Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.05 KB, 4 trang )

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Theo các cụ trong làng truyền lại thì tại làng Lý học (Trung Am) này có tới 4 con Rồng
(Long mạch) chầu vào. Trong 4 con Long đó có một chú còn non , mới bò được hai chân lên bờ.
Trong làng còn truyền lại câu sấm nói về khu vực này: " Đất Sa ra 13 Tiến sĩ - Thầy Địa lý nào có
con mắt tinh thông mới nhìn ra ". Tuy là câu sấm đó có từ rất lâu đời rồi, nhưng cho đến nay , chưa
ai tìm ra đúng chính Huyệt cả . Chính vì vậy , cụ Trạng còn truyền lại câu này : " Dân làng này bé
đi học , lớn đi cày " . Câu đố về Long Huyệt Sa ra vẫn còn bỏ ngỏ , chưa ai trả lời được cho tới tận
ngày nay . Chính bởi lý do đó mà người dân Trung Am từ xưa tới nay , chẳng có người nào học
cao cả , bé thì cũng đi học đó , nhưng học chả đâu vào đâu nên lớn lên vẫn phải đi cày .
Theo nhận xét của người viết , Long mạch đất này rất đẹp , quả thực có đủ cả 4 con Long
chầu về , mặt khác , phía trước Long Huyệt có đủ cả Trống , chiêng , cờ biển , quả là một Long
Huyệt lớn , đủ sức phát nhiều đời . Tại khu vực cạnh chùa , ngày trước là một bãi đất trống , được
gọi là " Khu cấm địa " . Khu vực này dân sở tại cũng không được táng mộ vào đó . Qua bao nhiêu
đời , cho đến gần đây người ta mới vô tình tìm được tấm thẻ bài trong một nấm mộ ( Tương truyền
là mộ cha cụ Trạng ) , trên đó có khắc rằng đó không phải mộ cụ , đồng thời chỉ chỗ mộ ở gần đó .
Điều đặc biệt gây kinh ngạc , trên tấm thẻ bài còn hgi tên của người tìm ra tấm thẻ đó ( Người đó
tên là Tư - Trên tấm thẻ bài ghi là Bốn ) . Người ta cũng để tâm tìm kiếm mộ của cụ Trạng , nhưng
chưa có kết quả . Gần đây , nhà Ngoại cảm PHAN THỊ BÍCH HẰNG cũng được chính quyền TP .
HẢI PHÒNG mời về , dùng Ngoại cảm tìm mộ cụ , nhưng vẫn chưa có kết quả . dienbatn dùng
cảm xạ cũng đã xác định là tại khu vực này ( Khu di tích ) cũng không hề có tín hiệu nào báo loà
có mộ cả . Tuy nhiên , ngay tại gò đất trước khu Di tích ( Nơi có Miếu thờ ) , tại đây có Trường
Khí phát ra rất mạnh .
Khu di tích thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có diện tích khoảng vài Ha , nằm giữa khu vực , một
bên là ngôi chùa cổ , tương truyền là do vợ ba cụ Trạng xây dựng , một bên là Đền thờ Nguyễn
bỉnh Khiêm , mới được tôn tạo lại trên mảnh đất tương truyền là chỗ ngày xưa cụ dạy học . Tượng
đài cụ Trạng được làm khá công phu , trên một bệ dỡ cao , nhìn ra khoảng hồ trước mặt . Nghe nói
gương mặt cụ , được làm theo hình ảnh còn giữ được theo bản vẽ tại nhà thờ Phát diệm ở Ninh
bình . Đằng sau tượng cụ , người ta cho đắp 5 ngọn giả Sơn làm Huyền vũ . Theo cảm nhận của
người viết , hình tượng cụ còn trẻ và non quá , chưa xứng với tầm hiểu biết của cụ . Người viết
thích bức tượng của KTS. PHẠM VŨ HỘI để ở phòng làm việc hơn . Ít ra cũng phản ánh được cái
Thần của cụ .


