Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

điều tra thực trạng sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề trong thanh niên dân tộc thiểu số nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số giai đoạn cnh-hđh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 131 trang )


UỶ BAN DÂN TỘC










BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN

ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG THANH NIÊN DÂN TỘC
THIỂU SỐ NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIAI ĐOẠN CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ




Chủ nhiệm đề tài: KS. Võ Văn Bảy
Thư ký đề tài: Ths. Phạm Thị Thuý Hà








7475
05/9/2009

HÀ NỘI – 2008



1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN
Dạy nghề cho thanh niên là một chủ trương lớn, là một nhiệm vụ có
tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho
phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta tiến lên ngang tầm các nước tiên
tiến trên thế giới và khu vực. Do tính chất quan trọng và cấp thiết của công
tác dạy nghề cho thanh niên, ngày 29 tháng 11 năm 2006 Quố
c hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI đã thông qua Luật dạy nghề.
Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng nhất cho việc phát triển công tác dạy
nghề đồng bộ, thống nhất để từng bước phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng
tốt các yêu cầu phát triển đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu của dạy nghề là đào t
ạo đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp
cho sản xuất, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo,
có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật cao và tác phong công
nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người học nghề có khả năng tự tạo được
việc làm hoặc tìm kiếm được việc làm trên thị
trường lao động, góp phần
thực hiện mục tiêu đến năm 2010 cả nước có 40% lao động đã qua đào tạo,

trong đó có 26% lao động đã qua dạy nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tháng 7 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam đã thông qua nghị quyết về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông
thôn (Tam nông). Theo đó, vấn đề đào tạo chuyên môn kỹ thu
ật sản xuất
nông nghiệp, đào tạo nghề cho người lao động trong nông nghiệp, nông
thôn, nhất là ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc được xác định là
quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ chiến lược cả trước mắt và lâu dài nhằm
phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Theo báo cáo gần đây của Bộ Lao động, TB&XH, tính đến cuối năm
2007 cả nước có 55 trường Cao đẳng, 170 trường Trung cấ
p nghề đã dạy
nghề cho 1.436.500 người (trong đó cao đẳng nghề 29.500 người; Trung
cấp nghề 151.000 người; dạy nghề dài hạn 125.000 người; sơ cấp nghề, dạy
nghề ngắn hạn và dạy nghề thường xuyên 1.131.000 người). Tuy nhiên,
những con số này không phản ánh được số lượng người DTTS, nhất là lực
lượng lao động thanh niên dân tộc đã qua đào tạo nghề và được sử dụng
sau đào t
ạo nghề.
Những năm gần đây, trong nước đã có một số nghiên cứu về tình
hình sử dụng nguồn nhân lực nhưng các nghiên cứu này mới chỉ tập trung
giải quyết một số mục tiêu như: Đánh giá quá trình chuyển đổi cơ cấu lao
động trong nông nghiệp, nông thôn; Đánh giá tình hình việc làm và thu

2
nhập của lao động nông thôn; Đánh giá tình hình di cư lao động từ nông
thôn ra thành thị, đánh giá về công tác đào tạo nghề phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu
nào về tình hình đào tạo nghề cho thanh niên DTTS và sử dụng lao động

thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề, nhất là ở vùng TDMNPB, vùng Tây
Nguyên và vùng ĐBSCL là những vùng có nhiều đồng bào DTTS sinh
sống. Do vậy, công tác hoạch định chiế
n lược và xây dựng chính sách đào
tạo cũng như sử dụng lao động là thanh niên DTTS đã qua đào tạo gặp
những khó khăn nhất định về thông tin và luận cứ khoa học.
Đào tạo nghề cho thanh niên DTTS và sử dụng có hiệu quả lao động
thanh niên là DTTS đã qua đào tạo là vấn đề có ý nghĩa rất lớn, một mặt
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng có nhiều đồng bào
DTTS sinh số
ng, một mặt góp phần cải thiện mặt bằng dân trí, rút ngắn
chênh lệch về trình độ giữa miền núi với miền xuôi, giữa đồng bào DTTS
với dân tộc đa số. Nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch
định chính sách đào tạo nghề và sư dụng lao động thanh niên các DTTS đã
qua đào tạo nghề, việc triển khai dự án nghiên cứu: “Điều tra thực trạng sử

dụng lao động đã qua đào tạo nghề trong thanh niên dân tộc thiểu số nhằm
đề xuất các giải pháp nâng cao đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu
số giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá” có ý nghĩa quan trọng và
mang tính cấp thiết.
2. MỤC TIÊU DỰ ÁN
+ Điều tra đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên DTTS ở
một số địa bàn trọng điểm.
+ Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng lao động thanh niên DTTS đã
qua đào tạo nghề ở một số địa bàn trọng điểm.
+ Đề xuất các giải pháp, chính sách sử dụng có hiệu quả lao động
thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề trong giai đoạ
n tới.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA
3.1. Đối tượng điều tra

+ Thanh niên DTTS từ 16 đến 35 tuổi đã qua đào tạo nghề đã có việc
làm đúng nghề đào tạo, đang làm việc trái nghề và chưa có việc làm ở các
địa bàn chọn điểm.
+ Thanh niên DTTS chưa được đào tạo nghề ở các địa bàn chọn
điểm điều tra.
+ Các cơ sở đào tạo nghề (trường dạy nghề, trung tâm dạy ngh
ề và
xúc tiến việc làm, các tổ chức, doanh nghiệp có các hoạt động đào tạo
nghề) ở các địa bàn chọn điểm điều tra.

3
+ Các chủ thể sử dụng lao động (doanh nghiệp, trang trại, các cơ sở
tư nhân, cá thể) ở các địa bàn chọn điểm.
+ Lãnh đạo chính quyền, ban ngành, đoàn thể ở địa phương cấp tỉnh,
cấp huyện, cấp xã (lãnh đạo UBND tỉnh, huyện, xã; lãnh đạo Sở Nội vụ; Sở
NN và PTNT; Sở Giáo dục; Sở LĐ-B&XH, Sở Y tế; Lãnh đạo tổ chức
Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hộ
i phụ nữ các cấp. Lãnh đạo các phòng
ban ở cấp huyện như: Phòng Nội vụ; Phòng NN&PTNT hoặc Phòng Kinh
tế; Phòng LĐ-TB&XH; Phòng Giáo dục; Phòng Y tế ở các địa bàn chọn
điểm điều tra.
3.2. Phạm vi điều tra
3.2.1. Về nội dung
+ Tình hình đào tạo nghề cho thanh niên DTTS ở các địa bàn chọn
điểm điều tra.
+ Tình hình sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề.
+ Các giải pháp, chính sách sử dụ
ng có hiệu quả lao động thanh niên
DTTS đã qua đào tạo nghề.
3.2.2. Về không gian

Dự án điều tra tại 3 tỉnh đại diện cho 3 vùng có nhiều đồng bào
DTTS, trong đó:
+ Vùng Tây Bắc chọn tỉnh Lào Cai làm đại diện.
+ Vùng Tây Nguyên chọn tỉnh Đắk Lắk làm đại diện.
+ Vùng ĐBSCL chọn tỉnh Sóc Trăng làm đại diện.
3.2.3. Về thời gian
+ Các thông tin, tư liệu, số liệu được thu thập trong khoảng thời gian
3 n
ăm, từ năm 2005 đến năm 2007, không kể các chủ trương, chính sách.
+ Thời gian thực hiện dự án: Năm 2008.
IV. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Nhằm đạt các mục tiêu đặt ra của dự án, các thông tin, tư liệu, số liệu
thứ cấp cần được thu thập gồm:
+ Các thông tin, tư liệu, số liệu về tình hình kinh tế-xã hội các tỉnh
điều tra qua 3 năm gần đây: Tình hình đất đai, tình hình dân số và lao động,
các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu (GDP, cơ cấu kinh tế, tăng tr
ưởng kinh
tế, tình hình thu nhập dân cư, tình hình đói nghèo…)

