Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

HỆ THỐNG Y TẾ DỰ PHÒNG, THÀNH CÔNG VÀ THÁCH THỨC ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.18 KB, 23 trang )

HỆ THỐNG Y TẾ DỰ PHÒNG,
THÀNH CÔNG VÀ THÁCH THỨC
GS. TS. TRỊNH QUÂN HUẤN
THỨ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
1. HỆ THỐNG Y TẾ DỰ PHÒNG THÀNH CÔNG
VÀ THÁCH THỨC
2. NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁC TUYẾN
3. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC Y TẾ DỰ PHÒNG
TRONG ĐẾN 2020
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
HỆ THỐNG Y TẾ DỰ PHÒNG
THÀNH CÔNG VÀ THÁCH THỨC
PHẦN 1
1. Phòng chống bệnh truyền nhiễm
2. Phòng chống HIV/AIDS
3. Kiểm dịch y tế biên giới.
4. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế; tiêm chủng mở rộng
5. An toàn vệ sinh thực phẩm
6. Phòng chống bệnh không lây nhiễm
7. Dinh dưỡng cộng đồng
8. Sức khỏe trường học
9. Công tác quản lý môi trường y tế
10. Công tác y tế lao động phòng chống bệnh nghề nghiệp
11. Phòng chống tai nạn thương tích.
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA HỆ Y TẾ
DỰ PHÒNG
II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC, CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
HỆ THỐNG Y TẾ DỰ PHÒNG ĐƯỢC CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN RỘNG
KHẮP TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN CƠ SỞ
BỘ Y TẾ
CỤC YTDP, CỤC PC AIDS,


CỤC ATVSTP, CỤC QLMTYT
• VIỆN VSDT TƯ
• ViỆN PASTEUR TP. HCM
• ViỆN PASTEUR NHA TRANG
• ViỆN VSDT TÂY NGUYÊN
• VIỆN YHLĐ – VSMT
• VIỆN VSYTCC
• VIỆN DINH DƯỠNG
• VIỆN KĐQG-VXSPYT
• TRUNG TÂM POLYVAC
• VIỆN VAC XIN NHA TRANG
• CÔNG TY VX SP 1
• VIỆN SR-KST-CT TƯ
• VIỆN SR-KST-CT QN
• VIỆN SR-KST-CT TP. HCM
63 TRUNG TÂM
YTDP TỈNH
63 CHI CỤC
ATVSTP TỈNH
27 TRUNG TÂM
PCSR TỈNH
23 TRUNG TÂM
PCBXH TỈNH
8 TRUNG TÂM
SKLĐ-VSMT TỈNH
13 TRUNG TÂM
KDYTBG
63 TRUNG TÂM PC
AIDS TỈNH
712 TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN

10.732 TRẠM Y TẾ XÃ
1. Nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế, đẩy lùi và
thanh toán; số các trường hợp mắc và tử vong do các bệnh
truyền nhiễm giảm rõ rệt, đặc biệt các bệnh dịch mới lạ như
SARS, Cúm A (H5N1), Ngày 28/4/2003 Tổ chức y tế thế
giới đã chính thức công nhận Việt Nam là quốc gia đầu tiên
khống chế thành công dịch SARS.
2. Chương trình tiêm chủng mở rộng được duy trì thường
xuyên với tỷ lệ tiêm chủng đạt hơn 90% hàng năm; các
bệnh truyền nhiễm gây dịch ở trẻ em đã giảm từ 10 đến
hơn 100 lần so với trước khi thực hiện chương trình. Năm
1978, Việt Nam thanh toán được bệnh đậu mùa và năm
2000 thanh toán bệnh bại liệt, đây là chương trình được
triển khai có hiệu quả và là chương trình được xã hội hóa
cao nhất.
III. NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN
3. Công tác nghiên cứu chuyển giao công nghệ sinh học trong
sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế đã được chú trọng. Đến
nay, đã cung cấp 10/11 loại vắc xin cho tiêm chủng mở
rộng, đáp ứng được một phần nhu cầu các sinh phẩm y tế.
4. Việt Nam đã kiềm chế được tốc độ gia tăng của đại dịch
thể hiện tỷ lệ hiện nhiễm HIV dưới 0,3% so với mục tiêu
của Chiến lược quốc gia đề ra. Các hoạt động phòng chống
AIDS có thay đổi căn bản và toàn diện hơn, được triển khai
mạnh mẽ trên toàn tuyến.
5. Công tác kiểm dịch y tế biên giới đã triển khai tốt tại các
cửa khẩu, tiến hành giám sát khách xuất, nhập cảnh, ngăn
chặn bệnh dịch nguy hiểm có thể xâm nhập vào nước ta,
đảm bảo an ninh y tế.

III. NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN
6. Mạng lưới y tế trường học đang từng bước được khôi
phục, củng cố và phát triển tại các trường học. Một số
chương trình y tế đã và đang được đưa vào trường học và
bước đầu có hiệu quả bảo vệ sức khoẻ học sinh.
7. Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm đã tạo được sự
chuyển biến tích cực về nhận thức, nâng cao trách nhiệm
của các cấp các ngành, tổ chức xã hội và hành vi của
người dân.
III. NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN
8. Các hoạt động phòng chống bệnh liên quan tới chế độ dinh
dưỡng, bệnh không lây nhiễm hiện đang có tỷ lệ mắc cao
trong cộng đồng như tiểu đường, ung thư, tim mạch, trầm
cảm đã được coi trọng và nhiều hoạt động đã được triển
khai.
9. Công tác quản lý môi trường y tế được triển khai mạnh mẽ
ở nhiều địa phương.
10.Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người lao động và
phòng, chống bệnh nghề nghiệp đã trở thành hoạt động
chuyên môn thường trực của hệ y tế dự phòng.
III. NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN
1. Công tác y tế dự phòng chưa được sự quan tâm, đầu tư
đúng mức của các cấp ủy đảng, chính quyền.
2. Đội ngũ cán bộ y tế dự phòng còn thiếu, số cán bộ được
đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng còn ít; Cơ sở hạ
tầng của hệ thống y tế dự phòng đã từng bước được
nâng cấp xong chưa đáp ứng được yêu cầu.

3. Tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch tiếp tục diễn
biến hết sức phức tạp, xuất hiện những bệnh dịch mới
khó xác định, khó điều trị, có nguy cơ bùng phát thành đại
dịch; nhiều bệnh truyền nhiễm gây dịch có nguy cơ bùng
phát trở lại
IV. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TÁC Y TẾ DỰ PHÒNG
4. Các bệnh không truyền nhiễm như tiểu đường, ung thư, tim
mạch, tâm thần… ngày càng gia tăng. Gần đây, tai nạn
thương tích tăng nhanh chóng, nhất là tai nạn giao thông;
bệnh học đường có tỷ lệ mắc khá cao như cận thị, vẹo cột
sống, trầm cảm. Tình trạng béo phì đang gia tăng nhanh
chóng.
5. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đặc
biệt là do quản lý và sử dụng hoá chất trong sinh hoạt, sản
xuất, bệnh viện chưa được xử lý tốt. Tỷ lệ ngộ độc thực
phẩm còn cao.
6. Sự gia tăng du lịch, giao lưu quốc tế cũng làm tăng nguy cơ
bị xâm nhập của các bệnh dịch nguy hiểm mang tính toàn
cầu.
IV. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TÁC Y TẾ DỰ PHÒNG
1. Mô hình bệnh tật ở Việt Nam vẫn là mô hình bệnh tật của
một nước đang phát triển, bên cạnh các bệnh truyền nhiễm
có nguy cơ tái bùng phát; xuất hiện các bệnh truyền nhiễm
mới nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong.
2. Ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội đang ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ nhân dân và các tác nhân ảnh hưởng tới sức khoẻ
ngày càng gia tăng. Do đó việc dự báo để ngăn ngừa và hạn
chế tối đa những tác động tiêu cực đến sức khoẻ được đặt
ra cấp bách, là nhiệm vụ quan trọng của y tế dự phòng.
3. Với tốc độ gia tăng dân số của nước ta như hiện nay, ước

