Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

KHẢO SÁT YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ NHIỄM TRÙNG TIỂU CÓ TRIỆU CHỨNG TRONG 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.06 KB, 19 trang )

KHẢO SÁT YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ NHIỄM TRÙNG TIỂU
CÓ TRIỆU CHỨNG TRONG 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ


TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhiễm khuẩn đường niệu là biến chứng thường gặp trong thai kỳ,
chiếm tỷ lệ từ 2-7%. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng nặng nề
trên thai phụ (nhiễm trùng hậu sản, viêm đài bể thận mãn) và trên bé sơ sinh
(sanh non, trẻ nhẹ cân). Thế nên, bệnh lý này rất cần được chẩn đoán, điều trị
sớm và có các biện pháp phòng tránh bệnh. Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ
Chí Minh có một lưu lượng khám thai khá cao (4.000 trường hợp/năm), là nơi
thích hợp để xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng tiểu, từ đó đề ra
một chương trình giáo dục và chăm sóc sức khỏe thai phụ mang lại nhiều lợi
ích cho bà mẹ và trẻ sơ sinh
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang
Kết quả: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 01/08/2004 đến
31/03/2005, ghi nhận có 2.560 thai phụ đến khám thai, trong đó có 195 thai phụ
có biểu hiện nhiễm trùng tiểu (chiếm tỷ lệ 1,17%). Vi khuẩn gây nhiễm trùng
tiểu chủ yếu là E. coli (33,3%), kế đến là S. aureus (30%). Các yếu tố liên quan
có ý nghĩa thống kê với nhiễm trùng tiểu là việc sử dụng nguồn nước giếng
trong sinh hoạt, có giao hợp trong thai kỳ và không thường xuyên đi khám thai
(p=0,002; 0,01 và 0,04 < 0,05). Sự hiện diện của bạch cầu (BC) và Nitrit trong
nước tiểu có liên quan với nhiễm trùng tiểu (p=0,03 và 0,001)
Kết luận: Biết được các yếu tố nguy cơ liên quan với nhiễm trùng tiểu có thể
giúp đề ra chương trình giáo dục vệ sinh thai nghén cho các thai phụ ở 3 tháng
cuối, để đem lại sự khỏe mạnh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
ABSTRACT
INVESTIGATION OF THE RISK FACTORS OF SYMTOMATIC
URINARY INFECTION IN PREGNANT WOMEN AT THIRD
TRIMESTER AT TU DU HOSPITAL
Pham Thi Ngoc Diep, Nguyen Duy Tai


* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 143 –
148
Objective: To investigate the risk factors of symptomatic urinary infection in
pregnant women at third trimester at TuDu hospital
Methods: Urinary infection is the common disease of pregnancies. The rate of
this disease is 2-7%. This is a reason causing the serious complications of
mother (post-partum infection, chronic pyelonephritis) and the new-born
(premature labor, growth retardation). It’s necessary to take a diagnosis and
treatment immediately, in addition, suggest the preventative of urinary
infection. Tudu hospital, where are huge of pregnancies (4000 cases/year) is
suitable place for carried out the risk factors of urinary infection in the third
trimester and proposing the reproductive care effectively.
Results: A cross-sectional study has been carried out from 1
st
August 2004 to
31
st
Mars 2005 in Tudu hospital. There are 195 cases of urinary infection in
2560 pregnancies (the rate of this disease is 1.17%). E.coli is the essential
bacteria (33.3%), next is S.aureus (30%). The risk factors of urinary infection
are the use of well-water, the intercourse in pregnancy, and the less
examination (less than 1 times) with p= 0.02, 0.004, and 0.01 (significant
statistic). The presence of leucocyte and nitrite in urine are helpful sign for
detecting the urinary infection (p=0.03 and 0.01).
Conclusion: The understanding of risk factors of urinary infection is the
important information for building an education program of hygiene in
pregnancies.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nhiễm khuẩn đường niệu là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ. Bệnh có thể biểu
hiện dưới dạng không triệu chứng (8%) và có triệu chứng (2-7%)

