Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng sản lượng của nền kinh tế việt nam giai đoạn 1990 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.91 KB, 22 trang )

03
ĐỀ TÀI:
“ Tìm hiểu và phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng sản
lượng của nền kinh tế Việt Nam giai
đoạn 1990-2010“
1
1
03
Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng sản lượng của nền kinh
tế việt nam trong 20 năm gần đây
Kết quả hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà
nước đã mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế,
giảm đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân. Chính sách đổi mới
cũng đã đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế
thế giới và khu vực. Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của khối
ASEAN, tham gia AFTA và APEC, thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương
mại với Mỹ, trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, thị
trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng, xu hướng các nguồn
vốn từ bên ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng tăng qua các kênh đầu tư trực
tiếp và gián tiếp…
Tất cả những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam
phát triển. Hơn 20 năm phát triển (1990-2010), tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục giữ ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, trong khi tốc độ gia tăng dân số được kìm hãm, đã dẫn đến mức
thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một tăng.
Sau đây là các bảng số liệu của những năm gần đây:
Các chỉ số về GDP theo tỷ giá
Năm
GDP theo tỷ giá
(tỷ USD)


GDP tỷ giá theo đầu người
(USD)
Tăng trưởng
2
2
03
2007 71,4 823 8,5%
2008 89,83 1024 6,2%
2009 92,84 1040 5,3%
2010 102,2 1200 6,5%*
(*) - Dự kiến của Chính phủ Việt Nam
Các chỉ số về GDP theo sức mua
Năm
GDP theo sức mua
(tỷ USD)
GDP sức mua theo đầu người
(USD)
2007 230,8 2700
2008 245,1 2800
2009 258,1 2900
2010
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Năm
FDI đăng ký
(tỷ USD)
FDI giải ngân
(tỷ USD)
2007 8
2008 71,7 11,5
2009 21,48 10

2010 (dự kiến) 22 - 25 11
Các chỉ số về xuất nhập khẩu
3
3
03
Năm
Xuất khẩu
(tỷ USD)
Nhập khẩu
(tỷ USD)
Thâm hụt
(tỷ USD)
2007 48,38 60,83 -12,45
2008 63,0 80,5 -17,5
2009 56,58 68,83 -12,25
2010
Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam
giai đoạn 1990 - 2008
4
4
03
Năm 2008 đánh dấu mốc phát triển của nền kinh tế Việt Nam chuyển
từ nhóm nước có thu nhập thấp nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình
dưới.
Theo cách phân loại của Ngân hàng Thế giới, phân nhóm các nước
theo mức thu nhập gồm:
Nhóm 1: Nhóm những nước có thu nhập thấp nhất, với thu nhập quốc nội
(GDP) bình quân đầu người dưới 935 USD.
Nhóm 2: Nhóm các nước có thu nhập trung bình dưới, với GDP bình quân
đầu người trong khoảng từ 936 đến 3.705 USD.

Nhóm 3: Nhóm những nước có thu nhập trung bình trên, với GDP bình quân
đầu người trong khoảng từ 3.705 đến 11.455 USD.
Nhóm 4: Nhóm những nước thu nhập cao, có GDP bình quân đầu người trên
11.455 USD.
So với các nước trong khu vực, Việt Nam có mức tăng trưởng cao thứ
ba, sau Trung quốc và Ấn độ. Dưới đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt
Nam so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, kinh tế các nước và nhóm
nước.
5
5
03
Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế
giới và nhóm nước theo khu vực
ĐVT: %
Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cốt lõi nhất của lý luận kinh tế. Khi nói
đến tăng trưởng kinh tế, người ta thường nói đến sự gia tăng về GDP-GNP,
sản lượng, sản phẩm chủ yếu… Hiện nay, tăng trưởng kinh tế có hai mặt:
lượng và chất lượng tăng trưởng.
+ Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở qui mô trình độ,
tốc độ tăng trưởng.
+ Mặt chất lượng tăng trưởng kinh tế là tính ổn định của trạng thái bên trong
vốn có của quá trình tăng trưởng kinh tế, được qui định bởi các yếu tố cấu
thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên tăng trưởng
kinh tế trong một điều kiện kinh tế - xã hội và giai đoạn nhất định.
Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản
ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh
hay chậm so với thời điểm gốc. Sự gia tăng về sản lượng của nền kinh tế là
6
6
03

