GIẢI PHẪU DÂY THẦN KINH VII
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đường đi và liên quan của dây thần kinh VII với các cấu
trúc lân cận quan trọng trong xương chũm.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang 30 xương thái dương
của người trưởng thành đả qua xử lý formol ở bộ môn Giải Phẫu Học Đại
Học Y Phạm Ngọc Thạch trong thời gian từ tháng 1/2008 đến 9/2008.
Kết quả: Chiều dài trung bình đoạn 1 dây VII (từ lỗ ống tai trong đến hạch
gối) là 14,72 mm; Góc tạo bởi đoạn 1 và đoạn 2 dây VII (góc của hạch gối)
trung bình là 78°; chiều dài đoạn 2 dây VII trung bình là 11.08 mm; có 3
trường hợp đoạn 2 dây VII bị bộc lộ tự nhiên (10%); chiều dài trung bình
của đoạn 3 dây VII là 14,3 mm; khoảng cách từ gối 2 đến điểm xuất phát
dây thừng nhĩ trung bình là 10.88 mm; trung bình khoảng cách từ lỗ trâm
chũm đến điểm xuất phát của dây thừng nhĩ là 4.78 mm; Mốc đo được chọn
là gai Hénle và điểm cao nhất của khớp nhĩ-trai; khoảng cách từ gai Hénle
và khớp nhĩ trai đến hạch gối trung bình lần lượt là 23,15 và 17,74 mm;
khoảng cách từ gai Henle và khớp nhĩ trai đến khuỷu 2 dây VII lần lượt là
15,22 và 13,33 mm; khoảng cách trung bình từ gai Henle và khớp nhĩ trai
đến lỗ trâm chũm là 20,79 và 19,44 mm.
Kết luận: Trung bình các đoạn dây VII dài: đoạn1 là14,72 mm; đoạn 2 là
11.08 mm; đoạn 3 là 14,3 mm. góc giữa đoạn 1 và 2 là 78°. Dây thừng nhĩ
xuất phát cách gối 2 và lỗ trâm chũm lần lượt là10.88 mm và 4.78 mm.
ABSTRACT
THE ANATOMY OF THE FACIAL NERVE.
Ho Ngoc Thuy Quynh, Phạm Ngoc Chat, Pham Dang Dieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 176 –
180
Objectives: The study was conducted to explore the anatomy and the relation
of the facial nerve to the other important landmarks in the mastoid.
Materials and Methods: A descriptive study conducted at the Anatomy
Department of Pham Ngoc Thach University of Medicine, Hochiminh City
on 30 dry temporal bones which were dissected under the microscope from
Jan 2008 to Sep 2008.
Results: The mean length of the first segment (from fundus of IAC to the
geniculate ganglion) was 14.72mm, of the tympanic segment was 11.08mm,
and of the mastoid segment was 14.3mm. The angle of the first genu was 78˜
and the facial canal was dehiscent in 10% of cases. The distance from the
2ND genu to the chorda tympani was 10.88mm, from the stylomastoid
foramen was 4.78 mm. The chosen landmarks were Henle spine and the
highest point of the squamotympanic suture. The distances from the former
and the later landmarks to the geniculate ganglion were 23.15mm and 17.74
mm; to the 2nd genu were 15,22 and 13,33 mm, and to the stylomastoid
foramen were 20,79 and 19,44 mm.
