Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

giải pháp triển khai đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo nhu cầu xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 134 trang )

B GIO DC V O TO
HC VIN QUN Lí GIO DC
W0X







Giải pháp triển khai
đào tạo cán bộ quản lý giáo dục
theo nhu cầu xã hội

BO CO TNG KT TI KHOA HC V CễNG NGH
M S: B 2007. 29 - 27 T




CH NHIM TI: TS. NGUYN PHC CHU




7917



H NI 2009
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM NGHIÊN CỨU



TT Họ và tên Chức vụ và nợi công tác
1 TS. Nguyễn Phúc Châu
Trưởng Phòng Quản lý khoa học, giảng viên chính,
Học viện Quản lý giáo dục - Chủ nhiệm đề tài
2 PGS.TS. Nguyễn Hữu Chí
Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung
ương.
3 PGS.TS. Đặng Bá Lãm
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Nguyên Viện
trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục).
4 ThS. Tạ Hoàng Oanh
Giảng viên, Trường Cán bộ quản lý Giáo duc và đào
tạo thành phố Hồ Chí Minh
5 ThS. Cao Thị Thanh Xuân
Phó trưởng Phòng Hành chính, Trường Cao đẳng
Sư phạm KonTum.
6 TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến
Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
7 ThS. Ngô Viết Sơn
Giảng viên chính, Học viện Quản lý giáo dục -
Thư ký đề tài.

DANH SÁCH NHỮNG ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

TT Tên đơn vị Lĩnh vực phối hợp
1
Cục Nhà giáo và CBQL cơ sở
giáo dục Bộ GD&ĐT.

Các văn bản pháp quy về đào tạo cán bộ quản
lý giáo dục của Bộ GD&ĐT.
2
Vụ Đại học và sau đại học,
Bộ GD&ĐT .
Quy chế đào tạo, tuyển sinh đại học, sau đại
học và nội dung chỉ đạo của Bộ GD&ĐT
3
Trung tâm đào tạo, Viện
Khoa học giáo dục Việt Nam
Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào
tạo chuyên ngành quản lý giáo dục
4
Khoa Sư phạm, Đại học quốc
gia Hà Nội.
Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào
tạo chuyên ngành quản lý giáo dục
5
Phòng Sau đại học và Khoa
Quản lý Trường ĐHSP Hà Nội.
Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào
tạo chuyên ngành quản lý giáo dục
6
Phòng Quản lý sau đại học,
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào
tạo chuyên ngành quản lý giáo dục
7
Khoa Sau đại học, Trường
Đại học Thái Nguyên.

Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào
tạo chuyên ngành quản lý giáo dục
8
Khoa Sau đại học, Trường
Đại học Vinh.
Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào
tạo chuyên ngành quản lý giáo dục
9
Khoa Tâm lý - Giáo dục,
Trường Đại học Sư phạm Huế.
Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào
tạo chuyên ngành quản lý giáo dục
10
Phòng QLKH, sau đại học và
đối ngoại Trường ĐHSP Đà Nẵng.
Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào
tạo chuyên ngành quản lý giáo dục
11
Phòng Quản lý sau đại học,
Trường Đại học Quy nhơn.
Chương trình, thành quả và kinh nghiệm đào
tạo chuyên ngành quản lý giáo dục



DANH MỤC
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO




CBQL cán bộ quản lý
CBQLGD cán bộ quản lý giáo dục
QLHCNN quản lý hành chính nhà nước
CSĐT CSĐT
CSGD cơ sở giáo dục
GD&ĐT giáo dục và đào tạo
KT-XH kinh tế - xã hội
NCXH nhu cầu xã hội
NXB nhà xuất bản
QLGD quản lý giáo dục
QLHCNN quản lý hành chính nhà nước
TW trung ương
WTO Tổ chức thương mại thế giới


1
MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt kết quả nghiên cứu
3
Project result summary
4
Mở đầu
6
Những kết quả nghiên cứu đã đạt được
13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO
CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THEO NHU CẦU XÃ HỘI
13

1.1. Tiếp cận mệnh đề “giải pháp triển khai đào tạocán bộ quản lý giáo dục
theo nhu cầu xã hội ”


13
1.1.1. Cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) 13
1.1.2. Đào tạo và đào tạo CBQLGD 16
1.1.3. Nhu cầu và nhu cầu xã hội (NCXH) 17
1.1.4. Nhu cầu xã hội về giáo dục và về đào tạo CBQLGD 20
1.1.5. Giải pháp và giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD 24
1.2. Các yếu tố tác động đến triển khai đào đào tạo CBQLGD theo NCXH

26
1.2.1. Yêu cầu mới về phát triển giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục (QLGD) 26
1.2.2. Luật pháp, chính sách và quy chế đào tạo 28
1.2.3. Chuẩn CBQLGD và dự báo NCXH về đào tạo CBQLGD 32
1.2.4. Chương trình, giáo trình, phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo 34
1.2.5. Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật đào tạo
35
1.2.6. Đánh giá kết quả đào tạo và kiểm định chất lượng đào tạo
36
1.2.7. Hệ thống mạng lưới cơ sở đào tạo (CSĐT) và năng lực của các cơ sở đó 37
1.3. Nội dung và quy trình triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH

40
1.3.1. Xây dựng chiến lược quốc gia về đào tạo CBQLGD 40
1.3.2. Tổ chức triển khai quá trình đào tạo tại các CSĐT
42
1.3.3. Đánh giá thành quả triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH
44

Chương 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THEO NHU CẦU XÃ HỘI

45
2.1. Khái quát thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD trên thế giới 45
2.1.1. Cơ cấu hệ thống QLGD của một số nước
45
2.1.2. Quan niệm về CBQLGD của một số nước
45
2
2.1.3. Chuẩn để được bổ nhiệm làm CBQLGD của một số nước 46
2.1.4. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD của một số nước 46
2.1.5. Xu thế đổi mới đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD trên thế giới 49
2.2. Khái quát kết quả khảo sát và phân tích NCXH về đào đào tạo CBQLGD
của nước ta giai đoạn hiện nay

54
2.2.1. Mục tiêu, phương pháp và đối tượng khảo sát
54
2.2.2. Khái quát cơ cấu nhu cầu đào tạo chuyên ngành QLGD của người học 55
2.2.3. Khái quát cơ cấu nhu cầu đào tạo chuyên ngành QLGD của các cơ
quan QLGD và của các CSGD (trường học)
62
2.3. Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng triển khai đào tạo chuyên
ngành QLGD của nước ta trong 5 năm gần đây 69
2.3.1. Mục tiêu, phương pháp và đối tượng khảo sát
69
2.3.2. Khái quát thành quả đào tạo chuyên ngành QLGD của các CSĐT 70
2.3.3. Thực trạng các yêu tố tác động đến kết quả triển khai đào tạo CBQLGD 74
2.3. Đánh giá chung thực trạng triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH


