Trường Đại học KTQD Phạm Thị Hà - Lớp KT9B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 65
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG TẠI CÔNG TY VIỄN THÔNG HÀ NỘI
Để việc chi trả lương cho người lao động và công tác hạch toán kế toán tiền
lương tại Công ty Viễn thông Hà nội ngày càng hoàn thiện hơn, đảm bảo quyền lợi
cho người lao động có được mức tiền lương phù hợp với sức lao động của họ, đồng
thời vẫn tính toán m
ột tỷ lệ tiền lương hợp lý so với doanh thu, đảm bảo kinh doanh
có lãi, tôi xin có một số kiến nghị sau:
1. Tạo nguồn tiền lương
Cái khó nhất đối với các doanh nghiệp là vấn đề tạo nguồn tiền lương, tăng
thu nhập cho người lao động mà doanh nghiệp vẫn không vi phạm các chế độ chính
sách, vẫn bảo toàn vốn và phát triển doanh nghiệp.
Như phần trên đã phân tích, quỹ tiền lương t
ại Công ty Viễn thông Hà Nội
được xác định dựa trên cơ sở tổng doanh thu và đơn giá tiền lương.
QTL = Tổng doanh thu x đơn giá tiền lương.
Trong công thức trên, đơn giá tiền lương là con số xác định nên quỹ tiền lương
chỉ còn phụ thuộc chủ yếu vào tổng doanh thu. Đến lượt nó, tổng doanh thu lại phụ
thuộc vào sản lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường và yếu tố giá, trong đó yếu tố
giá là do cung cầu trên thị trường quyết định. Yếu tố chủ động của Công ty Viễn
thông Hà Nội trong việc tạo nguồn quỹ lương là tăng số lượng thuê bao của các loại
hình dịch vụ mà Công ty cung cấp như: Nhắn tin, Điện thoại di động, Telex, Truyền
số liệu, Hay nói cách khác là trên cơ sở tăng cường chất lượng thông tin của các
loại hình dịch vụ, mở các chiến dịch tiế
p thị đến từng nhà khách hàng, đổi mới
phương thức cung cấp dịch vụ, thủ tục thanh toán. Để làm được những điều đó cần
phải tăng tỷ trọng công nhân sản xuất chính, từ đó tăng chất lượng thông tin cũng
như phát triển được thuê bao, và những dịch vụ này phải được đem tiêu thụ trên thị
trường và được thị trường chấp nhận v
ới xu hướng có lợi nhất cho Công ty. Vì vậy,
Công ty phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, xác định được quy mô, cơ cấu của
thị trường đối với loại dịch vụ thông tin mà công ty sẽ cung cấp, thường xuyên cải
Trường Đại học KTQD Phạm Thị Hà - Lớp KT9B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 66
tiến cơ cấu sản phẩm, cải tiến mẫu mã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp
với nhu cầu của thị trường.
Công ty cần đảm bảo chất lượng thông tin, luôn luôn tìm các biện pháp để hạ
giá thành các thiết bị đầu cuối. Thông qua đó tăng khả năng cạnh tranh của Công ty,
mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở
biến thị trường tiềm năng thành
thị trường mục tiêu của Công ty. Từ đó tăng doanh thu, tăng quỹ tiền lương của Công
ty. Đây cũng là nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.
Để tăng khả năng tạo nguồn tiền lương, Công ty còn cần phải áp dụng biện
pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới thực hiện đầu t
ư theo chiều sâu, làm tăng năng
suất lao động. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng
khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh, vì những sản phẩm có hàm
lượng khoa học và công nghệ cao sẽ thắng thế trong các cuộc cạnh tranh. Công ty
phải tạo được thế mạnh trên thị trường bằng những sản phẩm có năng lực làm thoả
mãn người tiêu dùng cao h
ơn nhưng sản xuất với chi phí thấp hơn các sản phẩm cùng
loại của các đối thủ cạnh tranh. Để đạt được mục đích đó thì việc ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm : sử dụng có
hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, mua sắm trang thiết bị mới, đổi mới quá
trình công nghệ sản xuất, đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
hợp lý hoá sản xuất, liên kết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nước và nước ngoài,
tích cực đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, công
nhân lành nghề trên cơ sở đảm bảo bồi dưỡng vật , chất thảo đáng cho họ. Nâng cao
trình độ quản lý trong
đó chú trọng vai trò quản lý kỹ thuật, tăng cường đầu tư vốn,
thực hiện các hợp đồng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giữa doanh
nghiệp và các cơ quan nghiên cứu. Chỉ trên cơ sở đó doanh nghiệp có đủ điều kiện để
thắng đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
2. Xây dựng và thực hiện các hình thức trả lương h
ợp lý
Một trong những quyết định về chính sách mà mọi doanh nghiệp đều phải
xem xét là xác định phương thức trả lương cho công nhân viên của mình. Nhìn
chung, các phương thức có thể nhóm lại thành các loại chính: Phương thức dựa vào
Trường Đại học KTQD Phạm Thị Hà - Lớp KT9B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 67
đơn vị thời gian, phương thức dựa vào đơn vị sản lượng hay khối lượng hoàn thành
và phương thức dựa vào một số hình thức chia thành quả (do tăng năng suất lao
động). Dù là phương thức nào cũng phải nhất quán với chính sách tiền lương chung
của Công ty và phù hợp với loại công việc phải làm.