một khía cạnh của tăng trưởng kinh tế. Sản lượng của nền kinh tế tạo ra được
đo lường theo tổng cầu AD.
Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở cho nên sản lượng của
nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng bởi 4 tác nhân chính, bao gồm: hộ gia đình,
doanh nghiệp, chính phủ, chính phủ và người nước ngoài. Vì vậy, tổng cầu
được xác định theo công thức :
AD = C + I + G + NX
Trong đó:
C : Tiêu dùng của hộ gia đình
I : Đầu tư của doanh nghiệp
G : Chi tiêu của chính phủ
NX : Xuất khẩu ròng (NX = X – IM)
Trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng sản lượng của nền kinh tế
Việt Nam khá cao nhưng chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng chứ
không phải theo chiều sâu. Chủ yếu là chỉ tăng trên danh nghĩa vì lạm phát
còn ở mức quá cao và chi tiêu công chiếm tỷ trọng khá lớn.
Sau đây là tổng quan về nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần
đây:
Năm 2008, nền kinh tế gặp khó khăn với những diễn biến phức tạp
của chỉ số giá tiêu dùng. Tính đến cuối tháng 12 năm 2008, CPI đã tăng ở
mức 2 con số, trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Khi lạm phát tạm thời
được kiểm soát nhưng nguy cơ bùng phát trở lại vẫn còn rình rập thì nền
kinh tế lại chịu tác động suy thoái của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Các biện pháp chính sách thắt chặt trước đây nhằm kiềm chế lạm phát được
thực hiện nới lỏng một cách thận trọng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế
7
7
03
chống lại tác động của cuộc khủng hoảng nhưng vẫn đảm bảo lạm phát ở
mức một con số. Có thể nói với tăng trưởng GDP 5,32 % và chỉ số lạm phát

6,88% năm 2009 nền kinh tế đã đạt được những mục tiêu đặt ra. Nhưng
những bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn còn đó và lạm phát là
một trong những vấn đề cần phải bàn tới khi mà trong năm 2010, sau một
thời gian thi hành các chính sách nới lỏng, các yếu tố lạm phát không chỉ
còn là nguy cơ tiềm ẩn mà bắt đầu có ảnh hưởng. Mặc dù nền kinh tế đã
được phục hồi và tiếp tục đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2010
nhưng chất lượng tăng trưởng còn thấp.Cụ thể là tăng trưởng kinh tế trong
9 tháng đầu năm đạt mức 6,52% so với cùng kỳ năm trước, bằng mức 6,52%
của cùng kỳ năm 2008 và cao hơn mức tăng trưởng 4,62% cùng kỳ năm
2009. GDP cả năm 2010 tăng khoảng 6,7% cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
Cán cân vãng lai và cán cân thương mại vẫn trong tình trạng thâm hụt cao và
dai dẳng, làm gia tăng áp lực lên thị trường ngoại hối và tỷ giá trong bối
cảnh dự trữ ngoại hối còn mỏng, nợ nước ngoài của quốc gia tiếp tục tăng.
Đến hết năm 2010, dư
nợ Chính phủ tương đương khoảng 44,5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc
gia khoảng 42,2% GDP. Nhập siêu cả năm khoảng 13,5 tỷ USD, dưới 20%
tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn tỷ lệ nhập siêu năm 2009. Tuy nhiên
trong quí đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chậm lại,
giảm từ 7,43% của quí tư năm 2010 xuống còn 5,43% trong 3 tháng đầu năm
2011. Một trong những lý do khiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại là
do ngân hàng trung ương đã nâng lãi suất trong khuôn khổ các biện pháp
nhằm kiềm chế lạm phát. Năm ngoái, lạm phát của Việt Nam ở mức 11,8%
mặc dù chính phủ cam kết giữ tỷ lệ lạm phát ở mức tối đa là 8%. Trong
tháng 3 năm nay, chỉ số tiêu dùng đã tăng 2,2%, mức tăng cao nhất kể từ
tháng 2 năm 2009. Mặc dù không duy trì được đà tăng mạnh như cuối năm
2009, nhưng sự biến động tăng trưởng GDP năm 2010 đã thể hiện giai đoạn
8
8
03
tích lũy và đi vào trạng thái dần ổn định, tăng dần đều kể từ sau quý I/2010.

