệ: 8 000 000 000đ ( Tám tỷ đồng Việt Nam)
Công ty có trách nhiệm sử dụng vốn có hiệu quả, tài sản và nguồn lực, đảm bảo kinh
doanh có lãi và có mức lợi nhuận tối thiểu ít nhất bằng kế hoạch đặt ra. Phải có nhiệm vụ
thực hiện hạch toán kinh doanh theo quy định về phân cấp quản lý tài chính của Công ty.
Đăng ký kinh doanh đúng ngành nghề.
Thực hiện nghĩa vụ tốt với người lao động theo quy định của bộ luật lao động, đảm

bảo đời sống cho người lao động, chăm lo phát triển nguồn nhân lực để thực hiện chiến
lược phát triển chung và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản ngân sách Nhà nước theo quy định của
pháp luật, nộp các khoản thuế theo quy định.
1.1.3. Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
3
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD
Đơn vị: VNĐ
TT
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1
Doanh thu
5 650 230 000 9 251 006 000 15 726 710 000
2
Tổng chi phí
3 950 145 000 6 375 238 000 10 837 904 000
3
Lợi nhuận ròng
1 700 085 000 2 875 768 000 4 888 806 000
4
Thuế TNDN
544 027 000 920 246 000 1 564 418 000
5 Lợi nhuận sau thuế 1 156 058 000 1 955 522 000
3 324 388 000
6
Thu nhËp b×nh qu©n 1 tr®/ngêi 1.3 tr®/ngêi
1.5 tr®/ngêi

Qua bảng trên ta thấy: Doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 1 368 866 000, năm

2005 so với năm 2004 tăng 799 464 000đ là do giá trị sản xuất tăng và quyết toán được
kịp thời, dẫn đến lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005 tăng 644 172 000, năm 2005 so
với năm 2004 tăng 376 219 000đ . Như vậy ta có thể kết luận tình hình sản xuất kinh
doanh của Công ty là tốt.
1.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty CPXD và TM tổng
hợp Thủ Đô
1.2.1. Mô hình tổ chức sản xuất
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục đem lại hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một bộ máy quản lý vững mạnh có hệ thống.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, với nguồn lực hiện có của
đơn vị, với những đặc thù riêng, Công ty lựa chọn mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh
nhằm giảm lao động đến mức tối thiểu bộ máy gián tiếp từ văn phòng đến các công trường
đội trực thuộc, đồng thời đánh giá, sắp xếp cán bộ nhân viên có đủ trình độ chuyên môn
ngiệp vụ và năng lực công tác vào những vị trí thích hợp, đưa ra những cán bộ công nhân
viên không đủ trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
4
+ Tại Văn phòng trụ sở: Công ty lựa chọn tổ chức sản xuất thuộc dạng trực tuyến
chức năng, có sự quản lý, giám sát trực tiếp từ cấp trên đưa xuống.
+ Tại công trường:
Mô hình quản lý tại công trường theo hai hình thức: Đối với những hợp đồng kinh tế
có tính chất phức tạp thì quản lý tập trung. Đối với những công trường nhỏ, lẻ, công việc
mang tính đơn giản có giá trị hợp đồng nhỏ thì khoán gọn công trình.
Tại công trường mô hình tổ chức sản xuất như sau:
1.2.2. Điều kiện về giao thông, kinh tế, chính trị
Do địa bàn hoạt động rộng, trải dài trên khắp đất nước cho nên trong quá trình sản
xuất kinh doanh của công ty đã chịu ảnh hưởng của điều kiện giao thông. Đối với những
công trình xây lắp ở thành thị hay ở đồng bằng có giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho
việc cung ứng vật tư, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Ngược lại, ở những vùng sâu
vùng xa, miền núi việc đi lại là vô cùng khó khăn đã dẫn đến tình trạng cung ứng vật tư

không kịp thời, do đó tiến độ thi công bị chậm lại gây ra thiệt hại không nhỏ.
Công ty có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, là nơi trung tâm kinh tế văn hoá chính trị
của cả nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang từng bước phát
triển, chính trị ổn định giúp công ty sản xuất tốt ngày càng có nhiều cơ hội đầu tư phát triển.
Thể hiện ở số hợp đồng xây lắp ngày càng nhiều hơn.
1.2.3. Trang thiết bị kỹ thuật
Trong quá trình sản xuất của công ty phần lớn sử dụng máy móc thiết bị ngoại nhập.
Đây là những máy móc thiết bị còn mới, xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật, Nga.... Tuy nhiên
tính đồng bộ còn thấp.
5
Chỉ huy trưởng
Tổ thuê ngoàiCác tổ đội XDVăn phòng
Chỉ huy phó
Hiện tại ở công ty trang thiết bị còn một số máy móc nhỏ đã hết thời hạn sử dụng và
hệ thống máy móc thiết bị văn phòng.
Để chủ động trong sản xuất thì trong những năm tới, công ty cần có những biện
pháp đầu tư thêm máy móc thiết bị nhiều hơn nữa.
THỐNG KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA CÔNG TY
Stt Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Hãng SX
1 Máy khoan TAMROC F7 Cái 02 Mỹ
2 Máy cắt thép Cái 03 Liên Xô
3
Máy xúc CAT 330 CL
Cái 02 Nhật
4 Xe ôtô DAEWOO Cái 02 Hàn Quốc
5 Xe ô tô MAZDA Chiếc 01 Hàn Quốc
1.2.4. Tình hình tài chính
Công ty chưa xây dựng được chiến lược huy động vốn cho đầu tư. Việc thu hồi nợ
từ các công trình của năm trước còn chậm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty. Số vốn của doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Việc vay vốn ở các

ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.
1.2.5. Tình hình tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá trong công ty
Trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, đối với ngành công
nghiệp nói chung và ngành xây dựng nói riêng đòi hỏi công ty phải có tổ chức và nâng cao
trình độ chuyên môn hoá, tập trung hoá và hợp tác để mang lại hiệu quả sản xuất kinh
doanh tốt hơn.
- Tình hình tập trung hoá.
Để đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất nâng cao chất
lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động hàng năm, công ty đã áp dụng công nghệ sản
xuất mới vào sản xuất, cùng với việc đầu tư thêm nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, do đặc thù của ngành xây dựng, các công trường xây dựng nằm rải rác ở nhiều
tỉnh, thành phố trong cả nước nên tình hình tập trung hoá ở công ty trong chỉ đạo sản xuất là
chưa cao.
- Tình hình chuyên môn hoá:
6
Công ty là một đơn vị xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng, công ty có
một đội ngũ lao động lành nghề, có dây chuyền sản xuất để phục vụ cho quá trình sản xuất
như công nhân nề, điện, nước... Vì có sự chuyên môn hoá cao trong dây chuyền sản xuất
nên năng suất lao động hàng năm đều tăng, giá trị sản xuất ngày càng tăng.
- Tình hình hợp tác hoá:
Công ty luôn chủ trương hợp tác với nhiều đối tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình sản xuất.
Trong những năm qua công ty luôn mở rộng quan hệ, hợp tác hoá với nhiều bạn
hàng. Nhờ đó mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng thuận lợi và được
mở rộng. Cụ thể:
Công ty đã chấp hành đầy đủ nhưng quy định về các định mức kỹ thuật, tiêu chuẩn
sản phẩm, đơn giá tiền lương và biến chế bộ máy quản lý. Kiểm tra các hoạt động của công
ty theo yêu cầu báo cáo về tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với bạn hàng: Công ty có mối quan hệ trực tiếp và thường xuyên với các bạn
hàng trong khu vực sản xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham gia đấu thầu, việc

cung ứng vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất.
1.2.6. Định hướng phát triển năm 2007
Xây dựng công ty thành một công ty mạnh trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công
nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng và mở rộng phạm vi hoạt động của các ngành nghề.
Địa bàn hoat động chủ yếu là các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hà Tây...Tập trung lãnh đạo
và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2007. Kiên quyết đảm bảo tiến
độ và chất lượng các công trình trọng điểm của Nhà nước như: khu đô thị, nhà máy xi măng Hạ
Long.... Bằng mọi biện pháp đưa hoạt động sản xuất đảm bảo an toàn .
Xây dựng và triển khai một số giải pháp mang tình chiến lược để đảm bảo thắng lợi
nhiệm vụ năm 2007 như sau: Kỹ thuật công nghệ, quản trị doanh nghiệp, vốn, đào tạo và
phát triển nguồn lực con nghười.
Từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý doanh nghiệp, tạo nên tính chuyên nghiệp cao
trong công tác sản xuất kinh doanh từ khâu triển khai chuẩn bị đến khâu triển khai thực hiện sản
xuất để tạo nên bước đột phá về chất trong quá trình xây dựng và phát triển của công ty. Tìm kiếm
và xâm nhập vào thị trường, không ngừng nâng cao công tác quản lý hạch toán sản xuất kinh
doanh đến mỗi công trình quản lý kỹ thuật, chất lượng, quản lý vật tư, quản lý vốn và tài sản cố
định. Nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật và công tác kỹ thuật đến mỗi công trình.
7
Tích cực triển khai thực hiện đời sống văn hoá trên tất cả các công trường. Đẩy
mạnh hoạt động nâng cao đời sống về mọi mặt của cán bộ công nhân viên, đẩy mạnh phong
trào thi đua trong công ty.
Phấn đấu thu nhập bình quân trong Xí nghiệp đạt từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000
đồng /người -tháng và các năm tiếp theo tăng 20% so với năm trước. Thực hiện tốt các quy
trình quản lý chất lượng ISO 9001 - 2000.
1.3. Tổ chức bộ máy của Công ty
1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
Công ty CPXD và TM tổng hợp Thủ Đô có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như sau:
* Ban giám đốc Công ty gồm:
- 01 Giám đốc phụ trách chung toàn Công ty
Là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm toàn diện các mặt hoạt dộng của Công

ty trước Nhà nước và Pháp luật. Giám đốc Công ty phụ trách và trực tiếp điều hành một số
8
Giám đốc
P. Giám đốc tổ chức
P. Giám đốc kỹ thuật
Phòng Kế hoạch –
Kỹ thuật
Phòng tổ chức hành
chính
Phòng tài chính kế
toán
Đội XDGT
số 1
Đội XDGT
số 2
Đội XDGT số
3
Đội KT
mỏ số 1
Đội KT
mỏ số 2
lĩnh vực quan trọng nhất (tổ chức cán bột, công tác kinh doanh...). Phương thức lãnh đạo
của Giám đốc là vừa điều hành trực tiếp, vừa thông qua các phong ban quản lý chức năng.
- 01 Phó giám đốc tổ chức: Phụ trách về công tác tổ chức, lao dộng, văn phòng, đời
sống...
- 01 Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách về kỹ thuật, an toàn lao động và môi trường sản
xuất.
* Phòng tổ chức hành chính:
Là bộ phận tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong các tổ chức mạng lưới và công
tác cán bộ toàn Công ty. Hướng dẫn chỉ đạo công tác tiền lương và các chính sách đối với

