Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tăng trưởng kinh tế và vấn đề tăng trưởng kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.11 KB, 15 trang )

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu luận kinh tế vĩ mô
Đề tài:
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Họ tên: HỒ THU CẨM LINH
Lớp: 16 K35
Mssv: 31091020500
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Huỳnh Văn Thịnh
Môn: Kinh Tế Vĩ Mô.
Mục Lục
Lời mở đầu.
1. Tăng trưởng kinh tế.
1.1. Các khái niệm
1.2. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
1.3. Phân loại.
1.4. Các nhân tố tăng trưởng kinh tế.
1.5. Lợi ích và thiệt hại của tăng trưởng kinh tế.
2. Vấn đề tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
2.1. Thực trạng.
2.2. Chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện.
2.3. Những hạn chế về chất lượng tăng trưởng ở Việt Nam.
2.4. Giải pháp và phương hướng tăng trưởng của Việt nam
3. Tổng kết
Tài liệu tham khảo.
2
Lời mở đầu
Tăng trưởng kinh tế là một loại mục tiêu có tính chất dài hạn. Tất cả các nước đều mong
muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Nhưng tăng trưởng cao bằng cách nào là một vấn đề cần phải
quan tâm. Tăng trưởng nhanh nhưng kém bền vững hay tăng trưởng ổn định? Điều này còn phụ
thuộc vào hoàn cảnh của mỗi nước. Nhưng có một vấn đề mà tất cả các quốc gia muốn tăng trưởng


đều phải đối mặt; đó chính là “cái giá” phải trả cho sự tăng trưởng. “Cái giá” đó đắt đến mức độ nào
còn tuỳ vào mô hình và chính sách tăng trưởng của từng nước.
Việt Nam đang ở mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực. Vậy Việt Nam
đang phải đối mặt với “ cái giá” đắt đến mức độ nào? Sự tăng trưởng nhanh chóng đó có phải là bền
vững hay không? Và tăng trưởng trong tương lai của nước ta sẽ như thế nào?
3
1. Tăng trưởng kinh tế
1.1 Các khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng quốc gia thực của nền kinh tế.
Cần phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở
sự gia tăng sản lượng quốc gia thực của nền kinh tế. Còn phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn
bao gồm: tăng trưởng kinh tế nhanh, có sự thay đổi căn bản cơ cấu nền kinh tế, dân chúng trong
nước là thành viên quan trọng đóng góp và hưởng thụ thành quả của tăng trưởng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ phần trăm tăng hàng năm của sản lượng quốc gia thực hay
của thu nhập bình quân đầu người.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (g) được tính theo công thức:
g năm t (%) =
( 1)
GDPt
GDP t −
- 1
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm trong giai đoạn (t
0
–t) được tính theo công
thức sau:
g
(t0 –t)
(%) =
0
1

0
GDPt
( ) 1
t
t t
GDP


1.2. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết tăng trưởng của Adam Smith (1723-1790)
Adam Smith được coi là người khai sinh của khoa học kinh tế. Ông đã đưa ra học thuyết “giá
trị lao động”: lao động là nguồn gốc tạo ra của cải cho đất nước chứ không phải đất đai và tiền bạc.
Đáng chú ý là học thuyết “bàn tay vô hình”: “mọi cá nhân không có ý định thúc đẩy lợi ích
công cộng mà chỉ nhằm vào lợi ích riêng của mình, và ở đây cũng như trong nhiều trường hợp khác,
người đó được một bàn tay vô hình dẫn dắc để phục vụ một mục đích không nằm trong ý định của
mình”. Theo lý thuyết này thì thu nhập được phân phôi theo nguyên tắc “ai có gì được nấy”: tư bản
có vốn thì được lợi nhuận, địa chủ có đất đai thì thu được địa tô, công nhân có sức lao động thì nhận
được tiền công.
Theo Adam Smith, chính lao động được sử dụng trong những công việc có ích và hiệu quả là
nguồn gốc tạo ra giá trị cho xã hội. Nhưng số công nhân “hữu ích và hiệu quả” và năng suất của họ
phụ thuộc vào lượng tư bản tích luỹ. Ông coi sự gia tăng tư bản là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh
tế.
Lý thuyết tăng trưởng của David Ricardo (1772-1823)
“Các nguyên tắc của kinh tế chính trị học và thuế khoá” ra đời năm 1817 là điểm đánh dấu sự
ra đời của trường phái kinh tế cổ điển.
Những quan điểm cơ bản của ông về tăng trưởng: nông nghiệp là ngành quan trọng nhất, do
đó các yếu tố cơ bản của tăng trưởng là đất đai, lao động và vốn. Trong từng ngành và trình độ kỹ
thuật nhất định thì các yếu tố kết hợp theo một tỷ lệ cố định (đường đẳng lượng).Đất đai là giới hạn
của tăng trưởng: Tăng trưởng là kết quả của tích luỹ, tích luỹ là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ
thuộc vào chi phí sản xuất lương thực và chi phí này phụ thuộc vào đất đai.

