Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc bổ khi mang thai doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.76 KB, 5 trang )

Thuốc bổ khi mang thai
Khi người mẹ mang thai, cơ thể đòi hỏi nhiều chất bổ
để không những nuôi dưỡng cơ thể mình mà còn
cung cấp cho sự phát triển và hoàn thiện của thai nhi
trong bụng mẹ.

Khi người mẹ mang thai, cơ thể đòi h
ỏi nhiều chất bổ
(google image)
Khi mang thai, người mẹ có chế độ ăn uống tốt, thức
ăn đa dạng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như
đạm, mỡ, bột đường, vitamin và muối khoáng điều
đó sẽ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh từ trong
bụng mẹ.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng khi mang thai nếu
không được bổ sung thuốc bổ thì thai nhi sẽ không
được khỏe mạnh, nên tìm đến một số loại thuốc bổ để
dưỡng thai. Điều này là không cần thiết, thậm chí có
thể gây bất thường cho thai nhi bởi thuốc bổ Tây y
thường được sử dụng là các vitamin nhưng nếu thực
sự cơ thể không thiếu thì không cần uống. Uống thừa
vitamin thì cơ thể cũng đào thải ra ngoài qua các chất
bài tiết (với những vitamin tan trong nước như các
vitamin nhóm B, vitamin C); nhưng với các vitamin
tan trong dầu (như vitamin A, D, K, E) thì chúng có
thể lưu giữ lại trong mỡ và khi dùng nhiều có thể gây
ngộ độc, gây dị tật cho thai nhi. Còn với thuốc nam,
thuốc bắc được coi là thuốc "dưỡng thai" thì đều do
kinh nghiệm của các ông bà lang.


Theo các kinh nghiệm đó có thể các thuốc này không
gây nguy hại gì cho bà mẹ cũng như thai nhi, nhưng
chỉ cần một vài chất nào đó có nguy cơ thì đã có thể
gây tai biến. Tốt nhất khi có thai không nên nghe lời
mách bảo của bạn bè để dùng thuốc. Bởi vậy, trong
quá trình mang thai, người mẹ chỉ nên dùng thuốc
theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người mẹ cần
tiêm phòng văccin uốn ván 2 mũi, mỗi mũi cách nhau
1 tháng và mũi cuối cùng nên cách ngày dự sinh
khoảng 1 tháng (với trường hợp sinh con lần đầu).
Trường hợp sinh con thứ hai, nếu cách nhau dưới 5
năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi văccin uốn ván. Nếu lần
sinh sau cách nhau hơn 5 năm người mẹ cần tiêm đủ
2 mũi văccin uốn ván và thời gian tiêm như tiêm lần
sinh đầu.

Một số lưu ý khi dùng thuốc cho phụ nữ mang
thai:

- Khi bắt buộc phải sử dụng thuốc, cần tuân theo
đúng đơn thuốc, liều lượng cũng như những chỉ định
khác của bác sĩ điều trị. Tránh dùng kết hợp nhiều
loại thuốc một lúc.

- Không nên chiếu, chụp điện khi mang thai, đặc biệt
là đối với thai dưới 3 tháng. Hiện nay, phương pháp
chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm được coi là an toàn
nhất.

- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc có ghi chống

chỉ định với phụ nữ có thai, những thuốc đã được
nghiên cứu và kết luận sẽ gây dị tật cho thai nhi.

- Trong trường hợp đặc biệt, như mẹ bị ung thư cần
phải điều trị bằng hóa chất, tia X, tia phóng xạ thì
nên cân nhắc việc giữ hay bỏ thai nếu thai còn ít
tháng. Hoặc khi thai đã nhiều tháng tuổi, có khả năng
sống sót khi ra đời thì các bác sĩ có thể dùng biện
pháp gây chuyển dạ để sinh em bé sớm, sau đó mới
tiến hành điều trị bệnh.
Theo Sinhcon

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×