Tại Công ty Viễn thông Hà Nội, sau khi đã khoán doanh thu cho từng đơn vị
sản xuất và nhằm mục đ
ích khuyến khích các đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch
ở mức cao nhất, Công ty nên đề ra cách tính quỹ tiền thưởng khuyến khích theo kết
quả thực hiện kế hoạch. Hệ số thưởng khuyến khích thực hiện vượt kế hoạch theo
phương pháp luỹ tiến sẽ có tác dụng tốt nhất. Chẳng hạn vượt mức kế hoạch từ 1-5%
doanh thu thì tỉ lệ quỹ tiền thưở
ng so với quỹ lương kế hoạch bằng tỉ lệ vượt mức kế
hoạch doanh thu; vượt mức kế hoạch từ 5 - 10% doanh thu thì tỉ lệ quỹ tiền thưởng
so với quỹ lương kế hoạch bằng 120 % tỉ lệ vượt mức kế hoạch doanh thu Ngược
lại, nếu không hoàn thành kế hoạch doanh thu thì quỹ lương thực hiện cũng sẽ phải
nhỏ hơn quỹ lương kế hoạch.
Ngoài ra, để phát huy nỗ lực phấn đấu đến từng cá nhân trong Công ty, hàng
tháng Hội đồng lương khoán của Công ty nên họp bàn để xét thưởng hệ số lương
khoán cho những người xuất sắc của từng bộ phận đề cử lên nhằm động viên kịp thời
đối với người lao động giỏi. Ví dụ, một kỹ sư được hưởng hệ số lương khoán là 1,45.
Nếu đạt thành tích tốt trong sản xuất kinh doanh Hội đồng có thể xét thưởng mức 0,1
và người kỹ sư đó được hưởng hệ số lương khoán là 1,55 trong tháng đó.
Một vấn đề cũng cần xem xét là khoảng cách hệ số lương khoán người làm
chính và người làm phụ, giữa kỹ sư và công nhân, giữa công việc đơn giản và công
việc phức tạp cần phải xa hơn nữa. Có làm được như v
ậy mới đảm bảo được tính
công bằng trong việc chi trả lương trong Công ty. Mặt khác nó là đòn bẩy kích thích
người lao động không ngừng phấn đấu, học hỏi để nâng cao trình độ nghề nghiệp của
mình. Công ty cần tổ chức các cuộc thi sát hạch, thi tay nghề để đánh giá đúng trình
độ chuyên môn của từng cá nhân, từ đó mới có cơ sở để xác định hệ số lương khoán
và kích thích người lao động hă
ng say học hỏi, nâng cao tay nghề để có chuyên môn
vững vàng và đạt được mức hệ số lương càng cao.
Trường Đại học KTQD Phạm Thị Hà - Lớp KT9B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 68
3. Công tác ghi sổ kế toán cần chi tiết và kịp thời hơn nữa
Như đã trình bày ở phần trên, việc ghi sổ kế toán theo dõi hạch toán lương tại
Công ty Viễn thông Hà Nội rất đơn giản.
Để theo dõi tình hình chi phí tiền lương ở các bộ phận được sát thực hơn,
Công ty nên mở riêng TK 622 để theo dõi tiền lương cho các bộ phận sản xuất trực
tiếp, cụ thể là cho Đài Vô tuyến, Trung tâm Telex, Trung tâm Nhắn tin Hà Nộ
i,
Trung tâm 108-116 chứ không nên đưa thẳng vào tài khoản 154 như hiện nay.
Riêng đối với Trung tâm Kinh doanh tiếp thị, do đặc thù công việc là kinh
doanh và tiếp thị, có thể mở riêng tài khoản 641 để theo dõi lương theo như quy định
chung.
Hàng tháng kế toán lương nên tiến hành phân bổ chi phí tiền lương vào giá
thành chứ không nên để một quý mới phân bổ.