4
+ Các thông tin, tư liệu, số liệu về tình hình phân bổ và sử dụng lao
động: Lao động thường xuyên làm việc trong các ngành kinh tế, tình hình
việc làm, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động….ở các địa bàn điều tra 3 năm
gần đây.
+ Các thông tin, tư liệu, số liệu về tình hình phát triển hệ thống đào
tạo nghề ở các địa bàn điều tra qua 3 năm gần đây.
+ Kết quả
đào tạo nghề cho thanh niên DTTS, tình hình sử dụng lao
động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề…ở các địa bàn điều tra 3 năm

gần đây.
+ Các chính sách của địa phương nhằm khuyến khích đào tạo nghề
và sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề ở các địa bàn
điều tra.
Các thông tin, tư liệu, số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ lãnh
đạo địa phươ
ng năng, cơ quan thống kê, các báo cáo đã công bố, các công
trình nghiên cứu đã công bố và truy cập Internet…
2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
2.1. Chọn mẫu điều tra
Tại mỗi tỉnh ngoài việc thu thập các thông tin, tư liệu chung liên
quan đến các nội dung điều tra của dự án tiến hành điều tra sâu tại 1xã:
Tỉnh Lào Cai điều tra tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng; Tỉnh Đắk Lắk
đi
ều tra sâu tại xã ĐắcNuê huyện Lăk; Tỉnh Sóc Trăng điều tra sâu tại xã
Lâm Kiết huyện Thạnh Trị.
Tổng lượng mẫu điều tra tại 3 tỉnh chọn điểm là 249 mẫu, bao gồm:
12 cơ sở dạy nghề, mỗi tỉnh 4 cơ sở; 12 DN có sử dụng thanh niên DTTS
đã qua đào tạo nghề, mỗi tỉnh điều tra 4 DN; 90 cán bộ lãnh đạo chính
quyền các cấp đị
a phương, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể; lãnh đạo các cơ
sở đào tạo nghề; lãnh đạo các DN, mỗi tỉnh 30 người; 75 thanh niên là
người DTTS đã qua đào tạo nghề, mỗi tỉnh 25 người (15 lao động đã qua
đào tạo nghề được làm việc đúng nghề, 5 lao động đã qua đào tạo nghề
đang làm việc trái nghề, 5 lao động đã qua đào tạo nghề nhưng chưa có
việ
c làm); Điều tra 60 thanh niên là người DTTS chưa qua đào tạo nghề,
mỗi tỉnh 20 người (15 lao động chưa đào tạo nghề đang có việc làm và 5
lao động chưa có việc làm).
Phương pháp chọn mẫu: Nhóm điều tra cùng với lãnh đạo một số cơ

quan liên quan để đánh giá tổng quan về tình hình đào tạo, tình hình sử
dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề, lập danh sách các cơ
sở đào t
ạo, các DN có sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo
nghề sau đó tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên.

5
Đối với các đối tượng thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề và chưa
qua đào tạo nghề, các đoàn công tác làm việc với lãnh đạo chính quyền địa
phương, lãnh đạo tổ chức Đoàn thanh niên ở xã lập danh sách, sau đó tiến
hành lẫy mẫu ngẫu nhiên, không lặp lại.
2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu sơ cấp
Các thông tin, tư liệu, số liệu sơ cấp được thu thập bằng các phươ
ng
pháp sau đây:
+ Điều tra xã hội học theo hệ thống biểu mẫu soạn sẵn đã qua các
cuộc hội thảo lấy ý kiến góp ý và chuẩn hoá.
+ Phương pháp điền dã dân tộc học.
+ Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Tại các
địa bàn điều tra, các đoàn công tác tổ chức các cuộc hội thảo với các đối
tượng thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề và chưa qua đào tạo ngh
ề để
thu thập các thông tin mới liên quan đến nội dung cần làm rõ của dự án.
+ Hội thảo tại địa phương: Tại các tỉnh, các đoàn công tác đã phối
hợp với địa phương tổ chức các hội thảo tại tỉnh để thu thập các thông tin
liên quan đến các nội dung cần làm rõ của dự án. Thành phần tham dự gồm
lãnh đạo và chuyên viên các cơ quan: Ban dân tộc, Sở Nội vụ, Sở LĐ-
TB&XH; Sở
NN & PTNT; Sở KH&ĐT, Sở Giáo dục và đào tạo; Một số
cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh; BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
Các thông tin, tư liệu, số liệu điều tra sau khi được kiểm tra, loại bỏ
những thông tin sai lệch, các thông tin, số liệu không đại diện được nhập
vào máy tính trên phần mềm EXCEL theo các Form thiết kế cho từng loại
biểu mẫu và x
ử lý theo hệ thống các chỉ tiêu đầu ra cần thiết cho các nội
dung phân tích.
4. Phương pháp phân tích
4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình
hình đào tạo vầ sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo ở các địa
bàn chọn điểm. Qua đó rút ra những kết luận về kết quả đào tạo và kết quả
sử d
ụng lao động thanh niên dân tộc đã qua đào tạo nghề.
4.2. Phương pháp phân tích so sánh
Phương pháp này được vận dụng để phân tích so sánh biến động về
tình hình đào tạo và sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo qua
một chuỗi thời gian 3 năm để rút ra các kết luận.

6
4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Chủ nhiệm dự án mời một số chuyên gia am hiểu về lĩnh vực đào tạo
và sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề viết 10 chuyên
đề khoa học liên quan đến các nội dung dự án. Các đoàn công tác đã có các
cuộ phỏng vấn, toạ đàm, trao đổi với một số vị lãnh đạo, các nhà nghiên
cứu và các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm xây dựng chiến lược, ho
ạch
định chính sách đào tạo và sử dụng lao động là thanh niên đã qua đào tạo
để thu thập các ý kiến tư vấn về các vấn đề liên quan đến các nội dung cần
làm rõ của dự án.

4.4. Phương pháp phân tích chính sách
Phương pháp này được vận dụng để phân tích các ưu điểm, nhược
điểm và các vấn đề cần hoàn thiện của hệ thống chính sách hiện hành liên
quan đến công tác đào tạo nghề cho thanh niên DTTS và sử d
ụng lao động
là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề.
5. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH
Các thông tin, tư liệu, số liệu được phân tích theo 2 nhóm chỉ tiêu
chủ yếu sau đây:
* Nhóm các chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho
thanh niên DTTS ở các địa bàn điều tra:
- Tình hình đào tạo nghề cho thanh niên DTTS trên phạm vi cả nước
và các địa bàn chọn điểm.
- Kết quả đào tạo nghề trên phạm vi cả nước và ở các địa bàn chọn
điểm điều tra: Số lượng, ch
ất lượng, cơ cấu nghề đào tạo.
- Tình hình đầu tư cho công tác đào tạo nghề cho công tác đào tạo
nghề nói chung, ở các địa bàn chọn điểm điều tra nói riêng.
- Các chính sách liên quan đến công tác đào tạo nghề cho thanh niên
DTTS nói chung và ở các địa bàn chọn điểm điều tra.
- Đánh giá của lãnh đạo địa phương về công tác đào tạo nghề cho
thanh niên DTTS trong những năm gần đây.
- Ý kiến, nguy
ện vọng của thanh niên đã qua đào tạo nghề và chưa
qua đào tạo nghề ở các địa bàn nghiên cứu.
- Những khó khăn, thuận lợi đối với công tác đào tạo nghề cho thanh
niên DTTS ở các địa bàn chọn điểm điều tra.
* Nhóm các chỉ tiêu đánh giá thực trạng sử dụng lao động thanh
niên DTTS đã qua đào tạo nghề ở các địa bàn điều tra:
- Tỷ lệ sử

dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề ở các
địa bàn chọn điểm điều tra.