Tốc độ tăng tuy không lớn nhưng kết quả tăng trưởng cả năm ở mức 6.78%
vẫn vượt qua mục tiêu do Chính phủ đặt ra từ đầu năm. Nếu xét riêng cá thể
tăng trưởng GDP, đây có thể coi là kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên nếu đặt
tăng trưởng GDP trong bức tranh chung với các chỉ tiêu khác của nền kinh
tế, nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ này vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn
chế. Năm 2009, giai đoạn hậu khủng hoảng cùng với tác động của gói hỗ trợ
lãi suất đã đưa GDP tăng trưởng trước một bước so với đà tăng trở lại của
CPI. Trong năm 2010, trái ngược với kỳ vọng phục hồi tiếp nối cuối năm
2009, Việt Nam đã thể hiện chất lượng tăng trưởng thấp, tốc độ tăng trưởng
chậm và thiếu nền tảng vững chắc. Tốc độ CPI năm 2010 quay trở lại biến
động cùng chiều với tốc độ tăng GDP, tuy nhiên độ biến thiên về cuối năm
của CPI ngày càng gia tăng với kết quả vượt mục tiêu đề ra từ đầu năm của
Chính phủ.
Tính đến cuối năm 2010, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1.160
USD, tăng so với năm 2009. Trong năm 2010, cơ cấu đóng góp vào sự tăng
9
9
03
trưởng GDP nói chung của cả nước có sự dịch chuyển so với năm 2009,
trong đó ngành công nghiệp vươn lên làm mũi nhọn với mức tăng trưởng
mạnh, tiếp đó là ngành dịch vụ và nông – lâm nghiệp. Giá trị sản xuất công
nghiệp năm 2010 tính theo giá so sánh năm 1994 ước tính đạt 794,2 nghìn tỷ
đồng, tăng 14% so với năm 2009, chủ yếu từ khối các doanh nghiệp nước
ngoài (17,2 %) và khối các doanh nghiệp ngoài nhà nước (14,7 %). Khu vực
kinh tế nhà nước vẫn là khối doanh nghiệp có sức tăng trưởng kém nhất với
tỷ lệ tăng 7,4 %, thấp hơn gần một nửa so với mặt bằng chung toàn cả nước.
Sự phục hồi của khu vực dịch vụ đứng thứ hai với mức tăng 7,52 % và cuối
cùng là khu vuwacj nông – lâm nghiệp, thủy sản với mức tăng 2,78 %. Khu
vực nông nghiệp trong năm vừa qua gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai (hạn
hán và nắng nóng trong nửa đầu năm, lũ lụt kéo dài vào cuối năm ở các tỉnh

miền Trung) khiến nguồn cung lương thực, thực phẩm bị thu hẹp đáng kể,
chỉ số lạm phát từ khu vực này cũng theo đó bị ảnh hưởng tăng cao hơn so
với mọi năm.
Sở dĩ sản lượng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng
với tốc độ như vậy chủ yếu là do sự tác động của 4 nhân tố cấu thành nên
tổng cầu:
1) Tiêu dùng của hộ gia đình:
10
10
03
Dù không phải tất cả các gia đình đều chịu ảnh hưởng giống nhau
nhưng lạm phát chắc chắn đã tác động mạnh vào sức mua của người Việt
Nam. Lạm phát và chi phí tăng lên ảnh hưởng các phân khúc tiêu dùng khác
nhau theo cách khác nhau. Theo chỉ số lạm phát của TNS
Worldpanel, nhữngngười có thu nhập thấp nhất ở thành thị và đặc
biệt ở nông thôn Việt Nam là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
11
11
03
Chẳng hạn, việc thay đổi tổng giá trị mua các mặt
hàng tiêu dùng nhanh trung bình tăng 20% năm 2006 so với năm 2005 và
tăng 11% từ năm 2006-2007. Tuy nhiên, trong cùng kỳ, các tầng lớp thu
nhập thấp hơn (hộ gia đình có thu nhập 3,5 triệu đồng trở xuống), giá trị mua
hàng từ năm 2005 đến 2006 lại giảm 4,5%, trong khi từ 2006-2007 lại giảm
đến 17%. Những tầng lớp thu nhập cao hơn, đặc biệt là những người giàu có
nhất vẫn đang chi phối mạnh tốc độ gia tăng sản lượng của nền kinh tế.
Chi tiêu của tầng lớp thu nhập cao tăng lên 40% năm 2006 và thậm chí đạt
đến 47% năm 2007. Giá trị chi tiêu của tầng lớp trung lưu cũng đạt 37%
năm 2006 nhưng lại bị ảnh hưởng mức lạm phát 12% nên trong năm 2007
chỉ tăng 15%. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2008 và có thể cả năm