người lao động trong Công ty. Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật toàn Công ty, trực tiếp thực
thi các công việc hành chính, văn thư, công tác tổ chức, lao động, tiền lương, văn phòng,
đời sống, y tế.
* Phòng kế hoạch kỹ thuật:
Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch của Công ty. Lập, đôn
đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Tham mưu cho Giám đốc về phương
hướng và chiến lược kinh doanh của Công ty. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thống kê và
thông tin kinh tế nội bộ. Lập kế hoạch, triển khai và quản lý các dự án đầu tư. Làm công tác
điều hành kỹ thuật xây lắp và khai thác của Công ty.
* Phòng kế toán tài chính:
Tổ chức thực hiện công tác hạch toán qúa trình sản xuất và kinh doanh của toàn
Công ty – Cung cấp các thông tin chính xác, cần thiết để ban Giám đốc ra các quyết định tối
ưu có hiệu quả cao.
Giúp Giám đốc trong việc điều hành, quản lý các hoạt động tính toán kinh tế và
kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động
trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính trong Công ty.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, các qui định của sản xuất
về lĩnh vực kế toán và lĩnh vực tài chính.
Lập các kế hoạch về tài chính, thống kê tài chính, hạch toán SXKD, quản lý vốn và
sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Công ty.
- Các đội xây dựng và khai thác: Làm công tác trực tiếp thi công và khai thác tại công
trình.
1.4. Tổ chức bộ máy kế toán
1.4.1. Hình thức kế toán đang áp dụng tại Công ty CPXD và thương mại tổng hợp
Thủ Đô
9
Hoạt động của bộ máy kế toán trong đơn vị cũng như hoạt động snả xuất bao gồm
nhiều công việc khác nhau được sắp xếp theo quy trình nhất định. Ở mỗi công việc phải bố
trí nhân viên kế toán cùng với phương tiện kỹ thuật ghi chép phù hợp đảm bảo cho bộ máy
kế toán hoạt động tốt. Muốn vậy cần phải lựa chon đúng mô hình, thích hợp với từng loại

hình cụ thể sao cho nó trở thành yếu tố có tính chất quyết định đến quy mô chất lượng và
hiệu quả của đơn vị. Nhận thấy vai trò của việc tổ chứchình thức kế toán đồng thời căn cứ
vào quy mô địa bàn hoạt động, đặc điểm cụ thể của đơn vị mình nên Công ty đã chọn hình
thức kế toán tập trung.
Theo hình thức kế toán tập trung thì nhiệm vụ của phòng kế toán là:
- Ghi chép, tính toán, phản ánh đầy đủ, chính xác số liệu trong quá trình sản xuất, tiêu
hao vật tư nguyên liệu và các chi phí khác, sử dụng tài sản vật tư lao động và tiền vốn.
- Tính toán chi phí sản xuất, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các
khoản thanh toán với Nhà nước, cung cấp thông tin cần thiết, chính xác phục vụ cho công
tác điều hành hoạt động SXKD của lãnh đạo Công ty.
- Theo dõi thực hiện kế hoạch SXKD, phân tích tổng hợp chi phí sản xuất, những nhân
tố tăng giảm giá thành sản phẩm.
- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong công tác quản lý tài chính, thực
hiện nghiêm chỉnh đầy đủ chức năng giám đốc về công tác kế toán thống kê tài chính của
Công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, có phân công phân nhiệm rõ ràng
nhưng đồng thời vẫn đảm bảo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau thông qua công tác thường
xuyên kiểm tra đối chiếu.
10
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
+ K? toỏn tru?ng: Là người có chức năng tổ chức, kiểm tra công tác kế toán của
Công ty. Với chức năng này, Kế toán trưởng là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn
kế toán – tài chính cho Giám đốc. Là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc về mặt
hành chính.
Nhiệm vụ của Kế toán trưởng là: tổ chức bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp
vụ chuyên môn kế toán, tài chính của Công ty. Trực tiếp tham mưu giúp Giám đốc về các
hoạt động tài chính đồng thời nghiên cứu vận dụng chế độ chính sách của Nhà nước vào
điều kiện cụ thể của Công ty, xây dựng thành quy chế về tài chính cho Công ty.
+ Thủ quỹ: Thực hiện việc thu chi cùng với kế toán có liên quan, theo dõi chặt chẽ
các khoản thu chi bằng tiền mặt, đảm bảo an toàn đúng nguyên tắc bảo quản tiền mặt.

+ Kế toán thanh toán:
Lập phiếu thuL, phiếu chi.
Theo dõi và hạch toán T (mở sổ chi tiếtm) toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến quỹ
tiền mặt và ngân hàng như: tiền gửi, tiền vay, ký quỹ. ..
Theo dõi và kiểm tra các khoản phải thuT, phải trả như: phải thu của khách hàng, phải
trả người bán, tạm ứng, hạch toán với ngân sách, phải trả phải nộp khác
11
Kế toán
trưởng
Thủ quỹ
Kế toán
tiền lương
Kế toán
thanh toán
Kế toán
NVL và
TSCĐ
Kế toán
tổng hợp
Nhân viên
thống kê
đội XD
số1
Nhân viên
thống kê
đội XD số
2
Nhân viên
thống kê
đội XD số

3
Nhân viên
thống kê
đội KT
mỏ số 1
Nhân viên
thống kê
đội KT
mỏ số 2
Tiến hành phân tích tuổi nợ của từng đối tượng thanh toánT, hàng tháng báo cáo tình
hình thanh toán của những khách hàng truyền thống, những khoản nợ quá hạn, các khoản
vay đến hạn phải trả với Kế toán trưởng.
Làm công tác giao dịch với Ngân hàng.L
Sổ kế toán sử dụng:
Sổ chi tiết các TK: 111, 112, 113, 131, 141, 331, 333, 311, 138, 338
(theo dõi cho từng đối tượngt, từng Ngân hàng)
+ Kế toán lao động tiền lương:
Hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ có liên quan đến lương và các khoản trích theo lương
như: KPCĐ, BHXH, BHYT…
Cuối tháng lập bảng thanh toán lương.
Hàng tháng lập bảng phân bố lương và các khoản trích theo lương. H
Sổ kế toán sử dụng gồm: + Sổ kế toán chi tiết các TK 334, 338
+ Bảng phân bố lương và các khoản trích theo lương.
Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp về số liệu về số lượng lao động, thời gian lao
động, kết quả lao động, từ đó tính lương phải trả và các khoản phải trả, phải nộp khác, các
khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động. Phân bổ tiền lương vào các đối tượng sử dụng.
Hướng dẫn kiểm tra các nhân viên hạch toán phân xưởng, các phòng ban. Thực hiện đầy đủ
các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương, mở sổ sách cần thiết và hạch toán
các nghiệp vụ về lao động tiền lương đúng chế độ, phương pháp quản lý và sử dụng lao
động sao cho có hiệu quả và phân tích tình hình quản lý sử dụng thời gian lao động, năng

