Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.27 KB, 44 trang )

Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
2. Mục tiêu nghiên cứu:
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4. Phương pháp nghiên cứu:
5. Nguồn số liệu:
6. Kết cấu:
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
I. Một số khái niệm:
1. Khái niệm thị trường:
2. Khái niệm thị trường lao động:
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu trên thành thị trường lao động.
II.Các đặc điểm của thị trường lao động.
III.Các điều kiện hình thành và phát triển thị trường lao động:
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
I. Giới thiệu sơ bộ về Thành phố Hồ Chí Minh:
1. Vài nét về tình hình thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh:
2. Sơ lược thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh.
II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
1. Quan hệ cung - cầu lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh:
2. Các kết quả của thị trường :
3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
4. Các chính sách thị trường lao động
5. Các cơ quan giao dịch và hình thức giao dịch trên thị trường lao động.
III. MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH:
1. Tích cực:
2. Hạn chế:


Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 1
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
1. Phương hướng:
2. Mục tiêu Giải pháp:
Giải pháp đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm:
− Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp:
− Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn:
Giải pháp tín dụng:
Giải pháp đối với lao động qua đào tạo:
− Đối với lao động có trình độ từ trung học trở lên:
− Đối với công nhân kỹ thuật:
Giải pháp thu hút nguồn nhân lực:
PHẦN NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét:
2. Một số kiến nghị:
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 2
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đang
đặt ra nhiệm vụ đổi mới chính sách kinh tế- xã hội, hoàn thiện đồng bộ hệ thống thị
trường, trong đó có thị trường lao động, tạo ra cơ sở thuận lợi cho sự vận hành hiệu quả
nền kinh tế.
Thị trường lao động cụ thể trong đề tài này là Thành phố Hồ Chí Minh - là
Thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan
trọng của Việt Nam.Và được xem là một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông
Nam Á.
Thành phố Hồ Chí Minh có những cơ hội lớn để phát triển thị trường lao động
ngày càng lớn mạnh, nhưng đó cũng là những thách thức mà thành phố phải đối mặt.

Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội, cũng như tiền đề cho sự phát triển kinh tế ngày lớn mạnh
hơn. Tuy gặp rất nhiều những khó khăn nhưng chắc chắn các nhân tố trên sẽ tác động
mạnh mẽ đến thị trường lao động, cơ hội việc làm, tính cạnh tranh trong việc khai thác
sử dụng nguồn lao động, đặc biệt là lao động chất xám, kỹ thuật cao.
Mảng đề tài “Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh” với mục đích giúp cho
người sử dụng lao động, người lao động … biết được rõ hơn về định hướng cũng như
thực trạng của thị trường lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đề tài nhóm chúng
em đã sử dụng các nguồn tài liệu, tham khảo và số liệu cụ thể như: giáo trình Thị
trường lao động (trường ĐH Lao Động- Xã Hội), các tài liệu tham khảo trên các mạng
thông tin điện tử.
Đề tài gồm có 3 chương xoay quanh những vấn đề liên quan đến thị trường lao
động thành phố Hồ Chí Minh, nhóm thực hiện gồm có hai thành viên: Nguyễn Thị
Ngọc Lan và Nguyễn Thị Thành Ngân. Lớp ĐHLT08 –NL2. Đây là lần đầu tiên
nghiên cứu đề tài nhằm đáp ứng cho việc kết thúc môn Thị trường lao động. Trong nội
dung chắc chắn còn có những khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô
bộ môn, để chúng em thực hiện được tốt hơn.
Nhóm xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Tuấn bộ môn, khoa Quản lý
lao động đã giúp đỡ cung cấp các kiến thức kỹ năng để nhóm em hoàn thành tốt đề tài
này.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Năm 2010, nguồn nhân lực Thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh có trên
4,9 triệu người, chiếm tỷ lệ 66,21% dân số ở thành phố. Tổng số lao động làm việc
trong các khu vực kinh tế có trên 3,5 triệu người, trong đó tổng số người đến tuổi lao
động hàng năm bao gồm người ở tại thành phố và người từ các tỉnh, thành phố khác
chuyển đến có nhu cầu đào tạo nghề và tìm việc làm có trên 300.000 người. Tỷ lệ lao
động thất nghiệp tại thành phố ở mức 5,10 % - 5,20%. Thị trường lao động thành phố
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 3
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
Hồ Chí Minh hiện có trên 50.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp trong nước

chiếm 92%, các tổ chức kinh doanh cá thể có trên 340.000 cơ sở, trong đó hoạt động
lĩnh vực thương mại – dịch vụ chiếm 87%. Với nhu cầu nhân lực ngày càng cao về số
lượng và chất lượng trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong năm 2010 và giai đoạn 2011 –
2015 dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân chỗ làm việc từ 3% - 5%, cho thấy thành
phố sẽ có nhu cầu cung về nhân lực là 280.000 - 300.000 chỗ làm việc/năm. Tuy nhiên
thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh đang tồn tại nhiều nghịch lý, nhiều người
thất nghiệp hoặc mất việc làm trong đó có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động có
nghề và lao động phổ thông nhưng không tuyển được lao động, kể cả lao động đã qua
đào tạo nghề vẫn khó tìm việc làm thích hợp. Vấn đề đào tạo, kỹ năng nghề, dự báo nhu
cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động, cung ứng lao động, nhu cầu tuyển dụng, sử
dụng lao động đang là yêu cầu đối với người lao động, cơ sở đào tạo nghề, các tổ chức
giới thiệu việc làm, doanh nghiệp và cơ quan quản lý lao động phải tích cực hoàn thiện.
Để hiểu hơn về thị trường lao động tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhận
định được rõ hơn những nguyên nhân đang tồn tại tại thị trường Hồ chí Minh và đưa ra
các phương pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng thị trường lao động tại thành phố Hồ
Chí Minh nhóm chúng em xin chọn mảng đề tài “Thị trường lao động thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2010-2020”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Phân tích và đánh giá về thị trường lao động tại thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện
nhằm mục đích tìm hiểu và nâng cao hiệu quả thị trường lao động nói chung và thị
trường lao động thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu: tình hình hoạt động thị trường lao động Thành phố Hồ Chí
Minh và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường Thành phố Hồ Chí
Minh.
-Phạm vi nghiên cứu: Toàn Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập số liệu thống kê
- Tìm hiểu các thị trường lao động tại thành phố gồm: thông tin thị trường lao động,
người lao động, doanh nghiệp có liên quan đến thị trường