2009. Điều này cho thấy người tiêu dùng đã ít mua sắm hơn. Chỉ số lạm
phát của TNS Worldpanel cho thấy tần suất mua sắm đã giảm từng năm kể
từ năm 2006, trung bình 8,5 lượt/tháng. Đến năm 2010 đã giảm xuống dưới
8 lượt/tháng, bị ảnh hưởng với sự giảm mạnh tần suất mua sắm các sản phẩm
sữa và
các mặt hàng cá nhân, trong khi việc mua sắm hàng tạp hoá lại ổn định
từ năm 2007. Một số lớn, 63% người tiêu dùng, chống lại lạm phát bằng
cách mua ít hơn. Tiếp theo là hơn 1/3 người tiêu dùng trì hoãn
mua những vật dụng lớn hơn. 20% đề cập đến việc chuyển sang một nhãn
hiệu rẻ hơn. Trên 90% dân thành thị đã thắt lưng buộc bụng hoặc tiết kiệm
hơn trong vài tháng qua để chống lại lạm phát. Chi tiêu vào các mặt
hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của các tầng lớp thu nhập thấp hơn đã giảm
16% năm 2007, chỉ tăng nhẹ 4% từ năm 2007 đến 2008. Với các hộ
gia đình sung túc hơn, tăng trưởng trong chi tiêu đã tiếp tục với tỷ lệ chưa
từng có là 50% trong cả hai năm 2007 và 2008. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
tháng 12 tăng 1,98% so với tháng trước, là mức cao nhất trong cả năm 2010.
Như vậy, mức độ lạm phát cả năm 2010 là 11,75%, vượt qua mức chỉ tiêu về
12
12
03
lạm phát đặt ra cho năm vừa qua. Đáng lưu ý là diễn biến chỉ số
giá tiêu dùng năm 2010 là mức độ vênh lớn, tức tháng cao nhất so với tháng
thấp nhất lệch nhau hơn 1,5%. Vì bị ảnh hưởng bởi mức lạm phát quá cao
nên trong một vài năm gần đây, số lượng hàng hóa, dịch vụ mà các hộ gia
đình chi tiêu đã giảm đi đáng kể.
2) Đầu tư của doanh nghiệp:
Đầu tư phát triển của nền kinh tế tăng mạnh, nhiều công trình hạ tầng
và cơ sở sản xuất được đưa vào sử dụng, tạo tiền đề quan trọng để phát triển
đất nước trong các năm tiếp theo. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội năm 2007
đạt 464,5 nghìn tỷ đồng, bằng 40,6% GDP, tăng 16,4% so