83
2.3.1. Những giá trị cần duy trì và phát huy
83
2.3.2. Những mâu thuẫn, khó khăn và bất cập
84
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO CBQLGD GIÁO DỤC THEO NCXH

86
3.1. Các giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH 86
3.1.1. Xây dựng chiến lược đào tạo CBQLGD 86
3.1.2. Sửa đổi một số quy định trong các luật, chính sách sử dụng nhân lực,
quy chế đào tạo và quy chế tuyển sinh
92
3.1.3. Đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội 95
3.1.4. Đổi mới hình thức tổ chức, phương thức đánh giá kết quả và tăng
cường kiểm định chất lượng đào tạo
97
3.1.5. Nâng cao năng lực đào tạo và năng lực quản lý đào tạo cho các CSĐT 100
3.2. Những kết luận và kiến nghị sử dụng các kết quả nghiên cứu
106
3.2.1. Kết luận
106
2.2.2. Kiến nghị sử dụng các kết quả nghiên cứu
108
Tài liệu tham khảo
111
Các phụ lục
113


3
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Tên đề tài: Giải pháp triển khai đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo nhu
cầu xã hội.
- Mã số: B2007. 29 – 27 TĐ
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Phúc Châu
- Tel: 0913005528 E-mail:
;
- Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Quản lý giáo dục
- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Các cơ sở giáo dục có chức năng đào
tạo chuyên ngành quản lý giáo dục.
- Thời gian thực hiện: từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 5 năm 2009.
1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất được các giải pháp quản lý để triển khai đào tạo cán bộ quản lý
giáo dục theo nhu cầu xã hội.
2. Nội dung nghiên cứu
1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH.
2) Nghiên cứu cơ cấu nhu cầu đào tạo CBQLGD và thực trạng đào tạo
CBQLGD của nước nhà.
3) Đề xuất các giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH của
nước nhà trong giai đoạn hiện nay.
3. Kết quả chính đã đạt được
1) Các chuyền đề khoa học và báo cáo về cơ sở lý luận về triển khai đào
tạo CBQLGD theo NCXH, trong đó:
- Cơ sở lý luận về triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH;
- Các yếu tố tác động đến đào tạo CBQLGD theo NCXH;
- Nội dung và quy trình triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH.
2) Thực trạng đào tạo CBQLGD theo NCXH, trong đó:

- Khái quát tình hình đào tạo CBQLGD trên thế giới;
- Cơ cấu NCXH về đào tạo CBQLGD của nước nhà;
- Thực tr
ạng đào tạo CBQLGD của nước nhà giai đoạn hiện nay;
4
- Những vấn đề cần tháo gỡ từ thực trạng đào tạo CBQLGD.
3) Đề xuất được các giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD của nước nhà
trong giai đoạn hiện nay; trong đó tập trung vào các lĩnh vực:
- Xây dựng chiến lược đào tạo CBQLGD;
- Sửa đổi luật pháp, chính sách, quy chế đào tạo và quy chế tuyển sinh;
- Đổi mới nội dung chương trình và giáo trình đào tạo;
- Đổi mớ
i hình thức tổ chức và phương thức đánh giá kết quả đào tạo;
- Tăng cường năng lực đào tạo và năng lực quản lý cho các CSĐT.

PROJECT RESULT SUMMARY

- Project Title: Solution for conduction of education manager training along
with society needs
- Code number: B2007. 29 – 27 TĐ
- Coordinator: Dr. Nguyễn Phúc Châu
- Tel: 0913005528 E-mail:
;
- Implementing Institution: National Institute of Education Management
- Cooperating Institution(s): Educational Institutions whose functions are
traning education
- Duration: from May, 2007 to May, 2009.
1. Objectives
To propose Solutions for conduction of education manager training along
with society needs

2. Main contents
1) Theoretically study training education managers along with society
needs.
2) Study the training needs and real situation of educational managers of
Vietnam.
3) Propose Solutions for conduction of education manager training
along with society needs.
5
3. Results obtained
1) Scientific researches and reports on theoretical basis of training
education manager along with society needs.
- Theoretical basis of training education manager along with society needs.
- Factors affecting the training of education manager along with society
needs.
- Contents and procedures for conduction of education manager training
along with society needs.
2) Real sitution of training education manager training along with society
needs.
- Briefing the training of education managers in the world;
- Structure of social needs on training education managers of Vietnam
education system;
- Real situation of education manager training at the current time;
- Problems in education manager training to solve ;
3) Proposal of solutions for education manager training along with society
needs at the current time;
- Strategic planning of training education managers;
- Amendment of laws, policies, regulations training and recruitment;
- Curriculum and training program innovation;
- Innovation of organization form and evaluation method of training
results;

- Innovation of financial investment and physical facilities.
- Enhancing training capacities and enhancing manege nemt of training
institutions;





1
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đổi mới giáo dục là một tất yếu khách quan trước yêu cầu phát triển kinh tế
– xã hội (KT-XH) của nước nhà, nhất là trong bối cảnh nước ta đã là thành viên
của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Quản lý giáo dục (QLGD) luôn luôn là
khâu định hướng, triển khai, giám sát và đánh giá các hoạt động giáo dục và
cũng là một trong những yếu tố namg tính tiền đề quyết định mức độ chất lượng
và hiệu qu
ả giáo dục. Chất lượng và hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu
tố xã hội, trong đó có chất lượng nguồn nhân lực giáo dục mà trước hết là đội
ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD). Chất lượng đội
ngũ CBQLGD phần nhiều có được từ hoạt động đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ
đó. Như vậy, đổi mới giáo d
ục phải bắt đầu từ khâu đổi mới QLGD, mà một
trong những mục tiêu là nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD và giải pháp để
đạt tới mục tiêu đó là triển khai đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu t
ố cơ bản để
phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, “Tiếp tục đổi mới

công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt
động thực tiễn, sáng tạo”. Những định hướng trên thể hiện rõ sự kế thừa tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ. Người đã chỉ rõ: “Cán b

