Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

237 Bàn về kế toán quản trị trong các Doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.33 KB, 28 trang )

Đề án môn học Kế toán tài chính 1 GVHD: TS Chu Thành
LỜI NÓI ĐẦU
Đối tượng của kế toán là tài sản và sự vận động của tài sản. Ở mức độ khái
quát nhất thì đó là tài sản lưu động, tài sản cố định. Ở mức độ chi tiết hơn thì đó
là các loại tài sản: tiền, nợ phải thu, các khoản đầu tư, hàng tồn kho, tài sản cố
định, v.v…. Ở mức độ chi tiết hơn nữa là: tiền gì? ở đâu? nợ phải thu ở đối
tượng nào? trong hạn thanh toán hay quá hạn? khoản đầu tư vào đối tượng
nào? hiệu quả đầu tư ra sao? cụ thể từng thứ hàng tồn kho ở mức độ nào, chất
lượng như thế nào? phù hợp vơi mục đích kinh doanh hay không? v.v… Cứ
như vậy, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý cụ thể mà chi tiết hơn nữa các đối
tượng kế toán, nhằm cung cấp các thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý và
điều hành tổ chức.
Với các yêu cầu của kế toán: phản ánh chính xác, phản ánh trung thực, phản
ánh kịp thời và các yêu cầu cụ thể khác. Những yêu cầu này lại chính là do nhu cầu
sử dụng thông tin đặt ra. Xét theo đối tượng sử dụng thông tin thì nhu cầu sử dụng
thông tin gồm: Nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp
và các đối tượng bên trong doanh nghiệp. Mục dích sử dụng thông tin của các đối
tượng này có khác nhau, nên nhu cầu thông tin của các đối tượng này cũng khác
nhau. Các đối tượng bên ngoài sử dụng các thông tin để phục vụ cho việc ra các
quyết định liên quan đến mối quan hệ kinh tế, giữa doanh nghiệp và các đối tượng
này hoặc là phục vụ cho mục tiêu quản lý kinh tế của Nhà nước. Các đối tượng bên
trong doanh nghiệp thì sử dụng các thông tin này phục vụ cho hoạt động quản lý và
điều hành doanh nghiệp. Nhu cầu thông tin khác nhau sẽ quy định những nội dung
thông tin khác nhau. Những nội dung thông tin có thể được cung cấp bởi những kênh
thông tin khác nhau. Nhưng nếu những thông tin được cung cấp từ một kênh thì
phải có tính thống nhất, tính hệ thống nghĩa là đối chiếu được và cần thiết phải
đối chiếu, nhằm tăng cường tính chính xác, tính trung thực của thông tin.
Kênh thông tin kế toán cung cấp những thông tin về tình hình kinh tế tài
chính của doanh nghiệp cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp, thì các thông tin này phải có chung điểm xuất phát là hệ thống chứng
Sinh viên: Ngô Thị Phượng Liên Lớp Kế toán 16A


Đề án môn học Kế toán tài chính 2 GVHD: TS Chu Thành
từ ban đầu. Nhưng có sự khác nhau về xử lý thông tin thu thập được từ chứng
từ ban đầu để cho ra các thông tin với nội dung phù hợp nhu cầu thông tin.
Điều này có nghĩa là phương pháp sử dụng trước hết là phương pháp kế toán,
sau đó là kết hợp các phương pháp khác để có thể xử lý thông tin, đáp ứng nhu
cầu cung cấp thông tin cụ thể khác nhau. Ví dụ:
- Cái gì làm cho tỷ lệ hàng bán bị trả lại cao?
- Cái gì gây ra vấn đề chất lượng sản phẩm không tốt?
- Những thông tin về giao hàng kịp thời ở đâu?
- Hồ sơ nào sẽ ghi nhận các đối thủ cạnh tranh?
- Cách phân khúc thị trường và các khách hàng tiềm năng nhất là gì?
- Loại cassette nào đưa đến lợi tức cao nhất?
- Chi phí cho việc giới thiệu sản phẩm mới sẽ là bao nhiêu ?”
Từ những phân tích trên em đã mạn dạn lựa chọn đề tài “Bàn về Kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay”, cùng với sự hướng dẫn
của thầy giáo Chu Thành, em hi vọng có thể trau dồi kiến thức về vấn đề tầm
quan trọng của Kế toán quản trị trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số nhận
xét và phương hướng cho các doanh nghiệp trong bước đường hội nhập với thế
giới.
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Phượng Liên
Sinh viên: Ngô Thị Phượng Liên Lớp Kế toán 16A
Đề án môn học Kế toán tài chính 3 GVHD: TS Chu Thành
I- Những vấn đề trong kế toán quản trị
1. Các khía cạnh trong kế toán quản trị
Hệ thống kế toán quản trị giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
chiến lược của tổ chức, nó bao gồm việc cung cấp thông tin để hỗ trợ cho việc sản
xuất các sản phẩm với chi phí thấp, chất lượng được giữ vững, giao hàng đúng hạn và
khuyến khích việc sáng kiến,
Hệ thống kế toán quản trị hướng vào quy trình sản xuất chủ yếu là hướng vào