với năm 2006; trong đó, nguồn vốn của Nhà nước tăng 17,5%, vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) tăng 12%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) tăng 17,1%, vốn đầu tư dân doanh tăng 19,5%. Trong thời gian này,
thị trường chứng khoán phát triển khá nhanh, đã trở thành một kênh huy
động vốn đầu tư dài hạn quan trọng trong nền kinh tế. Nguồn vốn đầu tư
toàn xã hội năm 2010 đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9 % so với năm 2009
và đạt 41% so với GDP cả nước. Nhìn vào đồ thị bên dưới có thể thấy tỷ
trọng đầu tư trên GDP càng ngày càng gia tăng, trong khi tỷ lệ tăng trưởng
GDP chỉ duy trì ổn định đến năm 2007 và giảm khá mạnh trong 3 năm trở lại
đây. Càng về sau này, mức vốn bỏ ra đầu tư càng nhiều trong khi giá trị gia
tăng thu lại càng ít đi. Thực tế này cho thấy tăng trưởng kinh tế vẫn đang đi
theo quy mô chiều rộng, chất lượng tăng trưởng không cao. Tổng mức đầu tư
trong 5 năm trở lại đây luôn đạt mức bình quân trên 40% GDP trong khi chi
tiêu chính phủ và thâm hụt cán cân thanh toán không cải thiện đã khiến cho
gánh nặng nợ quốc gia ngày càng lớn hơn.
13
13
03
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã làm giảm tác hại của cuộc khủng
hoảng ở Việt Nam trong năm 2008 và đã có lúc được quan chức nhà nước
vin vào để biện bạch rằng không có gì phải sợ khủng hoảng cán cân thanh
toán vì tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vào. Theo báo cáo
của Cục Đầu tư nước ngoài thì vốn đăng ký dự án FDI được chấp nhận vào
10 tháng đầu năm 2008 lên tới 59,3 tỷ USD gấp 6 lần số vốn đăng ký năm
14
14
03
2007. Điều này có vẻ vượt quá khả năng tưởng tượng vì chưa từng thấy trên
thế giới, nhưng nếu nhìn kỹ thì sẽ thấy là hầu hết các dự án là vào lãnh vực
địa ốc, khu du lịch cao cấp, sản xuất thép và lọc dầu; cộng chung đã lên tới

45 tỷ USD. Trong những năm gần đây, số lượng dự án 100% vốn nước ngoài
cũng bắt đầu tăng lên. Những dự án này hiện nay chiếm 76% tổng số dự án
được cấp giấy phép và 55% vốn đăng ký, trong khi các doanh nghiệp liên
doanh chỉ chiếm phần còn lại. Đồng thời, có sáu dự án đầu tư nước ngoài
được cấp phép ở Việt Nam theo hình thức BOT (cung cấp nước và nhà máy
điện), với tổng vốn đăng ký là 1,37 tỉ USD. Khu vực đầu tư nước ngoài đã
có sự phát triển vượt bậc, dần dần khẳng định vị thế của mình là một bộ phận
năng động của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường năng
lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, khu
vực đầu tư nước ngoài chiếm ¼ tổng vốn đầu tư của cả nước, 43,6% sản
lượng công nghiệp (2004), 57,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (2005) và
15,9% GDP của Việt Nam.
Tuy vậy, tỉ lệ giải ngân vốn của các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn
chậm và chưa ổn định từ mức 7,1 tỉ USD trong giai đoạn 1991-1995 lên mức
13,5 tỉ USD giai đoạn 1996-2000 và 14,3 tỉ USD từ 2001 đến 2005 nhưng
trong năm 2006
và 2007, vốn được giải ngân giảm còn 8,7 tỉ USD. tổng vốn FDI
đăng năm 2008 đã đạt
hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm 2007. Đây là mức thu hút vốn FDI kỷ
lục từ trước đến nay của Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa trong trong
bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng. Cụ thể, trong tháng 12/2008, cả nước
đã cấp mới thêm 112 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 1,17 tỷ USD.
Tính chung từ đầu năm, đã có tổng số 1.171 dự án FDI được cấp phép
đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 60,2 tỷ USD, tăng
222% so với năm 2007. Bên cạnh đó, trong năm 2008, có 311 dự án đăng ký
15
15
03
tăng vốn, tổng số vốn tăng thêm đạt 3,74 tỷ USD. Trong các lĩnh
vực đầu tư, vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây

