Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhà nước quản lý kinh tế bằng kế hoạch pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.88 KB, 4 trang )

Nhà nước quản lý kinh tế bằng kế hoạch


- Khái niệm: Kế hoạch là tập hợp các mục tiêu và các phương thức để đạt được
mục tiêu.
Do đó, lập kế hoạch là quyết định trước xem trong tương lai phải đạt được gì?
Phải làm như thế nào để đạt được? Làm bằng công cụ gì? Khi nào làm và ai làm?
Mặc dù chúng ta ít khi tiên đoán chính xác được tương lai và những yếu tố nằm
ngoài sự kiểm soát có thể phá vỡ cảc những kế hoạch tốt nhất đã có. Nhưng nếu
không có kế hoạch thì các sự kiện sẽ diễn ra một cách ngẫu nhiên và sẽ mất đi khả
năng hành động một cách chủ động.
- Hệ thống kế hoạch của Nhà nước bao gồm những kế hoạch cơ bản như sau:
+ Chiến lược: là hệ thống đường lối và biện pháp chủ yếu nhằm đưa hệ thống đạt
đến những mục tiêu dài hạn.
+ Nội dung của chiến lược bao gồm:
1. Các đường lối tổng quát, các đường lối mà chủ trương mà hệ thống sẽ thực hiện
trong một khoảng thời gian đủ dài.
2. Các mục tiêu dài hạn cơ bản của hệ thống.
3. Các phương thức chủ yếu để đạt được mục tiêu.
+ Và, sau mỗi một giai đoạn chiến lược, hệ thống phải đạt tới một trình độ phát
triển vượt bậc với những mục tiêu đặc trưng cho trình độ này.
+ Quy hoạch: là tổng thể các mục tiêu và sự bố trí, sắp xếp các nguồn lực để thực
hiện mục tiêu theo không gian và thời gian.
Khởi đầu bằng các quy hoạch phát triển đô thị, ngày nay rất nhiều loại hình quy
hoạch phát triển kinh tế đã được xây dựng nhằm đảmbảo sự phát triển nhanh
chóng, ổn định, có trật tự và hòa nhập với môi trường của nền kinh tế.
+ Kế hoạch trung hạn: (thường là kế hoạch 05 năm) để cụ thể hóa các mục tiêu,
giải pháp được lựa chọn trong chiến lược. Kế hoạch trung hạn là loại kế hoạch rất
quan trọng, là định hướng khung cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.
+ Các chương trình mục tiêu: được xây dựng rất phổ biến nhằm xác định đồng


bộ các mục tiêu, các chính sách, các bước cần tiến hành, các nguồn lực cần sử
dụng để thực hiện một ý đồ lớn, một mục đích nhất định nào đó của Nhà nước.
Chương trình thường gắn với ngân sách cần thiết.
+ Kế hoạch năm: là sự cụ thể hóa nhiệm vụ phát triển kinh tế căn cứ vào định
hướng mục tiêu chiến lược vào kế hoạch trung hạn, kết quả nghiên cứu để điều
chỉnh các căn cứ xây dựng kế hoạch cho phù hợp với điều kiện của năm kế hoạch.
+ Dự án: tổng thể các hoạt động, nguồn lực, các chi phí được bố trí chặt chẹ theo
thời gian và không gian nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội cụ thể.
+ Ngân sách: là bảng tường trình các con số sự huy động và phân bổ các nguồn
lực cho các chương trình và dự án trong một giai đoạn nhất định.
- Đặc trưng của kế hoạch:
Trong cơ chế thị trường, Nhà nước thực hiện công tác kế hạch nhằm định hướng
kinh tế xã hội, lự chọn mô hình tăng trưởng, lựa chọn các mục tiêu chủ yếu, xây
dựng các chính sách kinh tế và cung cấp thường xuyên thông tin đã được xử lý
nhằm định hướng, điều tiết hoạt động của thị trường.
Quản lý nền kinh tế bằng kế hoạch có tiền đè khách quan từ bản thân nền kinh tế.
tuy nhiên trong cơ chế thị trường tính chất của các kế hoạch nhà nước đã thay đổi
và mang những đặc trưng cơ bản như sau:
+ Tính định hướng và tổng quát
+ Điều tiết gián tiếp thông qua hệ thống đòn bẩy và khuyến khích kinh tế
+ Hướng vào hiệu quả kinh tế.
+ Kết hợp kế hoạch kinh tế với kế hoạch xã hội.

×