Phân chia xã hội và thu nhập: Ứng với 3 yếu tố tăng trưởng có 3 nhóm người (giống quan
điểm của Smith). Thu nhập của xã hội là tổng thu nhập của các tầng lớp dân cư: tiền công, lợi nhuận
và địa tô. Trong ba nhóm người nhà tư bản giữ vai trò quan trọng vì là người điều phối sản xuất và
thực hiện tích luỹ. Nhà tư bản thương lượng với công nhân để hình thành tiền công. Tiền công có thể
tăng khi sản xuất phát triển nhưng chỉ là nhất thời.
Vai trò của chính sách kinh tế đối với tăng trưởng: Theo Ricardo thì chính sách kinh tế
không có ảnh hưởng quan trọng đối với sự hoạt động của nền kinh tế. Không chỉ vậy, nó có thể hạn
chế khả năng phát triển kinh tế: thuế làm giảm tích luỹ. Chi tiêu của nhà nước là chi tiêu không sinh
lợi, những người quản lý nhà nước đã làm giảm bớt tiềm lực phát triển kinh tế.
4
Lý thuyết tăng trưởng của Karl Marx (1818-1883)
Theo Marx các yếu tố tăng trưởng kinh tế gồm: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật.
Ông đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Theo Marx, sức lao
động là một loại hàng hóa đặc biệt, nó có thể tạo ra một giá trị lớn hơn bản thân nó. Đó bằng giá trị
sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Theo ông, giá trị thặng dư được tạo ra từ các yếu tố: giờ lao
động, tiền lương và tăng năng suất bằng cách cải tiến kỹ thuật. Vì cải tiến kỹ thuật cần vốn nên nhà
tư bản mới tích luỹ giá trị thặng dư.
Phân chia giai cấp trong xã hội tư bản là địa chủ, nhà tư bản và công nhân. Thu nhập tương
ứng là địa tô, lợi nhuận và tiền công. Theo Marx, sự phân phối này là không hợp lý (mang tính bóc
lột). Vì vậy, hình thành giai cấp bóc lột (sở hữu tư liệu sản xuất) và giai cấp bị bóc lột (chỉ có sức lao
động).
Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự tăng trưởng: Marx đứng trên lĩnh vực sản xuất để chia
hoạt động xã hội thành hai lĩnh vực: sản xuất vật chất và phi sản xuất. Chỉ có sản xuất vật chất mới
tạo ra sản phẩm xã hội. Về mặt giá trị thì lao động cụ thể được chuyển vào và giữ nguyên giá trị (C),
lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới (V+m). Về mặt hiện vật tức là dựa vào công dụng của sản
phẩm gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Như vậy, theo ông, tổng sản phẩm xã hội gồm lao
động cụ thể và lao động trừu tượng (C+V+m); và thu nhập quốc dân là lao động trừu tượng (V+m).
Marx bác bỏ ý kiến “cung tạo nên cầu”. Theo ông, khủng hoảng thừa là do thiếu cầu (tiền
lương thấp, tích luỹ cao). Nhưng chính khủng hoảng giúp nhà tư bản đổi mới, khôi phục lại thế cân
bằng. Chính sách nhà nước có vai trò quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là chính sách kích

cầu.
Alfred Marshall (1842-1924)
Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là “Các nguyên lý của kinh tế học” xuất bản năm 1890. Đây
là mốc đánh dấu sự ra đời của trường phái tân cổ điển (lý thuyết trọng cung).
Quan điểm tân cổ điển có điểm giống với các nhà kinh tế cổ điển, đó là đều cho rằng trong
điều kiện thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế có biến động thì sự linh hoạt về giá cả và tiền công là
nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí sản lượng tiềm năng với việc sử dụng hết nguồn lao
động. Cả hai quan điểm cũng cho rằng Chính phủ không có vai trò quan trọng trong việc điều tiết
nền kinh tế.
Nhưng quan điểm kinh tế tân cổ điển có những điểm mới đó là cho rằng sản xuất trong một
tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động và vốn, cho rằng vốn và lao động có
thể thay thế cho nhau, và trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách kết hợp giữa các yếu tố đầu
vào. Đồng thời nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố cơ bản để thúc
đẩy sự phát triển kinh tế.
Quan điểm của Keynes về tăng trưởng kinh tế
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp đã diễn ra thường
xuyên, nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng này đã chứng tỏ các học thuyết của các trường phái cổ điển
và tân cổ điển là thiếu xác thực, lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith tỏ ra kém hiệu quả.
Việc này dẫn đến một học thuyết mới phù hợp hơn ra đời. Năm 1936, sự ra đời của tác phẩm “Lý
thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của John Maynard Keynes (1883-1946) đánh dấu sự ra
đời của học thuyết kinh tế mới.
Keynes cho rằng có hai đường tổng cung: đường tổng cung dài hạn AS-LR phản ánh mức sản
lượng tiềm năng, và đường tổng cung ngắn hạn AS-SR phản ánh khả năng thực tế. Cân bằng của nền
kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thường cân bằng dưới mức sản lượng tiềm
năng. Keynes cũng đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng. Theo ông, thu
nhập của các cá nhân được sử dụng cho tiêu dùng và tích luỹ. Nhưng xu hướng chung là khi mức thu
nhập tăng thì xu hướng tiêu dùng trung bình sẽ giảm, xu hướng tiết kiệm trung bình tăng. Việc giảm
xu hướng tiêu dùng sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm. Keynes cho rằng đây chính là một trong những
nguyên nhân cơ bản dẫn dến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế.
Mặt khác, Keynes cũng cho rằng đầu tư đóng vai trò quyết định đến qui mô việc làm, khối

