Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO CỦA DỰ ÁN PECSME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.31 KB, 21 trang )

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO CỦA DỰ ÁN PECSME
1. GIỚI THIỆU TÓM TẮT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” (viết tắt là Dự án
PECSME) là Dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ điều hành thực hiện trong giai đoạn 5 năm từ 2006 -2010. Mục tiêu
của Dự án PECSME là xoá bỏ các rào cản trong việc ứng dụng công nghệ và thực hành quản lý sử dụng năng lượng
một cách hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thuộc 5 ngành công nghiệp là: sản xuất gạch, gốm-sứ,
dệt, giấy và bột giấy và chế biến thực phẩm. Mục tiêu cụ thể của Dự án PECSME là có 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) thực hiện các giải pháp tiết kiệm và hiệu quả năng lượng (TK&HQNL). Một chương trình đào tạo tổng thể
đã được xây dựng và triển khai để hỗ trợ cho việc hoàn thành các mục tiêu nói trên của Dự án.
Mục tiêu của Chương trình đào tạo là trang bị kiến thức & các kỹ năng cần thiết để xúc tiến việc thực hiện các biện
pháp TK&HQNL trong các DNNVV. Cụ thể là:
- Đào tạo một đội ngũ giảng viên cho các khoá đào tạo về quản lý năng lượng, vận hành hiệu quả công nghệ và
thiết bị sử dụng năng lượng cho các DNNVV ở 10 tỉnh/thành phố thuộc địa bàn triển khai dự án;
- Trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết về kỹ thuật, tài chính và chiến lược kinh doanh cho các tổ
chức cung cấp dịch vụ TKNL (TCDV TKNL) nhằm cung cấp những công cụ cần thiết cho các tổ chức này
trong việc xây dựng và triển khai các dự án TKNL cũng như cung cấp các dịch vụ kiểm toán năng lượng cho
các DNNVV;
- Nâng cao nhận thức của DNNVV về lợi ích của các công nghệ và biện pháp TK&HQNL và kỹ năng thực hành
quản lý năng lượng cũng như vận hành hiệu quả công nghệ và thiết bị sử dụng năng lượng;
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng đánh giá, thẩm định các dự án TK&HQNL của các tổ chức tài chính;
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng lựa chọn, đánh giá và thẩm định các dự án TK&HQNL cho các Sở Khoa học và
Công nghệ (DOST).
Chương trình đào tạo của Dự án PECSME bao gồm hai phần: Phần I – Chương trình đào tạo giảng viên trong nước,
các tổ chức cung cấp dịch vụ TKNL (TCDV TKNL), các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính và các sở Khoa học và
Công nghệ (KH&CN) về các kỹ năng liên quan đến việc phát triển và thực hiện các dự án TK&HQNL; và Phần II –
Chương trình đào tạo DNNVV về các phương án đầu tư và lập hồ sơ vay vốn thực hiện các dự án TK&HQNL và
các kỹ năng vận hành các thiết bị và công nghệ TK&HQNL.
Sau đây Ban quản lý Dự án xin giới thiệu về Kế hoạch đào tạo năm thứ nhất thuộc Phần I của Chương trình đào tạo
của Dự án PECSME.
Để biết thêm chi tiết về các khoá học cũng như thủ tục đăng ký tham gia, đề nghị các tổ chức cung cấp dịch vụ
TKNL đáp ứng các yêu cầu tại phần 3 có nhu cầu cử người tham gia các khoá học liên hệ với Văn phòng Quản lý


Dự án theo địa chỉ sau:
Chị Vũ Mai Phương, cán bộ đào tạo dự án.
Địa chỉ: Số 65 B, phố Tô Hiến Thành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04.9783574; Máy lẻ: 201; Mobile: 0904.100832; Fax: 04.9783573.
Email: /
1
2. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NĂM THỨ NHẤT
Chương trình đào tạo cho năm thứ nhất của Dự án sẽ bao gồm 7 môđun và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm
2008. Lịch trình đào tạo cho năm thứ nhất được nêu cụ thể trong bảng sau:
Lịch trình đào tạo năm thứ nhất
Thứ tự
Mô-đun
Tên mô-đun Địa điểm đào tạo Thời gian
1 Kiểm toán năng lượng và các công nghệ
TK&HQNL
Hà Nội 18 – 20/07/07
TP. HCM 23 – 25/07/07
2 Phân tích tài chính và chuẩn bị hồ sơ vay vốn Hà Nội 19 – 21/09/07
TP. HCM 24 -26/09/07
3 Hợp đồng, giám sát và xác nhận mức tiết
kiệm năng lượng
Hà Nội 22 – 23/10/07
TP. HCM 25 – 26/10/07
4 Quản lý thực hiện dự án Hà Nội 16 – 18/01/08
TP. HCM 23 – 25/01/08
5 Chiến lược kinh doanh và tiếp thị dịch vụ
TK&HQNL
Hà Nội 20 – 22/02/08
TP. HCM 25 – 27/02/08
6 Nghiên cứu mức đầu tư - 1 Hà Nội 25 – 28/03/08

