Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TỶ LỆ VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRẦM CẢM SAU SANH Ở BÀ MẸ CÓ TRẺ GỬI DƯỠNG NHI TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.46 KB, 16 trang )

TỶ LỆ VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRẦM CẢM SAU SANH Ở BÀ MẸ
CĨ TRẺ GỬI DƯỠNG NHI TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG



TĨM TẮT
Mục tiêu: Trầm cảm sau sanh (TCSS) là một tình trạng rối loạn tâm lý đặc biệt
ở giai đoạn hậu sản, có thể dẫn đến suy sụp tâm lý kéo dài, những xung đột
trong hơn nhân ảnh hưởng đến việc chăm sóc cũng như sự phát triển của trẻ.
Xác định tỷ lệ mới mắc trầm cảm sau sanh của những sản phụ có con gửi
dưỡng nhi và các yếu tố liên quan.
Phương pháp: nghiên cứu đồn hệ tiến cứu từ 02/01/2008 đến 20/05/2008 trên
290 sản phụ sanh và có con gửi dưỡng nhi tại bệnh viện Hùng vương
Kết quả: Tỷ lệ mới mắc trầm cảm sau sanh ở sản phụ có con gửi dưỡng nhi là
11,6%, KTC 95% [7,88 – 15,31]. Yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sanh ở
những sản phụ có con gửi nhi ghi nhận: Thời gian nằm viện của con hơn
30 ngày (OR=15,7 KTC95% [4,5-55,2]), khơng khỏe khi mang thai (OR=4,5
KTC95% [1,7-12,0]), tử vong sơ sinh (OR=4,4 KTC95% [1,3-14,2].
Kết luận: Trầm cảm sau sanh là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm tìm hiểu
để có hướng giải quyết cũng như điều trị, dự phòng và giáo dục tiền sản cũng
như tạo sự quan tâm của gia đình và cộng đồng.
Từ khóa: Trầm cảm sau sanh, con gửi dưỡng nhi
ABSTRACT
INCIDENCE AND RISK FACTORS OF POST-PARTUM DEPRESSION IN
WOMEN HAVING CHILDREN REQUIRING SPECIALIZED CARE IN A
NEWBORN INTENSIVE CARE UNIT AT HUNG VUONG HOSPITAL
Luong Bach Lan, Huynh Nguyen Khanh Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 104 - 108
Objectives: Post-partum depression is a common depressive mental disorder
occurring during post partum period, it can lead to a prolonged depression
status, as well as family disruption and therefore it affects cares given to babies


and their development. The objective of this study was to identify the incidence
of post-partum depression and factors associated with post-partum depression
in women whose children requiring specialized care in a NICU.
Methods: prospective cohort study, conducted among 290 pregnant women
who have labor and their children requiring specialized care in a NICU in Hung
vuong hospital, HCMC from 02/01/2008 to 20/05/2008.
Result: The incidence of post-partum depression was 11.6% (95% CI 7.88 –
15.31). Factors associated with post-partum depression of women whose
children require specialized care in a NICU consist of were the long duration of
stay of the newborn in NICU (more than 30 days)OR=15.7 (95%CI 4.5 –
55.2), a problem at the antepartum

assessment OR=4.5 (95%CI 1.7-12.0), and
deaths of the newborn OR=4.4 (95%CI 1.3-14.2).
Conclusion: Post-partum depression is an important health problem which
should be more thoroughly studied to set up preventive and treating policies as
well as to be included in prenatal education and to raise awareness from
families and communities.
Keywords: Post-partum depression, newborn intensive care unit – NICU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới ước tính đến năm 2020, rối loạn ức chế tâm thần
sẽ là nguyên nhân hàng thứ nhì trong gánh nặng về sức khỏe toàn cầu. Hậu sản
là một thời kỳ có nhiều thay đổi về sinh lý và tâm lý. Nhiều tác giả cho rằng sự
thay đổi nhanh chóng môi trường hormone ảnh hưởng đến việc xuất hiện các
trạng thái bệnh lý. Victor Louis Marce là người đầu tiên đề xuất vấn đề này từ
rất lâu trước khi có lĩnh vực nội tiết học Nếu không được phát hiện và điều trị,
trầm cảm ở sản phụ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tâm thần và ảnh hưởng đến
sự phát triển tâm thần và nhân cách trong tương lai của trẻ
(Error! Reference source not
found.)