7
- Tình hình sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề
phân theo nghề đào tạo.
- Tỷ lệ thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề chưa có việc làm. Các
nguyên nhân không tìm kiếm được việc làm của lao động thanh niên DTTS
đã qua đào tạo nghề.
- Tỷ lệ lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề được thu hút
vào các loại hình tổ chức sản xuất.
- Tỷ lệ thanh niên tự tạo được việc làm sau đ
ào tạo ở các địa bàn
chọn điểm điều tra.
- Năng lực tự tạo nghề của thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề ở
các địa bàn chọn điểm điều tra.
- Tình hình việc làm và thu nhập của thanh niên DTTS đã qua đào
tạo nghề ở các địa bàn chọn điểm điều tra.
- Đánh giá của lãnh đạo địa phương, lãnh đạo các doanh nghiệp về
tỷ lệ thanh niên DTTS có việc làm ngay sau đào tạo nghề ở các địa bàn
chọn điểm điều tra.
- Đánh giá của thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề và chưa qua
đào tạo nghề về tỷ lệ thanh niên DTTS có việc làm sau khi được đào tạo
nghề ở các địa bàn chọn điểm điều tra.
- Nguyện vọng và kiến nghị của thanh niên DTTS đã qua đào tạo
nghề ở
các địa bàn chọn điểm điều tra.
- Những khó khăn chính trong việc tìm kiếm việc làm và tự tạo việc
làm của lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghể ở các địa bàn chọn
điểm điều tra.

- Những điểm chưa phù hợp của hệ thống chính sách trợ giúp thanh
niên DTTS đã qua đào tạo nghề tự tạo việc làm.

8
Phần thứ nhất
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DTTS
1. Một số khái niệm
1.1. Thanh niên DTTS
Điều 1 Bộ Luật Thanh Niên được Quốc hội nước ta thông qua tại kỳ
họp thứ 8 Quốc hội khoá 11 đã đưa ra định nghĩa: “Thanh niên là công dân
Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”[1]. Từ định nghĩa này,
khái niệm về thanh niên DTTS được hiểu như sau: “Những người trong
cộng đồng các DTTS là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tu
ổi gọi là
thanh niên DTTS”. Việc phân biệt khái niệm thanh niên nói chung với khái
niệm thanh niên DTTS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các
chủ trương, chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng
các DTTS nhằm xoá dần những chênh lệch trong sự phát triển kinh tế-xã
hội giữa các dân tộc đông người và các DTTS.
1.2. Nghề
Theo nghĩa tiếng Việt, thuật ngữ nghề là một thành phần tạo nên các
từ ghép nh
ư: Tay nghề, làm nghề, lành nghề, hành nghề… Trong tiếng Việt
từ nghề ghép với từ nghiệp thành từ nghề nghiệp, từ này có thể dùng dưới
dạng danh từ để chỉ nghề theo một cách nói khái quát không gắn với một
nghề cụ thể nào, cũng có thể dùng làm định ngữ như hoạt động nghề

nghiệp, giáo dục nghề nghiệp.
Nghề là thuật ngữ chung chỉ hoạt
động lao động chân tay và trí óc
chuyên làm có thể giúp người ta một phương tiện kiếm sống. Nghề có thể
thiên về thủ công hoặc trí tuệ, có thể là tự người lao động tạo ra hoặc làm
làm công ăn lương, làm thuê. Nghề có thể đơn giản hoặc phức tạp, có thể
được đào tạo hoặc không được đào tạo. Phần lớn các nghề thuộc loại làm
công ăn lương, thường có trình độ quy định theo bậ
c từ thấp đến cao và đòi
hỏi được đào tạo. Thuật ngữ nghề thường đi kèm theo một danh từ cụ thể
để chỉ một lĩnh vực, phạm vi và cả trình độ hoạt động như: nghề thợ tiện,
nghề cơ khí, nghề kỹ sư, nghề y tá…. Để làm phong phú thêm tiếng Việt và
có sự phân biệt rõ nghĩa hơn về các từ ngữ này, nên chăng chúng ta dùng từ

nghề để chỉ các nghề đơn giản thiên về thủ công, thực hành, còn dùng từ
nghề nghiệp để chỉ các nghề phức tạp thiên về trí tuệ.

9
Từ Nghiệp có gốc là chữ Hán, có nghĩa là nghề hay ngành, như nông
nghiệp là nghề nông, lâm nghiệp là nghề rừng hay chuyên nghiệp có nghĩa
là chuyên ngành nghề .
Theo từ điển tiếng Việt, Nghề là công việc chuyên làm theo sự phân
công lao động xã hội (ví dụ: nghề dạy học, nghề nông). Nghề là phương
tiện tạo ra thu nhập bằng vật chất, hay tiền bạc để đảm bảo cuộc sống cho
con người và tiế
p tục làm nghề.
Theo chúng tôi, thuật ngữ Nghề nghiệp nên hiểu là các nghề phức
tạp thiên về trí tuệ có trình độ cao hơn, bao giờ cũng đòi hỏi phải được đào
tạo, nhiều khi lâu dài, luôn gắn với cơ hội thăng tiến trong nghề của con
người, vì trong thành phần từ ghép này có chữ nghiệp, hiểu theo nghĩa sự

nghiệp, kế nghiệp (kế tục sự nghiệp)
“Ngh
ề nghiệp” là một trong những khái niệm cơ bản thể hiện bản
chất của việc làm trong nền kinh tế hiện đại, tuy nhiên lại không có ý nghĩa
nhiều trong nền kinh tế truyền thống. Trong nền kinh tế mà công việc được
trả công chiếm ưu thế, công việc có thể phân loại theo các chức năng và
nhiệm vụ. Mỗi người lao động sẽ được phân công làm việc trong các ngành
nghề khác nhau phù hợp với kh
ả năng của họ.
Nghề nghiệp được hình thành trên cơ sở nhóm chức năng, mức độ
hiểu biết. Năng lực và kinh nghiệm của người lao động sẽ đạt được thông
qua trình độ tay nghề và kiến thức. Các nghề có xu hướng yêu cầu người
lao động đạt được những trình độ nhất định thông qua các chương trình đào
tạo căn bản và tại các cơ sở đào t
ạo có độ tin cậy cao. Mặc dù có nhiều
nghề nghiệp phổ biến rộng rãi và đã tồn tại khá dài, nhưng chúng khác
nhau bởi các điều kiện cụ thể và chúng không thể tồn tại mãi được do có sự
thay đổi và phát triển của của công nghệ. Do đó, nghề nghiệp này có thể bị
lạc hậu để nhường chỗ cho sự xuất hiện của những nghề nghiệp mới.
1.3
Đào tạo và đào tạo nghề
1.31. Đào tạo
Theo cách giải thích của Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, về
cơ bản thì đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo
dục đạo đức, nhân cách. Kết quả và trình độ được đào tạo của một người
còn do việc tự đào tạo của người đó thể hiện ra ở vi
ệc tự học và tham gia
các hoạt động xã hội, lao động sản xuất rồi tự rút kinh nghiệm của người đó
quyết định. Chỉ khi nào quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào
tạo một cách tích cực, tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao. Tuỳ

theo tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và cho lao động, người ta phân biệt
đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề nghiệ
p. Hai loại này gắn bó và hỗ trợ
cho nhau với những nội dung do các đòi hỏi của sản xuất, của các quan hệ
xã hội, của tình trạng khoa học, kỹ thuật và văn hoá của đất nước. Khái

