Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh đắklắk giai đoạn 2006-2009, những thành công và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108 KB, 9 trang )

KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH
ĐẮKLẮK GIAI ĐOẠN 2006-2009, NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THÁCH
THỨC
TS. Trần Ngọc Thanh
Sở Nông nghiệp và PTNT ĐắkLắk
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm, giá vật tư
phân bón trong những năm qua tăng, thị trường nông sản có những năm không ổn
định nhưng nhờ sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp liên tục tăng trưởng. Giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 4,62%, thời kỳ
2006-2009 tăng bình quân 6,28% cao hơn trung bình của cả nước. Nhờ đó, góp phần
quan trọng nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn tạo nền tảng cho việc đổi mới nền
kinh tế nói chung.
Tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong những năm qua góp phần bảo đảm
an ninh lương thực của địa phương. Sản lượng lương thực có hạt tăng trưởng mạnh
trong những năm qua cho thấy vấn đề đột phá quan trọng trong tiến trình đổi mới ứng
dụng những thành tựu khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh. Trong khi một số nước
nghèo, đang phát triển có nguy cơ trước nạn thiếu đói lương thực thì sản lượng lương
thực của tỉnh năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000 sản lượng lương thực có hạt chỉ
đạt 399 ngàn tấn thì đến năm 2009 đã đạt trên 985 ngàn tấn. Một tỉnh miền núi có sản
lượng lương thực gần 1 triệu tấn có thể xem như là một thành tích tốt. Tăng bình quân
sản lượng lương thực giai đoạn 2001-2005 là 13,3% và thời kỳ 2006-2009 là 7,2%.
Đây là tỷ lệ tăng khá cao. Bình quân lương thực đầu người trong những năm gần đây
tăng 7,27% (537 kg/người/năm). Giải quyết được vấn đề an ninh lương thực có ý
nghĩa rất quan trọng, mở đường cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp
sang các ngành phi nông nghiệp.
BẢN TIN THÔNG TIN KH&CN SỐ 01/2010 1
KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
Tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng thúc đẩy ngành
công nghiệp chế biến phát triển và tăng kim ngạch xuất khẩu. Những năm qua sản
lượng ngô, sắn tăng đã cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tinh bột sắn,


thức ăn chăn nuôi. Sản lượng cà phê, cao su, mía, ong mật tăng đã góp phần quan
trọng cho công nghiệp chế biến nông sản tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu thu về ngoại
tệ cho tỉnh. Tăng trưởng ngành công nghiệp thời kỳ 2001-2005 đạt 21,93%, thời kỳ
2006-2009 tăng 18,37% tạo tiền đề quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải kể
đến sự đóng góp nguyên liệu từ ngành nông nghiệp, cung cấp cho ngành chế biến liên
tục ổn định và tăng năm sau cao hơn năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa
bàn trên 700 triệu USD trong đó ngành nông nghiệp đóng góp trên 70%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã góp phần làm tăng thu
nhập cho cư dân nông thôn, tạo công ăn việc làm và cải thiện tình hình nông thôn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và nổ lực của nông dân
trong tỉnh, bộ mặt nông thôn tỉnh ta đã từng bước khởi sắc và thay đổi nhanh chóng,
kinh tế xã hội nông thôn không ngừng phát triển. An ninh chính trị cơ bản ổn định,
trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Nhờ có tăng trưởng nông nghiệp, cơ cấu kinh tế,
tỷ trọng lao động nông nghiệp ở nông thôn được chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ
trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, ngành nghề nông thôn.
Kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản đáp ứng các điều kiện đi lại, học hành, chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng, các nhu cầu về sản xuất và sinh hoạt của cộng
đồng dân cư nông thôn được đáp ứng. Bộ mặt nông thôn của tỉnh đã có những khởi
sắc, các thị trấn, thị tứ được hình thành nhờ có hệ thống giao thông đến tận các xã,
điện sinh hoạt, nước sinh hoạt nông thôn phát triển, sóng phát thanh, truyền hình đến
tận các buôn làng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng tuy
đạt được những thành tựu ban đầu nhưng nhìn chung tốc độ chuyển đổi còn chậm. Tỷ
trọng GDP ngành nông, lâm thuỷ sản vẫn chiếm phần lớn đến năm 2009 còn 53,05%.
Thời kỳ 2006-2009 bình quân giảm tương đối 3,5%. Để phấn đấu giảm tỷ trọng GDP
ngành nông, lâm thuỷ sản xuống dưới 10% đến năm 2020 cần phải có giải pháp để
tăng tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và ngành dịch vụ hơn nữa.
BẢN TIN THÔNG TIN KH&CN SỐ 01/2010 2
KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
Trong nội bộ ngành nông, lâm thuỷ sản thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn

trên 98% và không có xu hướng giảm trong nhiều năm qua. Ngành lâm nghiệp tuy
chiếm diện tích lớn, có nhiều tiềm năng nhưng giá trị sản xuất chỉ chiếm 0,82% năm
2008, ngành thuỷ sản chiếm tỷ trọng không đáng kể 0,58% điều này cho thấy cần phải
có các giải pháp tích cực hơn để chuyển đổi cơ cấu trong ngành nông lâm thuỷ sản
theo hướng tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thuỷ sản, giảm tương đối ngành nông
nghiệp.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ cấu còn mất cân đối, trồng trọt chiếm tỷ
trọng lớn, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 84,93% (năm 2008). Ngành chăn
nuôi, dịch vụ nông nghiệp có nhiều tiềm năng, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khá
khiêm tốn (giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 12,55%, dịch vụ nông nghiệp
2,52%). Trong trồng trọt cây lương thực bao gồm cả lúa và ngô vẫn là chủ lực. Cây
công nghiệp cà phê chiếm tỷ trọng lớn cho thấy sản xuất nông nghiệp còn độc canh
phụ thuộc rất nhiều vào giá cả thị trường cà phê. Khi giá cà phê lên cao, người nông
dân có thu nhập cao, những năm giá cà phê xuống thấp cuộc sống của đa số nông dân
gặp rất nhiều khó khăn. Cây ăn quả có nhiều tiềm năng nhưng chưa tìm kiếm được thị
trường nên chưa phát triển. Chăn nuôi đại gia súc là một thế cạnh tranh của tỉnh
nhưng chưa phát triển đúng tiếm năng chủ yếu vẫn là lợn, gia cầm.
Sản xuất nông nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ, manh mún, phân tán. Quá trình phân
chia tích tụ đất đai cùng với truyền thống canh tác lạc hậu lâu đời của các cộng đồng
dẫn đến tình trạng đất canh tác của nông hộ rất nhỏ, đại đa số khoảng 0,5-0,7 ha/hộ lại
phân bố manh mún nhiều thửa nên rất khó khăn trong việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật và cơ khí hoá. Thực trạng cơ khí hoá nông nghiệp của tỉnh còn rất thấp, khâu
làm đất chỉ đạt 55%, gieo trồng đạt 4,06%, khâu chăm sóc đạt 17,74%, thu hoạch đạt
9,43%, chế biến đạt 37,96%. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho thấy năng suất
lao động tổng thể của các ngành nghề trong các hộ nông dân có diện tích đất dưới
0,25 ha thấp hơn các hộ có trên 02 ha là 2,5 lần. Thực trạng sở hữu đất đai trong nông
nghiệp không thuần tuý ở quy mô sản xuất mà còn là sự khác biệt giữa hai hệ thống
canh tác một bên là thủ công, một bên là cơ giới hoá và phương thức quản lý ở trình
độ cao và trình độ thấp. Rất nhiều hộ nông dân khu vực đồng bào dân tộc vẫn còn áp