là cái gốc của mọi công việc”, “Mọi thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt
hay kém”,“Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong”.
Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Chỉ thị 40-CT/TW
ngày 15/6/2004 về “Xây dưng, nâng cao chất lượng nhà giáo và đội ngũ
CBQLGD” và Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã có Quyết định số 09/TTg ngày 11/01/2005 phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng
cao chấ
t lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005 - 2010”. Hiện nay,
ngành giáo dục đang nỗ lực triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Đảng và Quyết
định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bằng việc thực hiện đồng bộ
2
nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD
thông qua hoạt động đào tạo và bồi dưỡng. Những kết quả triển khai thực hiện các
Chỉ thị và Quyết định nêu trên đã bước đầu mang lại những kết quả nhất định.
Công tác đào tạo CBQLGD của nước ta chỉ mới được triển khai chưa được
hai thập niên, cho nên còn có quá nhiều bất cập. Sư
bất cập đó không những chỉ
thể hiện trên các mặt hệ thống CSĐT và năng lực của hệ thống đó, đối tượng
đào tạo, chương trình đào tạo (chuẩn mực kiến thức, kỹ năng), phương pháp và
hình thức tổ chức đào tạo, cơ sở vật chất và thiết bị kỹ thuật (CSVC&TBKT)
đào tạo, hoạt động đánh giá k
ết quả đào tạo và về chính sách trong sử dụng sau
đào tạo; mà còn thể hiện về số lượng, cơ cấu và chất lượng chưa đáp ứng được
yêu cầu mới của xã hội đối với phát triển giáo dục hiên nay.
Như vậy, từ yêu cầu phát triển giáo dục của nước nhà, đã xuất hiện những
nhu cầu mới mang tính cấp thiết của xã hộ

i về số lượng, cơ cấu, chất lượng của
đội ngũ CBQLGD thì việc triển khai đào tạo CBQLGD theo nhu cầu xã hội
(NCXH) là một yêu cầu đặt ra đối với ngành giáo dục.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã giao cho Học viện Quản lý giáo dục nghiên cứu
Các giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH (Thông báo số 1795/TB-
BGDĐT, ngày 06/3/2007 về Kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tạ
i
buổi thăm và làm việc với Học viện Quản lý giáo dục ngày 28/2/2007).
Gần đây, tại Quyết định số 2100/QĐ-BGDĐT ngày 27/2/2009 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT về việc phê duyệt Chương trình công tác năm 2009 của Bộ
GD&ĐT, trong mục nhiệm vụ và giải pháp có đưa ra: “Triển khai mạnh mẽ yêu
cầu tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học theo NCXH; xây dựng và triển khai
đề án đ
ào tạo theo NCXH giai đoạn 2009 – 2015; tổ chức triển khai kết luận tại
các hội thảo quốc gia về đào tạo theo NCXH phục vụ cho các ngành kinh tế
trọng điểm” cho thấy đào tạo theo NCXH được xem là tư tưởng chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước và của Ngành giáo dục.
Mặt khác, Học viện Quản lý giáo dục có chức năng nghiên cứu khoa học về
QLGD, đào tạo và bồi dưỡng cho m
ọi đối tượng CBQLGD. Hiện nay đội ngũ
các nhà khoa học, giảng viên và nghiên cứu viên của Học viện cũng đang cần có
3
những luận cứ, luận chứng và luận giải khoa học về việc triển khai đào tạo
CBQLGD theo NCXH.
Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Giải pháp triển khai đào tạo
cán bộ quản lý giáo dục theo nhu cầu xã hội” nhằm góp phần nâng cao chất
lượng đội ngũ CBQLGD và góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của
nước nhà trong giai đoạn hiện nay.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề xuất được các giải pháp triển khai đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo

nhu cầu xã hội.
3. CÁCH TIẾP CẬN, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Cách tiếp cận
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của Chủ
nghĩa Mác-Lênin, chúng tôi chọn cách tiếp cận hệ thống, lịch sử - lôgíc và tiếp
cận thị trường để nghiên cứu đề tài này theo quan điểm:
+ Chất lượng và hiệu quả giáo dục phụ thuộc nhiều vào chất lượng hoạt
động QLGD. Chất lượng QLGD lại phụ thuộc vào phẩm chất và n
ăng lực của
đội ngũ CBQLGD. Phẩm chất và năng lực CBQLGD phần nhiều phụ thuộc vào
công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.
+ Phát triển giáo dục làm tiền đề cho phát triển KT-XH. Ngược lại, để
thực hiện chiến lược phát triển KT-XH, thì một trong những yêu cầu mang tính
tất yếu để phát triển giáo dục là phải có đội ngũ CBQLGD được đào tạo phù hợp
với NCXH.
+ Thực trạ
ng công tác đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và
triển khai đào tạo CBQLGD nói riêng có nhiều bất cập. Một trong những bất cập
đó là đào tạo chưa thật sự theo NCXH. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân,
nhưng có các nguyên nhân về quản lý đào tạo ở cả cấp vĩ mô và vi mô. Cụ thể là
chưa giải quyết được những mâu thuẫn (hoặc khó khăn, bất cập và cố kết khó
gi
ải) xuất hiện trong thực tiễn của mối quan hệ biện chứng giữa một bên là
NCXH về đào tạo CBQLGD với một bên là phương thức triển khai đào tạo
CBQLGD để đáp ứng nhu cầu đó.
4
+ Như vậy, nếu có được các giải pháp để giải quyết các mâu thuẫn, hoặc
tháo gỡ các khó khăn (cố kết khó giải), khắc phục những bất cập nảy sinh từ mối
quan hệ giữa NCXH về đào tạo CBQLGD (nhu cầu của người học, nhu cầu của
các tổ chức sử dụng người học) với thực trạng triển khai đào tạo (chiến l

ược đào
tạo, chương trình và giáo trình, phương pháp và hình thức tổ chức, đánh giá và
kiểm định chất lượng, năng lực đào tạo và năng lực quản lý đào tạo, các chính
sách và quy chế đào tạo); thì nhất thiết việc đào tạo CBQLGD nói chung và đào
tạo chuyên ngành QLGD nói riêng của nước nhà sẽ đáp ứng được NCXH.
3.2. Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu
1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về triển khai đào tạo CBQLGD theo nhu
cầu xã hôi;
2) Nghiên cứu cơ cấu nhu cầu đào tạo CBQLGD và thực trạng triển
khai đào tạo CBQLGD của nước nhà;
3) Đề xuất các giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH của
nước nhà trong giai đoạn hiện nay.
3.3. Các phương pháp nghiên cứu
1) Phương pháp nghiên cứu lý luận
Bằng việc nghiên cứu các quan điểm lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà
nước, hồi cứu các công trình khoa học đã có, các quy chế đào tạo và một số tài
liệu về đào tạo CBQLGD của nước ngoài, ; phương pháp này được sử dụng
nhằm thống nhất các khái niệm, thuật ngữ; chỉ ra cơ sở lý luận về triển khai đào
tạo CBQLGD theo NCXH; thực hiệ
n các phán đoán và suy luận nhằm xác định
các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến kết quả đào tạo CBQLGD theo NCXH;
đồng thời chỉ ra nội dung và quy trình triển khai đào tạo CBQLGD thao NCXH.
2) Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Bằng việc điều tra, quan sát, xin ý kiến chuyên gia và tổng kết kinh nghiệm;
nhóm phương pháp này được sử dụng với mục đích chỉ ra kinh nghiệm đào tạo
CBQLGD của ngoài nước, cơ
cấu NCXH về đào tạo CBQLGD và thực trạng triển
khai đào tạo CBQLGD trong nước, để phối hợp với cơ sở lý luận đã có, mà đề
xuất và kiểm chứng các giải pháp triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH.
5