10
niệm giáo dục nhiều khi bao gồm cả khái niệm đào tạo. Khái niệm về đào
tạo đã được nêu ra trong Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam như sau:
Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho
người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách
có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cu
ộc sống và khả năng
nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc
phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. [26]
Từ khái niệm trên đây cho thấy đào tạo chính là quá trinh hình thành
nhân cách, hình thành các tri thức, kỹ năng kỹ xảo cho từng con người để
họ có thể đáp ứng được các yêu cầu phát triển bản thân và xã hội.
1.3.2. Đào tạo nghề
Có thể
hiểu khái niệm đào tạo nghề như sau: Đào tạo nghề là một
quá trình hoạt động nhằm trang bị cho một con người cụ thể nào đó những
kiến thức chuyên môn kỹ thuật ở những cấp độ nhất định để giúp cho họ có
thể tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động.
Trên thực tế hiện nay có nhiều loại hình đ
ào tạo: Tập huấn kỹ thuật,
đào tạo cấp tốc, đào tạo chuyên sâu, đào tạo cơ bản, đào tạo lại, đào tạo
ngắn hạn, đào tạo từ xa Tất cả các hoạt động đó đều nhằm trang bị cho
một con người cụ thể nào đó những sự am hiểu nhất định về chuyên môn,
kỹ thuật để thực hiệ

n các công việc phù hợp với chuyên môn kỹ thuật mà
họ đã được đào tạo.
1.4. Việc làm và thất nghiệp
1.4.1. Việc làm
Việc làm là các hoạt động tạo ra nguồn thu nhập cho con người. Tuy
nhiên các hoạt động tạo ra nguồn thu nhập đó phải được xã hội thừa nhận
thì mới được gọi là việc làm. Chính vì vậy, trong điều 13 Chương 2 Bộ luật
Lao động của nước ta được Quố
c hội thông qua ngày 23/6/1994 đã đưa ra
định nghĩa về việc làm như sau: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm [1]. Theo khái
niệm này khái niệm về việc làm được hiểu phải là các hoạt động tạo ra
nguồn thu nhập nhưng các hoạt động tạo ra thu nhập đó phải được pháp
luật thừa nhận.
1.4.2. Thấ
t nghiệp
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về thất nghiệp như sau: Thất
nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm nhưng không tìm
được việc làm. Có nhiều cách phân loại thất nghiệp, theo các nhà kinh tế,
có thể phân loại thất nghiệp như sau:

11
- Thất nghiệp tạm thời: Đó là tình trạng người lao động bị mất việc
làm tạm thời.
- Thất nghiệp vĩnh cửu: Đó là tình trạng người lao động mong muốn
có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm trong mọi trường hợp.
- Thất nghiệp tự nhiên: Đó là tình trạng thất nghiệp không thể giảm
được trong bất kỳ một nền kinh tế năng động nào.
- Th
ất nghiệp tự nguyện: Đó là tình trạng thất nghiệp do ở một mức

lương nào đó người lao động không chấp nhận làm việc.
1.5. Sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề
Sau khi được đào tạo nghề, người được đào tạo có thể tham gia làm
các công việc cụ thể nào đó (có thể sử dụng đúng nghề hoặc trái nghề) hoặc
cũng có thể b
ị thất nghiệp (chưa tìm kiếm được việc làm). Do vậy, có thể
hiểu khái niệm thuật ngữ sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề như sau: Sử
dụng lao động đã qua đào tạo nghề là việc huy động các lao động đã được
đào tạo nghề vào các công việc cụ thể nào đó, có thể là các công việc đúng
với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạ
o nhưng cũng có thể là các công
việc trái với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo.
Theo khái niệm này, trong một chừng mực nào đó, khái niệm về sử
dụng lao động đã qua đào tạo nghề đồng nghĩa với tình trạng việc làm của
lao động đã qua đào tạo nghề,
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề và sử dụng lao động thanh
niên DTTS đ
ã qua đào tạo nghề
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho thanh niên DTTS
2.1.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên vùng DTTS
Đặc điểm về điều kiện tự nhiên vùng đồng bào DTTS có ảnh hưởng
tích cực và những tác động tiêu cực đến công tác đào tạo nghề cho thanh
niên DTTS, thể hiện trên các khía cạnh:
Thứ nhất, vùng đồng bào DTTS là vùng có diện tích tự nhiên rộng
lớn, có ti
ềm năng lớn về phát triển nông, lâm nghiệp hàng hoá gắn với công
nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đây là thuận lợi cho việc phát triển đào tạo
nghề cho thanh niên nói chung, thanh niên DTTS nói riêng nhằm đáp ứng
yêu cầu chất lượng lao động nông nghiệp ngày càng cao hơn để phát triển
nông nghiệp hàng hoá gắn với chế biến và xuất khẩu.

Thứ hai, vùng đồng bào DTTS, nhất là vùng TDMNPB là vùng có
nhiều tài nguyên khoáng sản nhưng hiện nay vẫn ch
ưa được đầu tư khai
thác đúng mức và hiệu quả. Trong giai đoạn tới đầu tư khai thác các nguồn
tài nguyên ở các vùng này đòi hỏi phải có một lực lượng đông đảo lao động

12
được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là thuận lợi rất cơ bản cho công tác
đào tạo nghề cho thanh niên DTTS.
Thứ ba, vùng đồng bào DTTS thường là các vùng miền núi, vùng
sâu vùng xa, địa hình chia cắt phức tạp, giao thông khó khăn là yếu tố cản
tở rất lớn đến công tác đào tạo nghề cho thanh niên DTTS.
Thứ tư, địa bàn trải rộng, giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp
kémở các vùng DTTS đã dẫn tớ
i các vùng này không mấy hấp dẫn đối với
các nhà đầu tư nên việc phát triển thị trường lao động ở các vùng này rất
chậm. Đây là yếu tố không thuận lợi đối với công tác đào tạo nghề cho
thanh niên DTTS.
2.1.2. Các yếu tố về điều kiện kinh tế-xã hội
Có thể nói yếu tố về điều kiện kinh tế-xã hội ở các vùng DTTS hiện
nay gần có ít sự thuận l
ợi cho công tác đào tạo nghề cho thanh niên DTTS.
Ngược lại, điều kiệnh kinh tế-xã hội ở vùng DTTS có rất nhiều khó khăn
đối với công tác đào tạo nghề. Điều này thể hiện trên các khía cạnh:
Một là, lực lượng thanh niên DTTS thường là lực lượng lao động
chính trong các gia đình, nếu họ đi học sẽ gây nên sự thiếu hụt lao động,
ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuấ
t và thu nhập của gia đình họ.
Hai là, trình độ văn hoá của một bộ phận khá lớn thanh niên DTTS
còn thấp, không đáp ứng được yêu cầu trình độ văn hoá tối thiểu để đào tạo

các nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp hoặc các nghề nông, lâm, ngư
nghiệp trình độ trung cấp trở lên.
Ba là, thu nhập của đa số thanh niên DTTS còn ở mức thấp nên họ
khó có thể trang trải các khoản kinh phí
đào tạo nghề nếu không được bao
cấp toàn bộ của Nhà nước.
Bốn là, nhận thức của thanh niên DTTS trong việc học tập, đào tạo
nghề chưa đúng mức, nhiều người cho rằng họ không cần đào tạo nghề vẫn
có thể làm ăn bình thường được
Năm là, cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng vùng có nhiều
DTTS sinh sống còn rất nghèo nàn, thiếu thốn cũng là yếu tố ảnh hưởng rất
lớn đến công tác đào tạo nghề cho thanh niên DTTS.
Sáu là, kinh tế ở các vùng có nhiều DTTS sinh sống kém phát triển,
chủ yếu là nông nghiệp, các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm
nên thị trường lao động và việc làm hạn chế. Điều này đã tác động không
nhỏ đến tâm lý thanh niên DTTS do họ e ngại sau khi đào tạo nghề sẽ có
rấ
t ít cơ hội tìm kiếm việc làm.
Bẩy là, các dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh ở vùng
nhiều DTTS sinh sống chưa phát triển mạnh, nhất là dịch vụ ngân hàng, tín
dụng nên nhiều thanh niên DTTS sau đào tạo nghề có ít cơ hội tiếp cận