việc đo lường tính toán kết quả của quy trình sản xuất, theo từng bộ phận tham gia
trong quy trình nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Với hệ thống kế toán hướng vào quy trình sản xuất sẽ giúp nhà quản trị doanh
nghiệp trên các khía cạnh sau:
- Thứ nhất là hiểu được mối quan hệ nhân quả. Ví dụ, cái gì làm phát sinh chi
phí; tại sao các hoạt động này không sinh lợi .
- Thứ hai là nhận diện những hoạt động không làm tăng thêm giá trị ví dụ như
nhận diện những công việc thừa hay những hoạt động không đáp ứng yêu cầu của
khách hàng từ đó có thể tổ chức lại quá trình sản xuất cho hợp lý.
- Thứ ba là hiểu được mối quan hệ giữa các sự kiện trong chuỗi các sự kiện, ví
dụ thông tin kế toán quản trị có thể chỉ ra ảnh hưởng của nhà cung cấp hay nhà phân
phối đến giá trị sản phẩm hay dịch vụ mà khách hàng phải trả.
- Thứ tư là tách biệt các tác động bên trong và bên ngoài tổ chức, ví dụ kế toán
quản trị có thể chỉ ra bộ phận nào của quá trình sản xuất cản trở khả năng sản xuất và
đưa đến sự bất mãn cho khách hàng.
Hệ thống kế toán quản trị còn có tác động đến hành vi của các cá nhân trong tổ
chức là do cách thức đo lường của kế toán quản trị có thể làm ảnh hưởng đến cách cư
xử của con người trong tổ chức, biểu hiện ở chỗ:
- Làm thay đổi nhận thức: Cái mà được đo lường, tính toán, thường được nổi
bật và người ta thấy rõ vật đó hơn. Vì vậy thông thường các quyết định sẽ được đưa
ra sau khi đã có sự đo lường tính toán cụ thể. Ví dụ như các tính toán về chi phí cho
Sinh viên: Ngô Thị Phượng Liên Lớp Kế toán 16A
Đề án môn học Kế toán tài chính 4 GVHD: TS Chu Thành
việc bảo vệ môi trường sẽ làm cho nhà quản trị nghiêng về phía quyết định mua thiết
bị không thải khí hại môi trường dù giá cả có đắt hơn.
- Khuyến khích các hành vi đúng đắn: Khi một khoản được tính toán thì đó là
dấu hiệu của mong muốn thay đổi thái độ và hành vi, ví dụ khi tính toán tỷ lệ việc
giao hàng đúng hạn là dấu hiệu của sự mong muốn giao hàng đúng hạn nhiều hơn và
sau khi tính toán được tỷ lệ này sẽ dẫn đến hành vi lựa chọn nhà cung cấp có uy tín
về thời hạn giao hàng.