3) Các phương pháp hỗ trợ khác.
Bằng việc sử dụng một số thuật toán, phương pháp này được sử dụng nhằm
xử lý kết quả khảo sát, minh chứng cho mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
các giải pháp quản lý đã đề xuất.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH hiện nay tại Việt
Nam là một lĩnh vực rộng trên các phương diện như: cơ cấu nhu cầu, trình độ
đào tạo, đối tượng đào tạo, chương trình đào tạo, chuyên ngành đào tạo, hình
thức tổ chức đào tạo và các phương thức đáp ứng NCXH. Trong đề tài này,
chúng tôi chỉ tập trung vào:
- Nghiên cứu dạng nhu cầu hiểu biế
t của người học và nhu cầu lao động
(của người học và của các tổ chức sử dụng người học); trong đó tổ chức sử dụng
người học là các cơ quan QLGD địa phương (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT) và
một số cơ sở giáo dục trong hệ thống các Trường Sư phạm và Trường Phổ thông;
- Đào tạo CBQLGD có nhiều dạng như đào tạ
o cơ bản, đào tạo chuyên sâu,
theo các trình độ của chuyên ngành QLGD và dạng đào tạo bổ sung, cập nhật
kiến thức về QLGD (Việt Nam gọi là bồi dưỡng CBQLGD). Trong đề tài này,
chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các giải pháp triển khai đào tạo chuyên
ngành QLGD với các trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1) Cơ sở lý luận về đào tạo CBQLGD theo NCXH; trong đó tập trung vào:
- Nhận diện một số khái niệm trong mệnh đề “Giải pháp triển khai
đào tạo CBQLGD theo NCXH”.
- Cơ cấu của NCXH về đào tạo CBQLGD nói chung và đào tạo
chuyên ngành QLGD nói riêng.
- Các yếu tố tác động đến triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH.
- Nội dung và quy trình triển khai đào tạo CBQLGD theo NCXH.
2) Thực trạng triển khai đào tạo CBQLGD; trong đó tập trung vào:

- Đ
ào tạo CBQLGD của một số nước trong khu vực và trên thế giới;
6
- Khảo sát và phân tích cơ cấu nhu cầu đào tạo chuyên ngành QLGD
của Việt Nam giai đoạn hiện nay;
- Khảo sát và đánh giá thực trạng triển khai đào tạo CBQLGD nói
chung và đào tạo chuyên ngành QLGD nói riêng;
- Tìm ra các mâu thuẫn (hoặc các khó khắn, bất cập) cần được giải
quyết, tháo gỡ và khắc phục trong mối quan hệ giữa NCXH và phương thức đáp
ứng NCXH về đào tạo CBQLGD.
3) Đề xuất các giải pháp triển khai đ
ào tạo CBQLGD theo NCXH và bước
đầu đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp; trong đó tập trung
vào đề xuất một số giải pháp theo các lĩnh vực:
- Chiến lược đào tạo cán bộ quản lý giáo dục
- Luật pháp, chính sách sử dụng nhân lực, quy chế đào tạo và tuyển sinh.
- Chương trình, giáo trình đào tạo.
- Hình thức tổ chức đào tạo, phương thức đánh giá kết qu
ả và kiểm định
chất lượng đào tạo.
- Năng lực đào tạo và năng lực quản lý đào tạo của các CSĐT.
5. MỘT SỐ SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU
1) Các chuyên đề nghiên cứu khoa học
- Xu hướng và kinh nghiệm nước ngoài về đào tạo CBQLGD (của
TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT);
- Chiến lược đào tạo và bồi dưỡng CBQLGD (của PGS.TS. Đặng Bá
Lãm, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam);
- Mối quan hệ giữa phát triển giáo dục với đào tạo CBQLGD (của TS.
Nguyễn Phúc Châu, trưởng Phòng Quản lý khoa học, Học viện Quản lý giáo d
ục);

- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đào tạo CBQLGD (của PGS.TS.
Nguyễn Hữu Chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, ban Tuyên giáo Trung ương);
- Những căn cứ pháp lý về đào tạo CBQLGD (của ThS. Ngô Mạnh
Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức – cán bộ, Bộ GD&ĐT).
- Đào tạo CBQLGD theo nhu cầu xã hội (của PGS.TS. Đặng Quốc
Bảo, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý GD&Đ
T).
7
2) Kỷ yếu Hội thảo khoa học
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo nhu cầu
xã hội: thực trạng và giải pháp”; dày 136 trang A4, đăng tải 16 bài tham luận có
chất lượng được chọn lọc trong nhiều bài tham luận gửi đến Hội thảo, được tổ
chức tại Học viện Quản lý giáo dục vào ngày 12/3/2009 với gần 50 đại biểu là
các nhà khoa họ
c, nhà quản lý giáo dục trong toàn quốc đến dự Hội thảo.
3) Các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành
- Phạm Đỗ Nhật Tiến (2009), “Đào tạo cán bộ quản lý giáo dục theo
nhu cầu xã hội”; Tạp chí Giáo dục;
- Nguyễn Phúc Châu (2009), “Nhận diên cơ cấu nhu cầu xã hội về đào
tạo cán bộ quản lý giáo dục”; Tạp chí Giáo dục;
- Nguyễn Phúc Châu (2009), “Những yếu tố tác động đến triển khai
đào tạo cán bộ qu
ản lý giáo dục theo nhu cầu xã hội”; Tạp chí Giáo dục;
- Nguyễn Phúc Châu (2009), “Bàn về một số giải pháp triển khai đào
tạo chuyên ngành quản lý giáo dục theo nhu cầu xã hội”; Tạp chí Giáo dục.
4) Phối hợp đào tạo thạc sĩ chuyên ngành QLGD
Chủ nhiệm đề tài đã hướng dẫn được một học viên cao học là Nguyễn
Phương Giang, chuyên ngành Quản lý giáo dục, Khoá 15 của ĐHSP Hà Nội -
Học viện Quản lý giáo dụ
c, với đề tài “Biện pháp quản lý nhằm hoàn thiện các

điều kiện thực hiện phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học
Thuỷ lợi”, bảo vệ cuối tháng 11 năm 2007, được xếp loại xuất sắc (10 điểm).
5) Báo cáo tổng kết đề tài
- Báo cáo tổng kết đề tài (bản chính chính thức và bản tóm tắt) để đưa
ra Hội đồng đánh giá, nghiệm thu; lưu tại Vụ Khoa học, công nghệ và môi
trường của Bộ GD&ĐT; lưu tại Thư viện của Học viện Quản lý giáo dục.
- Các bộ phiếu thu thập số liệu và các bộ phiếu hỏi (phục vụ cho hoạt
động khảo sát cơ cấu NCXH về đào tạo CBQLGD và thực trạng đào tạo
CBQLGD theo NCXH.