TP. HCM 31/03 – 03/04/08
7 Giới thiệu các dự án đầu tư TKNL Hà Nội 19 – 20/12/07
TP. HCM 24 – 25/12/07
2
Mô - đun 1: Kiểm toán năng lượng và các công nghệ TK&HQNL
Tên khoá học
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC CÔNG NGHỆ TK&
HQNL
Mô tả khoá học
Khoá đào tạo sẽ cung cấp cho học viên kiến thức thực hiện kiểm toán
năng lượng, phân tích và báo cáo; sự phổ biến các công nghệ TK&HQNL
trong các DNNVV. Khoá đào tạo cũng bao gồm cả phần trình bày và
thảo luận các nghiên cứu trường hợp trong 5 ngành.
Thời gian khoá học 3 ngày
Mục tiêu khoá học
Kết thúc khoá học, học viên thu nhận được:
1. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu cho việc đánh giá các
công nghệ TKNL trong mỗi ngành đã được xác định
2. Cách sử dụng các thiết bị kiểm toán NL
3. Các công nghệ HQNL mới nhất, tiết kiệm chi phí nhất có thể áp
dụng cho các DNNVV
4. Các biện pháp cụ thể đánh giá nhiều loại công nghệ TK&HQNL và
quy trình công nghệ ứng dụng trong ngành đó
5. Thủ tục và tiêu chí dự án PECSME đã thực hiện nhằm triển khai
chương trình và các hoạt động kiểm toán năng lượng (KTNL)
Đối tượng tham gia
Các tổ chức cung cấp dịch vụ TKNL, Sở KH&CN và các giảng viên
trong nước tiềm năng
Điều kiện tiên quyết
Người tham gia sẽ thu được nhiều lợi ích nhất nếu họ:

1. Quen thuộc với các biện pháp chung về TKNL
2. Có kỹ năng phân tích tốt
3. Có kiến thức về các phần mềm ứng dụng máy tính như Excel
4. Hiểu biết về các thiết bị đo KTNL
Phương pháp đào tạo Lớp học
Tần số đào tạo
Năm 1 – Một khoá đào tạo tại Hà Nội và TP. HCM
Năm 2 – Chương trình đào tạo nhắc lại cho các DNNVV tại 10 tỉnh
Năm 3 – Chương trình đào tạo nhắc lại cho các DNNVV tại 10 tỉnh
3
Tóm tắt khoá học
1. Giới thiệu về quản lý năng lượng và sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả (TK&HQNL) tại các DNNVV
Khoá học sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về các công nghệ TK&HQNL
và tiềm năng TKNL trong các DNNVV và các mức chuẩn quốc tế về
tiêu thụ NL trong các ngành công nghiệp.
2. Giới thiệu về Kiểm toán Năng lượng
Chủ đề này sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về quy trình KTNL
trong việc thực hiện và kiểm soát chương trình TK&HQNL. Thảo
luận sẽ tập trung vào vào việc tìm hiểu các câu hỏi: a) Kiểm toán NL
là gì? b) Vì sao chúng ta nên thực hiện KTNL? c) Nên thực hiện
TKNL khi nào và như thế nào? d) KTNL nên được thực hiện như thế
nào?
3. Các công nghệ cuối cùng
Phần này sẽ giới thiệu các công nghệ TKNL khác nhau đi đôi với
hoặc liên quan đến hệ thống nhiệt, chuyển đổi nhiên liệu, đun nước
bằng năng lượng mặt trời, các hệ thống điện và quản lý phụ tải.
4. Chu trình phát triển dự án TKNL
Phần này sẽ thảo luận các bước phát triển một dự án tiết kiệm năng
lượng (DA TKNL) từ bước xác định DA, phân tích kỹ thuật, thực hiện

