Nguyễn Bỉnh Khiêm - những giá trị vững bền với nhân dân, đất nước,
thời đại
TSKH. Nguyễn Hải Kế
Năm 1985, dịp kỷ niệm trọng thể lần thứ 400 ngày giỗ của Nguyễn
Bỉnh Khiêm, tại Hải Phòng đã có một Hội nghị khoa học toàn quốc về ông.
15 năm sau đổi mới, cùng với đông đảo nhân dân cả nước về quê Trạng
làm lễ dâng hương, dự lễ hội, các nhà quản lý, nghiên cứu, hoạt động văn
hóa, xã hội lại tổ chức hội thảo khoa học về Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cả hai lần tụ hội với gần 100 bản tham luận của các nhà nghiên cứu
khoa học xã hội, nhân văn đã đề cập đến nhiều phương diện của tài năng và
bản lĩnh Tuyết Giang Phu Tử. Trên cơ sở phana tích thời đại Nguyễn Bỉnh
Khiêm, mối quan hệ giữa ông với bối cảnh văn hóa Việt nam thế kỷ XVI,
hành trang, nhân cách, thái độ ứng xử của ông với các tập đoàn mạc, Lê,
Trịnh, Nguyễn, lý giải những quan điểm triết học mà Nguyễn Bỉnh Khiêm
gửi gắm trong văn chương... cho đến như lời sấm Trạng Trình, các nhà khoa
học đã thống nhất, làm sáng rõ vai trò và những đógn góp của với thời đại,
khẳng định tài năng kiệt xuất của ông trong giáo dục, triết học, văn học...
Cũng ngay trong các cuộc hội thảo này, các nhà khoa học cũng đã
khẳng định: "Trạng Trình còn những điều gì đó vẫn là bí ẩn", "những vấn đề
đặt ra trong nghiên cứu Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn luôn luôn có ý nghĩa thời
sự, là những vấn đề còn để ngỏ", "Trong việc tiếp tục khám phá các giá trị
văn hóa tốt đẹp của truyền thống, trong đó có gương mặt nổi bật của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, con người đang sống đến tận hôm nay, trong mọi tâm
thứ"
(1)
Không phải chỉ từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, các thế
hệ cháu con của Nguyễn Bỉnh Khiêm mới trở về, mới khám phá về ông.
Trong hơn 4 thế kỷ qua, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1492 - 1585) đã thuộc vào
lớp người đặc biệt, dạng giá trị đặc biệt trong lịch sử văn hóa Việt Nam,
trong tâm thức của mọi tầng lớp nhân dân: nông dân, học trò, doanh nhân,
trí thức, quan lại. Nhân cách, trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở thfnh giá trị
văn hóa không phải của một thời, của riêng một tầng lớp nào, mà của muôn
đời nhân dân, đất nước.
Không nên quên trong lịch sử Việt Nam:
a) Việc đỗ cao như ông không ít. Lượng tiến sĩ của nho học Việt Nam
không phải hàng 2 mà 3 con số. Danh hiệu Trạng nguyên cũng không phải
dành riêng cho một mình ông, mà có trên 40.
b) Làm quan bên cạnh Vua mà ghét thói gian, nịnh, lộng quyền của
đám gian thần, dâng sớ "trảm" đòi tiêu trừ bọn chúng, thì trước Nguyễn
Bỉnh Khiêm đã vằng vặc tấm gương dũng cảm, tiết tháo dám viết sớ đòi
giết 7 đứa gian thần ("Thất trảm sớ") chấn động quỷ thần của Chu Văn An.
c) Cáo quan về ở ẩn, dồn tâm, trút trí vào việc đào luyện học trò cũng
đâu phải từ Nguyễn Bỉnh Khiêm mở ra. Trước và sau ông "tiến vi quan,
thoái (hay đạt) vì sư" (Tiến thì là quan, lui hay đạt thì làm thầy giáo) đã trở
thành cách, thành mô hình hành sự của các thế hệ sĩ phu Việt Nam.
d) ở "mà" vẫn tiếp "hiện" trong vai trò "tư vấn" cho chính quyền, thậm
chí cho cả các thế lực đang chống đối nhau cũng không phải là chuyện hiếm
trước và sau thời ông.
Nhắc lại những chuyện trên để thấy rằng những danh hiệu, những hành
động như đã nêu trên đâu phải là "chuyện xưa nay hiếm" của lịch sử - văn
hóa Việt Nam. Thậm chí, với tư cách là trí thức, trong mối quan hệ giữa
những cặp, những tình huống đối lập: "trọc" và "thanh", "danh-lợi", "hành-
tfng", "trung-nịnh", "chấp kinh-tòng quyền" vốn thường xuyên được đặt ra
trong cách hành động, lựa chọn của xã hội xưa, thì những điều trên lại gắn
bó, lại như khôngtránh khỏi với phận quan lại trí thức phong kiến Việt Nam.