8
NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO
CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THEO NHU CẦU XÃ HỘI

1.1. TIẾP CẬN MỆNH ĐỀ “GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ
GIÁO DỤC THEO NHU CẦU XÃ HỘI”
1.1.1. Cán bộ quản lý giáo dục
1) Cán bộ quản lý
- Ở phương Tây, khi giao tiếp và đọc các tài liệu khoa học viết bằng tiếng
Anh, chưa thấy các nhà khoa học dùng cụm từ cán bộ lãnh đạo (CBLĐ) và cán
bộ quản lý (CBQL); mà chỉ dùng các từ “Manager” hoặc “Administrator” để chỉ
người quản lý, nhà quản lý và dùng “Leader” để chỉ người lãnh đạo, nhà lãnh
đạo. Tuy nhiên, khi dịch sang tiếng Việt thì phải hiểu là CBQL và CBLĐ, hoặ
c
với ngữ cảnh số nhiều thì được dịch là đội ngũ CBQL và đội ngũ CBLĐ.
- Ở phương Đông, Trung quốc có dùng cụm từ CBQL () và CBLĐ

(). Ở Việt Nam, cụm từ “cán bộ quản lý” và “cán bộ lãnh đạo” được
nhiều người sử dụng thường xuyên trong các văn bản và cả trong nhiều công
trình khoa học, nhưng nhiều nă
m về trước, chưa có sự lý giải tường minh về nội
hàm của các cụm từ đó. Cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam (2001), cụm từ “cán bộ quản lý” và “cán bộ lãnh đạo” được
coi là những khái niệm trong văn kiện của Đảng và các khái niệm đó được trình
bày trong cuốn “Tìm hiểu một số khái ni
ệm trong Văn kiện đại hội IX của Đảng”
do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2001[21]. Cụ thể:
+ “Cán bộ lãnh đạo là chỉ những người đứng đầu, phụ trách một tổ
chức, đơn vị, phòng trào nào đó do bầu cử hoặc chỉ định”[21; tr 74].
+ “Cán bộ quản lý là người mà hoạt động nghề nghiệp của họ hoàn toàn
hay chủ yếu gắn với việc thực hiện chức năng về quản lý; là người điều hành,
hướng dẫn, và tổ chức thực hiện những quyết định của cán bộ lãnh đạo”[21; tr 76].
9
+ “Trong nhiều trường hợp, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo
và cán bộ quản lý trùng lặp nhau”[21; tr 74]; “Trên thực tế, ở một số lĩnh vực và
phạm vi quy mô tổ chức nhỏ, cán bộ lãnh đạo cũng đồng thời là cán bộ quản lý
và ngược lại. Khi đó chức năng, nhiệm vụ trùng hợp, họ vừa ra quyết định, vừa t

chức thực hiện quyết định. Ở những cấp quản lý cao, sự phân chia giữa cán bộ
lãnh đạo và cán bộ quản lý trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt ở cấp vĩ mô” [21, tr 77].
Từ việc đưa ra nội hàm khái niệm CBQL nhằm hiểu được thấu đáo nội
dung văn kiện quan trọng của Đảng nêu trên; cho thấy đặc trưng để nhận diện
CBQL là hoạ
t động nghề nghiệp của người đó hoàn toàn hay chủ yếu gắn với
chức năng quản lý.
Từ các luận cứ trên, chúng tôi nhận thấy:
- Cán bộ quản lý là khái niệm dùng để chỉ những người mà hoạt động nghề

nghiệp của họ hoàn toàn hay chủ yếu gắn với việc thực hiện chức năng quản lý
trong m
ột tổ chức; nhằm điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện những
quyết định của cán bộ lãnh đạo tổ chức đó.
- Người đứng đầu, phụ trách một tổ chức, đơn vị, phòng trào nào đó thì
đương nhiên là cán bộ lãnh đạo của tổ chức, đơn vị đó; nhưng xét trong hệ thống
lớn hơn (chứa đựng các tổ chức,
đơn vị đang xem xét) thì họ chỉ là người quản
lý. Nhìn chung, nhiều cán bộ quản lý không phải là cán bộ lãnh đạo.
- Hai từ nghề nghiệp ở nội hàm khái niệm cán bộ quản lý nêu trên gợi ra và
cũng là sự khẳng định rằng: ai làm cán bộ quản lý thì việc thực hiện chức năng
quản lý là hoạt động nghề nghiệp của họ. Như vậy, những ai làm cán b
ộ quản lý
thì họ hoàn toàn hay chủ yếu phải đảm đương một nghề nghiệp trong xã hội, cho
nên phải đạo tạo nghề nghiệp đó cho họ là một yêu cầu tất yếu của xã hội và từ
đây thấy “quản lý là một nghề” là quan điểm đúng đắn.
2) Cán bộ quản lý giáo dục
Có thể hiểu CBQLGD là CBQL làm việc trong một cơ quan QLGD hoặc
trong một CSGD, nhằ
m điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện những quyết
định của CBLĐGD của cơ quan hoặc cơ sở đó.
Ngày nay, với sự phát triển đa dạng của giáo dục, CBQLGD không chỉ là
10
những công chức, viên chức nhà nước có chức năng liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hoạt động QLGD, mà còn bao gồm những người có chức trách
quản lý trong hệ thống các trường hoc ngoài công lập và trường học của các tổ
chức nước ngoài hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều
ước quốc tế, mà Việt Nam là thành viên ký kết những điều ước đó.
Trong đề tài này, v
ề cơ bản, chúng tôi chia CBQLGD một cách tương đối