bao gồm giám sát và xác nhận mức TKNL. Nội dung này bao gồm
thảo luận nhóm về các mô hình đã thực hiện tại Việt Nam và các rào
cản hiện nay đối với việc thực hiện này.
5. Thủ tục Kiểm toán Năng lượng
Phần này sẽ thảo luận các bước thực hiện KTNL từ bước thu thập số
liệu trong quá khứ, phân tích số liệu, kiểm toán sơ bộ (WTA), kiểm
tra số liệu đã thống kê và mẫu báo cáo KTNL và rà lại việc thực hành
KTNL hiện nay. Nội dung này cũng sẽ thảo luận việc chuẩn bị một
bản cân bằng NL, việc nhận biết các cơ hội TKNL và thực hiện phân
tích ban đầu.
5. Sử dụng các thiết bị KTNL
Phần này sẽ trình bày về các loại thiết bị KTNL khác nhau và trình
diễn cách sử dụng đúng thiết bị. Nếu có điều kiện, việc trình diễn sẽ
được thực hiện ở trên lớp học cũng như tại một địa điểm được lựa
chọn.
6. Báo cáo KTNL
Phần này sẽ cung cấp một mẫu chuẩn báo cáo KTNL. Nội dung này
sẽ bao gồm trình bày một báo cáo nghiên cứu mẫu và các hướng dẫn
trong việc chuẩn bị và trình bày kết quả nghiên cứu.
7. Nghiên cứu mức đầu tư (IGS)
Phần này sẽ thảo luận các nội dung khác nhau trong một nghiên cứu
mức đầu tư, các tiêu chí triển khai nghiên cứu MĐT (IGS) và đánh giá
xếp loại các biện pháp TKNL được lựa chọn bởi các chủ DNNVV.
8. Nghiên cứu trường hợp trong các ngành: Giấy và bột giấy,
4
Dệt, Chế biến thực phẩm, Gốm và Gạch
Phần này sẽ trình bày các dự án trình diễn đã thực hiện bởi DA
PECSME. Nội dung này cũng bao gồm thảo luận các cơ hội
TK&HQNL trong mỗi ngành.
Đánh giá khoá học Ý kiến phản hồi của người tham gia qua bản Đánh giá Đào tạo

5
Mô - đun 2: Phân tích tài chính và lập hồ sơ vay vốn
Tên khoá học PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ LẬP HỒ SƠ VAY VỐN
Mô tả khoá học
Khoá đào tạo sẽ cung cấp cho các học viên các hướng dẫn và công cụ
đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của các cơ hội TKNL và trình
bày đề xuất đối với các tổ chức tài chính trong việc cấp vốn cho các dự
án TKNL.
Thời gian đào tạo 3 ngày
Mục tiêu khoá học
Khi hoàn thành khoá học, học viên sẽ có kiến thức cần thiết để:
1. Thực hiện đánh giá tài chính cho các cơ hội TKNL
2. Đánh giá cácphương án tài chính khác nhau đối với các DA
TKNL
3. Lập báo cáo dòng tiền đơn giản và thực hiện phân tích độ nhạy
4. Kết hợp và trình bày các DA TKNL có khả năng vay vốn với các
nhà đầu tư và các tổ chức tài chính
5. Các thủ tục tài chính, và tiêu chí yêu cầu của DA PECSME và
NH Công Thương đã thực hiện để hỗ trợ DA TKNL trong chương
trình Quỹ Bảo lãnh Vốn vay (LGF).
Đối tượng tham gia
Các tổ chức DVTKNL (EESPs), các Sở KH&CN (DOSTs) và các
giảng viên trong nước (LTs)
Điều kiện tiên quyết
Học viên tham gia khoá học sẽ lĩnh hội nhiều kiến thức nhất nếu họ:
1. Thành thạo về việc sử dụng máy tính để tính toán
2. Thành thạo các phần mềm ứng dụng máy tính như Excel
3. Có kiến thức cơ bản về phân tích tài chính và DA TKNL
Phương pháp đào tạo Lớp học
Tần suất đào tạo

