Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tác dụng chữa bệnh từ hoa potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.38 KB, 4 trang )

Tác dụng chữa bệnh từ hoa
Là nước nhiệt đới gió mùa với 4 mùa trong năm, nước ta có rất
nhiều loài hoa. Hoa không chỉ làm đẹp cho cuộc sống mà đặc biệt,
rất nhiều loại còn có tác dụng làm thuốc hữu hiệu, một số loại hoa
vẫn được dùng trong đông y như những loại dược liệu quý vì
chúng rất hữu ích, an toàn với sức khỏe.







Hoa cúc: có hương thơm dịu nhẹ, chữa được các chứng huyết áp, đau
đầu, mờ mắt. Nếu sử dụng chúng hãm với nước chè uống thường xuyên
giúp người ta tăng tuổi thọ, lâu bạc râu tóc. Trẻ em ăn uống không tiêu,
đầy bụng, hoặc sốt cao có thể dùng hoa cúc hãm với nước sôi uống sẽ
mau hết bệnh.
Hoa hồng: có vị ngọt, mùi thơm ngát, tính bình, có công dụng chữa trị
các chứng bệnh: ho ra máu, tiểu tiện, lị ra máu bằng cách lấy 10 bông
hoa hồng đỏ nấu với một ly đậu đen và một ít đường. Uống 3 lần/ngày
trong 3 ngày sẽ khỏi. Để chữa ho cho trẻ nhỏ, dùng cánh hoa hồng
trắng chưng với đường phèn, cho trẻ uống ít một sẽ khỏi. Giã chúng với
mật sẽ chữa được bệnh miệng lưỡi lở loét. Ngoài ra, tinh dầu hoa hồng
còn dùng để chữa bệnh đau mắt, đau dạ dày. Hơn nữa, gần đây, các nhà
khoa học tìm ra được một dược chất trong tinh dầu hoa hồng có tác
dụng ngăn cơn hen phế quản.









Hoa đại (hoa sứ): có mùi thơm nhẹ. Theo Đông y, hoa đại có tác dụng
thông phế khí, tiêu đàm, thanh nhiệt, giải độc. Thời xưa, dân gian sử
dụng hoa đại phơi khô để dùng làm thuốc chữa ho, kiết lị, đi lỏng.
Ngày nay, hoa đại còn được dùng để trị cao huyết áp Hàng ngày, chỉ
cần sử dụng 12 - 20g hoa đại khô, sắc lấy nước uống là có thể trị được
bệnh này. Lá hoa đại giã nhỏ đắp vào chỗ đau, chữa chứng bong gân sẽ
rất dễ chịu và khỏi dần.

Hoa khế: có vị chua, chát, tính bình có công dụng bổ thận, sinh tinh,
nhuận phế tiêu đờm, chữa chứng ho khan, ho có đờm, kiết lị. Nếu bạn
bị những chứng bệnh như vậy, lấy hoa khế tẩm nước gừng, sao rồi sắc
uống. Lấy 100g hoa khế (loại khế chua), một quả tim lợn 100 - 200g bổ
đôi, cho hoa khế vào đầy quả tim rồi buộc lại bằng lạt tre. Lấy thêm
hoa khế phủ kín ngoài quả tim, đem đun cách thủy cho tới khi quả tim
chín. Ăn tất cả tim, hoa khế một lần vào lúc đói. Sau ba ngày ăn lại một
quả như trên. Sáu tháng lại ăn tiếp một đợt hai quả như đợt một, cho
đến khi huyết áp xuống bình thường và ổn định mới thôi.

Hoa atisô: chứa protein, lipid, glucid (chủ yếu là inulaza rất tốt cho
bệnh nhân đái tháo đường), mangan, sắt, các vitamin A, B1, B2 và
vitamin C, giúp ăn ngon, bổ tâm can, lọc máu giải độc. Người ta còn
chẻ hoa atisô nhỏ ra, rồi hầm với xương, thịt heo hoặc thịt bò ăn rất tốt.

Hoa mộc miên: (hay còn gọi là hoa gạo) có vị đắng chát, hơi ngọt, tính
mát, tác dụng làm se, tiêu viêm, giải độc, sát khuẩn, thông huyết nên đã
trở thành dược liệu sử dụng nhiều trong trị liệu. Khi bị ho khạc nhiều

đờm do phế nhiệt: lấy 15g hoa gạo, rau diếp cá 15g, tang bạch bì 10g,
sắc uống. Trẻ em sốt cao vào mùa hè, có thể lấy 6g hoa gạo, sắc kỹ, chế
thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Để chữa mụn
nhọt sưng tấy: lấy hoa gạo tươi, giã nát đắp ngày 1 - 2 lần sẽ đỡ đau
nhức, chóng khỏi. Chữa tiêu chảy, kiết lị: dùng 20 - 30g hoa gạo thái
mỏng, sao vàng, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang, chia 2 lần.

×