Conclusions: The mean length of the 1st segment was 14.72 mm, the 2nd
was 11.08 mm, and the 3rd was 14.3 mm. The angle of the 1st and 2nd
segment was 78˜. Chorda tympani branched 10.88mm away from the 2nd
genu and 4.78 mm away from the stylomastoid foramen.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giải phẫu đường đi và liên quan với các cấu trúc lân cận của dây thần kinh
VII là cơ sở nền tảng quan trọng không chỉ của chuyên ngành Giải Phẫu Học
mà còn của nhiều chuyên ngành khác có liên quan như Tai Mũi Họng, ngoại
Thần Kinh, …; riêng trong chuyên ngành Tai Mũi Họng, nhất là phân ngành
Tai học, đây là một yêu cầu bức thiết không thể thiếu được. Rất nhiều nước
trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Nga, An Độ, Nhật Bản, Trung Quốc,
Thổ Nhĩ Kỳ… đã nghiên cứu sâu về giải phẫu dây thần kinh VII đặc thù cho
dân tộc của họ để giảng dạy và ứng dụng vào lâm sàng(8,3,4,2,1,6). Thực tế
tại Việt Nam, cũng đã có vài nghiên cứu về giải phẫu dây thần kinh VII
nhưng còn rải rác với số ca còn ít, cho nên vẫn chưa có những giá trị đặc thù
của người Việt Nam. Để góp phần làm rõ hơn đặc điểm giải phẫu của dây
thần kinh VII của người Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Giải
phẫu dây thần kinh VII” nhằm mục đích: khảo sát đường đi của các đoạn; vị
trí tương đối của dây VII so với các mốc giải phẫu ở tai; liên quan với các
cấu trúc lân cận trên xương thái dương của người Việt Nam đã qua xử lý
bằng formol.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang hàng loạt xương thái dương
Đối tượng nghiên cứu
30 xương thái dương người trưởng thành, đã qua xử lý ở bộ môn Giải Phẫu
Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch.
Tiến hành nghiên cứu
Tiến hành khoan xương, bộc lộ các cấu trúc giải phẫu, đo đạc, ghi chép số
liệu, chụp hình các thì và những lúc đo đạc, quay phim tại khoa Tai Mũi
Họng bệnh viện Nhi Đồng1 và Bộ môn Giải Phẫu Học, Đại học Y Phạm
Ngọc Thạch từ tháng 1/2008 đến 9/2008.
Tiến hành đo đạc
- Xác định điểm mốc là điểm cao nhất của khớp nhĩ trai và gai Hénle.
- Xác định đường đi đoạn 3 dây VII qua các mốc là hố đe, dây thần kinh
thừng nhĩ, ống bán khuyên ngang, lỗ trâm chũm.
- Đo khoảng cách từ các điểm mốc đến: Lỗ trâm chũm; Bề mặt dây
VII/khuỷu; Bao tai;
- Xác định khuỷu 2 của dây VII ở phía trước ống bán khuyên ngang. Từ
khuỷu 2 khoan vào trong vùng ngách mặt, bộc lộ đoạn 2 của dây VII.
-Khoan từ đoạn 2 đến gối 1. Từ hạch gối 1 xác định được thần kinh đá nông
và phần đầu đoạn 1 của dây VII.
- Đo khoảng cách từ điểm mốc đến phần cao nhất của ống bán khyên ngang,
hạch gối.
- Đo khoảng cách từ điểm mốc đến điểm xuất phát dây thừng nhĩ.
- Phá bỏ các ống bán khuyên thấy lỗ ống tai trong. Từ gối 1 đến lỗ ống tai
trong là đoạn 1 của dây VII.
- Xác định điểm mốc ở khuỷu 2: tiếp tuyến bờ trên của đế đạp giao với dây
VII.