(Error! Reference
source not found.,Error! Reference source not found.)
. Nếu tình trạng này không được chẩn đoán
và điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề trên thai phụ (nhiễm
trùng hậu sản, viêm đài bể thận mãn) và trẻ sơ sinh (sanh non, trẻ nhẹ cân). Do
vậy, việc xác định những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh lý nhiễm trùng tiểu
trong thai kỳ là một công việc rất nên làm trong công tác chăm sóc sức khỏe
sinh sản. Bệnh viện Từ Dũ là một cơ sở điều trị tuyến trung ương, có một lưu
lượng khám thai hàng năm khá cao (4.000 lượt/năm), nên rất thích hợp để
chúng tôi tiên hành nghiên cứu khảo sát các yếu tố liên quan với nhiễm trùng
tiểu có triệu chứng trong 3 tháng cuối thai kỳ, từ đó có thể đề ra một chương
trình giáo dục sức khỏe sinh sản hợp lý để phòng tránh bệnh lý nhiễm khuẩn ở
các phụ nữ mang thai.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ nhiễm trùng tiểu có triệu chứng và tỷ lệ các loại vi khuẩn gây
bênh ở các thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ.
Tìm các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng tiểu có triệu chứng trong 3 tháng
cuối thai kỳ.
Nhận xét kết quả điều tri nhiễm trùng tiểu có triệu chứng trong 3 tháng cuối
thai kỳ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Thai phụ có tuổi thai từ 28-40 tuần, cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh, có rối
loạn triệu chứng đi tiểu (tiểu đau, tiểu khó, tiểu lắt nhắt) và đau hông lưng hoặc
trên xương mu, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Thai phụ không thỏa các tiêu chuẩn trên, có bệnh lý khác ngoài nhiễm trùng
tiểu, không khám thai theo hẹn và từ chối tham gia nghiên cứu.
Thời gian thực hiện nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại phòng khám thai Bệnh viện Từ Dũ từ

01/08/2004 đến 31/03/2005.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Cách tiến hành nghiên cứu
Thai phụ đến khám thai định kỳ tại phòng khám thai Bệnh viện Từ Dũ, chọn
những thai phụ có triệu chứng rối loạn đường tiểu và đau hông lưng, sau đó
cho các thai phụ này khám lâm sàng và lấy nước tiểu giữa dòng để làm xét
nghiệm tổng phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu.
- Cách lấy nước tiểu: Trước khi lấy nước tiểu để làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ rửa
sạch vùng hội âm và xung quanh lỗ tiểu bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Dặn thai phụ bỏ nước tiểu đầu dòng và không để tay chạm vào miệng lọ nước
tiểu. Lọ nước tiểu được đem đến phòng xét nghiệm ngay để làm tổng phân tích
nước tiểu và cấy nước tiểu.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 9.05.
KẾT QUẢ
Có 195 thai phụ bị nhiễm trùng tiểu có triệu chứng đến khám trong thời gian 8
tháng tại Bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi ghi nhận có các đặc điểm sau
Tỷ lệ nhiễm trùng tiểu ở thai phụ 3 tháng cuối
1,17%
Đặc điểm chung của thai phụ trong nhóm nghiên cứu
Tuổi trung bình của thai phụ trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 27 ± 4
tuổi, lớn nhất là 42 tuổi và nhỏ nhất là 17 tuổi. Đa số là công nhân viên
(48,2%), sống chủ yếu tại khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh (56,9%)
và có kinh tế đủ ăn (89,2%). Có 37,9% thai phụ trong nhóm nghiên cứu sử
dụng nước giếng rong sinh hoạt hàng ngày.
Bảng 1 Đặc điểm tuổi, ngh ề nghi ệp
Đặc điểm
Số trư