- Phân tích, đánh giá:
5. Nguồn số liệu:
- Lấy số liệu giáo trình môn thị trường lao động của trường “Đại Học Lao Động Xã Hội
– CS2”
- Các trang thông tin liên quan tới thị trường trên trong các trang báo điện tử.
6. Kết cấu:
Gồm: 3 phần
- Phần mở đầu
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 4
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
- Phần nội dung: 3 chương
*Chương 1: Khái quát về thị trường lao động
*Chương 2: Thực trạng thị trường lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh
*Chương 3: Các nhận định và biện pháp ổn định cho thị trường lao động Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Phần nhận xét và kiến nghị
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
I. Một số khái niệm:
1. Khái niệm thị trường:
• Theo Adam Smit: “ Thị trường là không gian trao đổi, trong đó người mua và
người bán gặp nhau thoả thuận trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó”.
• Theo David Begg: “ Thị trường là tập hợp những thỏa thuận, trong đó người
mua và người bán trao đổi nhau loại hàng hóa dịch vụ nào đó”.
2. Khái niệm thị trường lao động:
• Theo Leo Maglen (ABD): “ Thị trường lao động là hệ thống trao đổi giữa những
người có việc làm hoặc người đang tìm việc (cung lao động) với những người
đang sử dụng lao động hoặc đang tìm kiếm lao động để sử dụng và cầu lao
động).
• Theo ILO: “Thị trường lao động là thị trường trong đó các dịch vụ lao động

được mua bán thông qua quá trình thỏa thuận để xác định mức độ làm việc của
người lao động cũng như mức độ tiền công”.
• Theo“ Đại từ điển kinh tế thị trường (1988): thị trường lao động là nơi mua bán
sức lao động diễn ra giữa người lao động và người sử dụng lao động.”
• Định nghĩa khái quát về thị trường lao động Việt Nam: thị trường lao động là nơi
mà người có nhu cầu tìm việc làm và người có nhu cầu sử dụng lao động trao đổi
với nhau mua bán dịch vụ lao động thông qua các hình thức xác định giá cả (tiền
lương – tiền công) và các điều kiện thỏa thuận khác ( thời gian làm việc, điều
kiện lao động, bảo hiểm xã hội…) trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn
bản hoặc bằng miệng hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.”
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung – cầu trên thành thị trường lao động:
Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố là cung sức lao động, cầu sức
lao động và giá cả sức lao động. Hoạt động của thị trường lao động cũng chịu sự chi
phối của các quy luật cung - cầu và quy luật giá trị giống như các thị trường hàng hóa
thông thường khác. Trạng thái hoạt động của các yếu tố cấu thành quyết định cơ cấu và
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 5
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
đặc điểm của thị trường lao động. Trong đó, các bên cung và cầu là hai chủ thể của thị
trường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại.
3.1 Cung sức lao động
Cung sức lao động là tổng thể nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện
đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội, tức là tổng số nhân khẩu trong độ tuổi
lao động, có năng lực lao động và cả số nhân khẩu không nằm trong độ tuổi lao động
nhưng có tham gia thực tế vào quá trình tái sản xuất xã hội.
Khi nói đến cung trên thị trường lao động người ta thường phân biệt rõ thành hai phạm
trù: cung thực tế và cung tiềm năng.
- Cung thực tế về lao động bao gồm tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên, có khả
năng lao động và có nhu cầu muốn được lao động.
- Cung tiềm năng về lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động đang
làm việc, những người thất nghiệp không tự nguyện, những người trong độ tuổi lao

động có khả năng lao động nhưng đang đi học, đang làm công việc nội trợ, hoặc không
có nhu cầu làm việc (thất nghiệp tự nguyện).
Cung lao động chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: quy mô và tốc độ tăng dân
số; định chế pháp lý về lao động; tình trạng thể chất của người lao động; vấn đề đào tạo
nghề nghiệp; và tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động vào thị trường lao động.
3.2. Cầu về sức lao động
Cầu về sức lao động là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa
phương, một ngành trong một thời gian nhất định. Nhu cầu này thể hiện qua khả năng
thuê mướn lao động trên thị trường. Cầu sức lao động phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ
tăng trưởng kinh tế và năng lực sản xuất. Tương tự cung lao động, cầu về sức lao động
cũng được phân thành hai loại cầu: cầu thực tế và cầu tiềm năng.
- Cầu thực tế về lao động là nhu cầu thực tế về lao động cần sử dụng tại một thời
điểm nhất định, thể hiện qua số lượng số việc làm còn trống và số chổ làm việc mới.
- Cầu tiềm năng về lao động là nhu cầu về lao động trong tổng số chổ làm việc có
thể có được sau khi đã tính đến những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm
trong tương lai như vốn, công nghệ …
Cầu về lao động bao gồm hai mặt, đó là: cầu về số lượng và cầu về chất lượng.
- Xét từ góc độ số lượng, trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì cầu về
lao động tỷ lệ thuận với quy mô sản xuất. Trái lại, trong trường hợp quy mô sản xuất
không đổi thì cầu về lao động tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
- Xét từ góc độ chất lượng, việc nâng cao năng suất lao động, hiện đại hóa công
nghệ sản xuất, mở rộng quy mô theo chiều ngang lẫn chiều sâu,… của doanh nghiệp
luôn gắn liền với việc nâng cao chất lượng lao động.
3.3. Giá cả sức lao động:
Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động dưới dạng tiền
lương hay tiền công. Giá cả hàng hoá sức lao động cũng chịu ảnh hưởng bởi các quy
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 6
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
luật chung của thị trường. Khi cung sức lao động vượt quá cầu, giá cả sức lao động sẽ
thấp hơn giá trị sức lao động. Ngược lại, khi cung sức lao động không đáp ứng đủ cầu,

giá cả sức lao động sẽ tăng lên.
II / CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1. Hàng hoá trên thị trường lao động là loại hàng hoá đặc biệt
Hàng hoá sức lao động gắn chặt với người có sức lao động (không thể tách rời
người lao động) cả về số lượng và chất lượng.
Hàng hoá sức lao động dù nó đã được trao đổi trên thị trường hay chưa thì nó
vẫn đòi hỏi phải được thường xuyên cung cấp những điều kiện về vật chất và tinh thần
để tồn tại và không ngừng phát triển.
Việc duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động trong quá trình tiêu dùng hàng
hóa sức lao động là rất cần thiết, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của quá trình lao
động.
Thước đo giá trị hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường có sự khác
nhau.
Đối với hàng hoá thông thường, giá trị và giá trị sử dụng sẽ giảm dần trong quá
trình sử dụng, thì đối với hàng hoá sức lao động giá trị và giá trị sử dụng ngày càng
được bổ sung, nâng cao cùng với quá trình sử dụng.
Hàng hóa sức lao động khi được sử dụng sẽ tạo ra giá trị lớn hơn so với giá trị
của chính bản thân nó.
2. Tính không đồng nhất của hàng hoá sức lao động trên thị trường lao động
Các loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt là hàng hoá công nghiệp thường được chuẩn
hoá cao, đảm bảo tính đồng nhất về mẫu mã, chất lượng.
Hàng hoá sức lao động không đồng nhất. Mỗi người lao động có những đặc
trưng riêng về sức lao động của mình.
3. Giá cả sức lao động trên thị trường lao động do quan hệ cung cầu lao động xác
định
Sự hoạt động của qui luật cung - cầu lao động trên thị trường lao động xác định
giá cả sức lao động. Nó được biểu hiện thông qua trạng thái quan hệ thoả thuận giữa
người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền công. Ngoài ra, các vấn
đề khác liên quan đến quan hệ lao động cũng trường thoả thuận như về: việc làm, thời
gian làm việc, bảo hiểm xã hội, môi trường lao động và các điều kiện làm việc khác.