dựng, gồm 572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về
số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự
án, tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4%
về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.
Năm 2008, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam,
trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD.
Malaysia đứng đầu, với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, Đài Loan đứng
thứ hai, với 132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ ba, với
105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD.
3) Chi tiêu của Chính phủ:
Người ta thường dùng hai chỉ số thực tiễn về quy mô của chính phủ là
tỷ lệ phần trăm nhân viên (hoặc tổng số nhân viên) làm việc
cho chính phủ so với dân số và tỷ lệ chi tiêu của chính phủ so với GDP. Tỷ
lệ chi tiêu của chính phủ so với GDP rõ ràng là cao hơn tỷ lệ viên
chức chính phủ so với toàn bộ lực lượng lao động, bởi trên thực tế, phần lớn
các chi tiêu của chính phủ là dành cho hàng hoá, dịch vụ và thiết bị hơn là để
trả lương cho viên chức. Mặc dù hai chỉ số này rất tương đồng với nhau (và
vị trí xếp hạng của các quốc gia theo tỷ lệ viên chức làm việc
cho chính phủ cũng rất sít sao với vị trí xếp hạng theo tỷ lệ chi tiêu
của chính phủ), nhưng chi tiêu của chính phủ là một chỉ số có nhiều ý nghĩa
trực giác hơn về “quy mô” của chính phủ. Có thể nói đến bây giờ thì chi tiêu
hàng hóa và dịch vụ của chính phủ chiếm tỷ trọng cực lớn trên GDP.
Bội chi ngân sách năm 2009 ở mức 6,9% GDP, tương đương 115.900 tỉ
đồng và năm 2010 là 6,5% GDP, tương đương 125.500 tỉ đồng. Số liệu
thống kê từ năm 2004 trở lại đây cho thấy nợ chính phủ đang tăng dần trong
16
16
03
những năm qua và đặc biệt trong năm 2010, tỷ lệ nợ công đã vượt mức trần
cho phép (50% GDP), hiện đạt 51,2 % (số liệu IFM). Nợ công tăng cao

so với giai đoạn trước trong khi hiệu quả sử dụng vốn vay không cao, ICOR
tăng gấp 3 lần so với mức hiệu quả của các nước đang phát triển.
Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ trong thời gian qua quá
lớn và vượt xa so với chỉ tiêu đề ra ban đầu. Trong năm 2010, sự sụp đổ của
tập đoàn Vinashin với con số nợ lên tới hơn 4 tỷ USD đã đóng góp tới gần
2% tổng nợ xấu của Chính phủ.
4) Cán cân thương mại:
Qua số liệu thống kê cho thấy từ năm 1999 đến năm 2002, cán cân
thương mại Việt Nam ở trạng thái cân bằng hoặc thặng dư, nhưng từ năm
2003 đến nay cán cân thương mại liên tục ở trạng thái thâm hụt và giá trị
thâm hụt ngày càng lớn. Nếu trong năm 2003, thâm hụt thương mại vào
khoảng 2,581 tỷ USD thì đến năm 2008 mức thâm hụt lên đến 12,782 tỷ
USD, gấp 5 lần so với năm 2003. Cán cân thương mại
quốc tế của Việt Nam tụt xuống mức khủng khoảng vào cuối năm 2007 vì
chính sách đạt tốc độ tăng GDP cao và sự yếu kém của doanh nghiệp nhà
nước. Thiếu hụt năm 2007 là 14 tỷ USD, bằng 19,8% GDP tăng gấp ba so
với ba năm trước đó. Số liệu 9 tháng đầu năm 2008 cho thấy nhập siêu đã
giảm từ 3 tỷ USD một tháng vào tháng đầu năm xuống dưới 1 tỷ USD. Điều
này là hệ quả của việc áp dụng các mệnh lệnh hành chính nhằm ngăn chặn
đầu tư và cắt tín dụng cho các tập đoàn quốc doanh, nhằm hãm phanh lạm
phát. Dù với chuyển đổi chính sách giữa dòng nhằm ngăn chặn nhập siêu
như vậy, nhập siêu cũng đã ở mức 15 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, và cuối
cùng vẫn đạt mức 18 tỷ USD vào cuối năm 2008, bằng 20% GDP: một tỷ lệ
17
17
03
cực kỳ cao. Qua thống kê ta cũng thấy là nhập siêu có nguyên nhân chính từ
các nhà sản xuất Việt Nam chạy theo tốc độ tăng GDP, chứ không phải từ
các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vì các nhà đầu tư nước ngoài có
xuất siêu ngay cả trong 9 tháng đầu năm 2008. Năm 2009 mức thâm hụt là

