Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lý Công Uẩn và chuyện sét đánh ra ... thơ 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.03 KB, 5 trang )

Lý Công Uẩn và chuyện sét đánh ra thơ
2
(Lý) Công Uẩn nói:
Tôi hiểu ý ông cũng không khác gì ý của (nhà sư) Vạn Hạnh. Đã vậy thì nên tính
kế như thế nào?
(Đào) Cam Mộc nói:
- Thân Vệ là người khoan thứ, nhân từ, người người đều theo. Hiện nay, trăm họ
đều đã mỏi mệt vì kiệt quệ, dân khó mà sống nổi, Thân Vệ nên nhân đó, lấy nhân
đức mà vỗ về, ắt người người đều vui theo, chẳng khác gì nước chảy xuống chỗ
trũng, không ai có thể cản lại được.
(Đào) Cam Mộc biết rõ việc đã cần kíp lắm rồi, để nữa sợ sinh biến, liền trình bày
với các bậc quan lại trong triều, ai ai cũng đều bằng lòng cả. Ngay ngày hôm ây,
họ họp lại, bàn rằng:
- Hiện nay, dân chúng muôn triệu người đều có lòng khác, trên dưới cách
biệt, ai cũng ghét tiên đế hà khắc, bạo ngược nên không muốn theo về với vua nối
nghiệp (còn nhỏ tuổi) mà muốn suy tôn quan Thân Vệ, bọn ta không nhân cơ hội
này mà tôn lập Thân Vệ làm Thiên Tử, lỡ để xảy ra việc gì, liệu chúng ta có giữ
nổi đầu mình nữa hay không?
- Thế rồi họ cùng nhau dìu (Lý) Công Uẩn lên chính diện, tôn làm Thiên Tử.
Trăm quan đều lạy rạp dưới sân, trong ngoài cùng tung hô vạn tuế! Tiếng hô vang
dậy cả cung đình.
- (Lý) Công Uẩn lên ngôi, đại xá thiên hạ, lấy năm sau làm năm Thuận Thiên
thứ nhất. Nhà vua sai đốt giềng lưới, bãi ngục tụng (ý nói ban ân đức đến cả con
người lẫn loài vật) , đồng thời xuống chiếu rằng: từ nay, hễ ai có việc gì cần tranh
kiện thì cho phép được đến triều đình tâu bày, nhà vua sẽ thân hành xét xử. Các
quan dâng tôn hiệu cho vua là Phụng Thiên Chí Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh
Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm
Minh Quang Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phủ Cảm Uy Chấn Phiên
Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế."
Gốc tích Lý Thái Tổ
Diễn đạt theo cách nói hiện nay thì Vua đầu tiên triều Lý là Lý Thái Tổ (1010-


1028) quả là một người lý lịch rất không rõ ràng. Sách Đại Việt Sử Kí toàn thư
(bản kỷ, quyển 2, tờ 1-a )có đoạn chép như sau:
"Thái tổ Hoàng Đế họ Lý, húy là Công Uẩn người Châu Cổ Pháp, Bắc Giang (nay
là đất Tiên Sơn ,Bắc Ninh - ND) mẹ người họ Phạm, đi chơi chùa Tiên Sơn (nay
thuộc Từ Sơn Bắc Ninh -ND),có thai với thần nhân ,sinh ra vua vào ngày 12 tháng
2 năm Giáp Tuất (974)".
Nhưng, cũng sách trên, ngay cuối tờ lại có đoạn chép rằng:
"Vua sinh ra mới được ba tuổi , mẹ ngài bèn ẵm đến nhà Lý Khánh Văn .Khánh
Văn bèn nhận làm con nuôi".
Bởi mấy chữ ngắn ngủi này mà nhiều người cho rằng Lý Thái Tổ chính là con của
Lý Khánh Văn.Nhưng rồi đến tháng 2 năm Mậu Ngọ(1018), nghĩa là tám năm sau
Lý Công Uẩn lên ngôi Vua, lại cũng sách trên (tờ 8-a) cho biết Lý Thái Tổ đã
phong bà nội làm hậu và đặt tên thụy.Vì vậy thần nhân ở chùa Tiên Sơn và nhân
vật Lý Khánh Văn ắt chỉ là sự thêm thắt chút ít mà thôi.
Cha đẻ Lý THái Tổ đích thực là ai ,chuyện này xin tạm gác lại, chỉ biết việc Lý
Thái Tổ chào đời ,cứ như sứ cũ mà xét, thì đã có sự báo trước một cách ngộ
nghĩnh .Cũng sách đã dẫn ở trên (tờ 1-b)chép rằng :
- Trước ở viện Cảm Tuyển,chùa Ứng Thiên Tâm (châu Cổ Pháp ) có con chó mới
sinh, sắc trắng, lông có đốm đen,kết thành hai chữ thiên tử. Kẻ thức giả nói đó là
điềm nămTuất (năm con chó - ND), đất ấy sẽ sinh ra Thiên Tử. Đến nay ,Vua sinh
năm Giáp Tuất, sau lên làm thiên tử, quả là ứng nghiệm.
Lý Thái Tổ với việc dời đô
Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân,năm sau (968),ông lên ngôi
Hoàng Đế, xưng là Đinh Tiên Hoàng ,đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, niên hiệu là
Thái Bình , định đô ở Hoa Lư .Đất Hoa Lư (nay thuộc Ninh Bình ) là kinh đô của
nước ta suốt cả thời Đinh ( 968 - 979 ) lẫn thời Tiền Lê ( 980 -1009 ) dài đến hơn
bốn chục năm trời .
Năm1010, nghĩa là ngay sau khi Ngọa Triều vừa mất, Lý Công Uẩn được tôn lên
ngôi báu ,đó là Lý Thái Tổ vị vua khai sinh ra triều Lý (1010-1225). Công việc
đầu tiên của Lý Thái Tổ là dời đô .Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ ,quyển 2,tờ

2 và 3-a)chép rằng :
"Vua thấy Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp ,không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời
đi nơi khác ,tự tay viết chiếu truyền rằng:"Ngày xưa, nhà Thương (Trung Quốc -
ND) tính đến thời Bàn Canh là năm lần dời đô, nhà Chu (Trung Quốc - ND) tính
đến thời Thành Vương là ba lần dời đô; há phải các vua đời tam đại ấy (tam đại
gồm Hạ, Thượng và Chu - ND) theo ý kiến riêng mà tự dời đô, không tính toán gì
đâu. Làm thế chẳng qua cũng cốt để mưu nghiệp lớn, chọ ở chỗ giữa, làm kế cho
con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, xem có chỗ tiện thì
dời đô, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê
lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ của các nhà Thương,
Chu,cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi,
trăm họ tổn hao,muôn vật không hợp. Trẫm rất lấy làm đau đớn, không thể không
dời đô. Huồng chi Đại La là thành cũ của Cao Vương (chỉ Cao Biền - ND) ở giữa
trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa đông tây nam bắc,
tiện núi sông sau trước, rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa,dân không
khổ về ngập lụt tối tăm, muôn vật tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp nước Việt ta, đó
là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của tứ phương, đúng là đất đóng đô
mãi mãi đến muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ
thế nào?". Bầy tôi đều nói "Bệ hạ vì thiên hạ mà lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế
được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, ai dám
không theo?". Vua nghe vậy cả mừng.
Mùa thu tháng bảy (năm 1010 - ND), vua từ thành Hoa Lư dời đô ra phủ thành
Đại La. Khi thuyền Vua đang tạm đỗ dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền
ngự. Vua nhân đó đổi gọi (thành Đại La) là Thăng Long".

×