lượng đầu tư phụ thuộc lãi suất cho vay và năng suất cận biên của vốn. Keynes sử dụng lý luận về
việc làm và sản lượng do cầu quyết định để giải thích mức sản lượng thấp và thất nghiệp kéo dài
5
trong những năm 30 ở hầu hết các nước công nghiệp phương Tây, do đó lý thuyết này còn gọi là
thuyết trọng cầu.
Qua phân tích tổng quan về việc làm, Keynes đã đi đến kết luận: muốn thoát khỏi khủng
hoảng, thất nghiệp, Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế, những chính sách
này nhằm tăng cầu tiêu dùng. Ông cũng cho rằng Chính phủ có vai trò to lớn trong việc sử dụng
những chính sách kinh tế: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, lãi suất nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
Mô hình Harrod – Domar
Đây là mô hình do Roy Harrod (Anh) và Evsay Domar (Mỹ) độc lập nghiên cứu, đưa ra mô
hình giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển.
Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: (1) giá cả cứng nhắc, và (2) nền kinh tế không
nhất thiết ở tình trạng toàn dụng lao động. Mô hình này còn đưa ra hệ số ICOR (k). Ta có: k = s/k.
Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng; s là khối lượng tiết kệm. Hệ số này nói lên trình độ kỹ thuật của
sản xuất và số đo năng lực sản xuất của đầu tư. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu
tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Bí mật của tăng trưởng là tiết kiệm và đầu tư. Vì vậy trở
ngại cho các nước đang phát triển là khả năng huy động vốn thấp do thu nhập thấp. Cần có kế hoạch
hoá và mệnh lệnh chính phủ để thúc đẩy đầu tư.
Từ đó, họ suy luận ra được rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng
mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng không cân bằng (mất
ổn định kinh tế).
Mô hình Solow
Robert Solow (1956) đưa thêm lao động và công nghệ vào phương trình tăng trưởng. Theo
ông, tiến bộ kỹ thuật là một yếu tố quyết định đến tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn. Nếu tỉ lệ
tiết kiệm cao thì nền kinh tế có GDP cao hơn. Nhưng tiết kiệm chỉ đưa đến tăng trưởng nhanh trong
thời gian ngắn, trước khi nền kinh tế đạt đến trạng thái ổn định. Bên cạnh đó, nền kinh tế có tỷ lệ tiết
kiệm cao sẽ có GDP cao nhưng không duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
Lý thuyết tăng trưởng hiện đại.

Các nhà kinh tế học hiện đại ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị
trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế, nhà nước tham gia điều tiết có
mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Thực chất nền kinh tế hỗn hợp là sự xích
lại gần nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết kinh tế của Keynes
Những ý tưởng này được trình bày trong tác phẩm “Kinh tế học” (1948) của Paul Samuelson.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại đồng ý với quan điểm của Tân cổ điển về tỷ lệ lao
đông và vốn, chọn hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas để thể hiện tác động của các yếu tố đến tăng
trưởng; thống nhất với quan điểm của Harrod – Domar về vai trò của vốn. Kinh tế học hiện đại quan
niệm về sự cân bằng kinh tế theo mô hình của Keynes: sự cân bằng của nền kinh tế thường dưới mức
tiềm năng, trong điều kiện hoạt động bình thường của nền kinh tế có lạm phát và thất nghiệp.
Theo lý thuyết này thì vai trò của Chính phủ ngày càng được coi trọng. Việc mở rộng kinh tế
thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước, không chỉ vì thị trường có những khuyết tật,
mà còn vì xã hội đặt ra mục tiêu mà thị trường dù có hoạt động tốt cũng không thể đáp ứng được.
Theo Samuelson, trong nền kinh tế hiện đại, Chính phủ có bốn chức năng cơ bản: thiết lập khuôn
khổ pháp luật; xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; tác động vào việc phân bổ tài nguyên để
cải thiện hiệu quả kinh tế; thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập.
Quan điểm về nền kinh tế tri thức và tăng trưởng kinh tế:
Định nghĩa và đặc trưng của nền kinh tế tri thức cho đến thời điểm này vẫn chưa có ý kiến
thống nhất. "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân
phối và sử dụng tri thức và thông tin" (OECD 1996). Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (APEC) định nghĩa: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân
phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và
việc làm trong tất cả các ngành kinh tế” (APEC 2000).
1.3. Phân loại các dạng tăng trưởng.
6
1.3.1. Tăng trưởng theo kiểu “bong bóng xà phòng”
Đây là dạng tăng trưởng nhanh nhưng kém bền vững. Dạng tăng trưởng này có những đặc
điểm cơ bản: Có khát vọng tăng trưởng nhanh, dẫn đến đầu tư ồ ạt. Đầu tư này bao gồm đầu tư bằng
vốn vay dài hạn, vốn vay ngắn hạn và trung hạn. Điều này dẫ đến hậu quả là khủng hoảng tài chính
và kết cục là sự suy thoái kinh tế. Vay nợ nước ngoài lớn nhưng sử dụng vốn kém hiệu quả (ví dụ

như Achentina). Chỉ lo tập trung đầu tư một số ngành, dẫn đến nguy cơ thất bại lớn. Khi những
ngành này thất bại trong cạnh tranh quốc tế thì nền kinh tế đất nước sẽ sụp đổ nhanh chóng.
1.3.2. Tăng trưởng kinh tế nóng.
Đây là sự tăng trưởng kinh tế cao nhưng phải trả bằng giá rất lớn về nhiều mặt như: về môi
trường, dân số, cơ sở hạ tầng…. Đồng thời đó là sự phát triển phiến diện về kinh tế, không xuất phát
từ tiềm năng của đất nước.
1.3.3. Tăng trưởng cân đối
Đó là sự tăng trưởng kinh tế trong khi giữ nguyên cơ cấu sử dụng thu nhập quốc dân. Tăng
trưởng cân đối khác với tăng trưởng đều đặn.
1.3.4. Tăng trưởng tối ưu
Đây là vị trí nền kinh tế nằm trên đường cong sản lượng tiềm năng. Tại đó mức thất nghiệp
bằng với mức thất nghiệp tự nhiên.
1.4. Các nhân tố tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, các nhà
kinh tế học đã phát hiện ra bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên,
tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng
khác nhau.
Nguồn nhân lực: là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế bao gồm: lao
động có việc làm; trình độ chuyên môn và kỹ năng của người lao động. Các yếu tố khác như máy
móc, thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ chỉ có thể phát huy tối đa hiệu quả bởi lao động có trình
độ văn hoá, sức khoẻ và kỷ luật lao động cao. Ta có thể thấy rõ điều này trong thực tế. Sau chiến
tranh thế giới thứ II, Đức là một nước có một lượng lớn tư bản bị tàn phá nhưng Đức vẫn phục hồi và
phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Đó là nhờ vốn nhân lực của lực lượng lao động nước này vẫn
tồn tại. Sau năm 1945, Đức đã phục hồi nhanh chóng và phát triển trở thành một trong những nước
phát triển nhất trên thế giới. “Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ
của nước Đức thời hậu chiến” (Begg, Tr.559).
Lực lượng lao động phụ thuộc vào dân số, tỷ lệ lao động trên tổng số dân, số lượng vốn và
nguyên vật liệu mà nền kinh tế có được. Dân số tăng nhanh, nguồn lao động dồi dào chưa hẳn là
động lực tăng trưởng. Ở những nước nghèo, dân số thường tăng nhanh, còn ở những nước giàu thì
dân số lại tăng rất chậm. Điều này dẫn đến hai tình trạng: các nước giàu xem lao động là nguồn tăng