Nhìn toàn cảnh khu đất , ta nhận rất rõ một con Long lớn đi dọc theo mặt tiền của khu Di
tích bây giờ ( Hoàn toàn không phải theo hướng của Di tích đã đặt ) . Con Long này có nguồn gốc
xuất phát từ đãy núi bên Tiên lãng sau khi vượt qua sông Hàn đã kết phát tại nơi chiếc gò có cái
Tháp nghiêng ( Tương truyền là am thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm ) . Đây là một cái gò rất đẹp , có dáng
tròn trịa ( Hiện nay người ta đã quây xung quanh bằng đá ) . Trước gò đất có Long Huyệt này là
các Sa có hình trống chiêng , kéo dài ra tận bờ sông Hà , nơi ngày xưa là Bạch vân Am . Như vậy
ta nhận thấy , khu Di tích ngày nay không đặt trúng vào khu vực có Long Huyệt và nằm trên nhánh
Thanh Long của Long Huyệt . Chả trách gì mà dân vùng này " Bé đi học - Lớn đi cày " , từ xa xưa
ở khu vực đó chẳng có ai đỗ cao cả . Ngay cả người dân ở nơi đây lâu dài cũng chỉ nghe " Đất Sa
ra mười ba Tiến sĩ " , và có 4 con Rồng ( Long mạch ) tại cánh đông này , nhưng oái a9m thay lại
không hiểu được hướng của Long nhập thủ nên có của ngay trên đất mà vẫn phải nhịn thèm . Tuy
nhiên , theo sử sách chúng ta vẫn biết rằng , khu vực này không phải là nơi phát tích của Nguyễn
Bỉnh Khiêm . Từ trước các đời cha ông của cụ Trạng đề sinh sống tại Làng Cổ Am , cách đó chừng
3 Km . Nói tới Cổ am , không một người nghiên cứu Địa lý nào là không biết , đó là một vùng Địa
Huyệt , phát tích nhiều bậc anh tài .
Theo KTS. PHẠM VŨ HỘI : " Cổ Am nổi tiếng vì vùng đất này sinh nhiều bậc tài danh ở
mọi thời. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, người mà khi ra đời, theo giai thoại, quan chiêm bốc
chuyên theo dõi thiên tượng của triều đình Bắc phương đã dâng biểu tấu: ''Có ngôi sao lạ to bằng
cái đấu xuất hiện ở phương Nam, ứng với một chân nhân đã ra đời''. Sau này, Nguyễn Bỉnh Khiêm
được phong tước Trình Tuyền hầu (nên mới gọi là Trạng Trình), Chu Sán, danh sĩ đời nhà Minh
nhận xét: ''An Nam Lý học hữu Trình Tuyền'' - Nước Nam có Trình Tuyền hầu thông hiểu Lý số.
Có lẽ vì thế mà đất Trung Am, nơi có Đền Trạng bây giờ được gọi là Lý học.