13
dịch vụ tín dụng để vay vốn mở mang ngành nghề theo chuyên môn đào
tạo. Trên thực tế có những lao động thanh niên DTTS đã được đào tạo nghề
nhưng không thể phát huy được nghề đào tạo do không có vốn kinh doanh.
2.1.3. Sự phát triển của hệ thống đào tạo nghề
Sự phát triển hệ thống đào tạo nghề ở vùng DTTS là nhân tố ảnh
hưởng rất quan trọng đến công tác
đào tạo nghề cho thanh niên DTTS. Một

hệ thống đào tạo nghề phát triển rộng rãi kết hợp với các chính sách khuyến
khích, hỗ trợ của Nhà nước sẽ tạo ra những thuận lợi cơ bản cho công tác
đào tạo nghề cho thanh niên DTTS và ngược lại.
2.1.4. Yếu tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước.
Chính sách là quyết sách của Chính phủ nhằm đạt các mục tiêu nào
đó mà Chính phủ cần đạt tớ
i trong một thời kỳ nào đó. Bằng các công cụ
chính sách, Nhà nước có thể điều tiết công tác đào tạo nghề cho thanh niên
DTTS theo các định hướng lựa chọn. Để phát triển công tác đào tạo nghề
cho thanh niên DTTS, Nhà nước có thể sử dụng các chính sách sau:
+ Chính sách đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo nghề
bằng ngân sách Nhà nước.
+ Chính sách ưu đãi, khuyến khích đội ngũ giáo viên dạy nghề ở các
vùng DTTS.
+ Chính sách h
ỗ trợ cho thanh niên DTTS đi học nghề.
+ Chính sách xã hội hoá công tác đào tạo nghề.
+ Chính sách khuyến khích sử dụng lao động thanh niên DTTS đã
qua đào tạo nghề.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng lao động thanh niên lao động
thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề
Sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề đồng nghĩa
với việc thu hút lực lượng lao động này vào làm việc tại các cơ quan, doanh
nghiệp hay các việc làm do bản thân lao động tự tạo ra. Kết quả sử dụng
lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề phụ thuộc nhiều yếu tố,
trong đó có 3 yếu tố quan trọng nhất là: (i). Các yếu tố thuộc về bản thân
người lao động; (ii). Các yếu tố thuộc về sự phát triển của thị trường lao
động; (iii). Các yếu tố về chính sách của Nhà nước và các địa phươ
ng.
1.2.1. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động

Việc sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề phụ
thuộc rất lớn vào các yếu tố thuộc về bản thân người lao động. Các yếu tố
thuộc về bản thân người lao động được thể hiện trên 2 khía cạnh: (i). Năng
lực tự tạo việc làm của lao động được đào tạo; (ii). Khả
năng đáp ứng của

14
người lao động được đào tạo trước những yêu cầu khắt khe của thị trường
lao động.
- Năng lực tự tạo việc làm thể hiện trên các giác độ: Năng lực đầu tư
(vốn đầu tư, trang thiết bị kỹ thuật, trình độ chuyên môn kỹ thuật), điều
kiện về mặt bằng sản xuất (đối với việc mở mang các hoạ
t động sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp), khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản
phẩm của người lao động, tập quán văn hoá, tâm lý và nguyện vọng của
thanh niên sau đào tạo nghề.
Nhìn chung, năng lực tự tạo việc làm của thanh niên DTTS hiện nay
còn ở mức thấp. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tình trạng này là đa
số lao động thanh niên DTTS đều trong tình trạng thiếu vốn đầu t
ư. Nhiều
lao động trẻ còn phụ thuộc gia đình nên khả năng chủ động tự tạo việc làm
sau khi đào nghề bị hạn chế rất nhiều.
- Thị trường lao động ở nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, thị trương lao động ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn đối với
người lao động muốn tham gia thị trường lao động. Điều này thể hi
ện trên
các lĩnh vực: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nào cao thì
họ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận việc làm trên thị trường lao
động; Người lao động nào có sức khoẻ tốt sẽ có cơ hội tốt hơn khi tìm kiếm
việc làm; Người lao động nào có ý thức chấp hành tốt kỷ luật lao động tốt

sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận việ
c làm trên thị trường lao động; Người lao
động nào sẵn sàng chấp nhận mức đơn giá tiền công thấp sẽ thuận lợi hơn
khi tìm kiếm việc làm
1.2.2. Sự phát triển của thị trường lao động
Thị trường lao động trong nông nghiệp, nông thôn nước ta đã hình
thành và phát triển khá sôi động và tác động khá mạnh đến việc sử dụng lao
động là thanh niên DTTS nói chung, lao động là thanh niên DTTS đã qua
đào tạo nghề nói riêng.
Cũng như các thị trườ
ng hàng hoá khác, thị trường lao động cũng có
3 yếu tố cấu thành quan trọng là cung, cầu và giá. Lượng cung trên thị
trường lao động là lượng lao động sẵn sàng bán với một mức giá chung của
thị trường. Lượng cầu trên thị trường lao động là lượng lao động sẵn sàng
mua (sẵn sàng tuyển dụng), giá cả trên thị trường lao động là mức giá
chung của thị trường (giá cân bằng thị trường lao động).
Trước hết xét v
ề cầu trên thị trường lao động vùng DTTS: Cầu về
lao động phụ thuộc vào sự phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh của các Doanh nghiệp, Trang trại, HTX, Cơ sở tư nhân, tiểu chủ có
thuê mướn lao động ở vùng DTTS. Nhìn chung, các vùng có nhiều đồng
bào DTTS sinh sống hiện tại đang là các vùng còn khó khăn nhiều mặt, đặc
biệt là sự thiếu thốn về cơ sở vật chất-kỹ thuậ
t và kết cấu hạ tầng. Do vậy

15
các hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ở các vùng này phát
triển chậm, không tạo ra được nhiều việc làm.
Về cung trên thị trường lao động vùng DTTS: Lượng cung trên thị
trường lao động ở vùng đồng bào DTTS là lượng lao động sẵn sàng cung

ứng cho thị trường lao động ở một mức đơn giá tiền công nào đó. Nếu đơn
giá tiền công lao động cao, chắc chắn sẽ có nhiều lao động là thanh niên
DTTS mong muốn rham gia vào thị trường lao
động và ngược lại. Tuy
nhiên, như trên đã trình bày, thị trường lao động ngày càng đòi hỏi khắt khe
hơn về chất lượng lao động (các yếu tố về thể lực, trí lực và trình độ
chuyên môn kỹ thuật). Do đó những lao động dược đào tạo sẽ có những cơ
hội thuận lợi hơn khi tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động.
1.2.3. Các yếu tố về cơ chế chính sách
Chính sách của Nhà nước là yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến
công tác đào tạo nghề và sử dụng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo
nghề. Bằng các chính sách ban hành, nhà nước có thể điều tiết các hoạt
động đào tạo nghề cho lao động là thanh niên DTTS theo đúng chủ trương
đặt ra. Cũng bằng cơ chế chính sách, Nhà nước có thể điều tiết được việc
sử dụng lao độ
ng là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề nhằm thu hút tối
đa lực lượng này vào sản xuất, kinh doanh, tạo ra của cải cho xã hội.
Các chính sách khuyến khích đào tạo nghề cho thanh niên DTTS có
thể là các chính sách hỗ trợ về kinh phí đào tạo; chính sách hỗ trợ xây dựng
cơ sở trường lớp, chính sách ưu tiên đối với đội ngũ giáo viên và các chính
sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nghề cho người
lao độ
ng là thanh niên DTTS.
Các chính sách khuyến khích sử dụng lao động là thanh niên DTTS
đã qua đào tạo nghề chó thể là: Chính sách hỗ trợ tạo vốn lập nghiệp;
Chính sách ưu đãi các thành phần kinh tế tuyển dụng lao động là thanh niên
DTTS đã qua đào tạo nghề; chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh
tế xã hội để chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng có nhiều đồng bào DTTS
theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệ
p, dịch vụ để tạo thêm việc làm.