Và vì thế, cũng từ rất lâu, những (a), (b), (c), (d) đó thành những biểu trưng
hay như là "chuẩn", dẫu không tuyên bố, nhưng lại được coi là thước đo tài
trí, nhân cách, tấm lòng của các bậc sĩ-hoạn trước thời cuộc, trước nhân dân,
đất nước. Những tiêu chuẩn vừa cân đo được, vừa chỉ là ước lệ xã hội trên
đây đâu phải là "chuyện xưa nay hiếm" của lịch sử - văn hóa Việt Nam...
Không ít những trí thức phong kiến Việt Nam đã được "đo" đã có trong
"lý lịch" của mình ít nhất một tiêu chuẩn trên. Và, cũng chỉ cần một trong
những chuẩn đó, họ cũng đã có giá (thậm chí trở thành huyền thoại) trong
người đương thời, lưu danh với hậu thế tùy từng phạm vi thời gian và không
gian: từ gia tộc, xóm làng đến quốc gia, dân tộc. Với Tuyết Giang Phu Tử
Nguyễn Bỉnh Khiêm thì không chỉ là một, mà cả và đủ tất cả những tiêu
chuẩn trên đều xảy đến với cuộc đời ông. Nhưng, không phải một danh hiệu
đó làm nên giá trị Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khác với các loại người "giá áo túi
cơm" trằn trọc, lao tâm khổ tứ vì danh, vì lợi, vì cái danh tiến sĩ, bảng nhãn,
thám hoa... vốn không ít trong lịch sử thi cử nho học Việt nam, ông thuộc
lớp người không phải sống vì danh hiệu, trở thành gí trị vì những danh hiệu,
áo mão. Cũng như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng
đã cởi bỏ chiếc áo đại triều để trở về với Bạch Vân đó sao. Phải chăng chính
điều đó khiến cho ông, cho những người như ông trở thành giá trị không chỉ
với đương thời, của riêng dòng họ, riêng một vùng?
Điều căn bản gì đã tạo nên điều đó?
Vì ông là bách-khoa-thư của thế kỷ XVI, của những thê skỷ tiếp sau?
tri thức của ông có thể giải đáp nhiều câu hỏi của nhân gian, là cẩm nang
trước: nhân vấn nạn cuộc đời.
Có không ít những vấn đề của cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn
hiểu, muốn biét, muốn giải đáp cho chính mình mà ông chưa hay, mà không
thể giải đáp được. Đọc thơ tâm sự của ông thấy luôn canh cánh
(1) Xem: Hội đồng lịch sử Hải Phòng, Viện Văn học Việt Nam: Trạng
Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (kỷ yếu hội nghị khoa học). Tái bản lần thứ nhất
- Hải Phòng 2001)
trước những hiện thực, khi thì hiện lên tên thơ: "thương loạn", "ghét
chuột"... khi thành những cật vấn chính mình, hoạc tung vào trời xanh, mây
trắng:
Tá vấn ngô dân hà dĩ lạc
(ướm hỏi dân ta coi cái gì là niềm vui?)
Gươm trời nỡ để tay phàm tuốt
Búa nguyệt chi cho đứa độc mài?
Nhà dột bởi đâu?
...
Trước ông, từ Chu Văn An đến Nguyễn Trãi, sau ông đến Nguyễn Du,
Nguyễn Khuyến thử hỏi có ai trả lời được những đòi hỏi thường xuyên,
nhức nhối của "thái bình thiên tử, thái bình dân", của thói đời ấm lạnh?
Nhưng đó không phải là vấn đề của riêng một thế kỷ nào, quốc gia nào
trong lịch sử.
Nhân loại đã từng viện dẫn đủ mọi lý thuyết, mô hình, cách thức: từ tín
ngưỡng, tôn giáo đến khoa học thực chứng để từng bước khắc phục, sửa sai,
uốn nắn, nhưng hẳn không một nhà lạc quan, lãng mạn chủ nghĩa nào dám
khẳng định một sớm, một chiều khắc phục được những vấn nạn như trở
thành thuộc tính ấy trên đây. ở Việt nam, từ buổi cuối Trần đến trước thế kỷ
XX, đứng trước vấn nạn này, trong tay những nhà cầm quyền, quản lý đất
nước, trước các bậc trí thức vẫn không có gì, chưa lấy gì thay được Nho
giáo mặc dầu từ đầu thế kỷ XVI trở đi đã thấy mô hình quân chủ Nho giáo
là bế tắc, và phải tân trang, phải :ngụy Nho". Điều đó lý giải vì sao từ
Nguyễn Bỉnh Khiểm, các thức giả Nho học Việt Nam càng đối chiếu kinh
điển nho giáo để dọi vào, hành sự trong đời thường, thói thường càng trăn
trở, càng lúng túng nhiều hơn.