Cổ Am trước khi Trạng Trình xuất thế, có nhiều địa danh mang những tên nôm na để quy
ước, chỉ dùng cho mỗi việc định vị địa điểm, như ở nhiều các làng quê khác. Vậy mà khi Trạng
Trình về quê ở ẩn thì xuất hiện những tên văn chương: quán Trung Tân, Am Bạch Vân, sông Tuyết
Giang, gò Bút Kình Thiên, Nghiên Long Đồ, bãi Lý Ngý Quần Ngọc, cầu Trường Xuân Về cây
cầu Trường Xuân, Phạm Vũ Hội kể: Trước khi phong Trạng nguyên cho thí sinh đỗ đầu khoa thi
Đình, vua Tự Đức sát hạch thêm; Ngài hỏi về cầu Trường Xuân. Thí sinh này quê đất Vĩnh Lại,
Đông Hải, kinh sử thuộc làu làu, nhưng lại không biết gì về cầu Trường Xuân. Vua hỏi thí sinh đỗ
thứ hai quê ở miền Trung. Người này thưa rằng cây cầu đá ấy ở Cổ Am do Trạng Trình cho xây cất

để dân đi làm đồng áng đỡ vất vả, trên thân cầu có chữ ''Thường Xuân Kiều'' do chính tay Trạng
viết. Sĩ tử đỗ đệ nhất khoa bị giáng xuống thứ ba vì không thâm hiểu về bản quán của mình và về
Trạng Trình, phải nhường lại danh khôi nguyên cho anh chàng miền Trung nọ. Vua không vui, cho
rằng làm quan mà không thấu hiểu quê hương đất nước thì trị dân sao được. (Phiến đá khắc chữ
'Trường Xuân Kiều'' nay vẫn còn). Cả vùng đất này xưa là Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Lại tỉnh Hải
Dương. Thập bát trang Am, có mười tám trang mang tên Am. Thượng Am, Hạ Am, Trung Am,
Đông Am, Nam Am, Lạng Am, Tiền Am, Liên Am, Ngãi Am, Hội Am v.v Trạng Trình về quê ở
ẩn, xây quán Trung Tân ở bến Trung Lệ bên bờ Tuyết Giang, dựng Am Bạch Vân. Người làm hàng
nghìn bài thơ Hán, Nôm và Bạch Vân thí tập, Trình Quốc công thi tập Người còn chủ trương xây
chùa tôn thờ các danh nhân; bắc cầu giúp dân. Cổ Am khi ấy rất nghèo. Trạng mở trường dạy học.
Người đọc sách thánh hiền đều biết: Kiệt, Trụ ác vương vô đạo ngược đãi trung thần, chí sĩ; chà
đạp lễ nghĩa khiến trăm họ ngu hèn để dễ bề cai trị, muôn đời sau còn oán hận. Nghiêu, Thuấn
khuyến nông, huấn học làm cho thiên hạ được sống trong thái bình thịnh trị, tiếng thơm ngàn nãm.
Nhân tài chẳng tự nhiên mà có như hoa dại bên đường. Để khuyến học, Trạng Trình cho dựng một
trụ đá cao trên đỉnh cái gò đầu làng, đặt tên là Bút Kình Thiên.
Những cái tên ở Cổ Am thoạt nghe thấy có vẻ chữ nghĩa quá; không nôm na cụ thể như
những vùng quê khác để dân quê dễ nhớ. Nhưng ngẫm ra Trạng đâu phải là người khoe chữ. Cổ
Am đáng được đặt những tên như thế lắm vì đất này có không ít các bậc khoa bảng đỗ đạt cao ở
mọi thời. Trần Lương Bật đỗ tiến sĩ năm 1664, đời Hậu Lê, làm đến chức Hữu thị lang bộ Binh,
khi mất còn được truy phong chức Tả thị lang. Trần Công Hân đỗ tiến sĩ năm 1733, thời Hậu Lê;
giữ chức Đãi chế Viện Hàn lâm; đi dẹp giặc bị tử trận, được truy phong Đông Các Đại học sĩ. Lê
Huy Thái đỗ Phó bảng năm 1846, đời nhà Nguyễn.
Sau này Cổ Am còn có hai nhà văn nổi tiếng trên vãn đàn Việt Nam một thời, đó là hai anh
em Trần Tiêu, Trần Khánh Dư (tức Khái Hưng trong Tự Lực văn đoàn). Chùa Đông A ở đây do
Trần Mỹ, phụ thân của hai nhà văn bỏ công tạo dựng.
Theo các thần phả, thần tích và Từ đĩển Bách khoa Địa danh Hải Phòng thì, cùng với những
làng xã thuộc Vĩnh Bảo, Cổ Am thờ nhiều vị thần làm thành hoàng vì có công chống giặc ngoại
xâm trong các cuộc bình Chiêm, chinh Man, cự Nam Hán, phá Tống, diệt Nguyên - Mông. Dân Cổ
Am dù nghèo nhưng cũng lập đền miếu khang trang để tôn thờ những người bảo hộ dân, những vị
quan thương dân như con. Đình, miếu Cổ Am thờ bốn vị thành hoàng trong đó có Không Hoàng

đại vương, một vị quan đời Lý, bỏ của riêng phát chẩn cho dân vào năm mất mùa. Nam Hải đại
vương tức quan Thái uý Tô Hiến Thành đời Lý, đi tuần qua làng đã ban ơn cho dân chúng. Cổ Am
có chùa Mét là công trình kiến trúc đẹp do Trần Khắc Trang chủ xưởng xây cất Hai nhà văn Trần
Tiêu và Khái Hýng đều là di duệ của Trần Khắc Trang.