Tại các nước phát triển, nghiên cứu cho thấy có khoảng 50% phụ nữ trẻ sau
sanh trong vòng năm đầu có nhiều khả năng xuất hiện một vài triệu chứng ức
chế tinh thần và 10-15% trong số này có những triệu chứng trầm trọng
(Error!
Reference source not found.)
. Nghiên cứu về tử vong mẹ của Bộ Y tế năm 1994-1995 ở
3 tỉnh thành trên 2.823 trường hợp cho thấy nguyên nhân hàng đầu (29%) của
tử vong mẹ trong vòng 42 ngày sau sanh là những nguyên nhân bên ngoài bao
gồm tai nạn, mưu sát và tự tử, trong đó 14% những trường hợp này là do tự tử.
Từ năm 2000, một nghiên cứu tại thành phố Hồ chí Minh cho thấy tần suất
trầm cảm ở phụ nữ sau sanh nói chung trong vòng 42 ngày là 32,8%
(0)
. Chúng
tôi thực hiện nghiên cứu trầm cảm sau sanh, đặc biệt ở những sản phụ có con
gửi dưỡng nhi nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe
phụ nữ.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ mới mắc trầm cảm sau sanh ở sản phụ có con gửi dưỡng nhi tại
bệnh viện Hùng Vương.
Khảo sát một số yếu tố có liên quan đến trầm cảm sau sanh: Tuổi, nghề nghiệp,
trình độ học vấn, kinh tế, tình trạng hôn nhân gia đình, tiền sử sản khoa, quá
trình mang thai, cách sanh, tình trạng sức khỏe mẹ và con, sinh hoạt của mẹ và
con trong 4-6 tuần hậu sản
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Đoàn hệ tiền cứu
Đối tượng nghiên cứu
Sản phụ cư ngụ tại TPHCM đến sanh tại Bệnh viện Hùng Vương, từ
02/01/2008 đến 20/05/2008. Đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời phỏng vấn

lúc vào phòng sanh và khoảng 4-6 tuần sau sanh.
Phương pháp thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt. Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi và thang
đo Edinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS).
Bước 1: Các sản phụ khi vào phòng chờ nhập viện, sẽ được mời tham dự, nếu
đồng ý sẽ được thực hiện thang đo EPDS để sàng lọc trầm cảm trước sanh. Kết
quả nếu EPDS ≥13 điểm thì được chẩn đoán trầm cảm trước sanh sẽ loại khỏi
danh sách nghiên cứu.
Bước 2: Sản phụ có con gửi dưỡng nhi sẽ được phỏng vấn theo bảng câu hỏi và
đưa phiếu hẹn tái khám ưu tiên sau khi sanh khoảng 4-6 tuần tại khoa hậu phẫu,
hậu sản.
Bước 3: Sản phụ được hẹn đến tái khám, sẽ được phỏng vấn tiếp bảng câu hỏi
và thực hiện thang đo EPDS lần 2. Trường hợp sản phụ không đến tái khám
bước 3, sẽ được liên hệ qua điện thoại để mời đến tái khám, phỏng vấn hoặc
người nghiên cứu đến nhà để thực hiện bảng thang điểm EPDS.
Các trường hợp có EPDS ≥13 điểm, được giới thiệu đến bác sĩ của bệnh viện
tâm thần khám lâm sàng để chẩn đoán xác định trầm cảm sau sanh.
Cỡ mẫu tính với: n = (1-P)P / d
2