trưởng kinh tế quan trọng, còn các nước nghèo thì quan niệm rằng lực lượng lao động quá dư thừa là
một gánh nặng của nền kinh tế.
Trình độ chuyên môn và kỹ năng của người lao động phụ thuộc vào trình độ giáo dục, sử
dụng lao động có đúng chuyên môn và việc làm có đúng chuyên môn hay không.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài
nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Tài nguyên
thiên nhiên có vai trò quan trọng đển phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một
trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó (Ả rập Xê út).
Tuy nhiên, việc sở hữu nguồn tài nguyên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao.
Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Đây là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng
nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản và công nghệ cao nên vẫn có nền
kinh tế đứng thứ hai thế giới về quy mô.
Tư bản (vốn): là một trong những nhân tố sản xuất, là khối lượng nhà xưởng, máy
móc, thiết bị…để sản xuất ra các loại hàng hoá khác. Để có được tư bản phải thực hiện đầu tư, điều
7
này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn. Thực tế cho thấy những nước có tỷ lệ đầu tư trên
GDP cao thường có sự tăng trưởng cao hơn và bền vững. Khi vốn tăng cùng với tỷ lệ lao động, tức
lượng vốn bình quân trên mỗi lao động không đổi, ta nói nền kinh tế đang được đầu tư theo chiều
rộng. Khi vốn tăng nhanh hơn lao động, làm cho lượng vốn bình quân trên lao động tăng lên, ta nói
nền kinh tế được đầu tư theo chiều sâu. Đầu tư theo chiều sâu thường làm tăng năng suất lao động và
do đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.
Công nghệ: công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể
tạo ra sản lượng cao hơn, tức là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng
nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… có
những bước tiến nhanh góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất.
1.5. Lợi ích và thiệt hại của tăng trưởng.
Các biểu hiện điển hình về kinh tế trong sự tăng trưởng là giá cả tăng do đó lạm phát tăng;
đầu tư tăng; lãi suất ngân hàng tăng; sự chu chuyển của vốn tăng; và xuất hiện những biến động bất
thường về mức độ chi tiêu, tích luỹ và đầu tư.
Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm sẽ tạo nên tâm lý lạc quan, từ đó

dẫn đến chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm, đầu tư ồ ạt,…
1.5.1. Lợi ích của tăng trưởng.
Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển
nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là
tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ.
Năm 1970, GNP bình quân đầu người của Thái Lan là 210 USD, thấp hơn 8,7% so với 230
USD của Philippins. Nhưng đến 1989 thì Thái Lan đạt mức 1230 USD trong khi Philippins chỉ đạt
700 USD, cao hơn 76%. Điều này cho thấy lợi ích của tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn đã
làm cho một quốc gia nghèo có thể đuổi kịp và vượt qua quốc gia giàu hơn mình.
Những nước tăng trưởng nhanh, thu nhập bình quân đầu người được nâng cao sẽ tạo điều
kiện cho xã hội giải quyết nhiều thứ được dễ dàng hơn: đời sống vật chất và văn hoá dân chúng có cơ
hội tăng lên; chính phủ có thể chi tiêu nhiều hơn cho các phúc lợi xã hội; các doanh nghiệp có vốn
đầu tư dồi dào hơn, tạo điều kiện cho tăng trưởng tiếp theo.Vì vậy, tất cả các nước đều quan tâm thúc
đẩy tăng trưởng.
1.5.2. Thiệt hại của tăng trưởng.
Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải trả cho nó một cái giá nào đó. Tăng trưởng kinh tế không
phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu
nghèo có thể tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội
cũng có thể tăng. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường
có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu
quả, lãng phí.
Nhiều quốc gia đã phải trả giá cho sự tăng trưởng nhanh bằng một loạt hy sinh có liên quan
đến phúc lợi chung như ô nhiễm môi trường: bầu không khí dơ bẩn hơn, tốn kém để có nguồn nước
sạch, phải chịu tiếng ồn nhiều hơn; cạn kiệt các nguồn tài nguyên, và làm cho các thế hệ sau phải trả
giá rất đắt cho việc này. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tìm cách là cho cái giá phải trả để tăng trưởng ở
mức thấp nhất mà xã hội có thể chấp nhận được.
2. Vấn đề tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
2.1. Thực trạng
Hiện nay Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế được đánh giá là cao trong khu vực. Kể từ
năm 1986 đến 2009, tăng trưởng kinh tế đã trải qua 4 giai đoạn: từ năm 1986 – 1991 chỉ số tăng