4. Giá cả không phải là tín hiệu duy nhất để điều chỉnh quan hệ cung - cầu lao
động:
Chính phủ điều tiết thị trường lao động bằng:
Tiền lương tối thiểu chung toàn quốc, tiền lương tối thiểu ngành, tiền lương tối
thiểu vùng.
Các tiêu chuẩn lao động.
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 7
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
Các chuẩn mực quan hệ lao động.
5. Thị trường lao động hoạt động đa dạng với nhiều phân lớp khác nhau :
Căn cứ vào các tiêu thức, thị trường lao động được chia thành các bộ phận.
Trên thị trường lao động có thể ở vùng này, vùng khác hoặc khu vực này, khu vực
khác, mức độ hoạt động của qui luật cung - cầu lao động có thể khác nhau, sôi động
hoặc kém sôi động.
Sự giới hạn về địa lý theo vùng, khu vực của thị trường lao động đặt ra vấn đề
phải nghiên cứu các dòng di chuyển và mối liên kết cung - cầu lao động các vùng, khu
vực. Khi không có liên kết thì thị trường lao động bị chia cắt, tạo ra sự phân mảng
(phân đoạn) thị trường lao động.
6.Vị thế yếu hơn của người lao động trong đàm phán trên thị trường lao động:
Ở các nước đang phát triển, thông thường những người tìm việc làm nhiệu hơn
những việc sẵn có.
Người lao động đi tìm việc không có hoặc không đủ tý liệu sản xuất, trong khi
đó người sử dụng lao động có nhiều khả năng chờ đợi và lựa chọn hơn.
Đối với các loại lao động khan hiếm trên thị trường lao động như lao động lành
nghề cao, lao động đòi hỏi khả năng đặc biệt thì vị thế của người lao động đạt được
sự cân bằng hơn với người sử dụng lao động.
7. Trong quá trình mua, bán sức lao động có thể xây dựng mối quan hệ lao động
tích cực
Trên cõ sở các qui định của pháp luật lao động, các doanh nghiệp, cõ quan xây
dựng, ban hành các qui định nội bộ hýớng vào duy trì, phát triển các mối quan hệ lao

động mang tính thân thiện, xây dựng, có tác dụng kích thích nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Các quy định quan trọng là các qui định về tiền lương, tiền thưởng, thời gian làm
việc, chế độ phúc lợi, bảo hiểm xã hội, môi trường lao động, trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp
8 Thị trường được được lao động và pháp luật nhà nước.
Thị trường lao động dù hoàn hảo hay không đều chịu tác động của pháp luật.
Các quy định pháp luật tác động trực tiếp đến thị trường lao động là Bộ luật Lao
động, Luật Giáo dục và đào tạo; chính sách dân số, đầu tư, hội nhập quốc tế
III. CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG. Người
1. Có nền kinh tế hàng hoá
Khi nền kinh tế hàng hoá đạt tới trình độ phát triển cao, trong đó có cả hàng hoá
sức lao động. Quan hệ hàng hoá - tiền tệ thúc đẩy sự hình thành thị trường lao động
thống nhất ở nhiều quốc gia và hình thành thị trường lao động quốc tế.
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 8
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
Mức độ phát triển của hàng hoá sức lao động trên thị trường lao động tùy thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, xã hội càng phát triển thì hàng hoá sức lao động
càng hoàn thiện về số lượng và chất lượng
2.Sức lao động phải là hàng hoá
Bản thân sức lao động ph ải có giá trị kinh tế nhất định, có khả năng tạo ra giá trị
gia tăng
Người lao động đý ợc tự do về thân thể và độc lập về nhân cách, là chủ sở hữu
sức lao động của mình, có thể tự do sử dụng lao động của mình
Người lao động không có hoặc không có đủ tư liệu sản xuất, phải bán sức lao
động để sống.
Trên thị trường lao động có nhu cầu về sức lao động (hiện tại hoặc tương lai) mà
lao động sẵn có hoặc sẵn bán.
3. Người sử dụng lao động được tự do mua và ngýời lao động được tự do bán sức

lao động
Người sử dụng lao động phải có quyền tự do mua sức lao động theo nhu cầu,
yêu cầu về số lượng, chất lượng, cõ cấu lao động để đảm bảo cho các chỗ làm việc
trong các cõ sở sản xuất, kinh doanh của mình.
Người lao động phải có toàn quyền sở hữu sức lao động của mình. Quyền bán
hay không bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động phải hoàn toàn do
bản thân người lao động tự quyết định.
4.Có môi trường pháp lý bình đẳng, thuận lợi
Nhà nước cần phải tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa các khu vực kinh tế
thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến sự phát
triển của thị trường lao động.
Nhà nước phải ban hành và hoàn thiện các thể chế, quy định về trách nhiệm,
nghĩa vụ, quyền lợi giữa hai chủ thể là người sử dụng lao động và người lao động, hình
thành và phát huy vai trò của cõ chế ba bên giữa nhà nước, chủ sử dụng lao động, đại
diện người lao động.
5.Hội nhập với thị trường lao động quốc tế
Tác động nâng cao tính linh hoạt, hiệu quả của các yếu tố cung, cầu lao động và
do đó thúc đẩy được sự phát triển của thị trường lao động trong nước.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
I. Giới thiệu sơ bộ về thành phố Hồ Chí Minh:
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 9
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
Sau 1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị xóa bỏ và Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam - nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam - quản lý miền Nam. Đầu năm 1976, Đảng bộ và Ủy ban Nhân dân thành phố
bắt đầu hoạt động. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam
thống nhất quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng
thời đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh", theo tên cuối cùng của chủ tịch
nước đầu tiên, Hồ Chí Minh.

Với tổng diện tích 1.295,5 km², Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị lớn nhất
Việt Nam. 11 quận nội thành của Sài Gòn trước đây được chia lại thành 8 quận. Bốn
quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình được thành lập. Khu vực ngoại thành
gồm 5 huyện: Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè. Năm 1978, thành phố
nhận thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai. Năm 1979, các đơn vị hành chính cơ
sở được phân chia lại, toàn thành phố có 261 phường, 86 xã. Sau đợt điều chỉnh tiếp
theo vào năm 1989, thành phố còn 182 phường và 100 xã, thị trấn. Đến năm 1997, phân
chia hành chính của thành phố lại thay đổi, gồm 17 quận, 5 huyện với 303 phường xã,
thị trấn. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại
thành với 322 phường, xã và thị trấn.
1. Vài nét về đặc điểm Thành phố Hồ Chí Minh:
Hành chính
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung
ương của Việt Nam. Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 19 quận và 5
huyện. Toàn thành phố có 322 đơn vị hành chính cấp xã, phường, bao gồm: 259
phường, 58 xã và 5 thị trấn Với tổng diện tích 2.095,01 km², theo kết quả chính thức
điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số thành phố là 7.162.864 người, mật độ 3.419
người/km². Lượng dân cư này tập trung chủ yếu trong nội thành, gồm 5.881.511 người,
mật độ lên tới 11.906 người/km². Trong khi đó các huyện ngoại thành chỉ có 1.281.353
người, đạt 801 người/km². Nếu so với Hà Nội (trước khi mở rộng năm 2008), khoảng
3,4 triệu người vào năm 2007, Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô dân số lớn hơn rất
nhiều.
Về hành chính, Hội đồng Nhân dân thành phố, với các đại biểu được bầu cử trực
tiếp nhiệm kỳ 5 năm, có quyền quyết định các kế hoạch phát triển dài hạn về kinh tế,
văn hóa, giáo dục của thành phố. Đứng đầu Hội đồng Nhân dân gồm một Chủ tịch,
một Phó chủ tịch và một Uỷ viên thường trực. Hội đồng Nhân dân chịu sự giám sát và
hướng dẫn hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra
của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy
định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Hội đồng Nhân dân thành phố bầu nên Ủy ban Nhân dân, cơ quan trực tiếp chịu