ờng
hợp
Tỷ lệ %

< 20 7 3,6
20-35 177 90,8
Tuổi
≥ 35 11 5,6
Công nhân
viên
94 48,2
N
ội trợ 51 26,2
Buôn bán 33 16,9
Ngh

nghiệp

Khác 17 2,6
6,1
Đa số thai phụ trong nhóm nghiên cứu mang thai lần đầu tiên (59%) và được
phát hiện nhiễm trùng tiểu có triệu chứng ở tuổi thai 32-35 tuần (46,2%, phân
lớn không có mắc bệnh lý viêm nhiễm (bệnh lây truyền qua đường tình dục,
viêm âm đạo, nhiễm trùng tiểu, bệnh thận khác) trước khi mang thai.
Bảng 2 Đặc điểm số con, tuổi thai
Đặc điểm
Số trư
ờng
hợp
Tỷ lệ %


0 lần 115 59
1 lần 36 18,5
S
ố lần

thai
≥ 2 lần 44 22,5
28-31 tuần

57 29,2
32-35 tuần

90 46,2
Tuổi
thai
≥ 36 tuần 48 24,6
Đặc điểm triệu chứng nhiễm trùng tiểu có triệu chứng trong 3 tháng cuối
thai kỳ
Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhát trong nghiên cứu chúng tôi là đau hông
lưng (43,9%) kế tiếp là triệu chứng tiểu nhiều lần (37,4%) và tiểu buốt (15,9%).
Trên xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, sự hiện diện của BC chiếm tỷ lệ khá
cao (51,39%) được xem như là một dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán bệnh.
Bảng 3: Đặc điểm cận lâm sàng
Đặc điểm
Số trư
ờng
hợp
T
ỷ lệ

%
6-6,5 97 49,7
7-7,5 86 44,1
pH
nước
tiểu
8-8,5 12 6,2
có 3 1,5
Hồng
cầu
không 192 98,5
có 100 51,3
Bạch
cầu
không 95 48,7
có 16 8,2
Nitrite

không 179 91,8
có 1 0,5
Protein

không 194 99,5
Loại vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu 3 tháng cuối thai kỳ là E. coli (33.3%), kế
đến là S. aureus (30%), còn lại các vi khuẩn khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Bảng 4: Định danh vi khuẩn
Tên vi khuẩn
Số trư
ờng
hợp

T
ỷ lệ
%
E. coli
10 33,3
Proteus mirabilis
3 10
Staphylococcus albus 2 6,7
Staphylococcus aureus

9 30
Staphylocossus
saprophyticus
5 16,7
Streptococcus anpha
hemolyticus
1 3,3
Các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng tiểu
Những thai phụ lớn tuổi (≥ 35 tuổi), sống ở quận ngoại thành, trình độ văn
hóa thấp (dưới cấp I), mức sống trung bình đều không thấy có liên quan đến
tình trạng nhiễm trùng tiểu ở thai phụ 3 tháng cuối trong nghiên cứu của
chúng tôi.
Bảng 5: Các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng tiểu
Đặc điểm
Số trư
ờng
hợp
T
ỷ lệ
%

P
< 35 tuổi

28 93,3
Tuổi
≥ 35 tuổi

2 6,7
0,86

Ngo
ại
thành
16 53,3
Nơi cư
trú
N
ội
thành
14 46,7
0,22


ới cấp
I
3 10
Trình
đ
ộ văn
hóa

Trên c
ấp
II
27 90
0,33

Giàu 1 3,33
Đủ ăn 27 10
Kinh
tế
Khó khăn

2 6,67
0,93




Đặc biệt, các thai phụ ít đi khám thai (khám < 1 lần), thường xuyên dùng nước
giếng trong sinh hoạt và có giao hợp làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu có ý
nghĩa thống kê (p=0,04, 0,02, 0,01).
Bảng 6: Các yếu tố liên quan nhiễm trùng tiểu có ý nghĩa thống kê
Đặc điểm
Số
trường
hợp
T
ỷ lệ
%
P

< 3 lần 8 26,7 S
ố lần
khám
thai
≥ 3 lần 22 73,3
0,04


ớc giếng,
ao hồ
17 56,6
Dùng
nước
sinh hoạt


ớc máy 13 43,3
0,04

Có giao hợp 19 63,3
Giao
hợp
Không giao
hợp
11 37,7
0,01

Kết quả dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiểu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ dùng kháng sinh Augmentin khá cao
(90%) và có 36,7% trường hợp giảm triệu chứng lâm sàng rõ rệt sau 3 ngày