- Thay đổi thái độ và sự mong đợi: Việc tính toán là cơ sở cho sự đánh giá
có khuynh hướng làm thay đổi thái độ và sự kỳ vọng của mỗi cá nhân. Ví dụ
thiết lập định mức thời gian cho một công việc, chính là thiết lập mục tiêu cho
sự kỳ vọng đạt được mục tiêu thời gian. Khi đạt được định mức, người ta sẽ
nhớ lại những cố gắng những kỳ vọng đã qua và lại cố gắng để đạt thành tích
cao hơn, nhưng nếu như không đạt định mức thì thành tích có thể thấp hơn
trong kỳ tới.
- Thay đổi quan điểm: Người ta thường có khuynh hướng giải thích
nguyên nhân của sự thành công gắn với quyết định và hành động của họ,
nhưng lại giải thích nguyên nhân của sự thất bại lại gắn với các yếu tố khách
quan nằm ngoài sự kiểm soát của họ. Do vậy mà người ta có thể thay đổi quan
điểm bởi sự tính toán của kế toán quản trị và dẫn đến sự thay đổi về hành vi.
Tất cả những biểu hiện trên cho thấy: Các tính toán của kế toán quản trị
đã tạo ra các biến số tác động về tâm lý – xã hội và kết quả của nó là làm thay
đổi hành vi của con người trong tổ chức. Những hành vi của cá nhân trong tổ
chức sẽ tạo ra giá trị văn hóa của một tổ chức. Giá trị văn hóa của tổ chức bao
gồm : Lòng tin và giá trị đạo đức, quan điểm phân phối lợi ích kinh tế, và biểu
tượng của tổ chức. Đây chính là những biến số văn hoá bị tác động bởi việc
tính toán của kế toán quản trị .
Như vậy một hệ thống kế toán quản trị tốt giúp cho việc ra các quyết
định, giúp hiểu biết quá trình sản xuất kinh doanh, khuyến khích các hành vi
thích hợp, phản ánh giá trị đạo đức và lòng tin. Và tất cả những cái đó nhằm
Sinh viên: Ngô Thị Phượng Liên Lớp Kế toán 16A
Đề án môn học Kế toán tài chính 5 GVHD: TS Chu Thành
đạt mục tiêu chiến lược: Chất lượng, thời gian và giá cả. Điều này cũng có
nghĩa là kế toán quản trị tự nó không phải là điểm kết thúc, nó là công cụ quan
trọng để đạt mục tiêu chiến lược cho tổ chức.
Và từ đó có thể hiểu về Kế toán quản trị như sau:
- Về bản chất: Kế toán quản trị là một quá trình đo lường thông tin trong quá
trình sản xuất.

- Về phạm vi: Kế toán quản trị gồm các thông tin tài chính như giá phí,
thông tin tác nghiệp như tỷ lệ sản phẩm hỏng v.v…
- Về mục đích: Kế toán quản trị giúp cho tổ chức đạt mục tiêu chiến lược
nhưng đó không phải là mục tiêu lập báo cáo tài chính hay báo cáo thuế.
- Về thuộc tính: Kế toán quản trị gồm ba thuộc tính: Kỹ thuật, hành vi
ứng xử và văn hóa.
Hệ thống kế toán là một cơ chế chính thức có chức năng thu thập, tổ chức và
chuyển giao thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống kế toán tài chính
với với chức năng công khai thông tin được chuẩn hoá bởi quy định của nhà nước.
Ngược lại, hệ thống kế toán quản trị nội bộ không bị kiểm soát mà phụ thuộc vào nhu
cầu của ban quản trị.
Những người sử dụng thông tin kế toán bao gồm:
- Các đối tác bên ngoài như nhà đầu tư hay chính phủ cần thông tin kế toán tài
chính để ra các quyết định đối với công ty.
- Những người điều hành công ty chịu trách nhiệm lập kế hoạch ngắn hạn và
kiểm soát các hoạt động thường nhật và những người đứng đầu công ty chịu trách
nhiệm quyết định các chính sách, chiến lược dài hạn hoặc không mang tính thường
nhật như: đầu tư thiết bị, định giá sản phẩm và dịch vụ, lựa chọn sản phẩm cần chú
trọng... của công ty. Thông tin họ cần là kế toán quản trị.
Như vậy, có thể định nghĩa "kế toán quản trị" là quá trình xác định, đo lường,
tổng hợp, phân tích, chuẩn bị, giải thích và chuyển giao thông tin giúp cho những
người điều hành kinh doanh đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Sinh viên: Ngô Thị Phượng Liên Lớp Kế toán 16A
Đề án môn học Kế toán tài chính 6 GVHD: TS Chu Thành
Kế toán quản trị đi sâu phân tích các luồng thông tin kế toán trong chuỗi giá trị
của tổ chức kinh doanh. Chuỗi giá trị được hiểu là chuỗi các hoạt động sản xuất kinh
doanh tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Các hoạt
động này có thể bao gồm:
- Nghiên cứu & phát triển.
- Thiết kế.