15,412 tỷ USD, gấp 5,9 lần so với năm 2003. Trong năm 2010, cán cân
thương mại tiếp tục nghiêng về nhập siêu với mức thâm hụt vào khoảng trên
12 tỷ USD.
Nếu so sánh giá trị thâm hụt thương mại với giá trị GDP qua các năm thì từ
năm 2002 (năm bắt đầu có thâm hụt thương mại) tỷ lệ thâm hụt thương mại
so với GDP ngày càng gia tăng và trở nên đáng báo động trong những năm
gần đây (2007-2010), khi tỷ lệ này vượt trên 10% GDP.
18
18
03
Từ số liệu thống kê của GSO, dễ dàng nhận thấy suốt giai đoạn 1999 -
2010, tổng giá trị nhập khẩu ngày càng gia tăng và nhập khẩu thuộc nhóm
hàng tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng rất lớn, trung bình khoảng 92% tổng giá
trị nhập khẩu, 8% còn lại chủ yếu là hàng tiêu dùng. Trong nhóm hàng tư
liệu sản xuất thì nhóm hàng máy móc thiết bị chiếm khoảng 29% tổng giá trị
nhập khẩu; nhóm hàng nguyên nhiên, vật liệu chiếm
khoảng 63,5% tổng giá trị nhập khẩu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhập
khẩu hàng tư liệu sản xuất cao. Đó là nhiều mặt hàng sản xuất trong nước
phải nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, cùng với đó là quá trình
công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh mẽ nên nhu cầu thay thế thiết bị lạc hậu
bằng cách nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển góp phần làm gia tăng
nhu cầu nhập khẩu chung. Ngoài ra, lộ trình tự do hoá thương mại của Việt
Nam nhất là kể từ năm 2007 - năm Việt Nam trở thành thành viên WTO đã
thu hút một nguồn vốn FDI khá lớn hàng năm và kèm theo đó là nhu cầu
nhập khẩu trang thiết bị, dây chuyền sản xuất phục vụ đầu tư. Dưới góc độ
thương mại quốc tế, có nhiều nhân tố vĩ mô tác động gây ra thâm hụt hoặc
thặng dư thương mại nhưng hai nhân tố chính là tỷ giá hối đoái, tăng trưởng
kinh tế (GDP). Bên cạnh đó, chính sách mở cửa hội nhập trong những năm
gần đây đã tạo nhiều cơ hội cho xuất khẩu trong nước nhưng cũng làm gia
tăng nhập khẩu, nhất là từ khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại

song phương, đa phương như với các nước ASEAN, Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO),
19
19
03
Trong nhiều yếu tố thì nguyên nhân chính gây nên tình trạng thâm hụt
thương mại kéo dài là do mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Khả
năng sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu mà chủ yếu là các nguyên
nhiên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu gần như không đáp ứng được
nhu cầu thị trường. Xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu đã làm
hạn chế nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, như chính sách tỷ giá, chính
sách tự do thương mại,…
Kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao trong những năm qua
nhưng có một số tồn tại trong nền kinh tế đã làm giảm tốc độ tăng trưởng
trong dài hạn. Trong giai đoạn hiện nay tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ
thuộc nhiều vào sự phục hồi của kinh tế thế giới và những giải pháp của
chính phủ.
Sau khi cải cách kinh tế, Việt Nam đã đạt được những bước tăng
trưởng vượt bậc, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên một cách nhanh
chóng. Việt Nam cũng thu hút được nhiều quan tâm của các nhà đầu tư nước
ngoài, được thể hiện qua dòng vốn FDI và FPI chảy vào ngày càng lớn.
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Sự kiện này
đánh dấu một bước ngoặt lớn trên con đường phát triển kinh tế của Việt
Nam. Gia nhập WTO không chỉ giúp kinh tế Việt Nam có điều kiện hội
nhập, được hưởng những chính sách thương mại có lợi mà đây còn là một
động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy vậy, gia nhập
WTO cũng là một thách thức thực sự khi những yếu kém kém trong nền kinh
tế vẫn chưa được khắc phục. Chất lượng tăng trưởng thấp, cơ sở hạ tầng yếu
kém, thể chế pháp luật còn nhiều hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực chưa
cao. Đây chính là những hạn chế mà Việt Nam phải vượt qua để duy trì được

một tốc độ tăng cao và đưa đất nước thoát khỏi nhóm nước nghèo như hiện
nay.
20
20
03
21
21
03
Nguồn tài liệu tham khảo
1.
2. />3. />4. />5.
6.
7.
8.
9.
10. />22
22

×