Bất chấp tất cả những đau khổ, nhữc nhối, thậm chí dẫn đến cả bi kịch
cho cuộc đời mình, từ Chu Văn An "tấc lòng chưa lạnh như tro đất" (thốn
tâm thù vị như khôi thổ), đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm... "tấm lòng
lo trước thiên hạ đến già chưa thôi" (lão lai vị ngải tiên ưu chí). Dẫu thời
đại, hoàn cảnh lịch sử có cách xa nhau, nhưng với các ông đều có chung một
nỗi niềm, chung dòng máu đỏ cho những trái tim chân thành và nhiệt tâm
yêu nước, thương dân, gắn bó cuộc đời. Chính điều đó là căn bản, đầu tiên,
bền vững của nhân cách trí thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhưng tầm vóc trí thức, giá trị của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng vớitư
cách là một trí thức không chỉ đo bằng những điều đó.
Đầu thế kỷ XV, trước còn, mất của vận mệnh đất nước, văn hóa dân
tộc, tríc thức, trí tuệ Nguyễn Trãi "ngẫm nay suy trước, xét cho cùng mọi lẽ
hưng vong" xây thành đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn của khởi
nghĩa Lam Sơn, đưa dân tộc Việt Nam đi đến khúc hkải hoàn Đại cáo Bình
Ngô.
Nửa sau thế kỷ XVI...
Với một đất nước đang trong cảnh nội chiến Trịnh - Mạc, và đang tích
chứa một cuộc chiến nữa, một cuộc chiến không tránh khỏi, sẽ bùng nổ bất
kỳ lúc nào qua mâu thuẫn mất còn của hai thế lực Trịnh - Nguyễn, thì giải
pháp Nguyễn Bỉnh Khiêm trong việc tham vấn cho các thế lực chính trị lúc
đó, trên thực tế đã vừa góp phần đẩy lùi cuộc chiến đến hàng thế kỷ (hay là
bớt đi cho thế kỷ XVI một cuộc chiến) vừa chỉ ra, thức tỉnh một tiềm năng
kinh tế, văn hóa của vùng phía Bắc, đặc biệt là phía Nam.
Giải pháp Nguyễn Bỉnh Khiêm trước hiện tình đất nước nửa cuối thê
skỷ XVI hẳn không thể coi là giải pháp tình thế, là thái độ vô trách nhiệm
của bậc trí thức trước thời cuộc, trước đất nước. Ngược lại, trước những áp
lực thực tiễn, gay cấn, cam go không phải chỉ từ một phía, trước hoàn cảnh
đất nước lúc đó, phương án của Nguyễn Bỉnh Khiêm là phương án của
Nguyễn Bỉnh Khiêm là phương án tối ưu, phương án hạn chế đến mức thấp
nhất, tránh đến mức thấp nhất đau khổ cho dân, cho nước.
Giải pháp đó chỉ có thể có được ở trí - tâm lực Nguyễn Bỉnh Khiêm,
của những người như ông. Đó là giải pháp của trí tuệ minh mẫn, là thực học
(chứ không phải học giả), gắn liền tri thức với thực tiễn của đất nước, được
nâng cao, được thôi thúc bởi lòng yêu nước, thương dân, bởi ý thức trách
nhiệm của mình trước vận mệnh đất nước. Đó cũng là con đường, là Đạo
của những trí thức Việt Nam chân chính:
"Kính nhớ tiên sinh
Đông Hải hun đúc tinh thần
Nam Sơn đắp xây đức độ
...
Đạo tiên sinh muôn thuở vẫn còn..."
Đó là những câu đầu và kết trong văn tế Nguyễn Bỉnh Khiêm do các trí
thức, học trò của ông là Đinh Thì Trung soạn, Trương Thời Cử đọc trước
mộ ngày đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng (mùa đông năm 1585)
Đã hơn 415 năm qua đi, từng đấy thời gian hậu thế không ngừng tìm
hiểu và nhận từ cuộc đời, nhân cách, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm những
giá trị tiếp truyền cho thời đại, đất nước, nhân dân mình. Vượt qua những
khuôn sáo, quy cách thông thường của một bài truy điệu, thể hiện tình cảm
của thế hệ học trò - lớp tri thức đương thời do Nguyễn Bỉnh Khiêm trực tiếp
đào tạo với ông... mà như nói dùm những tình cảm, nhận thức về ông, nhận
từ ông của muôn thế hệ.
Hà Nội, tháng 1 năm
2002
(Tạp chí Thăng Long Hà Nội ngàn năm - Số
5/2002)
Cảnh Nhàn...
Bạch Vân Cư Sỹ - Nguyễn Bỉnh Khiêm
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao
Của Nặng Hơn Người
Ðời nay nhân nghĩa tựa vàng mười
Có của thì hơn hết mọi lời