tính đến năm 2020, dân số Việt Nam khoảng 125 triệu
người, do đó nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khoẻ ngày càng tăng và đa dạng, trong khi khả năng đáp
ứng của hệ thống y tế dự phòng còn hạn chế.
V. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CÔNG TÁC Y TẾ DỰ PHÒNG
4. Đầu tư cho y tế dự phòng đòi hỏi ngày càng cao, trang bị
mới, nâng cấp trang thiết bị xét nghiệm và chẩn đoán, tăng
cường cán bộ, đào tạo cán bộ để có thể ngăn chặn, dập tắt
nhanh đại dịch, cũng như dự báo các bệnh dịch tối nguy
hiểm kịp thời và cấp bách.
5. Đối với vệ sinh an toàn thực phẩm: các vụ ngộ độc thực
phẩm vẫn tiếp tục xảy ra, ngộ độc mãn tính không kiểm soát
được, các bệnh lây truyền qua thực phẩm còn cao. Kiến
thức, ý thức của người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực
phẩm và người dân còn thấp.
6. Các bệnh có liên quan tới môi trường sống bị ô nhiễm, các
bệnh nghề nghiệp, học đường, tai nạn thương tích đang
ngày càng tăng lên. Mô hình bệnh tật đang có xu hướng thay
đổi, có sự gia tăng tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm, các bệnh
do lối sống gây nên
V. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA CÔNG TÁC Y TẾ DỰ PHÒNG
NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁC TUYẾN
PHẦN 2
I. THỰC TRẠNG CÁN BỘ Y TẾ DỰ PHÒNG CÁC TUYẾN
TT Đơn vị
Tổng
số
Sau ĐH Đại học Cao đẳng
Trung cấp Sơ học
SL % SL % SL % SL % SL %

1 Viện TƯ 1208 654 54,1 476 39,4 4 0,3 233 19,3 0 0
2 TTYTDPtỉnh 3874 452 11,7 1346 34,7 95 2,5 1600 41,3 84 2,2
3 TTPCHIVtỉnh 1089 165 15,2 362 33,2 21 1,9 424 38,9 13 1,2
4 TTPCSR tỉnh 668 75 11,2 174 26,0 3 0,4 341 51,0 21 3,1
5 TT. Kiểm dịchY tế 291 37 12,7 86 29,6 7 2,4 97 33,3 9 3,1
6 TTYThuyện 7397 812 11,0 2253 30,5 150 2,0 3442 46,5 115 1,6
Cộng 14527 2195 15,1 4697 32,3 280 1,9 6137 42,2 242 1,7
II. ƯỚC TÍNH NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ Y TẾ
DỰ PHÒNG CÁC TUYẾN HÀNG NĂM
TT Loại hình đào tạo Trung ương Tỉnh Huyện Cộng
1 Trung cấp 50 630 700 1.380
2 Đại học 50 945 1400 2.395
3 Sau đại học 60 263 240 563
Cộng: 160 1.838 2.340 4.338
III. ƯỚC TÍNH NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ Y TẾ
DỰ PHÒNG CÁC TUYẾN ĐẾN 2020
TT Loại hình đào tạo Nhu cầu
hàng năm
(cán bộ)
Năm
2015
(cán bộ)
Năm
2020
(cán bộ)
1 Trung cấp 1.380 6.900 13.800
2 Đại học 1.395 11.975 23.950
3 Sau đại học 563 2.815 5.630
Cộng 4.338 21.690 43.380
1. Không hấp dẫn và thu hút được sinh viên đăng ký thi và