- Đo Khoảng cách lỗ trâm chũm đến điểm xuất phát dây thừng nhĩ ; Khoảng
cách lỗ trâm chũm đến điểm mốc khuỷu; Khoảng cách điểm mốc khuỷu đến
xuất phát dây thừng nhĩ ; Khoảng cách điểm mốc khuỷu đến hạch gối;
Khoảng cách hạch gối đến lỗ ống tai trong; Góc dây thừng nhĩ; Góc hạch gối
giữa đoạn 1 và 2; Đường kính ống Fallop tại 3 vị trí: lỗ trâm chũm, khuỷu 2,
hạch gối phía đoạn 2.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Số lượng xương nghiên cứu: 30 xương thái dương
Xương thái dương
Số lượng (cái)
Tỉ lệ (%)
Bên phải
16
53.33
Bên trái
14
46.67
Tổng số
N= 30
100%
Chiều dài của đoạn 1 dây thần kinh VII
+ Từ hạch gối đến bờ trước lỗ ống tai trong:
Chiều dài đoạn 1
Ngắn nhất
Dài nhất
Trung bình
(mm)
11.0
18.0
14.02
+ Từ hạch gối đến bờ sau lỗ ống tai trong
Chiều dài đoạn 1
Ngắn nhất
Dài nhất
Trung bình
(mm)
10.0
20.0
14.72
Góc của hạch gối: góc giữa đoạn 1 và đoạn 2 dây VII
Góc của hạch gối
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
(độ)
53
118
78
Khoảng cách từ mốc đo đến hạch gối:
Khoảng cách (mm)
Ngắn nhất
Dài nhất
Trung bình
Từ gai Hénle
10,0
27,8
23,15
Từ Khớp nhĩ-trai
12,3
22
17,74
Chiều dài đoạn 2 dây VII: từ hạch gối đến khuỷu 2
Chiều dài đoạn 2
Ngắn nhất
Dài nhất
Trung bình
(mm)
6,2
14.0
11.08
Đoạn 2 dây VII bị bộc lộ tự nhiên
Đoạn 2 dây VII
Số lượng
Tỉ lệ%
Bộc lộ tự nhiên
3/30
10/100
Khuỷu 2 của dây VII phình ra sau của ống bán khuyên ngang
Đoạn 2 dây VII
Số lượng
Tỉ lệ%
Phình ra
2/30
6,67/100
Khoảng cách từ điểm mốc đến khuỷu 2 dây VII
Khoảng cách (mm)
Ngắn nhất
Dài nhất
Trung bình
Từ gai Hénle
11,5
19
15,22
Từ Khớp nhĩ-trai
9
16,1
13,33
Chiều dài đoạn 3 dây VII: từ khuỷu 2 đến lỗ trâm chũm
Chiều dài đoạn 3
Ngắn nhất
Dài nhất
Trung bình
(mm)
8,5
21
14,3
Khoảng cách từ khuỷu 2 đến điểm xuất phát dây thừng nhĩ
Khoảng cách
Ngắn nhất
Dài nhất
Trung bình
(mm)
6,0
18,0
10,88
Khoảng cách từ điểm xuất phát dây thừng nhĩ đến lỗ trâm chũm:
Khoảng cách
Ngắn nhất
Dài nhất
Trung bình
(mm)
0,0
11.0
4.78
Góc giữa dây thừng nhĩ và đoạn 3 dây VII
Góc
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
(độ)
21,2
40.0
30,54
Góc giữa dây thừng nhĩ và đoạn 3 dây VII
Góc
Số lượng
Tỉ lệ%
> 90°
12
40
< 90°
18
60
Tổng số
30
100
Khoảng cách từ điểm mốc đến lỗ trâm chũm
Khoảng cách (mm)
Ngắn nhất
Dài nhất
Trung bình
Từ gai Hénle
15,4
26
20,79
Từ Khớp nhĩ-trai
13,5
25
19,44
Khoảng cách từ điểm mốc đến điểm cao nhất của bao tai
Khoảng cách (mm)
Ngắn nhất
Dài nhất
Trung bình
Từ gai Hénle
10,0
17.0
14.29
Từ khớp nhĩ-trai
9
18
13,44
Khoảng cách từ điểm mốc đến điểm cao nhất của ống bán khuyên ngang
Khoảng cách (mm)
Ngắn nhất
Dài nhất
Trung bình
Từ gai Hénle
11,8
18.0
15,19
Từ khớp nhĩ-trai
9
18
13,82
BÀN LUẬN
Lựa chọn điểm mốc để đo
Trong phẫu tích, một trong những điểm quan trọng là xác định mốc giải
phẫu để khảo sát; điểm mốc phải rõ ràng, dễ tìm và cố định, song trong phẫu
tích xương thái dương, tất cả các điểm mốc luôn thay đổi (lúc có lúc không
và không cố định), từ điểm mốc này tìm ra điểm mốc khác, cho nên hầu hết
các tác giả khi nghiên cứu phẫu tích xương thái dương, nhất là đối với dây
thần kinh VII chủ yếu là khảo sát đường đi và độ dài của dây VII mà thôi.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi lựa chọn 2 điểm mốc để khảo sát:
gai Hénle và khớp nhĩ-trai; tuy 2 mốc này cũng là mốc di động song phối
hợp cả 2 mốc này có thể giúp xác định dây VII dễ dàng hơn trong phẫu tích
cũng như trong phẫu thuật(5).