trưởng là 4,7%/năm; năm 1992 – 1997 tăng trưởng tới 8,7%/năm mà đỉnh cao là năm 1995 với GDP
tăng 9,5%; năm 1998 – 2001 lại hạ xuống còn khoảng 6%/năm và năm 2002 – 2005 phục hồi trên
7,6%/năm.
8
Những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của nước ta có xu hướng giảm nhưng theo dự kiến
của Chính phủ thì tăng trưởng kinh tế vào năm 2010 có xu hướng tăng lên.
Các chỉ số về GDP theo tỷ giá dựa theo số liệu từ CIA và các báo Việt Nam.
Năm
GDP theo tỷ giá
(tỷ USD)
GDP tỷ giá theo đầu người
(USD)
Tăng trưởng
2007 71,4 823 8,5%
2008 89,83 1024 6,2%
2009 92,84 1040 5,3%
2010 6,5%*
(*) - Dự kiến của Chính phủ Việt Nam
2.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được cải thiện.
Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ngày càng cải thiện, điều này được thể hiện rõ
qua thu nhập bình quân theo đầu người ngày càng tăng. Trước thời kỳ đổi mới, hầu hết dân số nước
ta đều sống bằng nghề nông, nước ta bị coi là một nước nghèo nàn lạc hậu, với thu nhập bình quân
đầu người rất thấp. Nhưng khi có đường lối đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, thu nhập của người
dân đã tăng lên nhờ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở
Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2002 đạt trung bình 5,2%. Đến năm 2007, thu nhập bình quân đầu
người của nước ta đã tăng khoảng 2,8 lần so với năm 1995. (Năm 2007 đạt 843USD/năm). Và theo
thống kê sơ bộ của tổng cục thống kê năm 2009 thu nhập bình quân đầu người của nước ta đã đạt
1064 USD/năm.
Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn được thể hiện rõ qua tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm
mạnh. Như đã nói từ trước, trước thời kỳ đổi mới, nước ta là một nước nghèo đói; nhưng đến năm

2006, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là 18,1% (tính theo tiêu chuẩn nghèo quốc tế) và được thế giới đánh
giá là thành công trong việc chống đói nghèo.
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng lên đáng kể. Đó là nhờ vào sự chú
trọng và những nỗ lực trong giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ và hạn chế tỷ lệ sinh. Năm 2006,
HDI của Việt Nam đạt 0,709, cao hơn nhiều nước có cùng trình độ phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế góp phần làm đời sống kinh tế, sinh hoạt của người dân ngày càng được
cải thiện. Hiện nay, nước ta đã có 89,4% xã đã có điện, 94,6% xã có đường trải nhựa, 98,9% xã có
trường tiểu học và 99% các xã có trạm y tế. Nhiều mục tiêu đề ra đã đạt được hoặc vượt mức như tỷ
lệ chết ở trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn 2,1%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 25%, tỷ lệ thôn
bản có cán bộ y tế cộng đồng đạt 79,8%. Tuổi thọ của người dân (năm 2006) đạt 71,3 tuổi. Phần lớn
người dân Việt Nam đã có những tiện nghi tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày như điện, nước sạch, ti
vi Tỷ lệ hộ dân có phương tiện đi lại bằng xe máy, ô-tô và sử dụng các phương tiện sinh hoạt cao
cấp như điện thoại di động, máy tính cá nhân, ngày càng có xu hướng tăng nhanh.
Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng hiện đại hoá. Nếu năm 1990, ngành nông
- lâm - ngư nghiệp chiếm tới 38,7% GDP, thì đến năm 2006 giảm còn 20,4%. Trong khi đó, các
ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, tăng tương ứng từ 22,7% lên 41,5%.
Ngành dịch vụ duy trì khá ổn định ở mức khoảng 38%. Xét trong từng nhóm ngành, cơ cấu ngành
kinh tế cũng có sự thay đổi tích cực. Trong nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tỷ trọng của ngành
nông nghiệp và lâm nghiệp đã giảm, nhường chỗ cho ngành thủy sản tăng lên. Trong cơ cấu ngành
công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến cũng không ngừng tăng. Cơ cấu ngành dịch
vụ cũng thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch,
Bên cạnh những yếu tố trên, ta còn có thể thấy rõ chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam ngày càng tăng qua năng suất lao động ngày càng tăng. Trong các ngành thì ngành khai thác có
năng suất lao động tăng cao nhất (tăng 17%/năm), sau đó là các ngành điện, khí đốt, nước (tăng
11,1%). Đó là nhờ việc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh
9
và quản lý. Nói chung, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2005 đạt bình
quân 4,81%/năm.
Thể chế kinh tế thị trường bước đầu được hình thành. Sự chuyển đổi thể chế kinh tế hiện hiện

chủ yếu là dựa vào thị trường, để cho giá cả tự điều tiết, tôn trọng quan hệ cung cầu, khuyến khích
kinh tế tư nhân, hình thành hàng loạt các thị trường, Việt Nam đã có Luật Đầu tư nước ngoài từ
năm 1987, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (năm 1991). Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã
bảo đảm sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Sau đó, hàng loạt đạo luật quan trọng được ban hành để vận
hành nền kinh tế thị trường như Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Môi trường, Luật Lao động… và các
nghị định khác của Chính phủ nhằm cụ thể hoá việc thực hiện luật và thực hiện các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội.
2.3. Những hạn chế về chất lượng tăng trưởng ở Việt Nam.
So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng
rất cao. Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng đang được cải thiện.
Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá trong nước và quốc tế, mặc dù Việt Nam đạt được những kết quả
tăng trưởng cao, nhưng đó là những kết quả tăng trưởng theo chiều rộng chứ chưa có sức bật tăng
trưởng theo chiều sâu. Việt Nam vẫn đang ở trong ranh giới của những nước kém phát triển theo tiêu
chuẩn của Liên hợp quốc.
Ông Trần Xuân Giá, cựu Bộ trưởng Kế Hoạch Đầu tư tỏ ý quan ngại: “Chúng ta không thể
tiếp tục tư duy tăng trưởng theo lượng, khuếch đại, sùng bái con số và che đậy các khuyết điểm của
nền kinh tế được nữa.”. “Nếu không, càng tăng trưởng, có thể chúng ta sẽ càng nghèo đi.”
Chất lượng tăng trưởng của nước ta vẫn chưa được cao, có nhiều cơ sở cho thấy điều đáng
ngại này.
Trước hết, đó chính là tình trạng sử dụng các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng kinh tế với hiệu
quả còn chưa cao. Như đã đề cập, tăng trưởng của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu nghiêng về chiều
rộng hơn là chiều sâu. Điều này có nghĩa là tỷ trọng tác động của hai nhân tố vốn và lao động gấp
nhiều lần tác động của khoa học – công nghệ tới tăng trưởng. Nhưng khi xét về mặt chiều rộng, ta lại
thấy rõ, yếu tố chủ yếu góp vào tăng trưởng GDP là vốn. Việt Nam là một nước đang phát triển nên
yếu tố vốn này còn hạn hẹp, đang phải vay rất nhiều (vừa vay, vừa trả vốn với lãi suất mà ngân sách
phải trả hàng năm chiếm gần 15% tổng chi ngân sách). Trong khi yếu tố vốn thiếu hụt, đáng lẽ yếu tố
này phải được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Nhưng thực tế không cho thấy điều đó. Theo ý kiến
của đại biểu Quốc hội, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư công nói chung ước tính có
thể lên tới 30-40%. Trong 2 năm 2002-2003, thanh tra chuyên ngành xây dựng đã tổ chức thanh tra