trách nhiệm quản lý về mọi hoạt động chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa trên địa bàn
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 10
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
thành phố. Đứng đầu Ủy Ban Nhân dân gồm một Chủ tịch và các Phó chủ tịch. Các sở,
ngành của Ủy ban Nhân dân sẽ quản lý về các lĩnh vực cụ thể, như y tế, giáo dục, đầu
tư, tư pháp, tài chính. Tương tư, cấp quận, huyện cũng có Hội đồng Nhân dân và Ủy
ban Nhân dân chịu sự chỉ đạo chung của cấp thành phố. Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân còn
quản lý một số tổng công ty trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, đảng bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam tại thành phố còn bầu ra Bí thư Thành ủy. Quyền hạn và
trách nhiệm của Bí thư Thành ủy được quy định theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vào năm 1995, hệ thống quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh có 976 địa chỉ, trong đó 47 thuộc trung ương, 73 thuộc thành phố, 549 thuộc các
quận, huyện và 307 thuộc cấp phường xã. Các tổ chức đoàn thể, chính trị bao gồm cấp
trung ương và thành phố có 291 địa chỉ, các đơn vị sự nghiệp có 2.719 địa chỉ.
Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố
chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản
phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài
[34]
. Vào năm
2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài
độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc
[35]
. Năm 2008, thu nhập bình quân
đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước,
1024 USD/năm.
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ,
thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính Cơ cấu
kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%,

phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm
tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ
Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư
nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND
[37]
. Thành phố
cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án
FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007
[38]
. Riêng trong năm 2007, thành phố thu
hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm,
siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa
của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây,
nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond
Plaza Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh
khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998.
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 11
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được
niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều
khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện
đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở
ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở
chế tạo máy có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của
thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp

cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới
các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
Xã hội
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số
7.162.864 người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,95 người/hộ. Phân theo giới tính:
Nam có 3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03% . Dân số
thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm
2.125.709 người, bính quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm,
chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Quận Bình Tân có dân
số lớn nhất với 572.796 người, tương đương với dân số một số tỉnh như: Quảng Trị,
Ninh Thuận; huyện Cần Giờ có dân số thấp nhất với 68.213 người. Không chỉ là thành
phố đông dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh còn hơn
phần lớn các thủ đô ở châu Âu ngoại trừ Moscow và London. Theo số liệu thống kê
năm 2009, 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thị và Thành phố Hồ Chí Minh
cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh
chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân
tộc Chăm, Khmer Những người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các
quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp
đáng kể cho nền kinh tế thành phố.
Sự phân bố dân cư ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, ngay cả các quận
nội ô. Trong khi các quận 3, 4, 5 hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² thì
các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000 người/km². Ở các huyện ngoại thành, mật
độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km². Về mức độ gia tăng dân số, trong
khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%. Theo ước tính năm
2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Đến năm 2010, có số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.
Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với
mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những
tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại
cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các

quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 12
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
Y tế
Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng
thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức
khỏe. Các tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường gây ảnh
hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các
nước đang phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết, tả, thương hàn hay các bệnh của
những quốc gia công nghiệp phát triển, như tim mạch, tăng huyết áp, ung thư, tâm thần,
bệnh nghề nghiệp đều xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuổi thọ trung bình của
nam giới ở thành phố là 71,19, con số ở nữ giới là 75,00
Năm 2002. Toàn thành phố có 19.442 giường bệnh, 56 bệnh viện, 317 trạm y tế
và 5 nhà hộ sinh. Thế nhưng mạng lưới bệnh viện chưa được phân bổ hợp lý, tập trung
chủ yếu trong nội ô. Theo con số năm 1994, chỉ riêng Quận 5 có tới 13 bệnh viện với
5.290 giường, chiếm 37% số giường bệnh toàn thành phố. Bù lại, hệ thống y tế cộng
đồng tương đối hoàn chỉnh, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế. Bên cạnh hệ thống
nhà nước, thành phố cũng có 2.303 cơ sở y tế tư nhân và 1.472 cơ sở dược tư nhân, góp
phần giảm áp lực cho các bệnh viện lớn. Cũng tương tự hệ thống y tế nhà nước, các cơ
sở này tập trung chủ yếu trong nội ô và việc đảm bảo các nguyên tắc chuyên môn chưa
được chặt chẽ.
Sở Y tế thành phố hiện nay quản lý 8 bệnh viện đa khoa và 20 bệnh viện chuyên
khoa. Nhiều bệnh viện của thành phố đã liên doanh với nước ngoài để tăng chất lượng
phục vụ.
Giáo dục
Về mặt hành chính, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cơ sở
giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn thuộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trong năm học 2008–2009, toàn thành phố có 638
cơ sở giáo dục mầm non, 467 trường cấp I, 239 trường cấp II, 81 trường cấp III và 55
trường cấp II, III. Ngoài ra, theo con số từ 1994, Thành phố Hồ Chí Minh còn có 20

trung tâm xóa mù chữ, 139 trung tâm tin học, ngoại ngữ và 12 cơ sở giáo dục đặc biệt.
Tổng cộng 1.308 cơ sở giáo dục của thành phố có 1.169 cơ sở công lập và bán công,
còn lại là các cơ sở dân lập, tư thục.
Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố.
Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào bốn
huyện ngoại thành Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Các trường ngoại ngữ ở
Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một
trường dạy quốc tế ngữ, một trường dạy Hán Nôm, bốn trường dạy tiếng Việt cho
người nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các
lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư.
Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo
dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (đại học Sài Gòn và
đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý. Là thành phố lớn nhất Việt
Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất,
cùng với Hà Nội. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với năm đại học thành
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 13
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
viên. Nhiều đại học lớn khác của thành phố như Đại học Kiến trúc, Đại học Y Dược,
Đại học Ngân hàng, Đại học Luật, Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế đều là các đại
học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường
đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia.
Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhưng giáo dục
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chưa cao và
chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô. Tỷ lệ trẻ em
người Hoa không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em người Kinh. Giáo dục đào
tạo vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội. Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo
dục thành phố còn kém. Nhiều trường học sinh phải học ba ca. Thu nhập của giáo viên
chưa cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành.
Giao thông vận tải
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu

mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Khác với Hà Nội,
vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải
hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng chiếm 20% tổng khối
lượng thông qua đầu mối thành phố. Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tại hàng hóa nhưng
chiếm tới 85,6% vận tải hành khách. Về giao thông đường không, Sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích và công suất nhà ga. Năm
2006, vận tải thành phố đã vận chuyển tổng cộng 73.743 tấn hàng hóa, 239 triệu lượt
người và bốc xếp 44.341 tấn hàng. Toàn thành phố hiện nay có khoảng 340.000 xe hơi
và 3,5 triệu xe máy, gần gấp đôi so với Hà Nội.
Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận - do Xí
nghiệp Liên hiệp đường sắt 3 quản lý, tuyến Bắc - Nam và một vài đoạn đường chuyên
dụng, hiện hầu như đã ngưng khai thác. Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng
Thần và Sài Gòn. Bên cạnh đó còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình
Triệu, Gò Vấp. Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở
đã cũ kỹ nên giao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển, chỉ chiếm
khoảng 6% khối lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách.
Giao thông đường bộ, thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các
cửa ngõ ra vào: Miền Đông, Văn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - Tây Ninh, Ký
Thủ Ôn. Mạng lưới khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000
khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông
Cửu Long. Cũng theo số liệu từ 1994, tổng lượng hành khách liên tỉnh qua thành phố
khoảng 106,4 triệu lượt người/năm, nhiều nhất qua quốc lộ 1A.
Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có bốn cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé,
Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình
Lợi, Bình Phước Ngoài ra còn có khoảng 50 bến đò phục vụ giao thông hành khách.
Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25% trong tổng khối
lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước. Cảng Bến Nghé nằm phía hạ lưu sông
Sài Gòn, rộng 32 ha, tổng chiều dài cầu cảng 528 m, có thể cho tàu có tải trọng từ
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 14
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

15.000 - 20.000 tấn cập bến. Tuy năng lực của các cảng của Thành phố Hồ Chí Minh
lớn nhưng việc chuyển tiếp giữa giao thông đường bộ, đường biển và đường sông gặp
khó khăn. Tại hầu hết các cảng đường sông, do thiết bị thiếu, vẫn phải bốc dỡ thủ công.
Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống
đường xá nhỏ khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Thành phố có 239
cây cầu nhưng phần lớn chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của đường nên gây khó khăn
cho các phương tiện giao thông. Không những thế, một phần các cây cầu có trọng tải
thấp hay đang trọng tình trạng xuống cấp. Tại các huyện ngoại thành, hệ thống đường
vẫn phần nhiều là đường đất đá. Trong khi đó, hệ thống đường trải nhựa còn lại cũng
trở nên quá tải, cần sửa chữa. Để giải quyết vấn đề giao thông đô thị, Thành phố Hồ Chí
Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Hiện nay thành phố có 3.250 xe
buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 6,2% nhu cầu đi lại. Hệ thống xe
buýt chưa đem lại hiệu quả cao, 65% tuyến trùng lặp. Cùng mạng lưới xe buýt, dự án
tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh cũng được đang tiến hành. Theo dự kiến, thành
phố sẽ có bốn tuyến, tổng chiều dài 54 km, 6 đường ray và 22 nhà ga. Cuối 2010, hai
tuyến đầu tiên sẽ đi vào hoạt động.
Quy hoạch và kết cấu đô thị
Theo thiết kế đô thị ban đầu của người Pháp vào năm 1860, thành phố Sài Gòn
sẽ là nơi sinh sống cho 500.000 dân. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tăng qui mô
của thành phố lên đến 3 triệu dân. Tuy nhiên hiện nay thành phố này có dân số kể cả số
lượng khách vãng lai là 10 triệu người, kết cấu đô thị đã quá tải. Sài Gòn từng là thành
phố của cây xanh với không gian kiến trúc theo quy hoạch của Pháp trước đây đã thay
đổi với việc thu hẹp không gian xanh để xây dựng nhà cửa, không gian kiến trúc thành
phố này trở nên chật chội với nhiều công trình xây dựng hỗn độn thiếu tính thống nhất.
Công tác quy hoạch có nhiều bất cập và yếu kém. Đến thời điểm đầu năm 2008 mới chỉ
có 23% khối lượng công tác quy hoạch 1/2000 được thực hiện. Quy hoạch cho hệ thống
công trình ngầm vẫn chưa được thực hiện xong. Công tác xây quy họach và xây dựng
đô thị mới vẫn mang nặng tư duy thời kỳ bao cấp. Trong 10 năm gần đây, khu vực đô
thị mới để lại dấu ấn lớn trong quá trình phát triển thành phố này là khu đô thị mới Phú
Mỹ Hưng do nước ngoài đầu tư xây dựng, không phải là những quận, huyện được chính

quyền địa phương thành lập.
Du lịch
Trong khoảng 4,3 triệu khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2007, 3 triệu khách
đã tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh, tức khoảng 70%. Năm 2007 cũng là năm thành
phố có được bước tiến mạnh mẽ, lượng khách tăng khoảng 12% so với 2006, doanh thu
ngành du lịch đạt 19.500 tỷ VND, tăng 20%. Là một thành phố trẻ chỉ với 300 năm lịch
sử, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và
sở hữu một nền văn hóa đa dạng.
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 15
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh có 641 khách sạn với 17.646 phòng. Phục vụ
những khách cao cấp, thành phố có 11 khách sạn 5 sao, gồm: Caravelle, Sheraton,
Moevenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside,
Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic với tổng cộng 3.592 phòng. Hầu hết
các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay
Shareton quản lý và tập trung nhiều nhất tại Quận 1. Bên cạnh đó thành phố còn 8
khách sạn 4 sao với 1.281 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1.621 phòng. Do sự phát triển
của du lịch, số phòng cao cấp tại thành phố hiện đang thiếu trầm trọng. Mặc dù nhiều
nhà đầu tư có ý định xây dựng tiếp các khách sạn sạng trọng tại Thành phố Hồ Chí
Minh nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm. Theo dự kiến, đến năm 2020,
thành phố sẽ có thêm 10 nghìn phòng 4 hoặc 5 sao.
Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo
tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số
lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí
Minh. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận
thành phố hiện nay có hơn một nghìn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều
thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman,
Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1,

hoàn thành năm 1880. Thời kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến
trúc quan trọng, như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bưu điện trung
tâm, Bến Nhà Rồng Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp được xây dựng
dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Kiến trúc hiện đại ghi dấu ấn ở thành phố bằng các cao
ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Trade Centre Khu
vực ngoài trung tâm, Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, Vườn cò Thủ Đức
cũng là những địa điểm du lịch quan trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí. Bên cạnh các
phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có khá nhiều khu vui chơi
như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên. Các khu mua sắm, như Chợ Bến
Thành, Diamond Plaza hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du
lịch thành phố.
Văn hóa
Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương
và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương
cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương.
Tổng cộng, trên địa bàn thành phố hiện nay có trên một nghìn người hoạt động trong
lĩnh vực báo chí.
Trong lĩnh vực xuất bản, từ năm 1995 tới nay, ba nhà xuất bản của thành phố
chiếm 1/7 số đầu sách xuất bản của cả Việt Nam. Ước tính khoảng 60 đến 70% số
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 16
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
lượng sách của cả nước được phát hành tại Thành phố Hồ Chí Minh
[73]
. Những năm gần
đây, nhiều trung tâm sách, cửa hàng sách hiện đại xuất hiện. Sài Gòn cũng là nơi ra đời
tờ Gia Định báo, tờ báo quốc ngữ đầu tiên. Sài Gòn giải phóng, Thanh Niên, Tuổi Trẻ
nằm trong số những tờ báo lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn có thể kể đến
những báo và tạp chí lớn khác như Công an thành phố, Người lao động, Thời báo kinh