4. Tổ chức tốt công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ lương
Tại Công ty Viễn thông Hà Nội công tác phân tích tình hình sử dụng quỹ
lươ
ng chưa được chú trọng đúng mức. Theo định kỳ Công ty có tiến hành lập báo cáo
thu nhập nhưng báo cáo này chỉ đưa ra một số chỉ tiêu là số lao động, thu nhập bình
quân của một người lao động. Các chỉ tiêu này chỉ phản ánh mặt nổi của vấn đề, còn
tình hình sử dụng quỹ lương có hiệu quả không, tiền lương đã thực hiện tốt các chức
năng là động lực, là mục tiêu ph
ấn đấu của người lao động hay chưa thì không được
quan tâm. Công tác phân tích kinh doanh của Công ty chỉ thiên về tình hình sử dụng
vốn lưu động và vốn cố định mà chưa chú trọng đến chỉ tiêu lao động tiền lương.
Công ty nên lập các báo cáo phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, đưa ra các chỉ
tiêu, đánh giá hiệu quả và phân tích các nguyên nhân. Báo cáo này nên lập định kỳ
theo quý.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG:
1. Phân phối thu nhậ
p phải chú trọng đãi ngộ các chủ chốt về kỹ thuật, coi
trọng lao động chất xám.
Trường Đại học KTQD Phạm Thị Hà - Lớp KT9B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 69
Sau khi đạt được hiệp định thưong mại với Hoa kỳ nước ta đã đứng trước một
giai đọan mới : giai đoạn mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế với rất nhiều thuận
lợi và cũng không ít nhứng thách thức. Ngành Viễn thông là một ngành kinh tế
được các đối thủ cạnh tranh nước ngoài(đặc biệt là Mỹ) rất quan tâm.Vấn đề đặt ra
cho ngành Viễn thông nói chung và Công ty Viễn thông Hà nội nói riêng là phải
chuẩn bị thật tốt mọi cơ sở kể cả trang thiết bị, mạng lưới, chính sách, con người để
sẵn sàng vượt qua mọi thách thức trong giai đoạn cạnh tranh sắp tới. Trong các vấn
đề cần giải quyết nổi cộm lên là vấn đề con người mà thực chất là làm thế nào để giữ
vững được các nhân tài về quản lỹ kỹ thuật, kinh doanh làm việ
c cho ngành mà
không sang làm việc cho các công ty nước ngoài là các đối thủ cạnh tranh của
ngành. Để giải quyết được vấn đề đó, bắt đầu từ qúy I năm 2002, Tổng công ty Bưu
chính Viễn thôngViệt nam nói chung và Công ty Viễn thông Hà nội nói riêng sẽ tính
lại hệ số lương khoán mới. Tinh thần của chế độ lương khoán mới là xếp hệ số
lương khoán theo mức độ phức tạp của công việc. Theo đó khoảng cách lươ
ng
khoán giữa người làm chính và người làm phụ, giữa kỹ sư và công nhân, giữa
công việc phức tạp và công việc đơn giản có khoảng giãn cách lớn. Theo dự tính, hệ
số lương khoán của một kỹ sư giỏi là 4,6 trong khi đó hệ số lương khoán của một
công nhân giỏi ở mức 3,0, hệ số lương khoán của một lao công, tạp vụ chỉ ở mức
2,0. Theo đó Công ty sẽ thu hút được nhiề
u kỹ sư giỏi, nhiều kinh nghiệm phục cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời các cán bộ công nhân viên
khác cũng phải phấn đầu không ngừng để có một mức lương xứng đáng với năng
lực của mình
2. Sắp xếp lao độg hợp lý, đúng người, đúng việc:
Nhằm tạo điều kiện để người lao động có khả năng phát huy hế
t năng lực của
mình, đem hết sức mình cống hiến cho sự phát triển của ngành đồng thời phải có
một sự đãi ngộ tương ứng với trình độ và khả năng của họ
3. Tạo điều kiện để mọi người lao động được học tập nâng cao kiến thức và
năng lực chuyên môn.
Có như vậy thì Công ty mới có một đội ngũ lao
động có trình độ chuyên môn cao
đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập. Mặt khác, nếu không được đào
Trường Đại học KTQD Phạm Thị Hà - Lớp KT9B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 70
tạo, bồi dướng thường xuyên thì người lao động không đáp ứng được với những đòi
hỏi của công việc, dễ trở thành lạc hậu, không ứng dụng được những thành tựu của
công nghệ tiên tiến trong ngành Bưu chính Viễn thông. Nên có những đài ngộ về vật
chất đối với những người được cử đi học cũng như những người tự túc đ
i học đồng
thời phải sử dụng họ một cách hợp lý sau khi họ đã được đào tạo.
4. Tổ chức thi nâng bậc cho công nhân đúng thời gian để họ không bị thiệt
thòi.