31 dự án xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 17.300 tỷ đồng, thì cả 31 dự án đều có sai phạm với số
tiền thất thoát, lãng phí lên đến 2.070 tỷ đồng. Báo cáo của Tổng hội Xây dựng Việt Nam về 59 công
trình xây dựng có biểu hiện lãng phí, thất thoát cho thấy có 25% các công trình do quyết toán khống
làm thất thoát gần 300 tỷ đồng, riêng Công trình đường Thạch Yên- Công Sự của tỉnh Kiên Giang
thất thoát tới 58,6% vốn đầu tư
Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào, mỗi năm lực lượng lao động tăng lên hơn
một triệu người. Đó là thế mạnh nhưng cũng là mối lo do có xu hướng thừa lao động. Tỷ lệ thất
nghiệp đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. (Theo thống kê sơ bộ năm 2009 của Tổng cục Thống kê tỷ lệ
thất nghiệp là 4,6%). Bên cạnh đó tỷ lệ lao động được đào tạo nhưng không có việc làm hoặc là
không đúng chuyên môn còn rất lớn. Chính điều này dẫn đến việc lãng phí trong đào tạo, cơ cấu lao
động mất cân đối. Ngoài ra, nguồn lao động của nước ta vẫn chưa được đào tạo toàn diện. Phần lớn
học sinh, sinh viên chỉ được học lý thuyết, còn phần thực hành, thực tiễn thì ít hoặc hoàn toàn không
được học. Điều này dẫn đến “lý thuyết suông” làm thì không được, nói không ai tin. Chính điểm yếu
này đã làm cho nguồn lực về lao động của Việt Nam bị lãng phí rất lớn, dẫn đến lợi thế quan trong
đảm bảo sự phát triển bền vững của Việt Nam bị lãng phí. Chính vì vậy, năng suất lao động của Việt
Nam hiện rất thấp so với các nước trong khu vực.
10
Yếu tố đầu ra giống như yếu tố đầu vào cũng thể hiện rõ chất lượng tăng trưởng còn thấp của
nước ta. Cơ chế thị trường chú trọng đầu ra, đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định quá trình tái sản xuất
xã hội. Đối với Việt Nam, đầu ra chủ yếu hiện nay đó là xuất khẩu hàng hoá. Tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu của nước ta tương đối cao, chiếm 50% GDP cả nước (cao thứ 6 trong khu vực ASEAN,
thứ 9 ở châu Á và thứ 17 trên thế giới). Nhưng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là xuất khẩu các mặt
hàng thô, chưa qua chế biến. Vì vậy, khả năng thu ngoại tệ từ xuất khẩu của ta còn chưa được khai
thác một cách triệt để.
Tăng trưởng kinh tế chậm còn thể hiện qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm và lạc hậu.
Tăng trưởng kinh tế của nước ta chủ yếu tập trung vào một số ngành có công nghệ không cao: dệt
may, thuỷ sản, nông sản,… và một số mặt hàng truyền thống. Nước ta chủ yếu thực hiện tăng trưởng
theo mô hình tăng trưởng dựa vào những lợi thế so sánh tĩnh (nguồn tài nguyên, lao động rẻ chưa có
kỹ năng). Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, nếu vẫn giữ mô hình này thì Việt
Nam khó có thể duy trì được tăng trưởng trong dài hạn.

Mặc dù nước ta đã đạt nhiều thành công trong công tác chống đói nghèo, nhưng tỷ lệ đói
nghèo ở những vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và duyên hải Bắc Trung Bộ vẫn còn cao. Tỷ lệ
nghèo đói ngày càng giảm nhưng chênh lệch giàu nghèo lại có xu hướng tăng. Điều này thể hiện, sự
tăng trưởng của nước ta vẫn còn nhiều yếu kém khó có thể khắc phục được.
Những khuyết điểm trong chất lượng tăng trưởng còn thể hiện trong yếu tố môi trường.Tăng
trưởng kinh tế tăng nhanh nhưng song song với tăng trưởng Việt Nam phải đối mặt với vấn nạn môi
trường. Tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác hiệu quả, môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm
trọng. Việt Nam hao phí năng lượng gấp hai lần thế giới. Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng
cho hay, tình trạng lãng phí năng lượng ở nước ta rất lớn. Hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong
các nhà máy điện đốt than, dầu chỉ đạt 28-32%, thấp hơn so với các nước phát triển 10%; hiệu suất
các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới chừng 20%. Môi
trường nước ta ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do việc tăng trưởng, phát triển kinh tế nhưng
chưa chú trọng đúng mức đến việc bảo vệ môi trường. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học,
công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập
trung ở một số địa phương rất thấp. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải
tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm,
điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác.
Nhìn tổng quan thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn chưa ổn định. Kinh nghiệm của
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Á và Đông Nam Á năm 1997-1998 cho thấy, khả năng
miễn nhiễm rủi ro và phục hồi của nền kinh tế Việt Nam không cao. Cụ thể là mặc dù Việt Nam
không chịu ảnh hưởng nhiều như những nước khác (một phần là do vào thời điểm 1997, mức độ hội
nhập kinh tế của Việt Nam còn hạn chế), nhưng tốc độ phục hồi của nền kinh tế lại rất chậm chạp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Á và Đông Nam Á 1996 – 2000 (%)
1996 1997 1998 1999 2000
Hàn Quốc 6,75 5,01 -6,69 10,89 8,81
Thái Lan 5,88 -1,45 -10,77 4,22 4,31
Malaysia 10,00 7,32 -7,36 6,08 8,30
Indonexia 7,64 4,70 -13,13 0,85 4,77
Philippines 5,85 5,19 -0,58 3,40 4,01
Trung Quốc 9,59 8,84 7,80 7,05 7,94