thành bốn loại theo vị trí và chức năng công tác của họ. Đó là:
- CBQLGD có chức năng lãnh đạo giáo dục là chủ yếu: đó là những người
đứng đầu, phụ trách một cơ quan chuyên môn về giáo dục trong các cơ quan
quản lý hành chính nhà nước (QLHCNN) các cấp (như Chính phủ, Uỷ ban nhân
dân các cấp). Đó là Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT (gọi chung là
các cơ quan QLGD).
- CBQLGD có chức năng quản lý cơ sở giáo dục là chủ yếu: đó là những
người có chức trách quản lý cao nhất (kể cả người giúp việc cho người đó – cấp
phó) của một trường học, viện nghiên cứu, trung tâm giáo dục, (gọi chung là
cơ sở giáo dục - CSGD), hoặc là những người có chức trách quản lý cao nhất (kể
cả người giúp việc cho người đó – cấp phó) trong một đơn vị
của một CSGD
(như khoa, tổ bộ môn, trung tâm, phòng, ban, ).
- CBQLGD có chức năng tham mưu và giám sát hoạt động giáo dục là chủ
yếu: đó là những người làm việc trong các cơ quan QLHCNN, cơ quan QLGD
hoặc CSGD mà chức năng của họ chủ yếu là tham mưu cho CBLĐGD và
CBQLGD cấp cao hơn về xây dựng các công cụ cho hoạt động QLGD (luật
pháp, chính sách, điều lệ, quy chế, ); hoặc thực hiện thanh tra, kiể
m tra, giám
sát và tổ chức chỉ đạo các hoạt động giáo dục theo luật pháp, chính sách, điều lệ,
quy chế giáo dục. Những người này thường có chức danh chuyên viên cao cấp,
chuyên viên chính và chuyên viên trong các cơ quan hoặc cơ sở nêu trên.
- CBQLGD có sứ mệnh chính khách là chủ yếu: đó là một số ít người lãnh
đạo giáo dục “xuất sắc, có mức ảnh hưởng lớn, có tiếng nói, uy tín cao”[1, tr 75]
trong việc quyết định những vấn
đề trọng đại về giáo dục của đất nước (như phê
duyệt và ban hành luật pháp, chính sách, chiến lựơc phát triển giáo dục; ban
hành các nghị quyết, nghị định, quyết định, điều lệ, quy chế, ) trên phương
diện lãnh đạo và quản lý giáo dục cấp vĩ mô.
11

1.1.2. Đào tạo và đào tạo cán bộ quản lý giáo dục
1) Đào tạo
Đào tạo được hiểu là “quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho
người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, một cách có hệ
thống nhằm chuẩn bị cho người đó những thích nghị với cuộc sống và khả năng
nhận một sự phân công lạo động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triể
n
xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người” [23; tập 1, tr 735].
Tuỳ theo tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và cho lao động, người ta phân
biệt dạng đào tạo chuyên môn và dạng đào tạo nghề nghiệp, trong đó có đào tạo
cấp tốc, đào tạo chuyên sâu, đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, ;
đồng thời tổ chức quá trình đào t
ạo với các hình thức khác nhau như chính quy,
không chính quy, tại chức, chuyên tu, tập trung và từ xa, Các dạng và hình
thức đào tạo đó gắn bó và hỗ trợ cho nhau để đáp ứng nhu cầu của cá nhân, của
tập thể, của tổ chức và nói rộng ra là đáp ứng NCXH về đào tạo nguồn nhân lực
xã hội trong từng giai đoạn hoặc trong mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể.
2) Đào t
ạo cán bộ quản lý giáo dục
Về mặt lý luận, đã nói đến đào tạo là nói đến mục tiêu và chương trình đào
tạo, mà trong đó chương trình đào tạo phải gắn với một chuyên ngành đào tạo.
Xét trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này, cụm từ “đào tạo cán bộ quản lý
giáo dục”, trong hoàn cảnh thực tiễn về công tác tổ chức và cán bộ của Việ
t Nam,
được hiểu theo 2 khía cạnh về đối tượng và chương trình đào tạo dưới đây:
+ Đào tạo những người chưa từng làm CBQLGD theo mục tiêu của
một chương trình đào tạo chuyên ngành QLGD, để sau này họ có thể trở thành
CBQLGD làm việc trong các cơ quan QLGD hoặc trong những CSGD.
+ Đào tạo nâng cao trình độ cho những CBQLGD đương chức theo
mục tiêu của một chươ

ng trình đào tạo chuyên ngành QLGD để họ thực hiện tốt
hơn trọng trách quản lý của mình, hoặc tiếp tục đảm nhận trọng trách quản lý
cao hơn tại các cơ quan QLGD và các CSGD. Đào tạo hiểu theo khía cạnh này
có hình thức đào tạo bổ sung và cập nhật kiến thức màViệt Nam thường gọi là
bồi dưỡng (dạng đào tạo này không thuộc phạm vi nghiên cứu chính của đề tài).
12
Từ 2 khía cạnh trên, cho thấy đào tạo CBQLGD với mục tiêu làm cho
người học có được trình độ nhất định về lý luận và thực tiễn QLGD, nhằm tạo
tiềm năng làm CBQLGD (đối với những người chưa từng là CBQLGD) hoặc
nhằm tạo tiềm năng đảm nhận tốt hơn trọng trách quản lý hiện có, hoặc đảm
nhận trọng trách quản lý cao hơn (đố
i với những người đang là CBQLGD).
Từ giới hạn và phạm vi nghiên cứu (đã nêu tại phần mở đầu), đề tài này chỉ
tập trung nghiên cứu về đào tạo các trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ chuyên
ngành QLGD với các đối tượng chưa là CBQLGD và những người đang là
CBQLGD chưa được đào tạo chuyên ngành QLGD (không bàn về bồi dưỡng
cho CBQLGD); cho nên từ đây, trong báo cáo này, cụm từ
“đào tạo cán bộ
quản lý giáo dục” được hiểu là “đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục” theo
các trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.
Cũng cần nhấn mạnh rằng:
- Đào tạo chuyên ngành QLGD được hiểu là quá trình tác động đến một cá
nhân nhằm mục tiêu trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ, có trong một
chương trình đào tạo của chuyên ngành QLGD một cách có hệ th
ống; để chuẩn
bị cho người đó sau tốt nghiệp có đủ trình độ, năng lực đảm đương được trọng
trách của một CBQLGD (đối với những người chưa từng làm CBQLGD) và làm
tốt hơn trọng trách quản lý đang có hoặc đảm nhận được trọng trách quản lý cao
hơn (đối với các CBQLGD đương chức).
- Đào tạo chuyên ngành QLGD là dạng phối hợp về đào tạo chuyên môn và