tế Sài Gòn, Thời trang, Thế giới mới, Kiến thức ngày nay Ngoài báo chí tiếng Việt,
Thành phố Hồ Chí Minh còn có Saigon Times daily, Thanhniennews bằng tiếng Anh,
một ấn bản Sài Gòn giải phóng bằng tiếng Hoa.
Truyền hình đã xuất hiện tại Sài Gòn từ trước năm 1975, khi miền Bắc còn đang
trong giai đoạn thử nghiệm. Ngay sau ngày chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ,
Đài truyền hình Giải phóng đã bắt đầu phát sóng. Đến nay, Đài Truyền hình Thành phố
Hồ Chí Minh – HTV trở thành đài truyền hình địa phương quan trọng bậc nhất Việt
Nam. Ngoài sáu kênh phát trên sóng analogue, HTV còn một số kênh truyền hình kỹ
thuật số và truyền hình cáp. Đối tượng chính của HTV là dân cư thành phố và một số
tỉnh lân cận.
Thể dục, thể thao
Theo số liệu thống kê vào năm 1994, toàn Thành phố Hồ Chí Minh có 492,7
hecta dành cho hoạt động thể thao, tức trung bình 1,02 m²/người, trong đó nội thành là
0,26 m²/người. Với sự gia tăng dân số, con số thực tế hiện nay thấp hơn. Vào năm
2005, toàn thành phố có 91 sân bóng đá, 86 bể bơi, 256 phòng tập thể thao. Sân vận
động lớn nhất thành phố hiện nay là sân Thống Nhất, với 25 nghìn chỗ ngồi. Sân vận
động lớn thứ hai là sân Quân khu 7, nằm ở quận Tân Bình. Không chỉ dành cho thi đấu
thể thao, đây còn là địa điểm tổ chức nhiều chương trình ca nhạc quy mô lớn. Một địa
điểm thể thao quan trọng khác của thành phố là Trường đua Phú Thọ. Xuất hiện từ thời
thuộc địa, Trường đua Phú Thọ hiện nay là trường đua ngựa duy nhất của Việt Nam. Sở
Thể dục - Thể thao thành phố cũng quản lý một số câu lạc bộ như Phan Đình Phùng,
Thanh Đa, Yết Kiêu.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những câu lạc bộ thể thao giàu thành tích. Môn
bóng đá, Câu lạc Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn, có sân nhà là sân Thống Nhất, từng
từng 4 lần vô định V League. Đội Công an Thành phố cũng từng một lần vô địch vào
năm 1995. Các bộ môn thể thao khác có thể kể đến Câu lạc bộ Bưu điện Thành phố Hồ
Chí Minh môn bóng chuyền, các câu lạc bộ bóng rổ, cờ, điền kinh, bóng bàn của
thành phố.
Trung tâm văn hóa, giải trí
Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là một thành phố đa dạng về

văn hóa. Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc khác
nhau: Kinh, Hoa, Chăm Thời kỳ thuộc địa rồi chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ
thêm nền văn hóa Âu Mỹ. Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế,
du lịch tiếp tục giúp thành phố có một nền văn hóa đa dạng hơn.
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 17
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
Với vai trò một trung tâm văn hóa của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện. Hoạt
động của ngành giải trí ở Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp hơn bất cứ thành phố nào
ở Việt Nam. Hầu hết các hãng phim tư nhân lớn của Việt Nam hiện nay, như Phước
Sang, Thiên Ngân, HKFilm, Việt Phim đều có trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí
Minh. Doanh thu các rạp của thành phố chiếm khoảng 60-70% doanh thu chiếu phim
của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh cũng sở hữu những sân khấu đa dạng. Nhà hát
kịch Sân khấu nhỏ tại Quận 3 với những vở kịch thử nghiệm, những vở thư giãn ở Sân
khấu Hài 135 Quận 1, Sân khấu kịch IDECAF với những vở lấy từ tuồng tích cổ hoặc
tái hiện các danh tác trên thế giới. Lĩnh vực ca nhạc, Thành phố Hồ Chí Minh là thị
trường sôi động nhất, điểm đến của phần lớn các ca sĩ nổi tiếng. Ngoài những sân khấu
lớn như Nhà hát Thành phố, Nhà hát Bến Thành, Nhà hát Hòa Bình, Sân khấu Trống
Đồng hoạt động âm nhạc hoạt động âm nhạc ở thành phố ở những phòng trà, quán cà
phê đa dạng: Tiếng Tơ Đồng, M&T, Catinat, ATB, Bodega, Carmen
2. Sơ lược thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh:
1. Quá trình đô thị hóa, nhập cư và chuyển dịch lao động dẫn đến tình trạng phân bố
nhân lực không đồng đều giữa các khu vực kinh tế; ngành kinh tế, tạo mất cân đối nhu
cầu nhân lực và nhu cầu việc làm.
2. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển năng động, quan tâm hơn đến chính
sách phát triển nguồn nhân lực. Đây là môi trường phù hợp đối với đa số lao động là
sinh viên, học sinh ra trường còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng nghề.
3. Sự gắn kết giữa người sử dụng lao động và người lao động vẫn chưa đồng nhất.
Đối với người sử dụng lao động (doanh nghiệp) yếu tố cơ bản về vấn đề tuyển chọn, sử
dụng lao động là năng lực chuyên môn và năng suất lao động. Đối với người lao động

yếu tố cơ bản về vấn đề việc làm là tiền lương, địa điểm cư trú và địa điểm việc làm,
chính sách sử dụng lao động tạo động lực ổn định.
4. Nhân lực luôn được đào tạo, đào tạo bổ sung, đào tạo lại để thay thế các vị trí
không còn phù hợp hoặc chỗ làm việc mới yêu cầu trình độ, chất lượng lao động, ngành
nghề chuyên môn với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Vì vậy yêu cầu người lao
động phải tự học tập trang bị, nâng cao trình độ nghề và các kỹ năng nghề.
5. Sự thay đổi tích cực về nhận thức và biện pháp đào tạo gắn liền với sử dụng lao
động và cân đối theo trình độ chuyên môn, cân đối ngành nghề để thực hiện việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
6. Mức độ dịch chuyển lao động, thay đổi chỗ làm việc của thành phố vẫn ở mức độ
cao từ 25% đến 30% tổng nguồn nhân lực đang làm việc. Hình thức việc làm bán thời
gian phát triển nhanh, đa dạng ngành nghề .
7. Hạn chế về công tác quản lý nguồn nhân lực và thành phố vẫn chưa tổ chức được
hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động một cách đầy đủ và
chuẩn xác. Chính từ việc chưa thực hiện được tốt công tác cụ thể về số lượng ngành
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 18
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
nghề, trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động và chưa thực hiện được việc thống kê,
phân tích nhu cầu nhân lực của nhà tuyển dụng nên đào tạo chưa định hướng và chưa
gắn với nhu cầu của thị trường lao động; người lao động tìm việc làm thiếu thông tin về
việc làm, người sử dụng lao động thiếu thông tin về cung - cầu lao động ảnh hưởng đến
đầu tư sản xuất – kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực thành phố.
Dự kiến năm 2010, thành phố có nhu cầu nhân lực 280.000 chỗ làm việc. Xu hướng
phát triển về cơ cấu 16 nhóm ngành nghề của thị trường lao động như sau:
STT Ngành nghề Tỷ trọng (%)
1 Công nghệ Thông tin – Viễn thông 7,75
2 Điện – Điện tử - Điện công nghiệp – Điện lạnh 6,82
3 Hóa – Hóa thực phẩm – Hóa chất – Hóa dầu 3,15
4 Cơ khí – Xây dựng – Giao thông vận tải – Hàng hải 7,36
5 Sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất 2,07