điều trị
Bảng 7: Kháng sinh điều trị, thời gian giảm triệu chứng lâm sàng sau điều trị
Đặc điểm
Số trư
ờng
hợp
T
ỷ lệ
%
Augmentin 27 90 Kháng
sinh đi
ều
trị
Cephalexin 3 10
2 ngày 5 16,7
3 ngày 11 36,7
4 ngày 10 33,3
Số ng
ày
giảm
triệu
chứng
5 ngày 4 13,3
BÀN LUẬN
Tỷ lệ nhiễm trùng tiểu trong 3 tháng cuối thai kỳ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này là 1,17%, tương đối thấp hơn
nghiên cứu của các tác giả Millar. LK, Robert A. và Wilson Braunwald (2-
7%)
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.)

do cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ và chỉ nghiên cứu các thai phụ sống ở
thành phố Hồ Chí Minh. Nếu khảo sát cho tất cả các thai phụ ở đa trung tâm
với quy mô lớn hơn thì tỷ lệ nhiễm trùng tiểu sẽ cao hơn. Cũng giống như
nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của tác giả Patrick, Monica và
Terences
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source
not found.)
cũng chỉ thực hiện tại Bệnh viện Hồng Kông, Anh, không phải trong
cộng đồng, nên kết quả gần giống với chúng tôi.
Bảng 8: So sánh tỷ lệ nhiễm trùng tiểu
Tỷ lệ % nhiễm tr
ùng
tiểu
Tác giả
Viêm
bàng
quang cấp

Viêm đài b

thận cấp
Patrick J
Woodman
(Error!
Reference source not
found.)

1 <2
Monika S
<2 1-3

Chiesser
(Error!
Reference source not
found.)

Terences T. H.
Lao
(
Error! Reference
source not found.)

<1
Ph
ạm Thị Ngọc
Điệp
1,17%
Đặc điểm chung của thai phụ trong mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của thai phụ trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 27 ± 4
tuổi, giống với nghiên cứu của tác giả Phạm Thủy Linh là 27,5 tuổi
(Error! Reference
source not found.)
. Đây cũng là nhóm tuổi có tỷ lệ sinh sản cao nhất, đại diện tiêu
biểu cho dân số chung trong cộng đồng, rất thích hợp để khảo sát các yếu tố
liên quan đến bệnh lý nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ.
Với biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau hông lưng (43%), đây lại không là dấu
hiệu đặc trưng của nhiễm trùng đường tiểu trong thai kỳ. Vì vào 3 tháng cuối
thai kỳ, do sự đi vào tiểu khung của đầu thai nhi, có thể gây nên tình trạng đau
hông lưng ở hầu hết các sản phụ. Cũnng tương tự, triệu chứng tiểu nhiều lần
(37,5%) trong nghiên cứu của chúng tôi cũng không được xem là dấu hiệu có ý
nghĩa trong chẩn đoán nhiễm trùng tiểu thai kỳ. Cho nên, rất cần dựa vào xét

nghiệm cận lâm sàng như là một phương tiện để chẩn đoán đặc hiệu hơn.
Giống như nhận xét của tác giả Millar. LK
(Error! Reference source not found.)
chúng tôi
nhận thấy 51,3% trường hợp có sự hiện diện của nhiều BC trong nước tiểu (≥
10/mm
3
) là dấu hiệu có ý nghĩa gợi ý nhiễm trùng tiểu để có thể cấy nước tiểu
nhằm đạt được ≥ 100 000 khúm vi khuẩn /ml nước tiểu.
Đặc điểm vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu trong 3 tháng cuối thai kỳ
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận E. coli chiếm 33,3% gần giống với nghiên
cứu của tác giả Phạm Thủy Linh
(Error! Reference source not found.)
, nhưng thấp hơn
nhiều so với tác giả Patrick, Wilson, Ngô Gia Hy
(Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
có thể do mẫu của chúng tôi nhỏ
hơn mẫu của các tác giả này.
Bảng 9: So sánh tỷ lệ vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu
Tác giả
Patrick D
Woodman
(
Error!
Reference source not
found.)