- Sản xuất.
- Tiếp thị.
- Phân phối bán.
- Dịch vụ khách hàng.
- ...
Nhà quản lý cần nắm bắt hoạt động nào đem lại lợi ích, hoạt động nào đang
duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Với khả năng cung cấp được thông tin về
chi phí và lợi nhuận thu được từ từng mắt xích, kế toán quản trị sẽ rất hữu ích trong
việc kiểm soát chi phí sản xuất và vòng đời của sản phẩm cũng như hiệu quả của
từng hoạt động. Quyết định giảm chi phí sản xuất phải dựa trên khả năng giảm giá
thành và tăng tiện ích cho khách hàng
2. Sự khác biệt giữa Kế toán quản trị và Kế toán tài chính
Do đặc thù của KTQT là cung cấp thông tin cho nhà quản trị để ra quyết định
quản lý kịp thời, nên việc phân loại chi phí trong KTQT khác với KTTC.
Trong KTTC, chi phí thường được phân loại theo đối tượng chịu chi phí hoặc
theo chức năng của chi phí.
Trong KTQT thường phân loại chi phí theo mục đích sử dụng thông tin của
nhà quản trị, tức là tách riêng các chi phí mà chúng sẽ biến động ở mức hoạt động
khác nhau hoặc sắp xếp theo nhu cầu của một số nhà quản trị cá biệt có trách nhiệm
về chi phí đó và có thể kiểm soát chúng.
Cách phân loại chi phí chủ yếu sử dụng trong KTQT là phân loại chi phí trong
mối quan hệ với khối lượng hoạt động (số lượng sản phẩm hoàn thành, số giờ máy
Sinh viên: Ngô Thị Phượng Liên Lớp Kế toán 16A
Đề án môn học Kế toán tài chính 7 GVHD: TS Chu Thành
hoạt động...). Theo cách phân loại này, các chi phí được phân thành chi phí biến đổi,
chi phí cố định và chi phí hỗn hợp, khái quát qua bảng 1.2.
- Chi phí biến đổi (biến phí) là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự
thay đổi của mức độ hoạt động. Có loại CPBĐ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến
động của mức hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động
trực tiếp... nhưng có CPBĐ chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay đổi nhiều và

rõ ràng như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị...
- Chi phí cố định (định phí) là những khoản chi phí mà tổng số không
thay đổi khi có sự thay đổi mức độ hoạt động, nhưng chi phí trung bình của
một đơn vị hoạt động thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức biến động của mức hoạt
động. Chi phí cố định không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của
mức độ hoạt động (ví dụ như chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ
không thay đổi trong phạm vi khối lượng sản xuất từ 0 đến 2.000 tấn) nhưng
nếu mức độ hoạt động tăng vượt quá phạm vi phù hợp đó thì chi phí khấu hao
máy móc thiết bị sản xuất sẽ tăng vì phải đầu tư thêm máy móc thiết bị sản
xuất.
- Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của
CPCĐ và CPBĐ (như chi phí điện thoại, Fax, chi phí thuê phương tiện vận
chuyển vừa tính giá thuê cố định, vừa tính giá thuê theo quãng đường vận
chuyển thực tế...).
KTTC không phân chia chi phí theo tiêu thức này nhưng nó lại rất cần thiết
cho KTQT, giúp nhà quản trị có cách nhìn nhận chi phí, sản lượng và lợi nhuận để có
quyết định quản lý phù hợp về số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, về giá bán sản
phẩm trong từng giai đoạn cụ thể về việc nhận đơn đặt hàng mới với giá thấp hơn giá
đang bán...
Sinh viên: Ngô Thị Phượng Liên Lớp Kế toán 16A
Đề án môn học Kế toán tài chính 8 GVHD: TS Chu Thành
Bảng 1.2: Khái quát phân loại theo cách ứng xử của chi phí
Khoản mục chi phí TK
Biến
phí
Định
phí
Chi phí
hỗn hợp
Ghi