Ngoài các chính sách của Nhà nước Trung ương, các địa phương
cũng có các chính sách về đào tạo nghề và sử dụng lao động là thanh niên
DTTS đã qua đào tạo nghề phù hợp với mục tiêu chương trình phát triển
kinh tế của địa phương mình.
II. TỔNG QUAN VỀ DẠY NGHỀ Ở NƯỚC TA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Hệ thống pháp luật về dạy nghề
Hệ thống pháp luật dạy nghề ở nước ta đã được thiết lập thông qua
việc ban hành Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005, Luật Dạy nghề năm 2006,

16
các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, của Bộ LĐTBXH và các
Bộ ngành có liên quan.
Ngày 14/6/2005, Quốc hội thông qua Luật Giáo dục sửa đổi, trong
đó có một mục riêng (Mục 3: Giáo dục nghề nghiệp, Chương II: Hệ thống
giáo dục quốc dân) quy định chung về giáo dục nghề nghiệp, bao gồm dạy
nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
Trên cơ sở Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005, Luật dạy ngh
ề đã được
soạn thảo và được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và chính thức có
hiệu lực từ ngày 01/6/2007. Luật dạy nghề quy định rõ dạy nghề có 3 cấp
trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Luật
Dạy nghề cũng quy định tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng nghề,
trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề
. Việc ban hành Luật Dạy
nghề đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc phát triển dạy nghề theo
định hướng cầu của thị trường lao động nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực có
tay nghề phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập nền kinh tế thế giới.
Để hỗ trợ phát triển dạy nghề, trong những năm qua, Chính phủ đ
ã

ban hành một số các văn bản quy phạm pháp luật khác như: QĐ số
48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010; QĐ số
81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách
hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; QĐ số 267/2005/QĐ-
TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ v
ề chính sách dạy nghề đối
với DTTS nội trú; NĐ 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội
hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề; NĐ 43/NĐ-CP ngày 8/4/208 của Chính
phủ hướng Điều 62 và 72 của Luật Dạy nghề; QĐ 86/2008/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Tổng c
ục Dạy nghề.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã phê duyệt các chiến lược, chương
trình về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề: Chiến lược Phát triển
Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2001-2010; Chương trình mục tiêu Quốc gia
về giáo dục và đào tạo trong đó có Dự án riêng cho dạy nghề.
Về phía Bộ LĐ-TB&XH, với chức năng là Cơ quan quản lý Nhà
nước về
dạy nghề, trong thời gian qua Bộ đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật quan trọng về các nội dung sau: Cơ sở dạy nghề; Xây dựng
chương trình dạy nghề; Hướng dẫn liên thông trong dạy nghề; Tuyển sinh
học nghề, thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp; Văn bằng chứng chỉ nghề;
công tác học sinh, sinh viên học nghề; giáo viên dạy nghề; Kiểm định chất
lượng dạy nghề
; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người
lao động.

17
2. Mạng lưới cơ sở dạy nghề

Từ năm 1998 đến nay, mạng lưới các có sở dạy nghề tăng nhanh và
phát triển mạnh trên khắp cả nước. Tại thời điểm 7/1998, cả nước có trên
170 cơ sở dạy nghề, gồm 129 trường dạy nghề và 45 Trung tâm dạy nghề.
Tính đến tháng 6/2008, mạng lưới các cơ sở dạy nghề đã tăng một cách
đáng kể
, cụ thể như sau: 319 trường dạy nghề (75 trường cao đẳng nghề,
204 trường trung cấp nghề, 40 trường dạy nghề chưa chuyển đổi thành
trường trung cấp nghề hoặc chưa nâng cấp lên trường cao đẳng nghề), 684
trung tâm dạy nghề và hơn 1000 cơ sở dạy nghề khác.
Có thể nói việc phát triển mạnh mẽ hệ thống cơ sở dạy nghề trong
những năm qua đ
ã khắc phục được “tình trạng trắng trường” ở một số địa
phương, đa dạng hóa loại hình cơ sở dạy nghề; tạo điều kiện cho mọi người
dân có thể lựa chọn học nghề tại địa phương mình hoặc ở địa phương khác.
3. Quy mô tuyển sinh dạy nghề
Trong 5 năm qua, qui mô tuyển sinh dạy nghề hàng năm đều đạt và
vượ
t chỉ tiêu được giao. Số lượng tuyển sinh học nghề tăng mạnh từ năm
2003 đến năm 2007, cụ thể như bảng sau:
Bảng 2.1. Tuyển sinh dạy nghề từ năm 2003 đến 2007
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
1. TC nghề/CĐ nghề 176.000 202.700 230.000 260.000 300.000
2. Sơ cấp nghề 898.000 950.000 977.000 1.090.000 1.150.000
Tổng 1.074.000 1.152.700 1.207.000 1.350.000 1.450.000
Nguồn: [5]
Quy mô đào tạo tăng bình quân khoảng 6,5%/năm. Quy mô đào tạo
tăng đã nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 13,4% năm 2001 lên trên
20% năm 2007.
4. Các hình thức dạy nghề
Trong những năm qua, các hình thức dạy đã được đa dạng hóa nhằm

đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người học. Ngoài hình thức dạy nghề
chủ yếu từ trước đến nay là dạ
y nghề tại các cở sở dạy nghề, các hình thức
dạy nghề khác cũng đã xuất hiện, mở rộng và phát triển bao gồm: dạy
nghề, kèm nghề tại các làng nghề truyền thống, dạy nghề tại các doanh
nghiệp; dạy nghề lưu động, chuyển giao kỹ thuật cho lao động nông thôn;
dạy nghề cho học sinh dân tộc nội trú; dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ
5. Các đ
iều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề
Về giáo viên dạy nghề: Cùng với sự phát triển của mạng lưới cơ sở
dạy nghề, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở dạy nghề đã gia

18
tăng trong những năm qua. Theo thống kê, tính đến ngày 31/12/2007, tổng
số giáo viên tại các cơ sở dạy nghề là gần 36.000 giáo viên (trong đó tại
trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề là trên 14.000; tại trung tâm dạy
nghề là gần 6.000; tại các cơ sở dạy nghề khác trên 15.500). Trong những
năm qua, năng lực cũng như chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy nghề đã
được nâng lên về trình độ chuyên môn và trình độ sư
phạm. Số giáo viên có
trình độ đại học trở lên ở trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 59%;
trung tâm dạy nghề là 38%.
Hiện nay, tại một số trường dạy nghề đã hình thành Khoa sư phạm
dạy nghề nhằm tăng số lượng giáo viên cho các cơ sở dạy nghề và nâng cao
chất lượng giáo viên.
Về chương trình, giáo trình: Chương trình, giáo trình và tài liệu
giảng dạy đã được bổ sung, đổ
i mới để thích ứng với những đòi hỏi mới
của công nghệ kỹ thuật và yêu cầu của thị trường lao động. Tính đến nay,
Bộ LĐTBXH đã ban hành 48 chương trình khung cho các trình độ cao