suất lao động.
+ K? toỏn nguyờn v?t li?u và TSCé:
Lập phiếu xuất kho, nhập kho.
Theo dõi chất lượng và giá cả hàng nhập kho trong kỳ.
Tính giá hàng xuất kho trong kỳ.
Lập báo cáo hàng tồn kho theo từng tháng và tiến hành kiểm kê theo từng quý.L
Sổ kế toán sử dụng: + Sổ chi tiết T K 152, 153, 1561, 1562, 155, 157
+ Sổ tổng hợp nhập, xuất tồn kho.
Ghi chép các chứng từ ban đầu NVL, phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch thu mua
NVL, tình hình tăng giảm NVL trong kho và thực hiện các định mức tiêu hao và phân bổ
vật tư xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng. Phản ánh tổng hợp số liệu trên về hiện trạng,
giá trị TSCĐ, tính toán phân bổ khấu TSCĐ hàng tháng vào chi phí hoạt động kinh doanh.
+ Kế toán tổng hợp:
12
Theo dõi các tài khoản về nguồn vốn và quỹ như: nguồn vốn kinh doanh, lãi chưa
phân phối, chênh lệch tỉ giá, quỹ đầu tư phát triển, khen thưởng phúc lợi . . .
Từ các chứng từ gốcT, kế toán tổng hợp ghi sổ kế toán tổng hợp, cuối tháng đối chiếu
với sổ kế toán chi tiết của các phần hành cụ thể khác.
Cuối mỗi thángC, kế toán tổng hợp xác định kết quả của các hoạt động kinh doanh
báo cáo Kế toán trưởng.
Định kỳ lập các báo cáo tài chính theo quy định.
Tiến hành hạch toán trên sổ sách tổng hợp, lập báo cáo của tàon đơn vị kinh tế cơ sở,
giúp việc cho kế toán trưởng về việc luân chuyển chứng từ vào sổ sách hợp lý, phân tích
tình hình kinh doanh, đề suất ý kiến về chiến lược kinh doanh, tình hình tiêu thụ, sản xuất
để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
1.3.2. Hệ thống sổ sách sử dụng1
Công ty áp dụng hình thức sổ Kế toán là Nhật ký chung:
Nhật ký chung là hình thức kế toán đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị hạch toán,
tránh việc ghi chép trùng lặp và đặc biệt có nhiều thuận lợi khi ứng dụng máy vi tính trong
xử lý thông tin trên sổ kế toán. Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Nhật ký chung là:

tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự
thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật
ký chung để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Tất cả các chứng từ biểu mẫu mà kế
toán sử dụng để theo dõi đều theo hướng dẫnvà quy định của Bộ tài chínhvà pháp lệnh kế
toán thống kê, được theo dõi từ các tổ đến phân xưởng và tổng hợp toàn Công tyvà được
thực hiện toàn bộ trên phần mềm máy tính.
13
Dưới đây là sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung:



Ghi chú:
Ghi thường xuyên (ghi hàng ngàyg)
Ghi cuỗi tháng
Kiểm tra đối chiếu số liệu.
3. Hệ thống tài khoản sử dụng
Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được ban
hành theo quyết định số 1141 TC /QĐ/CĐKT ngày 10/11/1995 của Bộ Tài Chính ban hành
hệ thống kế toán doanh nghiệp áp dụng thống nhất trong cả nước ngày 01/10/1996. Quyết
định số 167/2000/ QĐ-BTC ngày 25/10/2000 thay thế phần chế độ báo cáo tài chính đã ban
hành chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp.
4. Những Báo cáo kế toán được lập
- Báo cáo kê khai thuế hàng tháng bao gồm:
+ Tờ khai thuế GTGT
+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ, hàng hóa, dịc vụ mua vào
+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ, hàng hóa, dịch vụ bán ra
+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính
14
Nhât ký chuyên
dùng

Chứng từ gốc
Sổ kế toán
chi tiết
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân
đối TK
Báo cáo TC
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo này được lập hàng tháng, nộp báo cáo từ ngày mùng 1 đến hết ngày 10 tháng sau,
nơi nộp báo cáo là Chi cục thuế quận trực tếp quản lý.
- Báo cáo Tài chính bao gồm:
+ Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN
+ Bảng cân đối kế toán
+ Kết quả hoạt động SXKD
+ Bảng cân đối tài khoản
+ Thuyết minh báo cáo Tài Chính
Báo cáo này được lập vào ngày 31 tháng 12 cuối nămB, nộp báo cáo Tài Chính đến hết
ngày 31 tháng 3 của năm sau. Nơi nộp Báo cáo là Chi cục thuế quận trực tiếp quản lý.
15
PHẦN II
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHÂM TẠI CÔNG TY CPXD VÀ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP
THỦ ĐÔ
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm tại công ty CPXD và thương mại tổng hợp
Thủ Đô
Đặc điểm của hoạt động xây lắp có ảnh hưởng tới công tác tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm.