nhập học chuyên ngành y tế dự phòng, đa số sinh viên
thích học chuyên ngành của hệ điều trị hơn.
2. Đa số các trường còn có ít kinh nghiệm trong việc đào
tạo chuyên ngành y tế dự phòng.
3. Các chương trình khung, nội dung đào tạo đều mới được
xây dựng, cần có thêm thời gian để đánh giá, điều chỉnh
cho phù hợp hơn.
4. Đầu tư cho đào tạo y tế dự phòng chưa đủ, thấp hơn
nhiều so với đào tạo cho hệ điều trị.
5. Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở thực hành đáp ứng
yêu cầu cho hệ y tế dự phòng như đối với hệ thống thực
hành lâm sàng.
KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC
TRONG ĐÀO TẠO CÁN BỘ Y TẾ DỰ PHÒNG
ĐỊNH HƯỚNG
CÔNG TÁC Y TẾ DỰ PHÒNG ĐẾN 2020
PHẦN 3
1. Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm thanh toán, loại trừ
hoặc khống chế các bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành
ở nước ta. Ngăn chặn có hiệu quả các bệnh dịch nguy
hiểm, các bệnh mới nổi; tập trung đối phó với nguy cơ của
khủng bố sinh học, hoá học.
2. Giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ
bệnh uốn ván trẻ sơ sinh. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động
của chương trình tiêm chủng mở rộng, mở rộng tiêm
phòng các loại vắc xin khác.
3. Chủ động phòng chống các bệnh không lây nhiễm, các
bệnh liên quan tới môi trường, nghề nghiệp, học đường,
chế độ dinh dưỡng, lối sống có hại, tai nạn và thương tích.
4. Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cho y tế

dự phòng, phát triển hệ thống phòng xét nghiệm đạt tiêu
chuẩn an toàn sinh học cấp II, III, IV, ưu tiên phát triển các
phòng thí nghiệm phục vụ cho xác định dịch bệnh nguy
hiểm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt tiêu chuẩn
quốc tế.
5. Thiết lập, hoàn chỉnh hệ thống giám sát và cảnh báo dịch
sớm, ứng dụng có hiệu quả công nghệ tin học trong quản
lý giám sát bệnh dịch cũng như các hoạt động y tế dự
phòng trong cả nước và quốc tế.
6. Đầu tư phát triển công nghệ sinh học để tạo đà sản xuất
nhiều loại vắc xin mới đảm bảo nhu cầu sử dụng trong
nước và xuất khẩu. Phấn đấu tự túc được toàn bộ vắc xin
thiết yếu trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ
em và các đối tượng có nhu cầu.
7. Quy hoạch lại mạng lưới y tế dự phòng để được đầu tư, phát
triển theo hướng hiện đại hoá. Tuyến trung ương: thành lập
Viện Hàn Lâm Y tế dự phòng quốc gia; Trung tâm quốc gia
kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Tuyến tỉnh: thành lập các Viện
Y tế dự phòng tuyến tỉnh trên cơ sở sáp nhập các trung tâm
về y tế dự phòng hiện nay. Xây dựng và củng cố trung tâm y
tế tuyến huyện. Tiếp tục cải cách bộ máy tổ chức, nâng cao
chất lượng cán bộ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật ngang
bằng các nước tiên tiến trong khu vực.
8. Hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đảm
bảo đầy đủ cơ sở pháp lý và có tính khả thi cao để thực hiện
tốt việc quản lý, chỉ đạo, kiểm tra giám sát cho cả hệ thống y
tế dự phòng nói chung và từng lĩnh vực của y tế dự phòng
nói riêng.
9. Tăng cường hợp tác quốc tế về chia sẻ thông tin và kinh
nghiệm, trao đổi đào tạo cán bộ, hợp tác nghiên cứu khoa

học, đầu tư phát triển công nghệ kỹ thuật cao.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

×