đẳng nghề và trung cấp nghề là cơ sở rất quan trọng để các Trường dạy
nghề xây dựng chương trình, giáo trình phục vụ công tác học tập và giảng
dạy. Dự kiến đến cuối năm 2008, B
ộ LĐTBXH sẽ tiếp tục ban hành tiếp 60
bộ chương trình khung.
Cơ sở vật chất thiết bị: Nhiều cơ sở dạy nghề được nâng cấp, mở
rộng hoặc xây dựng từ đầu. Nhiều cơ sở dạy nghề đã được đầu tư trang
thiết bị khá hiện đại, đạt tiêu chuẩn. Khoảng 25% các trường được đầu tư
để
trở thành trường trọng điểm quốc gia và khu vực, đặc biệt các TTDN
cấp huyện được ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước. Khoảng 25% các
trường được đầu tư để trở thành trường trọng điểm quốc gia và khu vực,
đặc biệt các TTDN cấp huyện được ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước.
6. Đánh giá chất lượng dạy nghề
Trong những năm qua dạy ngh
ề được thực hiện theo định hướng
trong cầu, do đó đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động.
Khoảng 70% học sinh học nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm
ngay sau khi tốt nghiệp (ở các cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp và ở một
số nghề, tỷ lệ này đạt trên 90%). Phần lớn học sinh tốt nghiệ
p đã đáp ứng
được yêu cầu của thị trường lao động trong nước, đặc biệt là ở nhiều học
sinh đã có thể đảm nhận được các yêu cầu công việc ở một số lĩnh vực đòi
hòi tay nghề kỹ thuật cao và phức tạo: như bưu chính viễn thông, lắp ráp
điện tử, dầu khí, thi công cầu-hầm, vận hành các dây chuyền tự động vv.
Nhiều họ
c sinh ra trường đã được tuyển dụng đi lao động tại Nhật Bản,
Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
Đoàn học sinh Việt Nam tham gia Hội thi tay nghề ASEAN đã giành
được các thứ hạng cao: xếp thứ hai tại Hội thi tay nghề ASEAN lần thứ 4


19
năm 2002; xếp thứ nhất tại hội thi tay nghề ASEAN lần thứ 5 năm 2004 và
lần thứ 6 năm 2006.
Song, do những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, chất
lượng học sinh ra trường hiện nay vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu
ngày càng cao của thị trường lao động trong và ngoài nước. Tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp có tay nghề trình độ cao vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế.
7. Quản lý chất lượng dạy nghề
Các nội dung liên quan đến quản lý, đánh giá chất lượng dạy nghề
gồm kiểm định chất lượng dạy nghề và đánh giá kỹ năng nghề và cấp văn
bằng chứng chỉ quốc gia đã chính thức được quy định tại Chương VIII và
Chương IX của Luật Dạy nghề (Chương VIII quy định về kiểm định chất
lượ
ng dạy nghề, Chương IX quy định về kiểm tra, đánh giá và cấp văn
bằng chứng chỉ). Hiện nay, tại Tổng cục Dạy nghề đã có 2 vụ chức năng
được thành lập để thực hiện các công việc liên quan đến quản lý Nhà nước
về kiểm định chất lượng dạy nghề và đánh giá, cấp văn bằng chứng chỉ
quốc gia.
8. Đầu tư tài chính cho dạy ngh

Vốn Ngân sách Nhà nước: Trong 5 năm qua, tổng chi Ngân sách
Nhà nước cho dạy nghề gồm chi thường xuyên, chi chương trình mục tiêu
và chi xây dựng cơ bản tăng từ 1.644 tỷ đồng năm 2003 (xấp xỉ 4,9% tổng
chi Ngân sách cho giáo dục-đào tạo) lên 4.993 tỷ đồng năm 2007 (xấp xỉ
7% tổng chi Ngân sách cho giáo dục-đào tạo), tốc độ tăng đầu tư ngân sách
cho dạy nghề đạt tới 32,01%/năm.
Hình 1. Chi ngân sách Nhà nước cho d
ạy nghề từ 2003 đến 2007
Đơn vị tính: tỷ đồng

1.644
2.162
2.791
3.671
4.993
0
1
2
3
4
5
6
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Nguồn: [5]

20
Trong cơ cấu chi ngân sách cho dạy nghề, tỷ trọng chi thường xuyên
trong tổng chi ngân sách cho dạy nghề giảm từ 48,42% năm 2003 xuống
còn 44,06% vào năm 2007, tỷ trọng chi xây dựng cơ bản giảm từ 41,3%
năm 2003 xuống còn 34,9% vào năm 2007, tỷ trọng chi cho các chương
trình mục tiêu tăng từ 10,22% năm 2003 lên 21,23% vào năm 2007.
Hình 2. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước cho dạy nghề từ 2003 đến 2007
ĐVT: %
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00

30.00
35.00
40.00
45.00
50.00
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Chi thường xuyên
Chi chương trình mục tiêu
Chi XDCB

Nguồn: [5]
Vốn ODA nước ngoài: Trong thời gian, chúng ta đã thu hút được
hàng trăm triệu đô la Mỹ vốn ODA nước ngoài đầu tư cho dạy nghề thuộc
các chương trình Dự án do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Pháp,
Đức, Thụỵ Sĩ, Áo, Hàn Quốc, Nhật Bản… tài trợ theo hình thức viện trợ
không hoàn lại hoặc cho vay.
Cơ cấu xã hội hóa các nguồn lực đầu tư cho dạy nghề: Tính đến nay,
Ngân sách Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng l
ớn trong cơ cấu các nguồn lực
đầu tư cho dạy nghề. Cơ cấu nguồn lực đầu tư cho dạy nghề năm 2007 như
sau: Ngân sách Nhà nước 63%, Người học 21%, Doanh nghiệp 10%, Đầu

tư nước ngoài 3%, Cơ sở dạy nghề 3%.
III. TỔNG LƯỢC MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nứơc ta đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách rất quan trọng về đào tạo nghề để nâng cao một bước
chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban
hành nhiều quyết sách quan trọng nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả đội
ngũ lao động đã qua đào tạo nghề. Trong phạm vi nghiên cứu của dự án

21
này, chúng tôi chỉ tóm lược một số chủ trương, chính sách quan trọng nhất
liên quan đến công tác đào tạo nghề cho thanh niên DTTS và sử dụng lao
động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề.
1. Các chính sách liên quan đến đào tạo nghề cho thanh niên DTTS
Thanh niên niên các DTTD cùng một lúc được hưởng ưu đãi của các
chính sách dạy nghề chung cho thanh niên Việt Nam và các chính sách
riêng về dạy nghề cho đồng bào DTTS.
1.1. Các chính sách về dạy nghề cho thanh niên
Các chính sách liên quan đến công tác dạy nghề cho thanh niên nói
chung được quy định tại Luậ
t Thanh năm 2005, Luật Dạy nghề năm 2006,
Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2010
(được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 103/2008QSS-TTg
ngày 21/7/2008).
Trong bộ Luật Thanh niên ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại
Điều 18 qui định: “Nhà nước ưu đãi thuế, tín dụng, đất đai để phát triển
giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng về họ
c nghề cho thanh
niên; phát triển hệ thống các cơ sở dịch vụ tư vấn giúp thanh niên tiếp cận
thị trường”. [10]

Trong bộ Luật Dạy nghề ban hành ngày 29/11/2006, tại điều 7 quy
định “…đầu tư mở rộng các cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề
góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiệ
n đại hoá đất nước; góp phần thực hiện phân luồng học sinh tốt
nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông; tạo điều kiện phổ cập nghề
cho thanh niên.[12]
Trong Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn
2008-2010” đã quy định một số chính sách hỗ trợ học nghề cho thanh niên
như sau:
- Thanh niên học nghề được hưởng chính sách tín dụng ư
u đãi, theo
đó, các đối tượng thanh niên khi đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề thuộc
các thành phần kinh tế nếu có nhu cầu vay vốn sẽ được Nhà nước cho vay
vốn tín dụng ưu đãi. [6]
- Các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp có chức năng dạy nghề khi
mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề cho thanh niên sẽ được
hưởng chính sách tín dụng ưu đãi, theo
đó các cơ sở dạy nghề, các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có chức năng dạy nghề đang hoạt động
theo quy định của pháp luật được ưu tiên cho vay vốn lãi suất ưu đãi để mở
rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề cho thanh niên. [6]