So sánh và giải thích những điểm khác biệt với các tác giả khác
+ Một số tác giả khi nghiên cứu đoạn 1 của dây VII thường đo chiều dài từ
vị trí thoát ra của dây VII đến hạch gối(7), nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu
đo từ lỗ ống tai trong đến hạch gối nên số đo trung bình thường khác hơn,
mặt khác đoạn 1 được đo bằng khoảng cách từ 2 điểm theo đường thẳng,
nhưng trên thực tế, đoạn 1 có đường đi hình chữ S và gập 1 góc nữa trước
khi vào hạch gối, cho nên do đo chiều dài không gian nên số đo có phần sẽ
ngắn hơn so với thực tế.
+ Đoạn 2 dây VII chạy song song theo trục xương đá về phía chẩm và được
đo từ hạch gối đến mốc khuỷu 2. Mốc ở khuỷu 2 được chọn là giao điểm của
tiếp tuyến bờ trên đế đạp với dây VII; kết quả của nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy đoạn 2 dây thần kinh VII co chiều dài trung bình 14.31 ± 2.49 mm.
So sánh với một số tác giả khác mà kết quả trung bình là 8 – 13 mm (Adolf,
Daphne A. Bascon, Yadav) chúng tôi nhận thấy kết quả của chúng tôi có
phần dài hơn; sự khác biệt giữa kết quả của chúng tôi so với các nghiên cứu
khác có thể được giải thích là vì các tác giả khác chọn vị trí điểm mốc ở
khuỷu 2 là gò tháp khác với điểm mốc của chúng tôi là đường giao nhau của
bờ trên cửa sổ bầu dục với dây thần kinh VII; ngoài ra có thể khác nhau do
sự khác biệt về chủng tộc. Chúng tôi có 3 ca dây thần kinh VII bị bộc lộ tự
nhiên (tỉ lệ 10%) ít hơn nhiều so với những nghiên cứu của các tác giả khác,
trung bình trong khoảng 25-55% (Dietzel, Daphne A Bascon, Yadav).
+ Đoạn 3 dây VII: Chiều dài trung bình của đoạn 3 là 14.31± 2.49031 mm,
không khác nhiều so với những nghiên cứu của các tác giả khác, trung bình
là 10-20mm (Daphne, Satish, Yadav).
+ Dây thần kinh thừng nhĩ: xuất phát trên dây VII cách lỗ trâm chũm
4.78±2.58 mm; kết quả này gần tương đồng với các tác giả khác như Satish
là 5mm, Yadav là 6.2±2.66 mm. nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận giống
như tác giả Aslan, đó là đường đi của dây thừng nhĩ khá phức tạp và ít giống
với mô tả của sách giáo khoa.