dụng các phương thức canh tác quảng canh.
BẢN TIN THÔNG TIN KH&CN SỐ 01/2010 3
KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG
Tăng trưởng theo chiều rộng nhưng chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh nhiều mặt hàng còn thấp. Trong hơn tám năm qua ngành nông nghiệp đã có
nhiều cố gắng số lượng sản phẩm ngày càng lớn, diện tích tăng, sản lượng tăng. Tuy
nhiên năng suất cây trồng so với trung bình nhiều nước trên thế giới vẫn còn thấp.
Một số cây trồng chính như lúa, cà phê đạt năng suất cao nhưng tăng theo chiều rộng,
đầu tư quá nhiều vật tư (nước tưới, phân bón, thuốc hoá học, lao động) chưa có nhiều
các sản phẩm xanh đạt tiêu chuẩn môi trường. Các sản phẩm nông lâm sản hàng hóa
chưa xây dựng được nhiều thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, đạt tiêu chuẩn bền vững.
Trong chăn nuôi đầu lợn tăng nhưng sản lượng tăng không đáng kể, tỷ lệ nạc còn
thấp, bò lai cũng trong tình trạng tương tự.
Một yếu tố quan trọng làm tăng giá trị gia tăng của nông sản là phải gắn với chế
biến. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ tập trung ở một số sản phẩm như cà phê, điều, sắn,
ngô, mía...nhưng là chế biến thô, tỷ lệ chế biến tinh còn thấp. Hàng hoá nông lâm sản
tiêu thụ vẫn ở dạng nguyên liệu và bán thành phẩm ví dụ như cà phê, ngô, gỗ...công
nghệ chế biến cũng còn thô sơ, giá trị gia tăng thấp.
Nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Có những
năm nguyên liệu rất dồi dào nhưng nhà máy không tiêu thụ hết, có những lúc tranh
mua, tranh bán dẫn đến giá thành lên cao. Quy mô vùng nguyên liệu cũng còn nhỏ vì
vậy không thể tổ chức sản xuất lớn để giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh
trên thị trường. Chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông lâm sản
vẫn là điểm yếu cơ bản chưa được khắc phục.
Tăng trưởng nhưng chưa bền vững. Các dịch vụ công để bảo vệ sản xuất như
thú y, bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký chất
lượng, chống gian lận thương mại, đăng ký thương hiệu...đã từng bước phát triển
nhưng chậm và chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng.
BẢN TIN THÔNG TIN KH&CN SỐ 01/2010 4
KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra với tốc độ khá cũng làm thay đổi phương
thức sử dụng tài nguyên rừng, đất, nước...Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp nhanh trong khi chưa có công cụ, chính sách để quản lý làm cho quy
hoạch bị phá vỡ thường xuyên, liên tục. Chưa có hệ thống quan trắc, thống kê đánh
giá kịp thời để cảnh báo, dự báo những tác động của sản xuất đến môi trường. Nhiều
vùng sinh thái không phù hợp với cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhưng nông dân phát
triển tự phát sản xuất giá thành cao, lại ảnh hưởng đến tài nguyên, môi trường vì sử
dụng không hợp lý, thiếu bền vững. Tài nguyên thiên nhiên đang bị tiếp tục khai thác
bừa bãi, phá vỡ cân bằng sinh thái nhu tình hình tài nguyên rừng bị suy giảm trong
những năm qua làm cho tình hình thời tiết, khí hậu ngày càng xấu đi, hạn hán, lũ lụt
xảy ra thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nông dân và tiến trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Xin kiến nghị một số giải pháp sau:
Giải quyết hài hoà mối quan hệ nông nghiệp-công nghiệp, nông thôn-đô thị
Trong xu thế hiện nay chúng ta đang tập trung đầu tư cho phát triển công
nghiệp, dịch vụ nhưng phải giải quyết mối quan hệ hài hoà giữa nông nghiệp và công
nghiệp. Xây dựng đô thị phải quan tâm đầu tư cho thị trấn thị tứ vùng nông thôn.
Không thể tạm thời hy sinh nông nghiệp, nông thôn, môi trường để đưa công nghiệp,
đô thị đi trước một bước như các nước công nghiệp đã tiến hành trước đây. Để phát
triển bền vững, xoá đói giảm nghèo, ngăn chặn tình trạng chênh lệch quá lớn giữa
giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm dân tộc, dân cư, việc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phải được quan tâm chú trọng đầu
tư. Hiện nay đa số dân cư còn sống ở vùng nông thôn thì phát triển nông nghiệp nông
thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cách làm tốt nhất. Không thể có
nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững trong khi nông thôn trì trệ, đời sống dân cư
nông thôn không được cải thiện, thiếu việc làm nông thôn sẽ có nguy cơ gây bất ổn.
BẢN TIN THÔNG TIN KH&CN SỐ 01/2010 5

×