22
- Chính sách đầu tư trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề trọng
điểm của Đoàn thanh niên, theo đó, 10 Trung tâm giới thiệu việc làm và
dạy nghề hiện có thuộc hệ thống cơ sở do Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh quản lý được ưu tiên đầu tư cho công tác giới thiệu việc làm và
dạy nghề cho thanh niên. [6]
1.2. Các chính sách liên quan đến dạy nghề cho thanh niên DTTS

Tính đến nay, hệ thống chính sách về dạy nghề
cho dân tộc thiểu số
bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật sau: (i). QĐ số 267/2005/QĐ-
TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối
với học sinh dân tộc nội trú; (ii). Luật Dạy nghề được Quốc hội thông qua
tháng 11/2006; (iii). Nghị định 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục và Bộ luật
Lao động về dạy nghề; (iv). Quyết
định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày
23/12/1997 và Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 quy định
trợ cấp xã hội; (v). Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo giai đoạn 2006-2010.
1). Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg: Ngày 31/10/2005 Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg về chính sách dạy nghề đối
với học sinh dân tộc nội trú. Quy
ết đinh quy định như sau:
- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông dân tộc
nội trú kể cả nội trú dân nuôi được cử tuyển học nghề nội trú, trong đó ưu
tiên con em các dân tộc thiểu số ở khu vực đặc biệt khó khăn. Thời gian
đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên. Trong thời gian học nghề đối tượng học
sinh trên được hưởng học bổ
ng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như
học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Trường hợp không đủ điều kiện học nghề vào học nghề nội trú tại
các cơ sở dạy nghề công lập với các nghề có thời gian đào tạo từ 3 tháng
trở lên thì được học nghề theo Quyết định 81/2005/QĐ-TTg ngày 4/8/2005
về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.
Tính
đến thời điểm hiện tại, đây là một chính sách quan trọng quy

định cụ thể về việc dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số. Tuy nhiên,
chính sách nêu trên chỉ dành cho những đối tượng là học sinh ở các trường
phổ thông dân tộc nội trú. Chính sách đã ban hành mới đáp ứng được 10-
15% nhu cầu học nghề ở vùng đồng bào DTTS. Đối tượng được thụ hưởng
các chính sách mới dừng lại ở
các học sinh dân tộc trong các trường phổ
thông dân tộc nội trú (khoảng 10% tổng số học sinh DTTS) mà chưa có
chính sách hỗ trợ cho học sinh DTTS học ở các trường đại trà (chiếm 90%
tổng số học sinh DTTS).

23
2) Nghị định 139/2006/NĐ-CP: NĐ 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục và
Bộ luật Lao động về dạy nghề có 2 điều quy định về chính sách đối với dân
tộc thiểu số: Cơ sở dạy nghề cho người dân tộc thiểu số được xét giảm,
miễn thuế; Người học nghề là người dân tộc thiểu số
được hỗ trợ học nghề.
3) Luật Dạy nghề 2006: Luật Dạy nghề được Quốc hội thông qua tháng
11/2006 có một số điều liên quan đến dạy nghề cho người dân tộc thiểu số:
Tại Điều 7, Luật dạy nghề năm 2006 đã quy định: Hỗ trợ các đối
tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người
dân tộc thiểu số
, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật, trẻ em
mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất
nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác
nhằm tạo cơ hội cho hộ được học nghề. Tại Điều 54 quy định: Nhà nước có
chính sách đầu tư, đảm bảo các điều kiện cho cơ sở d
ạy nghề tiếp nhận học
sinh phổ thông dân tộc nội trú khi ra trường được vào học nghề. Tại Điều
65 quy định: Học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở dân tộc nội trú,

trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được
tuyển thẳng vào học trường trung cấp nghề. Học sinh trường phổ thông dân
tộc nội trú khi chuyển sang học nghề
được hưởng chính sách như học sinh
trường phổ thông dân tộc nội trú.
4) Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 và Quyết định số
194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001: Hai Quyết định này quy định người
dân tộc ít người ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội
đặc biệt khó khăn học tại các trường công lập hệ chính quy, dài hạn tập
trung được hưởng trợ cấp xã hội với mức 140.000 đồng/người/tháng x 12
tháng/n
ăm.
5) Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007: Quyết định số
20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, Thông
tư liên tịch số 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 của liên
Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực
hiện Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg quy định: người nghèo vùng dân tộc
thiểu số được hỗ trợ
học nghề với thời gian không quá 12 tháng; cơ sở dạy
nghề được hỗ trợ 300.000 đồng/người học nghề/tháng; Hỗ trợ trực tiếp cho
người học nghề: Tiền ăn trong thời gian học nghề là 10.000
đồng/người/ngày, người học nghề ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên được hỗ
trợ tiền đi lại theo giá vé phương tiện giao thông công cộng, nhưng tối đ
a
không quá 200.000 đồng/người/khoá học.

24
2. Các chính sách liên quan đến sử dụng lao động thanh niên DTTS đã
qua đào tạo nghề

Các chính sách liên quan sử dụng lao động qua đào tạo là thanh niên
nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số được quy tại Luật Thanh niên, Đề
án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 1998-2010.
Trong bộ Luật Thanh niên ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại
Điều 18 qui định: “Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá
nhân giải quyết việc làm cho thanh niên”. [10]
Trong Đề án “Hỗ trợ thanh niên h
ọc nghề và tạo việc làm giai đoạn
2008-2010” quy định một số chính sách hỗ trợ học nghề cho thanh niên
như sau:
- Thanh niên tự tạo việc làm, cơ sở sản xuất kinh doanh do thanh
niên làm chủ được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi, theo đó các đối
tượng thanh niên đã qua đào tạo nghề được ưu tiên cho vay vốn với tín
dụng ưu đãi để tự tạo việc làm. Các thanh niên có nguyện vọ
ng xây dựng
cơ sở sản xuất kinh doanh do thanh niên làm chủ được vay vốn tín dụng ưu
đãi để khởi sự doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thu
hút thêm thanh niên vào làm việc. [10]
- Chính sách tín dụng ưu đãi đối với thanh niên đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng, theo đó, thanh niên có nhu cầu vay vốn đi làm việc
nước ngoài theo hợp đồng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi. [10]
Ngoài các chính sách nêu trên, trong Chiến lượ
c phát triển kinh tế xã
hội Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và Chiến lược phát triển thanh niên Việt
nam đến năm 2010 của Chính phủ đã thể hiện rõ Đảng và Nhà nước ta đã và
đang có nhiều chính sách quan tâm đến dạy nghề và sử dụng lao động thanh
niên,trong đó có thanh niên DTTS. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành
nhiều chỉ thị về việc thanh niên tham gia thực hiện phát triển các chương
trình kinh tế-xã hội, yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan lậ
p kế hoạch với

những mục tiêu, nhiệm vụ nhằm sử dụng tiềm năng trong thanh niên, nhấn
mạnh sự cần thiết thu hút thanh niên tham gia một số chương trình trọng
điểm quốc gia và các dự án chủ chốt ở Trung ương và địa phương.
Ở các địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cũng
đã ban hành các chính sách cụ thể của địa phương nhằ
m thúc đẩy công tác
đào tạo nghề cho thanh niên DTTS cũng như các chính sách khuyến khích
sử dụng lao động là thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề.
Với nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Trung ương và địa
phương, trong những năm gần đây, công tác đào tạo nghề cho thanh niên
DTTS đã đạt được những kết quả nhất định. Việc thu hút ngày càng nhiều
hơn lực lượng lao động thanh niên DTTS đã qua đào tạo nghề
vào làm việc

×