Là doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất vật chất, hoạt động của doanh nghiệp mang
tính đặc thù riêng. Tính đặc thù đó thể hiện cả về phương thức tổ chức sản xuất, đặc điểm
quy trình công nghệ và yêu cầu quản lý.
Đặc điểm của sản phẩm xây lắp đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm.
Sản phẩm xây lắp có những đặc điểm sau:
Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, thời gian thi công dài, khối lượng công việc lớn. Kỳ
tính giá thành thường không trùng với kỳ báo cáo.
Thời gian sử dụng sản phẩm dài, mọi sai sót trong quá trình thi công khó sửa chữa và
có thể phải phá đi. Do đó trong quá trình thi công phải có sự kiểm tra, giám sát chất lượng
thường xuyên.
Sản phẩm xây lắp cố định, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ. Đặc điểm này làm công
tác quản lý và hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp, vì thế kế toán phải tổ chức tốt quá trình
hạch toán ban đầu.
Sản phẩm thường mang tính đơn chiếc: mỗi sản phẩm xây lắp thường có những yêu
cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng riêng.
Sản xuất thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp các điều kiện môi trường
Quy trình công nghệ và phương thức sản xuất cũng ảnh hưởng đến công tác tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
2. Thực trạng công tác hạch toán chi phí và giá thành tại Công ty
CPXD và thương mại tổng hợp Thủ Đô.
2.1. Quy trình tập hợp chi phí và xác định giá thành sản phẩm và tình hình thực
hiện chính sách, chế độ của nhà nước, ngành trong Công ty.
2.1.1.Quy trình tập hợp chi phí, xác định giá thành:
Mọi chi phí phát sinh đều được tập hợp theo khoản mục: chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công.
16
Tại các công trình, các tổ sản xuất, công việc hạch toán kế toán là công việc về ghi
chép, lập chứng từ ban đầu. Tại phòng kế toán, sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, kế
toán tiến hành kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ, tổng hợp chi phí và tính giá thành sản

phẩm, ghi vào sổ, hệ thống hoá số liệu và cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý.
Đồng thời dựa trên cơ sở các báo cáo kế toán để lập, tiến hành phân tích các hoạt động kinh
tế để giúp lãnh đạo Xí nghiệp trong việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh.
• Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Đối với những nguyên vật liệu xuất dùng liên quan trực tiếp với từng đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất riêng biệt thì tập hợp riêng cho từng đối tượng đó. Đối với những
nguyên vật liệu xuất dùng cho nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì phải phân bổ cho
đối tượng chịu chi phí. Trước tiên phòng kỹ thuật vật tư căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất thi
công để tính toán lượng vật tư cần phục vụ cho sản xuất. Các đội lập các yêu cầu cung ứng
vật tư, có xác nhận của đội trưởng công trình và kỹ thuật viên để gửi lên phòng kế hoạch kỹ
thuật, phòng kế hoạch xác nhận sau đó chuyển sang phòng kế toán xin tạm ứng tiền để mua
vật tư. Sau khi đã hoàn thành các thủ tục xem xét, xác nhận của kỹ thuật, kế toán trưởng và
giám đốc, kế toán tiền mặt viết phiếu chi cho tạm ứng tiền, tiến hành định khoản ngay và
ghi sổ kế toán. Sau khi nhận được tiền, nhân viên cung ứng vật tư tiến hành đi mua vật tư về
nhập kho, sau đó tiến hành xuất kho để phục vụ cho thi công công trình. Tại kho thủ kho
tiến hành lập thẻ kho và theo định kỳ gửi các chứng từ như hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho,
xuất kho....về phòng kế toán làm cơ sở để hạch toán nguyên vật liệu tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ. Tại phòng kế toán sau khi đối chiếu tiến hành kiểm tra tính hợp
lệ, kế toán tiến hành định khoản ngay trên các chứng từ đó đồng thời tiến hành phân loại
các chứng từ theo từng công trình và ghi vào tờ kê chi tiết xuất nguyên vật liệu cho từng
công trình theo từng chứng từ đó. Cuối tháng kế toán tiến hành tổng hợp toàn bộ chi phí của
từng công trình trên tờ kê chi tiết công trình đó, lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ. Và theo định kỳ hàng tháng căn cứ và bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ, kế toán tiến hành tập hợp chi phí cho từng đối tượng và kết chuyển chi phí để tính giá
thành sản phẩm.
• Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
Đối với những lao động thuê ngoài: chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân
công trực tiếp là các biên bản nghiêm thu các công việc đã hoàn thành và bảng thanh toán
khối lượng thuê ngoài (hoàn thành).
Khi công ty có nhu cầu thuê nhân công, công ty tiến hành ký hợp đồng thuê nhân