nghề nghiệp, cũng là dạng đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu được thực hiện
theo nhiều phương thức tổ chức khác nhau như: chính quy, tại chức, chuyên tu, tập
trung và từ xa, tuỳ thuộc nhu cầu hiểu biết và nhu cầu lao động của người học,
vào nhu cầu sử dụng lao động của các tổ chức sử dụng nhân lực giáo dục; đồng
thời cũng tuỳ thu
ộc vào năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo (CSĐT).
1.1.3. Nhu cầu và nhu cầu xã hội
1) Nhu cầu
Nhu cầu được hiểu là “sự phản ánh khách quan các đòi hỏi về vật chất,
tinh thần và xã hội của đời sống con người phù hợp với trình độ phát triển KT-
13
XH trong từng thời kỳ”[23; tập 3
, tr 267]. Cũng có thể hiểu, nhu cầu là cái cần
có, cái mong đợi và cái cần tìm cho được để đáp ứng những đòi hỏi của con
người về vật chất, tinh thần và sự phát triển xã hội [14; tr 330, 239 và 741].
Có nhiều dạng nhu cầu dưới đây:
+ Xét về mặt chủ thể: có nhu cầu của cá nhân, nhu cầu của tập thể
(một nhóm người), nhu cầu của tổ ch
ức (một đơn vị hoặc một cơ quan) và nhu
cầu xã hội (tích hợp và tổng hoà các nhu cầu cá nhân, tập thể và tổ chức).
+ Xét về mặt hoạt động: có nhu cầu hiểu biết, nhu cầu lao động (được
lao động, lao động được, sử dụng lao động), nhu cầu trao đổi và nhu cầu giải trí.
+ Xét về mặt đối tượng: có nhu c
ầu vật chất, nhu cầu tinh thần và một
số nhu cầu khác.
+ Xét về mặt chức năng có: nhu cầu chính yếu và nhu cầu phụ.
+ Xét về mặt đạo lý: có nhu cầu hợp lý và nhu cầu không hợp lý.
+ Xét về mặt mức độ: có nhu cầu cấp thiết (phải đáp ứng ngay) và
nhu cầu chưa cấp thi
ết (chỉ là dạng nguyện vọng cần xem xét để đáp ứng).

+ Xét về mặt thời gian: có nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài.
+ Xét về mặt không gian: có nhu cầu riêng lẻ (chỉ thấy trên bình diện
một cá nhân, một tổ chức, một địa phương, một vùng miền hoặc một quốc gia
nào đó) và nhu cầu phổ biến (thấy có đối với mọi cá nhân, tổ ch
ức, địa phương,
vùng miền, quốc gia và cả quốc tế).
Chú ý:
- Nhu cầu có mối quan hệ với khả năng đáp ứng và phương thức thoả mãn
nhu cầu. Phạm trù nhu cầu thường đặt trong tương quan với phạm trù khả năng.
Nếu nhu cầu thuận với khả năng đáp ứng (trong tiếng Hán, nhu còn có một
nghĩa là thuận), thì nhu cầu đó có tính khả thi để
hiện thực. Ngược lại nếu nhu
cầu cao hơn khả năng đáp ứng thì tính khả thi kém để hiện thực.
- Nhu cầu hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử và là động lực
mạnh mẽ thúc đẩy phát triển xã hội. Xác định nhu cầu là vấn đề có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển KT-XH và trong quản lý
xã hội trước bối cảnh luôn luôn thay đổi.
14
- Xét về phương diện quốc gia, mức độ nhu cầu và phương thức thoả mãn
nhu cầu nói chung, về cơ bản, phụ thuộc vào trình độ phát triển xã hội mà trong
đó mấu chốt là trình độ quản lý các lĩnh vực hoạt động xã hội. Quản lý có tác
dụng điều tiết các nhu cầu, đề xuất các phương thức và thực hiện các giải pháp
để đáp ứng nhu cầu. Trong quản lý một lĩ
nh vực xã hội nào đó, người quản lý
phải xem xét tổng hoà các nhu cầu để xây dựng chiến lược hành động, nhằm
điều tiết (hạn chế hoặc kích cầu) và nhìn chung là để tìm ra phương thức tối ưu
để đáp ứng nhu cầu một cách phù hợp với khả năng bản mình, của tổ chức mình
và phù hợp với điều kiện KT-XH. Không nên vạch ra chiến lược hành động
thoát ly các nhu cầ
u, càng không nên có chiến lược hành động vượt quá khả

năng đáp ứng và không chỉ ra được các phương thức thoả mãn nhu cầu.
2) Nhu cầu xã hội (NCXH)
NCXH về một lĩnh vực hoạt động xã hội nào đó được hiểu là sự phản ánh
khách quan các đòi hỏi chung mang tính đại diện xã hội về mục tiêu, nội dung,
phương thức tổ chức và đặc biệt là kết quả của lĩnh vực hoạt động đó một cách
phù hợp với trình độ phát triển KT-XH trong từng thời kỳ cụ thể.
Tính ch
ất xã hội của nhu cầu thể hiện chủ yếu ở tính riêng lẻ hay phổ biến,
tính cục bộ hay tính tổng thể, tính trước mắt hay lâu dài, tính phù hợp hay không
phù hợp với trình độ phát triển KT-XH và tính khả thi hay không khả thi (có khả
năng hoặc không có khả năng đáp ứng nhu cầu),
NCXH gắn với yêu cầu xã hội. Về phương diện xã hội, đến một lúc nào đó
NCXH sẽ trở thành yêu c
ầu của xã hội. Ví dụ: nhu cầu về số lượng, cơ cấu và
chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH trong một giai đoạn nào đó sẽ
đặt ra cho các CSĐT những yêu cầu cụ thể về số lượng, cơ cấu và mẫu hình
nhân cách của nguồn nhân lực mà các CSĐT phải thực hiện.
3) Cơ cấu hình thành nhu cầu xã hội
NCXH tuy có chủ thể là xã hội, nh
ưng nó lại là sự tích hợp và tổng hoà các
chủ thể nhu cầu cá nhân, tập thể và tổ chức (một tổ chức hoặc cả hệ thống các tổ
chức xã hội). Nói cách khác, NCXH được hình thành từ nguyện vọng của các
thành phần cấu thành xã hội (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, địa phương, quốc gia,
15
khu vực và toàn cầu) về hiểu biết, giao tiếp, trao đổi, giải trí và lao động, Mặt
khác, nó còn hình thành từ các yêu cầu phát triển một lĩnh vực hoặc của mọi lĩnh
vực hoạt động xã hội (như chính trị, kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục và KH&CN,
) để xã hội được duy trì và phát triển. Lúc này cơ cấu nhu cầu hình thành từ
nguyện vọng của giai cấp, các tầng lớp cư dân, tôn giáo, truyền thống và b
ản