chú
1. Giá vốn hàng bán 632 x - -
2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 x - -
3. Chi phí nhân công trực tiếp 622 x - -
4. Chi phí sản xuất chung 627 - - x
- Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 - x -
- Chi phí vật liệu 6272 - - x (1)
- Chi phí dụng cụ sản xuất 6273 - - x (2)
- Chi phí khấu hao TSCĐ 6274 - x -
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 - - x
- Chi phí bằng tiền khác 6278 - x - (3)
5. Chi phí bán hàng 641 - - x
- Chi phí nhân viên bán hàng 6411 - x -
- Chi phí vật liệu bao bì 6412 - - x (4)
- Chi phí dụng cụ đồ dùng 6413 - x -
- Chi phí khấu hao TSCĐ 6414 - x -
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6417 - - x (3)
- Chi phí bằng tiền khác 6418 - x -
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 642 - - x
- Chi phí nhân viên quản lý 6421 - x -
- Chi phí vật liệu quản lý 6422 - x -
- Chi phí đồ dùng văn phòng 6423 - x -
- Chi phí khấu hao TSCĐ 6424 - x -
- Thuế, phí và lệ phí 6425 - - x (5)
- Chi phí dự phòng 6426 - x -
- Chi phí bằng tiền khác 6428 - x -
- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6427 - - x (3)
(1) Chi phí vật liệu
- Phần nguyên vật liệu gián tiếp xuất dùng cho sản xuất vì chúng có giá trị nhỏ
không thể xác định cụ thể cho từng sản phẩm… Các chi phí này được coi là biến phí.

- Phần vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ được coi là định phí.
(2) Chi phí dụng cụ sản xuất: Được coi là chi phí hỗn hợp, nó là chi phí về
công cụ, dụng cụ dùng để sản xuất tạo ra sản phẩm.
Sinh viên: Ngô Thị Phượng Liên Lớp Kế toán 16A
Đề án môn học Kế toán tài chính 9 GVHD: TS Chu Thành
Là biến phí: Nếu một khuôn mẫu đúc sử dụng có định lượng số sản phẩm sản
xuất, vượt quá số sản phẩm này phải thay khuôn
Là định phí: Nếu căn cứ vào thời gian sử dụng một mẫu, khuôn để thay mà
không quan tâm đến lượng sản phẩm sản xuất của một khuôn mẫu.
(3) Chi phí dịch vụ thuê ngoài: Loại chi phí này bao gồm nhiều nội dung tuỳ
theo phương thức trong hợp đồng thuê, có thể là định phí, hay chi phí hỗn hợp.
(4) Chi phí vật liệu bao bì của chi phí bán hàng: Là chi phí hỗn hợp.
Là biến phí: thay đổi theo lượng hàng hoá tiêu thụ như: vật liệu dùng cho bảo
đảm, hoặc dùng cho sửa chữa TSCĐ ở khâu bán hàng…
(5) Thuế và lệ phí của chi phí quản lý: Gồm nhiều loại thuế và lệ phí khác
nhau.
Là biến phí: Gồm các lệ phí và thuế tính theo kết quả kinh doanh.
Là định phí: Gồm thuế môn bài, thuế vốn, thuế nhà đất.
Cả hai hệ thống kế toán đều có chức năng cung cấp thông tin cho nhà quản trị
nhằm mục đích điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, KTQT có một số khác biệt so
với KTTC thông thường:
- Kế toán quản trị không bắt buộc phải thực hiện trong doanh nghiệp.
Tuỳ theo nhu cầu thực tế, doanh nghiệp có thể duy trì hoặc không duy trì hệ
thống báo cáo này. Kế toán quản trị hiện chỉ sử dụng trong các tập đoàn và các
công ty có qui mô vừa trở lên.
- Mục tiêu của báo cáo nhằm cung cấp thêm các thông tin chi tiết về một
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Báo cáo của kế toán quản trị chỉ sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp,
không công bố ra ngoài.
- Kỳ lập báo cáo kế toán quản trị có thể không cố định.