Theo tác giả Carter
[2]
ta có P

= 22%; chọn = 0,05; Z
( 1 – /2)
= Z
0,975
= 1,96; d=
0,05 → N = 263 trường hợp. Ước tính có khoảng 10% trường hợp bị mất dấu

khi theo dõi. Mẫu cần trong nghiên cứu là 290 trường hợp.
Kết quả xử lý với phần mềm thống kê SPSS 11.5
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm Dịch tể
N =285
(%)
< 20 22(7,7)
20 -35 222(77,9)
Tuổi
>35 41(14,4)
N
ội thành 226 (79,3)
Nơi

Ngo
ại thành 59 (20,7)
Khó khăn 41 (14,4)
Kinh tế
Không khó khăn

244 (85,6)
Con so 167(58,6)
Số con
Con rạ 118(41,4)
<cấp III 151(53)
Trình độ
≥ Cấp III 134(47)
L
ần có thai

Ngoài ý mu
ốn 98(34,4)
này
Có chuẩn bị 187(65,6)
Rất vui 230(80,7)
Vui nhưng lo 48(16,8)
Tâm tr
ạng
khi mang
thai
Không vui 7(2,5)
Không khỏe 35(12,3) S
ức khỏe
khi mang
thai
Khỏe 250(87,7)
Sanh thường 152(53,3)
Sanh giúp 42(14,8)
Cách sanh
Sanh mổ 91(31,9)
Không khỏe 190(66,7)
Tình tr
ạng
bé sau sanh
Khỏe 95(33,3)
Non tháng
75(26,3)
Nh
ẹ cân 5(1,8)
Lý do tr


ph
ải gửi
dưỡng nhi
Suy hô hấp 99(34,7)
Chẻ vòm hầu 5(1,8)
Vàng da 101(35,4)
Có 19(6,7)
Tử vong s
ơ
sinh
Không 266(93,3)
Nhận xét: Tuổi trung bình trong NC 28,7±5,9 tuổi. Đa số là ở nội thành
(79,3%). Đa số rất vui khi có thai lần này, sanh ngả âm đạo 68,1%. Tử vong bé
có 6,7%.
Bảng 2. Tỷ lệ trầm cảm sau sanh (TCSS) ở sản phụ có con gửi dưỡng nhi
(EPDS ≥ 13 điểm)
Tr
ầm cảm sau
sanh
N=285(%)

KTC 95%

Có TCSS 33*(11,6%)

7,88-15,31

Không TCSS
252

(88,4%)

Nhận xét: * trong 33 trường hợp TCSS có 7 trường hợp có ý định tự tử
(EPDS từ 13 -18 điểm). Tỷ lệ TCSS l 11,6% với KTC 95% [7,88 -15,31].
Bảng 3. Liên quan giữa đơn biến với trầm cảm sau sanh ở những sản phụ có
con gửi dưỡng nhi
Yếu tố OR

KTC
95%
P
Tuổi sản phụ 1,7 0,7-4,3 0,24
Nơi
ở 1,5 0,6-4,1 0,4
Kinh tế khó khăn 2,1 0,9-5,1 0,09
Ngh
ề không ổn định

1,1 0,5-2,3 0,76
Ngh
ề chồng không
ổn định
1,7 0,7- 4,5 0,27
Trình độ thấp 1,9 0,9-3,9 0,09
Trình độ chồng thấp

1,1 0,5-2,3 0,75
Chồng nghiện 1,7 0,7-4,7 0,24
Số lần sanh 0,6 0,3-1,3 0,21
Tiền căn nạo 0,6 0,2-1,7 0,33