Việt Nam 9,34 8,15 5,80 4,80 5,50
Việt Nam có năng lực cạnh tranh còn thấp và có xu hướng bị tụt hậu so với các nước trong
khu vực.
2.4. Giải pháp và phương hướng tăng trưởng của Việt Nam.
2.4.1. Giải pháp
11
Trong thời gian tới để nền kinh tế tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, Việt Nam
cần áp dụng một số giải pháp.
Trước hết là về mô hình tăng trưởng, ta phải xác định tăng trưởng kinh tế phải trên nền tảng
coi trọng chất lượng, tập trung vào mô hình tăng trưởng dựa vào tri thức và công nghệ. Yếu tố con
người là yếu tố quan trọng hàng đầu, chỉ khi có người lao động đủ trình độ thì yếu tố khác mới có thể
phát huy hiệu quả sử dụng. Vì vậy phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo cả về lý thuyết
lẫn thực hành. Song song với việc này, để tăng trưởng có hiệu quả cần đầu tư nâng cao công nghệ,
kỹ thuật.
Môi trường cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng do vậy cần chú ý tăng trưởng
phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Nguồn tài nguyên khai thác cần được sử dụng một cách hiệu quả
nhất, vì nguồn tài nguyên trong tương lai nếu khai thác quá mức sẽ dẫn đến cạn kiệt. Đa dạng hoá
các nguồn năng lượng, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tiết kiệm năng lượng. Song song, cần nâng
cao ý thức của người dân trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm. Việc tăng trưởng phải đảm bảo
môi sinh trong lành.
Bên cạnh đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư. Trước tiên là đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng
cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn. Tiếp theo là cải cách ngân sách nhà nước và đầu tư
công. Nhà nước cần tập trung nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của các tập đoàn nhà nước, đồng
thời hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Cần tập trung đầu tư tăng cường cho vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa.
Xuất khẩu cũng cần được đẩy mạnh. Tận dụng tốt hơn các cơ hội từ những hiệp định song
phương và đa phương sẽ thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Tăng xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến
nhằm tăng giá trị sản phẩm, giảm dần xuất khẩu các nguyên liệu thô.
Để đảm bảo tăng trưởng ổn định, đảm bảo hiệu quả, phải ưu tiên phát triển các ngành, sản

phẩm đang có lợi thế cạnh tranh và xác định các ngành, sản phẩm được ưu tiên phát triển trong giai
đoạn mới.
2.4.2. Giải pháp của chính phủ nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Ngày 6/4/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 18/NQ-CP về 6 giải pháp nhằm bảo đảm ổn
định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm
2010. Cụ thể các giải pháp là:
Thứ nhất, phải tập trung kiềm chế lạm phát. Nghị quyết nêu rõ ngân hàng phải “tiếp tục điều
hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trong; bảo đảm tốc tộ tăng trưởng tín dụng khoảng
25% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 20%”. (Nguồn: 18/NQ-CP). Bên cạnh đó, phải chỉ đạo
hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất theo Nghị quyết của
Quốc hội.
Bộ Công thương phải rà soát, đánh giá tình hình cung - cầu các mặt hàng phục vụ sản xuất và
đời sống, trước hết là các mặt hàng thiết yếu. Phối hợp với các Bộ, cơ quan và Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố nhằm chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, bảo đảm hàng hoá đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng. Theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để kịp thời áp dụng các giải pháp
điều tiết, bình ổn thị trường. Ngoài ra, phải thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý điều hành giá
theo đúng Pháp lệnh Giá.
Thứ hai, phải thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán. Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam phải linh hoạt điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối trong mối quan hệ với lãi
suất tiền Việt Nam và ngoại tệ, chỉ số giá tiêu dùng,… nhằm góp phần khuyến khích xuất khẩu, hạn
chế nhập siêu, huy động các nguồn ngoại tệ,… tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại hối. Đồng thời chỉ
đạo các ngân hàng thương mại cho vay theo hướng tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu.
Về phía bộ Công thương và các bộ khác phải tổ chức triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất
khẩu, kiểm soát nhập siêu để đảm bảo tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6% và tỷ lệ nhập
12
siêu khoảng 20% trong năm 2010. Đồng thời phải mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp tăng lượng hàng hoá xuất khẩu.
Thứ ba, bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết của
Quốc hội khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi và giảm bội
chi ngân sách nhà nước. Ưu tiên nguồn lực để thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm và các chính

