Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cách ăn uống để chống tăng huyết áp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.34 KB, 8 trang )

Cách ăn uống để chống tăng huyết áp
Ai cũng biết rằng, để phòng cũng như
đề chữa bệnh tăng huyết áp, thì cách
ăn uống hợp lý có tầm quan trọng lớn
nhất. Trọng tâm tất nhiên là ăn giảm
muới, ăn đúng mức cho khởi béo, bớt rượu. Nhưng
còn một số điều nên theo dưới đây để chống tăng
huyết áp tốt hơn.
Các thức ăn thông dụng có thể được xếp loại thành 5
nhóm như sau:
1. CÁC CHẦT BÉO (CÒN GỌI LÀ LIPID)
Mỡ và dầu đều là th
ức ăn cho rất nhiều calo: 900 calo
mỗi lạng mỡ lợn, mỡ bò hay dầu lạc, dầu vừng. Vì
vậy, muốn giảm cân nặng, chống béo, cần hạn chế ăn
cả mỡ dầu, để giảm bớt calo đưa vào cơ thể.
Tuy nhiên, nói về tác hại đối với hệ tim mạch thì các
loại dầy và mỡ rất khác nhau. Có những chất béo
chứa nhiều axít beó bão hòa làm tăng cholesterol
“xấu” nên gây xơ vữa động mạch nhiều hơn. Mỡ bò,
mỡ cừu chứa tới 90% là axít bão hòa. Dầu dưà và d
ầu
cọ cũng có hại như vậy, tuy chúng được làm từ thực
vật.
Có nhiều thức ăn cũng béo nhưng chứa tương đối ít
axít bão hòa (dưới 40%), đó là những dầu thảo mộc
như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô. Đặc
biệt, dầu ô-liu đã góp phần giảm tỷ lệ bệnh tim ở
vùng dân cư Địa Trung Hải, nên rất được ưa chuộng.
Những thức ăn này không gây những mảng vữa xơ
trong lòng động mạch chủ nên không có hại cho hệ


tim mạch, thậm chí người ta còn thấy chúng “dọn
sạch” bớt các mảng vữa xơ đi. Đó là những thức ăn
nên dùng. Dầu lạc ở vị trí trung gian có 70% axít bão
hòa cũng tương đối tốt.
Về cholesterol, ai cũng biết là một chất béo có hại
cho hệ tim mạch, nhưng c
ũng phải công nhận rằng nó
cũng lại rất cần cho đồi sống. Kiêng cholesterol quá
đáng cũng không tốt cho sức khoẻ. Hơn nữa, chỉ có
¼ cholesterol trong máu là do ăn vào, còn ¾ kia do
các tế bào tự tổng hợp ra. Dù kiêng kỹ đến đâu, cũng
không thể ảnh hưởng đến ¾ đó được.
Lòng đỏ trứng gà, vịt ch
ứa khá nhiều cholesterol, mỗi
quá trứng trung bình 17gr ch
ứa tới 220mg cholesterol
và nhiều chất mỡ, chủ yếu là axít bão hòa. Như vậy,
người huyết áp cao, mỗi tuần có thể ăn 2 – 3 lòng đỏ
trứng, không cần phải “kiêng tuyệt đối” như người ta
vẫn tưởng trước đây. Lòng trắng trứng không chứa
chất béo, nên không phải kiêng. Sữa bò cũng như sữa
dê, sữa trâu cũng có khá nhiều cholesterol (110
mg/lít) và axít bão hòa (36g/lít), không nên uống
nhiều quá. Sữa đã loại bớt chất béo (sữa gầy) có thể
dùng thoải mái hơn. Bơ lại càng nên tránh vì quá
nhiều cholesterol (280mg/100gr) và axít bão hòa
(77gr/100gr). Sữa chua có ít chất mỡ hơn sữa tươi và
ít cholesterol hơn.
Gần đây, người ta nhận thấy rằng mỡ trong thịt gà và
trong cá cũng ít axít béo bão hòa, nên có tể ăn tốt,