5. Nên có khuyến khích về vật chất thích đáng:
Đối với những người lao động có các sáng kiến, đề tài khoa học, công trình
nghiên cứu có giá trị đối với ngành cần phải có chế độ khuyến khích vật chất thích
đ
áng đồng thời tạo cơ hội cho họ có điều kiện ngày càng tốt hơn trong công tác
nghiên cứu khoa học, sáng tạo.
KẾT LUẬN
Ta có thể khẳng định rằng tiền lương, tiền công và thu nhập có chức năng là
đòn bẩy kinh tế hay là động lực để phát triển kinh tế. Tuy vậy, chúng chỉ trở thành
hiện thực khi ta có một chiến lược tiền lương, tiền công, thu nhập đúng.
Trong
điều kiện của một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tiền lương
trước hết là giá cả sức lao động nên khi xác định tiền lương tối thiểu phải tính đúng,
tính đủ các yếu tố tái sản xuất sức lao động phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế xã hội, các yếu tố cấu thành lương tối thiểu phải bao gồm tất cả những chi phí
cho ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt, chi phí cho văn hoá, giao tiếp xã hội
Tất cả các yếu tố trên đều phải tiền tệ hoá vào lương, nhưng nguồn tiền lương
cao hay thấp phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và thoả thuận giữa doanh
nghiệp với người lao động. Như vậy có thể có mức lương hợp lý cho người lao động,
đòi hỏi việc phân phối tiền lươ
ng luôn luôn phải được nghiên cứu và đưa ra những
hình thức thanh toán hợp lý phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của
doanh nghiệp và xu thế hoàn cảnh của nền kinh tế đất nước.
Tại Công ty Viễn thông Hà Nội, công tác chi trả lương và hạch toán tiền lương
có thể nói là được thực hiện tương đối tốt. Tiền lương, xét ở một mức độ nhất định,
Trường Đại học KTQD Phạm Thị Hà - Lớp KT9B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 71
đã phát huy tác dụng đòn bẩy kinh tế, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Tuy nhiên, nếu được tổ chức khoa học hơn, ghi chép chi tiết hơn nữa thì sẽ có
thêm những tác dụng tích cực hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty Viễn thông Hà
nội, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Tổ chức Hành chính và cô giáo Phạm Thị Gái
đã giúp đỡ
tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - Nhà xuất bản tài chính.
2. Giáo trình Phân tích Hoạt động kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân - Nhà xuất bản Giáo dục 1997
3. Tổ chức hạch toán kế toán - Bộ Tài chính - Nhà xuất bản thống kê 1998
4. Hệ thống các văn bản ban hành về Lao động - Việc làm - Tiền công -
Bảo hiểm xã hội - NXB Thống kê 1997.
5. Các văn b
ản hướng dẫn về định biên lao động, tiền lương của ngành Bưu
điện.
Trường Đại học KTQD Phạm Thị Hà - Lớp KT9B
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 72
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I. Cơ sở lý luận về hạch toán tiền lương
và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp 3
I. Tổ chức hạch toán tiền lương: 3
1. Nguồn gốc, bản chất của tiền lương: 3
2. Qũy tiền lương và thành phần của qũy tiền lương: 4
3. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp (chế độ tiền lương) 4
a. Hình thức trả l
ương theo thời gian 4
b. Hình thức trả lương theo sản phẩm 5
c. Lương khoán 7
4. Nội dung hạch toán tiền lương: 7
a. Nhiệm vụ hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp: 7
b. Tài khoản sử dụng: 8
c. Trình tự và phương pháp hạch toán: 8
II. Tổ chức hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ: 10
1. Khái niệm, nhiệm vụ hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ: 10
2. Sự hình thành và sử dụng qũy BHXH, BHYT, KPCĐ: 11
3. Nội dung hạch toán: 12
III. Hạch toán các khoản thu nhập khác của người lao
động: 14
IV. Chứng từ , sổ sách dùng để hạch toán tiền lương,
BHXH, BHYT, KPCĐ: 14
1. Chứng từ dùng để hạch toán: 14
a. Bảng chấm công 15
b. Bảng thanh toán tiền lương 15
c. Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội 16
d. Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội 16
e. Bảng thanh toán tiền thưởng 16
f. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành 16
g. Phiếu báo làm thêm giờ 17
h. Hợp đồng giao khoán: 17
i. Biên bản điều tra tai nạ
n lao động 17
2. Sổ sách dùng để hạch toán: 17
CHƯƠNG II: Thực trạng hạch toán tiền lương và
các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà nội 23
I. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Công ty
ảnh hưởng đến công tác kế toán: 23
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: 23
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 24
3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: 28