công, giao phần việc cho họ, khi khối lượng công việc đã hoàn thành, đội trưởng công
trình, kỹ thuật công trình cùng với tổ trưởng tiến hành nghiệm thu bàn giao thông qua
“Biên bản nghiệm thu công việc đã hoàn thành” và lập nên bảng thanh toán tiền lương của
nhân công thuê ngoài. Bảng này được chỉ huy công trình gửi lên phòng lao động tiền lương,
sau khi xem xét tính hợp pháp hợp lệ thì gửi sang phòng kế toán để làm cơ sở cho kế toán
chi phí và thanh toán lương cho nhân công, kế toán dựa vào bảng thanh toán khối lượng
hoàn thành lập bảng thanh toán tiền lương cho nhân công thuê ngoài và tiến hành tính giá
thành và vào sổ sách có liên quan.
Đối với lao động làm việc trong danh sách: Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí
nhân công trực tiếp là bảng chấm công và các hợp đồng làm khoán. Các bảng chấm công
được áp dụng cho các đội sản xuất, các đội công trình tiến hành làm công nhật, các tổ
17
trưởng tiến hành theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ mình để lập bảng chấm
công, lấy xác nhận của chỉ huy công trường theo định kỳ gửi về phòng kế toán để kế toán
lập bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và tính giá thành.
Tại phòng khi đã kiểm tra các chứng từ như: Bảng chấm công, phiếu báo làm thêm
giờ, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành....kế toán tiến hành tính lương, tính thưởng, trợ
cấp phải trả cho người lao động. Trên cơ sở bảng thanh toán tiền lương, thưởng kế toán
tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương, tiền thưởng tính vào chi phí sản xuất
• Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công
Các công nhân điều khiển máy thi công, hàng ngày theo dõi tình hình hoạt động của
máy, tình hình cung cấp nhiên liệu cho máy, để vào “ nhật trình xe máy”, theo định kỳ gửi
về phòng kế toán để phục vụ cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
• Tập hợp chi phí sản xuất chung
Chứng từ ban đầu để tập hợp chi phí sản xuất chung là các phiếu chi, bảng chấm
công.... và theo định kỳ gửi về phòng kế toán. Tại đây, nhân viên kế toán tiến hành tổng
hợp, vào bảng phân bổ và các sổ sách có liên quan, tập hợp chi phí, phân bổ chi phí và tính
giá thành sản phẩm.
a. Tình hình thực hiện chính sách, chế độ của nhà nước, ngành:
Đối với việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Công ty hiện sử dụng TK334

“Phải trả công nhân viên”, và TK338 (8) “Phải trả, phải nộp khác” (áp dụng đối với nhân
công thuê ngoài).
Đối với việc trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của ngành thì BHXH,
BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công, công
nhân chỉ huy công trường sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên ở Công
ty hiện nay khoản này vẫn được trích vào chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy
thi công và chi phí sản xuất chung.
Công ty tuân thủ mọi nguyên tắc hach toán kế toán, phù hợp với điều kiện sản xuất
của công ty, phù hợp với quy trình sản xuất, với đặc điểm của ngành
2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CPXD và
thương mại tổng hợp Thủ Đô.
Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty là từng
công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công việc xây lắp có thiết kế riêng.
2.1.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một khoản mục chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng
lớn trong giá thành công trình xây dựng, vì vậy việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật
chất trong sản xuất thi công và đảm bảo chính xác giá thành công trình xây dựng.
Cũng chính vì vậy đòi hỏi công tác hạch toán khoản mục chi chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp phải hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng (các công trình, hạng mục
công trình) theo giá thực tế đích danh của từng loại vật tư đó.
Tại Công ty kế toán tiến hành ghi sổ kế toán tổng hợp theo phương pháp kê khai
thường xuyên đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
18
Việc hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty được tiến
hành như sau:
Căn cứ vào nhiệm vụ sản suất, các đội công trình cùng kế toán công trình lập yêu
cầu cung ứng vật tư gửi lên phòng kế hoạch, phòng kế hoạch xem xét sau đó chuyển sang
phòng kế toán xin tạm ứng tiền để mua vật tư. Sau khi đã hoàn thành các thủ tục xem xét,
xác nhận của kỹ thuật giám đốc, kế toán trưởng thì kế toán tiền mặt viết phiếu chi (mẫu 3.1)

cho tạm ứng tiền, tiến hành định khoản ngay trên chứng từ đó và ghi vào sổ kế toán.
Ví dụ: Đối với công trình khu công nghiệp A Như Quỳnh – Hưng Yên, kế toán tiến
hành ghi sổ sách kế toán theo định khoản:
Nợ TK 141 : 116.000.000
Có TK 111 : 116.000.000
Biểu 1.1
Công ty CPXD và thương mại tổng
hợp Thủ Đô.
Mẫu số 02-TT
Ban hành theo QĐsố 1864/1998/QĐ-BTC
Ngày 25 tháng10 năm 2000 của bộ tài chính
PHIẾU CHI
Ngày 01 tháng 12 năm 2006
Quyển số ......
Số 271
Nợ TK141: 116.000.000
Có TK111: 1 16.000.000
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thành Công.
Bộ phận công tác : Công trình Như Quỳnh – Hưng Yên
Lý do chi : Tạm ứng tiền vật tư thi công công trình.
Số tiền : 116.000.000 đồng
Bằng chữ : Một trăm mười sáu triệu đồng chẵn.
Kèm theo : 01 chứng từ gốc
Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Một trăm mười sáu triệu đồng chẵn
Ngày 01 tháng 12 năm 2006
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người lập phiếu)

(Ký, ghi rõ họ tên)
Sau khi đã nhận được tiền, nhân viên cung ứng vật tư tiến hành mua vật tư về nhập
kho công trình để phục vụ cho sản xuất thi công và theo định kỳ người mua sẽ gửi hoá đơn
GTGT (biểu 1.2) lên phòng kế toán làm cơ sở để ghi sổ nhật ký chung và tính giá thành sản
phẩm. Hoá đơn sẽ được lưu lại làm căn cứ.
19
Biểu 1.2
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: giao cho khách MS01GTKT - 3LL
Ngày 7 tháng 12 năm 2006 DH /2004B0096671
Họ và tên người mua: Vũ Văn Long
Đơn vị: Công ty CPXD và thương mại tổng hợp Thủ Đô.
Địa chỉ: 251 Giải Phóng – Phương Mai - Đống Đa - HN
Hình thức thanh toán theo hợp đồng MST 0103006145
Stt Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền
1 Gạch hai lỗ Viên 220.000 505 111.000.000
Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 11.000.000
Tổng cộng thanh toán 122.000.000
Viết bằng chữ: Một trăm hai mươi hai triệu đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Sau khi tiến hành mua bán xong, chuyển về nhập kho, tại kho sẽ tiến hành thủ tục
nhập kho dựa vào chứng từ mua bán, và tiến hành cân, đo, đong, đếm số lượng và viết
phiếu nhập kho (biểu 1.3)
Phiếu nhập kho được chia thành hai liên, một liên thủ kho giữ để theo dõi và tiến
hành ghi thẻ kho (biểu 1.4), một liên gửi về phòng kế toán để làm cơ sỏ cho việc hạch toán

chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và ghi sổ kế toán (có kèm theo hoá đơn GTGT và phiếu
xuất kho của bên mua).
Biểu 1.3
PHIẾU NHẬP KHO SỐ 4
Ngày 7 tháng 12 năm 2006
Nhập vào kho : Công trình Như Quỳnh – Hưng Yên
Tên người nhập: Vũ Văn Long
Stt Tên hàng
Đơn
vị
Số lượng Đơn
giá
Thành tiền Ghi chú
Yêu cầu
Thực
hiện
1 Gạch hai lỗ Viên 220.000 505 111.000.000
Cộng 111.000.000
(Một trăm mười một triệu đồng chẵn)
Ngày 7 tháng 12 năm 2006
Phụ trách cung tiêu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người giao hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ kho
(Ký, ghi rõ họ tên)
20
Biểu 1.4:
THẺ KHO
Chứng từ

Trích yếu
Ngày
NX
Đơn
vị
Số lượng

Số Ngày Nhập Xuất Tồn
Tháng 12/2006
..... ...... ......... ....... ....... ....... ....... ........ .......
04 07/12 Nhập gạch hai lỗ 07 Viên 220.000
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất xây lắp của công trình, đội trưởng công trường yêu cầu
kế toán công trường lập phiếu xuất kho rồi chuyển đến kho, thủ kho ghi sổ thực xuất lên
phiếu. Phiếu xuất kho được lập thành hai liên, một liên kế toán công trường giữ, một liên
thủ kho giữ. Định kỳ kế toán công trường gửi phiếu xuất kho lên phòng kế toán. Kế toán sẽ
tiến hành làm bảng kê chi tiết xuất vật tư, vào sổ nhật ký chung và sổ chi tiết nguyên vật
liệu, phiếu xuất kho sẽ được giữ lại để làm căn cứ cho việc hạch toán.
Ví dụ: Công trình Như Quỳnh – Hưng Yên khi xuất kho nguyên vật liệu dùng cho
sản xuất kế toán tiến hành ghi sổ sách kế toán theo định khoản:
Nợ TK 621 : 111.000.000
Có TK 152 : 111.000.000
Biểu 1.5:
PHIẾU XUẤT KHO SỐ 15
Ngày 8 tháng 12 năm 2006
Xuất cho : Nguyễn Văn Lâm.
Địa chỉ : Đội xây dựng
Lý do xuất : Phục vụ công trình Như Quỳnh – Hưng Yên.
Xuất tại kho: Anh Vinh
Ghi nợ vào TK621
Stt Tên vật tư

Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Theo chứng
từ
Thực xuất
1 Gạch hai lỗ Viên 220.000 505 111.000.000
2
Tổng 111.000.000
Số tiền viết bằng chữ: Một trăm mười một triệu đồng chẵn
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Phụ trách cung tiêu
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
21
Biểu 1.6
BẢNG KÊ CHI TIẾT XUẤT VẬT TƯ
Công trình Như Quỳnh – Hưng Yên.
quý IV năm 2006
Chứng từ
Tên nguyên vật liệu Đơn vị tính Số lượng Số tiền (đồng)
Số Ngày
...... ...... ....... ....... ......... .......
13 2/12 Cát đen M3 1.200, 00 26.160.000
14 3/12 Cát vàng M3 290, 00 14.185.000

15 8/12 Gạch hai lỗ Viên 220.000 111.000.000
16 17/12 Gạch đặc máy Viên 200.000.000 111.200.000
17 20/12 Khoá cửa tròn Bộ 252, 00 15.172.672
...... ...... ....... ....... ......... .......
Tổng 31/12 2.303.433.740
Với số liệu ở bảng kê chi tiết tháng quý IV / 2006 và các chứng từ do kế toán công
trình gửi lên, kế toán tiến hành ghi vào sổ nhật ký chung.
Biểu 1.7
(Trích) SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu tài
khoản
Số phát sinh
Nợ

..... .. ......... .... ....... .....
PC271/CG 2/12
Chi tiền tạm ứng thi công
công trình Cầu Giấy
141
111
116.000.000
116.000.000
.... ..... .... ...... ..... .....
PN04/CT5 7/12
Nhập kho gạch hai lỗ thi
công công trình Cầu Giấy
152

133
331
111.000.000
11.000.000
122.000.000
PX15/CG 8/12
Xuất kho gạch hai lỗ thi công
CT Cầu Giấy
621
152
111.000.000
111.000.000
.... ..... .... ...... ..... .....
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán tài chính)
Cuối tháng kế toán tổng hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công
trình và tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào sổ chi tiết TK621
để tính giá thành sản phẩm. Sau đó kế toán vào sổ cái TK621 cho tất cả các công trình.
22
Biểu 1.8
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Công trình Như Quỳnh – Hưng Yên.
Quý IV/2006
Biểu 1.9:
(trích) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621
Công trình Như Quỳnh – Hưng Yên.
Quý IV/ 2006
Ngày
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải

TK
đối
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ

..... ...... ..... .... ....... ...... .....
31/12 PX15/CG 8/12
Xuất kho gạch hai lỗ
thi công CT Như
Quỳnh – Hưng Yên.
152.1 111.000.000
31/12 PX16/CG 9/12
Xuất kho xi măng
BS thi công CT Như
Quỳnh – Hưng Yên.
152.1 136.724.000
31/12 PX17/CG 10/12
Xuất kho sơn
Nippon thi công CT
Như Quỳnh – Hưng
Yên.
152.2 49.081.820
..... ...... ...... ..... ....... ....... ....
31/12 KC/CG 31/12
Kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu trực
tiếp
154.1 2.303.433.740