80-85% E. coli, 2%
Sta.

sapropyticus,
5% Proteus miramilis
Wilson
(Error!
Reference source not
found.)

77% E. coli, 4% Proteus
Ngô Gia
Hy
(
Error! Reference
source not found.)

60% E. coli
, 13%
Enterobacter
,
9% Proteus
Ph
ạm Thủy
Linh
(Error!
Reference source not
found.)

50% E. coli
, 50%
Staphylococci
Ph

ạm Thị
Ng
ọc Điệp
33.3% E. coli, 30%
Sta.
\aureus,
16.7% S. saprophyticus
,
10% Proteus miramilis
Các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng tiểu
Tác giả Glab ghi nhận tuổi thai phụ càng cao (≥ 35 tuổi) làm tăng nguy cơ
nhiễm trùng tiểu lên gấp 1,2 lần
(Error! Reference source not found.)
, nhưng trong nghiên
cứu chúng tôi lại không cho thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê, có lẽ do
cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ.
Theo nhận định của tác giả Gunter
(Error! Reference source not found.)
, nhiễm trùng tiểu
trong thai kỳ có liên quan với số lần sanh, khác với nghiên cứu của chúng tôi,
không cho thấy sự liên quan, là do số thai phụ của chúng tôi chủ yếu mang thai
lần đầu tiên, nên kết quả của tác giả Gunter và của chúng tôi có sự khác biệt.
Yếu tố liên quan với nhiễm trùng tiểu trong 3 tháng cuối thai kỳ mà chúng tôi
tìm ra được là: nếu thai phụ ít đi khám thai định kỳ thì nguy cơ nhiễm trùng
tiểu tăng cao (45,5% trường hợp nhiễm trùng tiểu khi khám thai 1 lần, so với
13,5% trường hợp khám thai > 3 lần) với p = 0,04 < 0,05. Điều này cũng có
nghĩa rằng, các thai phụ khám thai thường xuyên, sẽ có ý thức giữ gìn vệ sinh
cơ thể của mình hơn. Chỉ tiếc là chưa có nghiên cứu nào có cùng nhận định với
chúng tôi, nên cần phải có thêm nghiên cứu tiếp theo để minh chứng cho điều
này.

Nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm cũng là nguyên nhân của nhiễm trùng tiểu trong
thai kỳ. Yếu tố liên quan này có ý nghĩa thống kê (p=0,02 < 0,05).
Giống như kết luận của tác giả Patrick
(Error! Reference source not found.)
, chúng tôi nhận
thấy giao hợp trong thai kỳ có liên quan với nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ có ý
nghĩa thống kê (p=0,01 < 0,05).
Kết quả dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng tiểu
Chúng tôi sử dụng chủ yếu là kháng sinh Augmentin và Cephalexin để điều trị
nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ. Kết quả đáp ứng điều trị rất khả quan với thời
gian khỏi bệnh ngắn (chỉ sau 2-5 ngày điều trị) và 70% cấy nước tiểu âm tính
sau điều trị. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác so với nghiên cứu của
Mathai E
(Error! Reference source not found.)
ở Ấn Độ, khuyến cáo sử dụng Nitrafuratoin.
Đây là một loại kháng sinh rẻ tiền và không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên
chúng tôi lại không có thuốc thử cho kháng sinh này. Nên chăng cần bổ sung
thêm mẫu thử với kháng sinh Nitrafuratoin để có thêm một phương tiện chống
lại nhiễm trùng tiểu ở 3 tháng cuối thai kỳ
KẾT LUẬN
Nhiễm trùng tiểu trong 3 tháng cuối thai kỳ tuy chiếm tỷ lệ không cao, nhưng
cần được chú ý sàng lọc để có thể chẩn đoán và điểu trị sớm. Với chính sách
giáo dục vệ sinh thai nghén (dùng nước sạch trong sinh hoạt, hạn chế giao hợp
trong thai kỳ và đi khám thai theo đúng lịch) sẽ góp phần thực hiện đúng tiêu
chí đảm bảo một sức khỏe tốt cho bà mẹ và trẻ sơ sinh

×