Cổ Am có những dòng họ nổi tiếng. Ngoài họ Nguyễn với Trạng Trình Lưỡng quốc anh
hùng không đối thủ, như các môn đệ tôn vinh ông sau này; còn có họ Trần, một họ lớn vốn ở Tức
Mạc (Nam Hà) di đến đây khai hoang lập ấp. Theo gia phả họ Trần ở Cổ Am, một vọng tộc có
nhiều nhà khoa bảng, thì thủy tổ họ Trần là một vị tướng chỉ huy cánh quân phía Bắc trong trận
Hàm Tử nổi tiếng năm 1407, bị trọng thương, được đưa về Cổ Am dưỡng thương rồi sinh cơ lập
nghiệp ở đây.
Cổ Am vào thời nào cũng có hào kiệt. Vương Quốc Chính, đời nhà Nguyễn năm 1879 lập
Tín nghĩa Hội, chủ trương bình Tây phục quốc, từng đem nghĩa quân đến tận thành Hà Nội tiến
công tập kích quân Pháp. Đầu năm 1930, Trần Quang Diệu, Đào Vãn Thê khởi nghĩa chống Pháp,
giết tri phủ, đánh chiếm huyện lỵ, khí thế ngùn ngụt. Robin, thống sứ Bắc Kỳ đã cho máy bay ném
xuống Cổ Am đến nãm mươi bảy quả bom (một con số đáng kinh hoàng vào thời đó), rồi dàn quân
càn quét, đốt phá; nhưng đã không khuất phục được vùng đất phát tích những bậc kiệt hiệt song
toàn văn võ. "
Như vậy ta cũng đã biết được rất rõ xuất xứ của đất phát tích cụ Trạng và tại sao vùng đất
thôn Nam Am từ xưa đến nay lại không có người đỗ đạt .
Theo như tài liệu còn để lại : " Ông sinh năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, năm Hồng Ðức thứ
22, tại thôn Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Sinh
trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm quận công Nguyễn Văn
Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ
và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo kỷ cương.
Ông khôi ngô, tuấn tú, tư chất khác thường, một tuổi ông đã nói sõi, lên năm tuổi được mẹ
dạy cho kinh sách, truyền miệng cho thơ văn chữ Nôm, ông học đâu nhớ đấy, không quên chữ nào.
Lớn lên ông theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hoá (Thanh
Hoá). Ông sáng dạ, thông minh lại nết na, chăm chỉ học hành nên được thầy rất khen ngợi."
Tuy nhiên có một điều lạ là cụ Trạng Trình có tới ba bà vợ và có nhiều con trai , vì tình thế
nhiễu nhương nên cụ đã khiến cho cả dòng họ của mình mai danh ẩn tích một mạch gần 500 năm

nay , mà không thấy có dòng họ nào phục hồi lại gia phả , nhận là con cháu cụ Trạng.Việc nữa là
bà mẹ cụ Trạng là bà NHỮ THỊ ĐỊNH ( Theo tương truyền là mẹ của cụ Trạng Bùng , hoặc có giai
thoại là liên Quan tới MẠC ĐĂNG DUNG , khi chết không chôn theo chồng mà lại táng ở bên
ngoại . Điều đó là một bí ẩn , vì từ xưa " Thuyền theo lái - Gái theo chồng , sống làm dâu , chết
làm ma nhà người . Có lẽ đây là hai điều bí ẩn lớn nhất mà chưa có lời giải đáp

×