không phải kiêng như đối với mỡ bò, mỡ lợn, mỡ
sữa.
Để dễ nhớ, có thể tóm tắt như sau về các thức ăn
nhiều chất béo:
Nên ăn: Các dầu thực vật, trừ dầu dừa và dầu cọ (thị
trường nuớc ta có nhiều dầu cọ, nên chú ý khi mua).
Tốt nhất là các dầu ô-liu, dầu quì (hướng dương), d
ầu
ngô (bắp), dầu đậu nành, dầu vừng (mè), rồi đến, dầu
cám, dầu lạc (phộng).
Nên kiêng: Các mỡ động vật, nhất là mỡ lấy từ sữa
như bơ, rồi đến mỡ cừu, mỡ bò, mỡ lợn (heo) có thể
dùng ít. Về dầu thực vật, nên kiêng 2 thứ là dầu dừa
và dầu cọ. Riêng mỡ cá và các loại chim như gà, vịt.
có tác giả cho rằng không có hại, có thể ăn bình
thường.
2. CÁC CHẦT ĐƯỜNG BỘT (GỌI CHUNG LÀ
GLUCID)
Đây là những nguồn năng lượng chính của cơ thể,
cần ăn đủ theo yêu cầu. Ắn nhiều quá sẽ sinh béo,
tăng cân, nhưng ít quá thì không đủ nhiên liệu để
sống và làm việc, dẫn đến gầy sút, suy dinh dưỡng,
làm mồi cho nhiều bệnh khác.
Nhưng các loại đường thì nên hạn chế vì có thể gây
hại cho răng, cho tụy, nhất là ở người tiểu đường.
Đường gluco ăn cũng có hại như đường kính, không
hiểu tại sao người ta lại cứ cho là bổ! Mật ong cũng
nên hạn chế như các loại đường khác. Các loại hoa
quả quá ngọt như na, mít, vải cũng nên dùng có mức
độ. Các chất bột trong ngũ cốc là nguồn năng lượng

tốt hơn. Vào trong máu, chúng cũng biến thành
đường, nhưng chậm hơn, có thể có thì giờ tiêu thụ m
à
không bị tràn ngập như các loại đường nhanh kể trên.
Gạo rất tốt mà lại phù hợp với thói quen người Việt
Nam. Các lương thực khác có thể tùy sở thích mà
thay thế là bột mì, ngô, khoai, sắn v.v.
3. CÁC CHẦT ĐẠM
Thịt và cá, người tăng huyết áp không cần hạn chế,
nhưng cá tốt hơn thịt đối với hệ tim mạch vì có
những chất bảo vệ tim hiệu quả hơn. Cả 2 thức ăn
đều không gây béo, trừ khi có lẫn nhiều mỡ.
Các đạm thực vật cũng rất tốt, nhất là đạm trong đậu
nành, trong lạc và các loại đỗ. Gạo cũng chứa nhiều
đạm tốt.
4. RAU VÀ QUẢ
Rau và quả là những thức ăn rất tốt cho người bị tăng
huyết áp cũng như bị các bệnh tim mạch khác.
Một là, chúng chứa nhiều kali và hầu như không có
natri, hai điều này rất có lợi cho người tăng huyết áp.
Hai là, rau quả chứa nhiều vitamin thiên nhiên, tốt
hơn các vitamin tổng hợp. Chúng lại còn chứa nhiều
chất chống oxy hóa, góp phần giữ cho các tế bào
được trẻ trung lâu hơn.
Ba là, chúng đem lại cho cơ thể nhiều chất xơ, cần
thiết cho hoạt động tiêu hóa, và có thể còn góp phần
tống cholesterol ra ngoài cơ thể.
Bốn là, chúng cung cấp rất ít calo, chống được béo,
giảm được trọng lượng.
Nước ta bốn mùa đều saün rau quả, cần tận hưởng sự

ưu đãi đó của thiên nhiên.
5. CÁC LOẠI MUỐI KHOÁNG
Các muối khoáng trừ Natri, đều có lợi cho sức khỏe
chung: Kali, Magiê, Calci.
Tóm lại, các bữa ăn ở gia đình cần luôn đổi món, chế
biến sạch sẽ, gia vị vừa phải, không khí tình cảm, là
cách tốt nhất để giữ sức khỏe nói chung và phòng
chống tăng huyết áp nói riêng.

×