sắc văn hoá, vùng lãnh thổ và từ đặc điểm về yêu cầu phát triển KT-XH trong
từng thời kỳ cụ thể.
Mỗi dạng NCXH lại có cơ cấu riêng của nó. Ví dụ, NCXH về đào tạo
nguồn nhân lực (dạng nhu cầu tích hợp và tổng hoà từ nhu cầu hiểu biết và nhu
cầu lao động trong xã hội) được hình thành không những từ đòi hỏi của các tổ
ch
ức sử dụng nhân lực; mà còn là đòi hỏi của đối tượng đào tạo (người học) về
nguyên vọng lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng trên cơ sở chương trình, nội
dung, phương pháp, hình thức và các điều kiện tổ chức đào tạo; để họ đạt tới
điều đòi hỏi như mục tiêu đào tạo đã đề ra. Lúc này c
ơ cấu của nhu cầu hình
thành không những từ các đòi hỏi của người học, mà còn từ các đòi hỏi của các
tổ chức sử dụng lao động về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức và đánh giá kết quả trong đào tạo nguồn nhân lực ở các bình
diện quốc tế, quốc gia, địa phương và đặc biệt là CSĐT.
1.1.4. Nhu cầu xã hội về giáo dục và về đào tạo cán bộ quản lý giáo dục
1.1.4.1. Nhu cầu xã hội đối với giáo dục
NCXH về giáo dục được hiểu là sự phản ánh khách quan các đòi hỏi chung
mang tính đại diện xã hội về triển khai hoạt động giáo dục và về kết quả giáo
dục (chất lượng và hiệu quả) phù hợp với trình độ phát triển KT-XH của quốc
gia và của thời đại trong mỗi giai đoạn và trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể.
Nhìn chung NCXH trong lĩnh vực giáo dục bao hàm cả nhu cầu nội sinh
của ngành giáo dục về những vấn đề chủ yếu dưới đây:
- Các định chế giáo dục (luật pháp, chính sách, điều lệ, quy chế, ) phù
hợp với lý luận và sát với thực tiễn phát triển giáo dục của quốc gia và quốc tế,
để điều chỉnh mọi hoạt động giáo dục.
16
- Hệ thống giáo dục quốc dân hợp lý để đảm bảo cho hoạt động quản lý và
hoạt động giáo dục theo đúng nguyên lý và phương châm giáo dục của Đảng,
nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục.

- Có được sự huy động hợp lý và đầu tư tối ưu về tài chính, cơ sở vât chất,
phương tiện thông tin và truyền thông cho các hoạt động giáo dục, để đáp ứng
được các yêu cầu đổ
i mới và phát triển giáo dục, góp phần phát triển KT-XH.
- Môi trường giáo dục thuận lợi, cả nước là một xã hội học tập, trong đó có
sự tham gia tích cực của mọi thành phần xã hội có hưởng lợi từ giáo dục vào các
hoạt động giáo dục.
- Bộ máy quản lý giáo dục mạnh và có được đội ngũ nhân lực giáo dục
(nhà giáo và CBQLGD) luôn luôn được nâng cao về trình độ kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp và nghi
ệp vụ để họ luôn luôn thích ứng với yêu cầu đổi mới và phát
triển giáo dục.
- Chất lượng và hiệu quả giáo dục mỗi ngày một cải thiện hơn; nghĩa là kết
quả của hoạt động giáo dục (nhân cách lực lượng lao động xã hội - sản phẩm
chủ yếu của giáo dục) phù hợp với mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển
KT-XH và sự phát huy tác dụng c
ủa các kết quả đó mỗi ngày một cao hơn.
- Một vấn đề quan trọng có tính thời sự về NCXH đối với giáo dục trong
giai đoạn hiện nay là đào tạo theo NCXH, trong đó đặc biệt là đào tạo nhà giáo
và đào tạo CBQLGD theo NCXH (vấn đề đặt ra để nghiên cứu của đề tài này).
1.1.4.2. Cơ cấu nhu cầu xã hội về đào tạo cán bộ quản lý giáo dục

NCXH về đào tạo CBQLGD được hiểu là sự phản ánh khách quan các đòi
hỏi mang tính xã hội về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình
thức tổ chức triển khai đào tạo, các chính sách đào tạo và sử dụng người qua đào
tạo một cách phù hợp với những yêu cầu nhân lực của sư nghiệp phát triển giáo
dục và phù hợp với trình độ phát triển KT-XH trong từng thời kỳ cụ thể
.
Nhu cầu đào tạo CBQLGD là dạng nhu cầu có sự tích hợp và tổng hoà của
dạng nhu cầu hiểu biết với nhu cầu lao động. Chủ thể của dạng nhu cầu hiểu

biết ở đây là người học; nhìn chung họ có đòi hỏi chính đáng được nâng cao
trình độ (hiểu biết hệ thống tri thức, củng cố và rèn luyện kỹ năng và hình thành
17
những thái độ đúng đắn) về giáo dục và về QLGD; để họ có những tiềm năng
đảm nhận một chức trách về QLGD (đối với những người chưa làm CBQLGD)
và có những tiềm năng đảm nhận tốt hơn chức trách đang có hoặc một chức
trách cao hơn (đối với những người đang là CBQLGD). Chủ thể của nhu cầu lao
động ở đây trướ
c hết là của cá nhân người học (họ cần có kiến thức, kỹ năng để
đảm nhận một chức trách QLGD). Tiếp đó, đáng chú ý hơn, chủ thể của nhu cầu
lao động còn là các cơ quan QLGD (cơ quan chuyên môn của các cơ quan quản lý
hành chính nhà nước) và các CSGD. Những tổ chức này có nhu cầu đội ngũ nhân
lực đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên ngành QLGD, luôn đủ về số lượng và
phù hợ
p về cơ cấu, nhằm đáp ứng thực tiễn đổi mới và phát triển giáo dục trong
bối cảnh KT-XH luôn luôn thay đổi.
Cơ cấu của NCXH về đào tạo CBQLGD được hình thành từ sự tích hợp và
tổng hoà giữa nhu cầu của từng cá nhân người học với nhu cầu của tổ chức sử
dụng lao động. Nói cách khác, khi xác định nhu cầu đào tạo CBQLGD, phải
nhận biế
t được sự tích hợp và tổng hoà giao thoa giữa nhu cầu của người học
với nhu cầu lao động của các tổ chức sử dụng nhận lực giáo dục có trình độ đào
tạo về chuyên ngành QLGD.
Phương thức đáp ứng NCXH về đào tạo CBQLGD là phải dựa trên cơ sở
quan điểm và đường lối lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về quản lý
nguồ
n nhân lực và công tác tổ chức cán bộ; nhằm tìm ra các giải pháp triển khai
đào tạo một cách khả thi, để phối hợp được tối đa năng lực của các CSĐT, năng lực
của mỗi cá nhân người học, với sự tham gia của các tổ chức sử dụng CBQLGD.
Qua phân tích trên, có thể nhận biết cơ cấu NCXH về đào tạo chuyên

ngành QLGD bao gồm các thành tố chủ yếu:

1) Nhu cầu hiểu biết của người học.
Nhu cầu hiểu biết của người học theo các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ
chuyên ngành QLGD có cơ cấu:
- Nhu cầu được học.
Nhu cầu được học phản ánh những đòi hỏi của người học được tiếp cận và
được lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng về giáo dục, QLGD nói chung và quả
n lý

×