Năm 1 – Một khoá đào tạo tại Hà Nội và TP. HCM
Năm 2 – Chương trình đào tạo nhắc lại cho các DNNVV tại 10 tỉnh
Năm 3 – Chương trình đào tạo nhắc lại cho các DNNVV tại 10 tỉnh
Tóm tắt khoá học 1. Ứớc tính tổng chi phí đầu tư
Phần này sẽ cung cấp các nội dung khác nhau trong tổng phí đầu
tư, các phương pháp tính toán chi phí và sai sót thường gặp trong
ước tính tổng chi phí đầu tư.
2. Giới thiệu phân tích dòng tiền
2.1 Phương pháp thủ công: Phần này sẽ trình bày các nội dung cơ
bản trong tổng phí đầu tư, phương pháp tính toán dòng tiền thủ
công có nghĩa là không sử dụng bảng tính trên máy tính.
2.2 Phương pháp tính dòng tiền tự động - Hướng dẫn thực
hiện Bảng tính dòng tiền tự động:
Phương pháp này sẽ trình bày bảng tính dòng tiền tự động có thể sử
dụng để chuẩn bị dòng tiền cho DA. Khoá học này giúp học viên
chủ động làm quen với bảng tính dòng tiền tự động.
Nghiên cứu trường hợp: bảng tính dòng tiền tự động dùng cho
6
việc tính toán phân tích tài chính các DA TKNL được trình bày
trong 3 tệp soạn trên Excel sử dụng cho các DNNVV thuộc các
ngành gốm, gạch và 3 ngành khác.
3. Các công cụ phân tích tài chính
Phần này sẽ thảo luận về khái niệm giá trị của tiền tính theo thời
gian. Nội dung này cũng giới thiệu các công cụ khác nhau được sử
dụng trong phân tích tài chính như phương pháp tính hoàn vốn,
tính giá trị ròng hiện tại, giá trị sau khi trừ thuế và giá nội tại của
tiền lời.
4. Bản kê thu nhập và Bản cân đối kế toán
Phần này sẽ trình bày Bản kê thu nhập và Bản cân đối kế toán
cũng như tác động của DA TKNL đối với Bản kê thu nhập và Bản

cân đối kế toán
5. Phân tích báo cáo tài chính của DA
Phần này sẽ trình bày các phương pháp khác nhau được sử dụng để
phân tích báo cáo tài chính cũng như các tỷ lệ khác nhau được sử
dụng để đánh giá lợi ích về mặt tài chính và tiềm năng tài chính của
các DNNVV
6. Chuẩn bị một Kế hoạch tài chính
Phần này sẽ thảo luận các phương pháp được sử dụng để lập một
kế hoạch tài chính hay còn gọi là một đề xuất tài chính bao gồm kế
hoạch vay vốn
7. Thương lượng vay vốn
Phần này sẽ trình bày các vấn đề khác nhau mà các chủ DA sẽ
phải cân nhắc khi thương lượng vay vốn. Nội dung này bao gồm:
số tiền vay, tỷ lệ lãi suất, thế chấp, bảo lãnh, các cơ chế tăng năng
lực tín dụng
8. Các lựa chọn tài chính trong DA TKNL
Phần này sẽ trình bày những lựa chọn tài chính khác nhau cho một
DA TKNL. Khoản đầu tư có thể từ vốn tự có của doanh nghiệp,
khoản nợ và vốn tự có của doanh nghiệp, người bán chia sẻ tài
chính, cho thuê tài chính từ bên thứ 3 và bên thứ 3 tham gia đầu tư
hoặc từ các công ty DVNL.
9. Điều kiện vay vốn ngân hàng
Phần này sẽ thảo luận bản tóm tắt các số liệu và tài liệu cần thiết
để người vay vốn trình ngân hàng đơn xin vay vốn.
Nội dung này sẽ có phần trình bày của ngân hàng về các yêu cầu
cần thỏa mãn để xin vay vốn cũng như các tài liệu cần thiết để xin
vay vốn.
Nội dung này cũng bao gồm phần thảo luận về những điều kiện xin
bảo lãnh vốn vay của Quỹ Bảo lãnh thuộc DA PECSME.
Nghiên cứu trường hợp: Danh mục tài liệu xin vay vốn tại NH

Công Thương ICB và các tổ chức tài chính khác (VD: Quỹ bảo
vệ môi trường quốc gia) bao gồm mẫu Báo cáo nghiên cứu khả
7
thi.
Đánh giá khoá học Ý kiến phản hồi của người tham gia qua bản Đánh giá Đào tạo
8

×