Tổng phát sinh 2.303.433.740 2.303.433.740
STT



Nguyên vật liệuN, công cụ dụng cụ


Tổng
TK152.1 TK152.2 TK153.3 TK153

1
TK 621 chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp T
2.327.495.8
54
23.123.5
00
5.231
.202

2355.850.5
56
2
Chi phí sử dụng máy thi
công C

3.208
.459


3.208.
459
3
Chi phí sản xuất chung
C

2.475.1
00

2.473.2
80
4.948.
380

Tổng T
2.327.495.8
54 25.598.600 8.511.661
2.473.28
0 2.364.007.395
23
Biểu 1.10:
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
Quý IV năm 2006
Ngày
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải TK
đối
Phát sinh
Số
Ngày Số dư đầu kỳ Nợ Có

..... ....... ..... .... ...... ..... ......
31/12 PX15/CG 8/12
Xuất kho gạch hai lỗ thi
công CT Như Quỳnh –
Hưng Yên.
152 111.000.000
31/12 PX16/CG 9/12
Xuất kho ximăng BS thi
công CT Như Quỳnh –
Hưng Yên.
152 136.742.000
31/12 PX31/ĐT 9/12
Xuất kho cát vàng phục
vụ CT Đình Trám
152 10.114.286
..... ...... ...... ..... ...... ..... .....
31/12 KC/CG 31/12
KC chi phí NVL trực
tiếp CT Như Quỳnh –
Hưng Yên.
2.303.433.740
..... ...... ...... ..... ...... ..... .....
Cộng phát sinh 3.175.259.026 3.175.259.026
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Người lập biểu
(Ký. ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)

2.1.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp là một khoản mục chi phí trực tiếp tại Công
ty CPXD và thương mại tổng hợp Thủ Đô. Trong điều kiện máy móc thi công còn hạn chế,
khoản mục chi phí thi công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng.
Do đó việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc
tính lương, trả lương kịp thời cho người lao động, thực hiện việc phân bổ lương cho các đối
tượng sử dụng lao động, đồng thời góp phần quản lý tốt thời gian lao động và quỹ tiến
lương của công ty.
Hịên nay khoản mục chi phí nhân công trực tiếp ở công ty bao gồm: Tiền lương,
BHXH được hạch toán vào TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
Lương sản phẩm và lương thời gian là hai hình thức lương mà công ty đang áp
dụng. Lương thời gian được áp dụng đối với bộ máy quản lý, chỉ đào trong sản xuất thi
công, và áp dụng trong những công việc không định mức hao phí nhân công mà phải tiến
hành làm công nhật.
Hiện nay lao động của công ty gồm hai loại: lao động trong danh sách (hợp đồng dài
hạn) và lao động ngoài danh sách (hợp đồng ngắn hạn).
Đối với lao động trong danh sách, công ty tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ...
cho họ, một phần trích vào chi phí sản xuất, một phần trích từ thu nhập của người lao động.
Đối với công nhân ngoài danh sách, công ty không tiến hành trích các khoản BHXH,
BHYT, KPCĐ.... theo tháng mà tính toán hợp lý trong đơn giá tiền lương phải trả cho họ.
24
Đơn giá này là đơn giá nội bộ công ty do phòng tổ chức hành chính lập dựa trên cơ sỏ đơn
giá quy định của nhà nước, sự biến động của thị trường và điều kiện thi công của từng công
trình cụ thể.
Do số nhân công trong danh sách không lớn lắm, mà nhu cầu về nhân công của công ty
là rất lớn, nên chủ yếu nhân công của công ty là thuê ngoài, dạng hợp động ngắn hạn.
a. Đối với phần lớn nhân công thuê ngoài:
Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là hợp đồng thêu ngoài,
biên bản nghiệm thu công việc đã hoàn thành và bảng thanh toán khối lượng công việc thuê
ngoài (hoàn thành).

Khi công ty có nhu cầu thuê nhân công, công ty tiến hành ký hợp đồng thuê nhân
công, giao phần việc cho họ, khối lượng công việc thi công đã hoàn thành, đội trưởng công
trình, kỹ thuật công trình cùng đội trưởng tổ sản xuất nghiệp thu bàn giao thông qua “Biên
bản nghiệm thu công việc hoàn thành” và lập nên bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài.
Biểu 2.1:
Công ty CPXD và thương mại
tổng hợp Thủ Đô
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: HĐLĐ Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2006
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHÂN CÔNG MS 09/NC
Căn cứ vào các quyết định về quả lý tổ chức sản xuất kinh doanh được ban hành
theo quyết định số 117/2001/CT/QĐ ngày 30 tháng 7 năm 2001 của giám đốc Công ty
CPXD và thương mại tổng hợp Thủ Đô
Căn cứ vào nhu cầu công việc.
Hôm nay ngày 1 tháng 12 năm 2006 chúng tôi:
Một bên là ông: Nguyễn Thành Công
Đại diện cho Công ty CPXD và thương mại tổng hợp Thủ Đô
Và một bên là ông: Nguyễn Tuấn Anh
Đại diện cho tổ nề (Thuê ngoài)
Hai bên cùng nhau thoả thuận ký hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những
điều khoản sau đây:
Stt Tên công việc Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
1
Xây tường cho công trình Như
Quỳnh – Hưng Yên
M
2
1.200 5.000 6.000.000
2

Trát tường cho công trình Như
Quỳnh – Hưng Yên
Công 50 30.000 1.500.000
..... ...... ..... ...... .... ..
Tổng 7.500.000
Biểu 2.2:
25

×