6 Kiến trúc – Thiết kế - Giấy bao bì – Xuất bản 6,42
7 Giáo dục – Đào tạo 3,08
8 Tài chính – Ngân hàng – Kiểm toán – Bảo hiểm 6,83
9 Y khoa – Y tế - Mỹ phẩm – Dược 4,56
10 Du lịch – Môi trường – Nhà hàng – Khách sạn 6,45
11 Marketing – Dịch vụ tư vấn 6,16
12 Quản lý – Quản trị - Hành chánh - Văn phòng 7,60
13 Phục vụ và bán hàng 5,18
14 Nông – Lâm – Ngư – Thủy sản 1,55
15 May dệt – giày da – Thủ công mỹ nghệ 18,79
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 19
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
16 Các ngành nghề khác 6,23
Tổng cộng 100,00
Nhu cầu nhân lực về cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2010
Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%)
Tổng số nhu cầu nhân lực
- Trên Đại học
- Đại học
- Cao đẳng chuyên nghiệp, Cao đẳng nghề
- Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề
- Công nhân kỹ thuật lành nghề
- Sơ cấp nghề
- Lao động chưa qua đào tạo
100,00
1,06
7,48
5,35
10,27
30,67

17,55
27,62
Vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp điều cốt lõi là người sinh viên
phải xây dựng được những giá trị năng lực hành nghề chính là xây dựng ý chí, quyết
tâm để có hoài bảo và không ngừng học tập. Việc học ở nhà trường chỉ là giai đoạn đầu
của quá trình học tập suốt đời trong một xã hội hiện đại. Người sinh viên sau khi tốt
nghiệp để phát triển nghề nghiệp phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng
cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
II/ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ( TPHCM)
Phân tích thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 và nhận
định thị trường lao động thành phố hồ chí minh trong năm 2011 – 2020 như sau:
Nguồn lao động tiếp tục biến động
Theo số liệu của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho rằng việc tăng dân số - lao động
đang tạo ra rất nhiều áp lực cho công tác giải quyết việc làm tại TP.HCM. Những khó
khăn mà TP.HCM đối mặt đó là nguồn lao động biến động mạnh, không ổn định, tình
trạng lao động mất việc làm phải tái bố trí việc làm lớn, đi đôi với chất lượng lao động
thấp. Ngoài ra, khoảng cách giữa đào tạo - sử dụng lao động còn quá lớn. Đáng chú ý
nhất là lộ trình cải cách tiền lương vẫn còn chậm khiến thu nhập giữa các khu vực kinh
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 20
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
tế vẫn còn sự chênh lệch lớn, dẫn đến lao động tại chỗ không muốn vào làm việc trong
các khu vực công nghiệp có cường độ lao động cao, thu nhập thấp, đặc biệt ở hai ngành
dệt - may và giày da. Những khó khăn trên bộc lộ rõ nét từ những năm 2000 đến nay và
sẽ tác động trực tiếp đến cung - cầu trên thị trường lao động. Cũng do biến động mạnh
nguồn lao động, hằng năm khoảng 40.000 lao động mất việc, nghỉ việc, chủ yếu khu
vực sản xuất. Sở LĐ-TB-XH TP.HCM dự báo, những năm tới, tỉ lệ lao động tái thất
nghiệp hằng năm chiếm 20% trong tổng số lao đông được giải quyết việc làm, khoảng
hơn 45.000 người.

Việc tìm người
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN) rất lớn. Nhưng dù đã
tung ra đủ chiêu để tuyển mộ các nhà tuyển dụng, đơn vị dịch vụ giới thiệu việc làm
cũng không kiếm đủ ứng viên. Không chỉ đau đầu vì tuyển người không ra, nhiều DN
còn ta thán vì nhân viên, người lao động dời bỏ chỗ làm hàng loạt
Việc DN chạy theo đơn hàng là nguyên nhân chính đẩy nhu cầu tuyển dụng lên cao, tạo
ra sự biến động, khan hiếm lao động nhất thời. Hiện tượng thiếu “ảo” này còn được góp
phần bởi các cơ sở, trung tâm dịch vụ việc làm.
Theo nhận định của các chuyên gia về lao động, TP.HCM ngày càng lâm vào tình trạng
khát lao động một cách trầm trọng. Nhìn chung việc cần người nhiều hơn người cần
việc! Vì sao?
Thứ nhất là tốc độ phát triển kinh tế ở TP.HCM quá nhanh, kèm theo số lượng DN
mới ra đời liên tục đã tạo thêm nhiều chỗ làm mới.
Mặt khác, trong xu thế cạnh tranh và hội nhập, các DN trong và ngoài nước đều có
kế hoạch đầu tư mở rộng thị phần, tăng qui mô sản xuất, kinh doanh nên cần tuyển
thêm số lượng lớn lao động vào làm việc. Trong khi đó, do thiếu chuẩn bị và đầu tư
đúng hướng từ trước nên nguồn nhân lực ở TP vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất
lượng. Điều đáng lo ngại là có một bộ phận lao động tuy thất nghiệp nhưng không chịu
tham gia thị trường lao động, một số khác lại có tâm lý “kén cá chọn canh”.
Thiếu khung pháp lý
Tuyển nhân sự ngày một khó, nhiều DN phải đối mặt với thực tế mất lao động
hàng loạt. “Để có đội ngũ lao động có nghề, kỹ năng chuyên môn, nhiều nhà tuyển
dụng đã bỏ vốn, công sức đào tạo, huấn luyện nhân viên một cách bài bản, chuyên
nghiệp. Thế nhưng, khi có “đủ lông đủ cánh” thì họ lại bỏ công ty không thương tiếc”.
chỉ cần nơi làm việc mới trả mức lương cao hơn vài chục ngàn đồng là họ đã có thể từ
bỏ công ty cũ, và đây là vấn đề rất đáng báo động.
Xuất khẩu lao động
Theo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) TPHCM, trên địa bàn
thành phố có hơn 57 công ty, chi nhánh công ty xuất khẩu lao động
Đa số vẫn tập trung đưa lao động tới các thị trường truyền thống lớn như

Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Số lượng lao động đi làm việc tại nước
ngoài chỉ tính bằng vài ngàn như vậy vẫn còn khá thấp so với yêu cầu giải quyết việc
làm của thành phố.
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 21
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
Thực tế cho thấy, đa số lao động thành phố thường thích đi làm việc ở những thị
trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong khi, chỉ tiêu đi Hàn Quốc và
Nhật Bản không phải lúc nào cũng nhiều để đáp ứng được nhu cầu của người lao động.
Ngoài ra, còn do người lao động không đủ điều kiện xuất khẩu lao động; không đủ tiền
thế chấp, không có tay nghề cao… Chẳng hạn đi Hàn Quốc người lao động phải đóng
khoản tiền hàng ngàn USD ký quỹ chống trốn; đi Nhật Bản, người lao động phải thế
chấp nhà đất
1. Quan hệ cung – cầu lao động tại thành phố Hồ Chí Minh quý III năm 2010 và
nhận định và dự báo Quý IV năm 2010 :
Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, trong 09 tháng đầu năm 2010, Trung
tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh
đã liên tục khảo sát, cập nhật tại các sàn giao dịch việc làm, ngày hội nghề nghiệp việc
làm; hệ thống hoạt động giới thiệu việc làm và hệ thống thông tin của các doanh nghiệp
thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn thành phố, với tổng số
14.304 doanh nghiệp – 215.954 nhu cầu chỗ làm việc, 104.448 người có nhu cầu tìm
việc làm. Riêng trong quý III/2010, đã khảo sát tại 6.232 doanh nghiệp – 58.415 nhu
cầu tuyển dụng và 31.992 người có nhu cầu tìm việc làm.
Từ kết quả khảo sát, ta có phân tích tình hình thị trường lao động thành
phố có những diễn biến theo đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội
thành phố năm 2010.
A. SO SÁNH PHÂN TÍCH CHỈ SỐ CUNG – CẦU NHÂN LỰC QUÝ III NĂM 2010.
a. Theo cơ cấu ngành nghề
Chỉ số cầu chung của thị trường lao động thành phố quý III/2010 giảm 3,15% so
với quý II/2010 và giảm 30,3% so với quý I/2010 và giảm nhiều nhất là nhu cầu
tuyển dụng lao động phổ thông.


Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 22
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn

Quý III, là thời gian các doanh nghiệp phải ổn định lực lượng lao động tập trung
sản xuất kinh doanh hoàn thành kế hoạch năm, vì vậy nhu cầu tuyển dụng lao động của
các doanh nghiệp cân bằng hơn so với 2 quý đầu năm 2010, giảm bớt tình trạng thu hút
nhiều lao động đặc biệt nhu cầu lao động phổ thông như đầu năm; cụ thể giảm 28,39%
so với quý II và giảm 59,15% so với quý I. Nguồn lao động có tay nghề, trình độ từ
Trung cấp trở lên được tuyển dụng nhiều hơn, chiếm trên 50% nhu cầu tuyển dụng. Cho
thấy thị trường lao động thành phố đang trong giai đoạn ổn định, tình trạng thiếu hụt
nguồn nhân lực không áp lực lớn như 06 tháng đầu năm, nguyên nhân chính là sự tác
động cải thiện chính sách tiền lương, quan hệ lao động. Các doanh nghiệp đã thu hút
người lao động tăng cường tham gia thị trường lao động.
Trong quý II và III/2010 những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động cao nhất là
ngành nghề đã được nhận định, dự báo của năm 2010 là nhóm ngành nghề Marketing -
Nhân viên Kinh doanh(14,56%), Dịch vụ và phục vụ (12,28%), Dệt - May - Giày da
(10,56%), Cơ khí - Luyện kim (6,80%), Kế toán – Kiểm toán (5,39%), Bán hàng
(5,39%), Mộc - Mỹ nghệ - Trang trí nội thất (5,15%), Giao thông-Vận tải-Thủy
lợi(4,24%), Tư vấn - Bảo hiểm (3,72%).

Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 23
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
Cùng với thực trạng cầu nhân lực, chỉ số cung nhân lực trong quý III tăng 50,6%
so với chỉ số cung quý II. Do thời điểm học sinh, sinh viên các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp , trường dạy nghề ra trường, nguồn cung nhân lực tăng hơn so với 2
quý đầu năm 2010. Nhà tuyển dụng có điều kiện thuận lợi khi tuyển dụng bổ sung nhân
lực ngành theo kế hoạch nhân sự năm 2010, chỉ số cung nhân lực ngành Kế toán –
Kiểm toán (32,79%) tăng 44,12% so với quý II. Ngành nghề Quản lý nhân sự - Hành
chánh văn phòng (14,18%), Marketing - Nhân viên Kinh doanh (11,25%) cũng là

ngành có nguồn cung nhân lực cao trong quý III.


b. Theo cơ cấu trình độ nghề
Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 24
Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Tuấn
Chỉ số nhu cầu tuyển dụng về trình độ chuyên môn trong quý III/2010 có phần cân
bằng hơn với chỉ số nhu cầu lao động phổ thông là 41,72% chủ yếu là nhu cầu tuyển
dụng của các ngành Dệt – May – Giày da, Nhựa – Bao bì, Dịch vụ - Phục vụ,
Marketing - Nhân viên Kinh doanh, Bán hàng, Cơ khí - Luyện kim, Nhà hàng - Khách
sạn là các ngành cần nhiều lao động ổn định; việc làm bán thời gian, lao động thời vụ.
Lao động có trình độ Đại học 16,66%, Cao đẳng – Cao đẳng nghề 11,26%, Trung cấp –
Trung cấp nghề 19,58 %, Sơ cấp nghề 8,01%, Công nhân kỹ thuật lành nghề 2,61%;
chủ yếu là lĩnh vực Marketing - Nhân viên Kinh doanh, Bán hàng, Kế toán - Kiểm
toán, Công nghệ thông tin, Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh, quản lý hành chính -
nhân sự, thư ký văn phòng, Giao thông-Vận tải-Thủy lợi, Cơ khí – Luyện kim – Điện tử
- Viễn thông, Cơ khí.
Ngược lại với nhu cầu tuyển dụng với trình độ lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn,
nguồn cung trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ cao 62,22% trong đó tổng
số nhu cầu việc làm quý III/2010, điều này cho thấy nguồn nhân lực qua đào tạo của
thành phố gia tăng, phổ biến nhất là nguồn lao động trong tuổi thanh niên.
Nhìn chung thị trường lao động quý III/2010 có sự ổn định hơn so với 2 quý đầu
năm, nguồn cung và nguồn cầu đáp ứng được với nhau, đạt 80%. Các doanh nghiệp chú
trọng hơn về nhu cầu tuyển dụng nguồn lao động có tay nghề và trình độ. Nhu cầu
tuyển dụng lao động phổ thông đã giảm hẳn so với các quý trước và chủ yếu là tuyển
dụng cho nhu cầu việc làm thời vụ, việc làm bán thời gian.

Nhóm: Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Thành Ngân Trang 25

×