sách an ninh xã hội. Việc sử dụng các khoản vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) phải đảm bảo
đạt hiệu quả. Song song với đầu tư phải thực hiện thực hiện rà soát, kiểm tra đảm bảo nguồn vốn đầu
tư được sử dụng hợp lý.
Thứ tư, bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống tài chính – ngân hàng. Phải kiểm soát chặt chẽ
hoạt động kinh doanh của các tổ chức tính dụng; thường xuyên theo dõi, tăng cường kiển tra, giám
sát tình hình thị trường tiền tệ và thị trường vàng để có biện pháp điều chỉnh, xử ký kịp thời. Bộ Tài
chính phải tăng cường quản lý giám sát thị trường tài chính, bảo đảm thị trường hoạt động mạnh
nhằm tăng nguồn vốn huy động cho các doanh nghiệp, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Biện pháp thứ năm là tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Các bộ phải phối hơp
nhằm chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nhằm khai thác được các tiềm năng thế mạnh về công
nghệ và các nguồn lực khác nhằm góp phần đẩy nhanh đà phục hồi và đạt mục tiêu tăng trưởng. Bên
cạnh thúc đẩy sản xuất, cần thúc đẩy sử dụng hàng trong nước.
Về phía nông nghiệp, cần chú ý thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản nhất là
những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Song song, phải xây dựng cơ chế tiêu thụ sản phẩm, triển
khai các biện pháp kỹ thuật kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh đối với các mặt hàng nông, lâm,
thuỷ sản nhập khẩu.
Cuối cùng, phải đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồn thuận cao trong
xã hội. Các cơ quan các cấp phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân nhận thức rõ
việc triển khai thực hiện Nghị quyết. Khuyến khích “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”,
thực hiện tiêt kiệm chống lãng phí…
3. Tổng kết
Qua nhiều thập kỷ, lý thuyết về sự tăng trưởng đã và đang ngày càng được hoàn thiện. Mặc
dù còn một vài khuyết điểm nhưng nhờ những lý thuyết về sự tăng trưởng này, nền kinh tế toàn cầu
đã phát triển rất nhanh. Tăng trưởng mang đến cho đất nước nhiều điều kiện cho tăng trưởng tiếp
theo, mang lại nhiều lợi ích và cơ hội để tăng các phúc lợi xã hội. Nhưng tăng trưởng cũng mang
theo nó những nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy, trong tăng trưởng ta cần nghiêm túc xem xét các vấn đề này
để giải quyết hay hạn chế chúng.
Việt Nam đang có nhiều điều kiện để tăng trưởng, nhưng xét về lâu dài, ta cần tập trung tăng
trưởng theo chiều sâu thay vì theo chiều rộng như hiện nay. Nước ta đang phấn đấu đến năm 2010 cơ
bản trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy, tăng trưởng là một yếu tố quan trọng dẫn đến mục tiêu

ấy. Nhưng ta cần phải xác định một điều là “tăng nhanh GNP bình quân đầu người, tăng nhanh sự
giàu có của quốc gia chưa phải là tất cả!” (Kinh tế vĩ mô_ Nhà xuất bản thống kê 1996).
13
Tài liệu tham khảo
TS. Nguyễn Như Ý và ThS. Trần Thị Bích Dung (2009). Giáo trình “Kinh tế vĩ mô”. Nhà xuất bản
thống kê.
Dương Tấn Diệp (1996). “Kinh tế vĩ mô”. Nhà xuất bản thống kê.
ThS. Võ Tất Thắng. “Mô hình tăng trưởng kinh tế”.
TS. Nguyễn Trần Quế. Viện Kinh Tế và Chính Trị Thế Giới. “Nền kinh tế tri thức khái niệm, tiêu chí
phản ánh và nhận dạng phát triển ở nước ta”.
Công Trí. (22/09/2010). “Ổn định kinh tế vĩ mô tạo đà tăng trưởng”. Được lấy về từ:
/>Lưu Ngọc Trịnh – Trần Đức Vui (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới). (7/9/2008). “Chất lượng tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay”. Từ: />tabid=340&ItemID=5396
Trích Nobel Lectures, Economic Sciences 1981 – 1990. “Lý thuyết về sự tăng trưởng và các lý
thuyết sau đó”.Từ: />Đan Thanh. (16/08/2010). ““Đột phá “ tăng trưởng”. Được lấy từ:
/>ThS. Cao Ngọc Thành – KS. Trần Thị Mẫm. “Các quan điểm và lý thuyết cơ bản về tăng trưởng
kinh tế nói chung và đối với thành phố Hồ Chí Minh”. Được lấy từ:
/>Bách khao toàn thư mở Wikipedia. “Tăng trưởng kinh tế”. Được lấy từ:
/>P.Thảo. “Thu nhập trên 1000 USD/người, Việt Nam vẫn ở ngưỡng nghèo”. Lấy từ:
/>ngheo.htm
Trang tin điện tử Quốc hội Việt Nam. (23/09/2010). “Kinh tế Việt Nam năm 2010 và triển vọng năm
2011”. Lấy từ: />TTXVN (18/09/2010). “Việt Nam ấn tượng trong tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo”. Được lấy từ:
/>giam-ngheo/39564.038.html
Trang Tuần Việt Nam. (19/06/2009). “Hậu khủng hoảng: Mô hình tăng trưởng nào cho Việt Nam?”.
Được lấy từ: />truong/Mo_hinh_tang_truong_nao_cho_Viet_Nam/
Tinkinhte.com (19/01/2010). “2010: Thời điểm nhìn lại lý thuyết phát triển và chính sách kinh tế
Việt Nam.
Phương Nguyên. (31/12/2009). “Tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2010: Ưu tiên nâng cao chất
lượng”. Được lấy từ: />Who’s who magazin – Kim Chung lược dịch. (2708/2010). “Who’s Who phỏng vấn Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm”. Được lấy từ:

/>DTNEWS (23/06/2010). “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho giai đoạn 2011-2020. Được lấy
từ: />giai-doan-2011-2020.shtml
Vinanet “Giải pháp bảo đảm cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững”. Được lấy từ:
/>14
Minh Thuý (6/11/2008). “Làm sao tính được thất thoát trong xây dựng cơ bản?”. Được lấy từ:
/>ban.htm
BBC Tiếng Việt (10/02/2010). “Kinh tế Việt Nam: ‘càng tăng càng nghèo’”. Được lấy từ:
/>15

×