Đường đi của dây VII: Từ lỗ ống tai trong, dây VII hướng về hạch gối theo
một đường thẳng, đến hạch gối tạo một chỗ gập góc khoảng 78° trở thành
đoạn 2 dây VII, đa số trường hợp, đoạn 2 hơi dốc xuống (trong 1 mặt phẳng
thấp hơn) so với khuỷu 2 của dây VII, tuy nhiên một số ít trường hợp hạch
gối và khuỷu 2 gần như nằm trên cùng 1 mặt phẳng làm đoạn 2 của dây VII
như nằm ngang ở thành trên hòm nhĩ, giữa đế xương bàn đạp ở dưới và ống
ban khuyên ngoài ở phía trên, 3 cấu trúc này gần như song song với nhau.
Đến gần ống bán khuyên ngoài, dây VII gập góc để tạo thành đoạn 3, trong
phần lớn các trường hợp, khuỷu 2 không nhô ra khỏi bờ sau ống bán khuyên
ngoài, từ khuỷu 2, dây VII đi xuống lỗ trâm chũm tạo thành đoạn 3 dây VII.
Trên đường đi của đoạn 3, dây VIIcó thể cho một hay nhiều nhánh thừng
nhĩ. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, dây thừng nhĩ xuất phát trên lỗ trâm
chũm trung bình 4.78±2.58 mm Điểm xuất phát của các nhánh này cũng đa
dạng, có khi xuất phát thấp ngay tại lỗ trâm chũm, hay xuất phát cao hơn lỗ
trâm chũm, hay là ngoài sọ 1. Một số dây thừng nhĩ sau khi hướng xuống
dưới về phía lỗ trâm chũm lại quặt ngược lên trên về phía thượng nhĩ.
Những bất thường của dây thần kinh VII
+ Đoạn 2 dây thần kinh VII bị bộc lộ tự nhiên và nằm ngay dưới lớp niêm
mạc hòm nhĩ hay được thay thế xương bằng 1 lớp sợi xơ mỏng (3 ca, tỉ lệ
10%).
+ Đôi khi dây VII tạo ra 1 chỗ phình nhô ra khỏi bờ sau ống bán khuyên
ngang (2 ca, tỉ lệ 6,6%).
+ Dây thừng nhĩ xuất phát từ lỗ trâm chũm (1 ca), ngoài sọ (1 ca)
KẾT LUẬN
Về đường đi của dây thần kinh VII
+ Đoạn 1: dài trung bình 14,37 mm, đi từ lỗ ống tai trong hướng về hạch gối
theo một đường thẳng, tạo với đoạn 2 một góc trung bình là 78°.
+ Đoạn 2: dài trung bình 11, 08 mm, đường đi đa phần theo hướng dốc
xuống, một số ít song song với trục xương đáhướng về xương chẩm đến
khuỷu 2 dây VII.
+ Đoạn 3: dài trung bình 14,3 mm; đi thẳng xuống dưới đến lỗ trâm chũm.
+ Dây thần kinh thừng nhĩ: xuất phát cách lỗ trâm chũm trung bình 4.78 mm
hay cách khuỷu 2 dây VII trung bình 10.88 mm; tạo với đoạn 3 dây VII một
góc 30,54°; có đường đi phức tạp.
Về liên quan giữa dây VII với các cấu trúc lân cận
+ Tại hạch gối, dây VII gập góc trung bình 78° trở thành đoạn 2
+ Đoạn 2 dây VII hơi dốc xuống, đi giữa ống bán khuyên ngoài và cửa sổ
bầu dục.
+ Khuỷu 2 nhô ra khỏi ống bán khuyên ngoài và đi thẳng đến lỗ trâm chũm.
+ Dây thừng nhĩ có điểm xuất phát và đường đi không theo qui luật.
Bất thường dây VII có thể gặp là
+ Đoạn 2 dây VII bị bộc lộ tự nhiên.
+ Dây VII tạo ra chỗ phình ra ở bờ sau ống bán khuyên ngang.
+ Vị trí xuất phát bất thường của dây thừng nhĩ: lỗ trâm chũm; ngoài sọ.