Tiền căn sảy 1,3 0,5-3,5 0,64
Thai ngoài ý muốn 1,3 0,6-2,6 0,52
Không vui khi mang
thai
1,3 0,2 – 11 0,8
Mâu thuẫn gia đ
ình
chồng
0,7 0,2-3,3 0,66
Cách sanh 0,8 0,3-1,8 0,54
Sanh song thai 2,7 0,7-10,5 0,14
Không có ngư
ời tâm
sự
0,2 0,03-1,4 0,7
Thời gian tái khám 1,0 0,5-2,1 0,97
Khó khăn khi nuôi
con
0,3 0,03-2,7 0,25
Chăm sóc bé > 12
giờ mỗi ngày
0,08

0,2-1,1 0,47
Th
ời gian nằm viện
của con hơn 30 ngày

21,5


6,8-68,2 0,001

Tử vong sơ sinh 5,4 1,9-14,9 0,001

T
ự chăm sóc bản
thân trong ngày
4,9 1,1-21,7 0,02
Không kh
ỏe khi
mang thai
4,7 2,1-10,9 0,001

Không bú mẹ 4,6 2,2-9,8 0,001

Tình tr
ạng bé không
khỏe sau sanh
4 1,4-12,0 0,006

Ngh
ỉ ng
ơi sau sanh
< 30 ngày
3,71

1,5-9,3 0,003

Tư chăm con ban
đêm

0,14

0,04-0,5 0,001

Nhận xét: Qua phân tích đơn biến ghi nhận các yếu tố đặc trưng cơ bản như:
thời gian nằm viện của bé sau sanh, con chết sau sanh, tự chăm sóc bản thân,
không khỏe khi mang thai, không cho con bú mẹ, được nghỉ ít sau sanh (<30
ngày) là yếu tố nguy cơ có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố khác chưa ghi nhận có
ý nghĩa ảnh hưởng đến trầm cảm sau sanh có ý nghĩa.
Bảng 4. Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng trầm cảm sau sanh ở
những sản phụ có con gửi dưỡng nhi
Yếu tố ORhc

KTC
95%
P
Th
ời gian nằm
viện của con h
ơn
30 ngày
15,7 4,5-55,2

0,001

Không kh
ỏe khi
mang thai
4,5 1,7-12,0


0,002

Tử vong sơ sinh 4,4 1,3-14,2

0,014

Nhận xét: Sau khi phân tích hồi qui đa biến ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng
TCSS: Thời gian nằm viện của con hơn 30 ngày (OR=15,7 KTC95% [4,5-
55,2]), không khỏe khi mang thai (OR=4,5 KTC95% [1,7-12,0]), tử vong sơ
sinh (OR=4,4 KTC95% [1,3-14,2]).
BÀN LUẬN
Chúng tôi thực hiện sàng lọc trầm cảm trước sanh cho 1.540 sản phụ qua
bảng EPDS (lần 1), số có EPDS≥ 13 điểm chiếm 11,4%, tỷ lệ tương đương
Jonathan Evans làm ở tuần 32 thai kỳ là 13,5%
(Error! Reference source not found.)
.
Tiếp tục thực hiện trên 290 sản phụ thỏa tiêu chuẩn, còn lại 285 sản phụ. Tỷ lệ
mất dấu l 1,7% (5/290 trường hợp). Chúng tôi phân tích 285 trường hợp.
Thang điểm EPDS dùng trong nghiên cứu để giúp sàng lọc trầm cảm với
ngưỡng điểm > 12 – 13 điểm. Nghiên cứu của Murray D, Carothers AD.
(1990)
(Error! Reference source not found.)
ghi nhận EPDS có độ nhạy 88% và độ
chuyên 92,5%. Theo Fisher
(Error! Reference source not found.)
, thang EPDS có độ
nhạy 84%, độ chuyên 88% và dự báo dương 48%.
Tỷ lệ trầm cảm sau sanh (TCSS) trong nghiên cứu chúng tôi 11,6% tương
đương kết quả của Lâm Xuân Điền (2002)
(Error! Reference source not found.)