Trong KTTC thì giá phí lịch sử được sử dụng để phản ánh, tập hợp chi phí sản
xuất phát sinh liên quan đến sản phẩm sản xuất trong kỳ, còn trong kế toán quản trị,
tùy theo mục tiêu, yêu cầu và khả năng quản lý mà việc phản ánh, tập hợp chi phí sản
xuất của sản phẩm sản xuất trong kỳ có thể lựa chọn một trong 3 cách sau: sử dụng
Sinh viên: Ngô Thị Phượng Liên Lớp Kế toán 16A
Đề án môn học Kế toán tài chính 10 GVHD: TS Chu Thành
giá phí lịch sử, sử dụng kết hợp giá phí lịch sử với giá phí dự toán, sử dụng giá phí
tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng giá phí tiêu chuẩn sẽ đáp ứng tốt mục tiêu kiểm
soát chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, nội dung chi phí sản xuất trong KTTC và KTQT cũng có những
điểm khác biệt cần được phân định để tránh sự đồng nhất về giá thành sản phẩm. Có
thể mô tả sự giao thoa về chi phí sản xuất của kế toán tài chính và kế toán quản
trị qua sơ đồ Chi phí sản xuất.
Xuất phát từ những khác biệt này cũng như sự khác biệt về mục tiêu
cung cấp thông tin của KTTC và KTQT nên cần phải xác lập quy trình kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để phù hợp với vai trò, mục tiêu
trong việc cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các
đối tượng sử dụng khác nhau, đặc biệt là cho các nhà quản trị trong doanh
nghiệp.
- Đối với KTTC: Kế toán tài chính xử lý những số liệu lịch sử, cung cấp thông
tin quá khứ thông qua việc phản ánh từ các chứng từ vào tài khoản, sử dụng các yếu
tố chi phí ban đầu để xác lập các chỉ tiêu kinh tế mang tính pháp lý, do đó, kế toán tài
chính sẽ cung cấp thông tin chi phí theo yếu tố và nhận định tính hợp lý của các chi
phí này (thông tin đầu vào). Mặt khác, KTTC phải cung cấp công khai các chỉ tiêu
kinh tế tài chính, cụ thể:
+ Giá thành thực tế
+ Chi phí sản xuất dở dang thực tế.
Nhằm phục vụ cho việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh và lập báo cáo
tài chính (Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo một
trong hai phương pháp: phương pháp lập theo chức năng và phương pháp theo yếu tố

chi phí).
- Đối với KTQT: Sử dụng cả số liệu lịch sử và số liệu ước tính nhằm cung cấp
các thông tin hướng về tương lai nên sẽ cung cấp thông tin chi phí theo khoản mục,
phân tích chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức để đánh giá trách nhiệm,
ngoài ra còn đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin nhanh trong kỳ. Do đó, cần phải:
Sinh viên: Ngô Thị Phượng Liên Lớp Kế toán 16A
Đề án môn học Kế toán tài chính 11 GVHD: TS Chu Thành
+ Xây dựng hệ thống định mức chi phí khoa học.
+ Quy định cụ thể việc phân loại chi phí.
+ Hoàn thiện các kỹ thuật tính giá thành ước tính và đánh giá sản phẩm dở
dang.
+ Xây dựng các giải pháp xử lý chênh lệch cuối kỳ.
Việc xác định rõ vai trò, mục tiêu, nội dung và phương pháp của KTTC và
KTQT trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ đáp
ứng thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng khác nhau đặc biệt là cho các
nhà quản trị doanh nghiệp để hoạch định, kiểm soát quá trình sản xuất nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn có tác dụng quan trọng cho
việc giảng dạy kế toán trong nhà trường khi giải quyết mối quan hệ giữa kế
toán tài chính và kế toán quản trị trong vấn đề kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành trong điều kiện hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
vẫn chưa có sự phân định rõ ràng giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị.
II. Kế toán quản trị trong doanh nghiệp Việt nam hiện nay
1. Mục đích
Tại nhiều quốc gia, áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp không hề mới,
nhưng tại Việt Nam, kế toán quản trị chỉ thực sự được tìm hiểu vào đầu những năm
90 và được nghiên cứu có hệ thống từ năm 1999. Khảo sát tại các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh cho thấy, đến nay kế toán quản trị chỉ tồn tại dưới hai mô hình.
Với những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hệ thống quản lý chủ yếu
dựa trên nền tảng chuyên môn hoá từng bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh,
từng hoạt động quản lý, thì nội dung kế toán quản trị được xây dựng theo hướng cung

cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế tài chính theo từng bộ phận chuyên môn
hoá để phục vụ cho việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định của
nhà quản lý ở từng cấp quản trị.
Với những doanh nghiệp có hệ thống quản lý chủ yếu dự trên nền tảng từng
quá trình hoạt động (được hiểu là bao gồm tất cả các công đoạn, bộ phận như
nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất, dịch vụ, thiết kế, tiến trình sản xuất, sản
Sinh viên: Ngô Thị Phượng Liên Lớp Kế toán 16A

×