10,8%,
nhưng chỉ bằng ½ nhóm sản phụ có con gửi nhi của Nguyễn Mai hạnh
(2005)
(Error! Reference source not found.)
29,6%. Điều này có thể do cách tiến hành,
nghiên cứu chúng tôi cố loại các sản phụ có nguy cơ trầm cảm trước sanh.
Các sản phụ không khỏe khi mang thai như thai hành, động thai, dọa sanh non
hoặc mang các bệnh nội khoa phải điều trị thì nguy cơ bị TCSS cao hơn gấp
4,7 lần (p=0,0001; KTC95%: 2,06-10,97). Kết quả này cũng tương tự
Chaaya
(Error! Reference source not found.)
, Lâm Xuân Điền
(Error! Reference source not found.)
,
Đinh Thị Tố Trinh
(Error! Reference source not found.)
. Sản phụ có con phải gửi dưỡng nhi
≥ 30 thi nguy cơ bị TCSS gấp 21,5 lần, khác biệt này ghi nhận có ý nghĩa thống
kế (p = 0,001; KTC 95% [6,76-68,2].
Trong nghiên cứu của Lâm Xuân Điền
(Error! Reference source not found.)
, tình trạng sức
khỏe của bé không tốt sau sanh sẽ ảnh hưởng là gia tăng TCSS gấp 4,5 lần.
Glasser (Israel)
(Error! Reference source not found.)
ghi nhận các vấn đề liên quan sức
khỏe của con là một trong những dự báo tốt nhất về việc xuất hiện TCSS. Tử
vong sơ sinh liên quan có ý nghĩa với TCSS. Sản phụ có con bị chết sau sanh
có nguy cơ TCSS gấp 5,4 lần so với nhóm còn lại (OR=5,4, KTC 95% [1,95-
14,9]) trong nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3).

Tuy nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ trầm cảm chỉ là 11,6% nhưng so với tỷ lệ
rối loạn trầm cảm trong dân số ghi nhận tại thành phố Hồ Chí Minh 1998-1999
là 4,3%. Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 7 sản phụ (21,2%) có ý định
tự tử ít hơn tỷ lệ 41,2% của Lâm Xuân Điền
(Error! Reference source not found.)
nhưng là
một thực trạng rất đáng được sự quan tâm hỗ trợ và can thiệp kịp thời.
Điểm mạnh và giới hạn của nghiên cứu: Thiết kế đoàn hệ tiền cứu phù hợp để
tìm các yếu tố nguy cơ, nghiên cứu theo di được 285 trong tổng 290 sản phụ.
Tỷ lệ mất dấu thấp 1,7%. Nghiên cứu đưa ra một quy trình sng lọc trầm cảm
trước sanh và tìm được 3 yếu tố liên quan TCSS. Giới hạn của nghiên cứu là
không có nhóm chứng, dân số thực hiệc cũng là tại Bệnh viện Hùng Vương
nên tính đại diện có giới hạn.
KẾT LUẬN
Trong thời gian từ 02/01/2008 đến 20/05/2008, chúng tôi đã thực hiện sàng lọc
loại bỏ những trường hợp trầm cảm trước sanh và theo dõi một đoàn hệ 285 sản
phụ sanh tại bệnh viện Hùng vương có con phải gửi dưỡng nhi ghi nhận được
các kết quả:
Tỷ lệ mới mắc trầm cảm sau sanh ở sản phụ có con gửi dưỡng nhi là 11,6%,
KTC 95% [7,88 – 15,31].
Yếu tố nguy cơ của trầm cảm sau sanh ở những sản phụ có con gửi nhi sau khi
phân tích hồi qui đa biến số ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê là: Thời
gian nằm viện của con hơn 30 ngày nguy cơ bị TCSS gấp 15, 7 lần (OR=15,7
KTC95% [4,5-55,2]), không khỏe khi mang thai nguy cơ bị TCSS gấp 4,5 lần
(OR=4,5 KTC95% [1,7-12,0]), tử vong sơ sinh nguy cơ bị TCSS gấp 4,4 lần
(OR=4,4 KTC95% [1,3-14,2].

×