Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.15 KB, 31 trang )

THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT VỀ CÂU
THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nói đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, người ta thường đòi hỏi trang thiết bị
hiện đại, phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, v.v… và thường lại quên điều chính
yếu nhất. Đó là sự đổi mới trong tư duy và cách dạy của người thầy, cùng sự chủ động
hưởng ứng của người học. Từ ngàn xưa, Lão Tử đã nói: “Cái gì ta nghe ta quên, cái gì ta
thấy ta nhớ, cái gì ta làm ta biết”. Phải tự mình làm mới biết. Gần đây hơn, các nhà tâm lí
giáo dục đã đúc kết :
CHÚNG TA NHỚ NHỮNG GÌ TA
10 % Đọc
20 % Nghe
30 % Thấy
50 % Nghe và thấy (các phương tiện nghe nhìn)
80 % Nói (đối thoại với thầy, thảo luận nhóm.v.v)
90 % Nói và làm điều chúng ta suy nghĩ (đóng kịch, sắm vai,
thực tập trong phòng thí nghiệm hay hiện trường để áp
dụng điều đã học.v.v)
(Nguyễn Thị Oanh – Bắt đầu từ người thầy - Tuổi trẻ chủ nhật số 47/2003)
Những số liệu trên cho chúng ta thấy các phương tiện nghe nhìn có thể giúp cho
người học nhớ được 50 % nội dung kiến thức. Do đó, theo chúng tôi, vấn đề cốt lõi của đổi
mới phương pháp dạy học là con người – nhân tố quan trọng của quá trình dạy học. Chính
người học chủ động nói hay làm thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Với ý nghĩa đó, chúng tôi
cố gắng thực hiện đề tài “Thiết kế hệ thống bài tập tiếng việt về câu theo quan điểm giao
tiếp” với mong muốn thiết thực là góp phần định hướng cho bản thân và các đồng nghiệp
thêm một cách tiếp cận trong quá trình dạy học tiếng Việt.
2. Mục đích nghiên cứu
Giúp giáo viên và học sinh nhận thức đúng về ý nghĩa và tác dụng của việc dạy học
tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp. Đây được xem là quan điểm cơ bản nhất trong việc tổ
chức dạy học tiếng Việt ở nhà trường phổ thông. Quan điểm giao tiếp chi phối toàn bộ quá


trình dạy học từ việc lựa chọn nội dung, phương pháp đến các hình thức dạy học giúp
người học sử dụng được tiếng Việt trong hoạt động tư duy và hoạt động giao tiếp xã hội.
3. Phương pháp nghiên cứu
1
- Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết của việc dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao
tiếp.
- Thiết kế hệ thống bài tập tiếng Việt về câu trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 hiện
hành theo quan điểm giao tiếp.
Chương 1. Cơ sở lí luận chung
Bài tập tiếng Việt được coi như là một trong những đơn vị nội dung định hướng cho
việc dạy học tiếng Việt. Thông qua việc thiết kế bài tập tiếng Việt và hướng dẫn học sinh
làm bài tập của giáo viên, quá trình làm bài tập của học sinh, giáo viên có thể kiểm tra kết
quả hoạt động dạy của mình, học sinh củng cố được những tri thức tiếng Việt vừa tiếp
nhận và nắm vững các kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Ngày nay, khi khoa học và xã hội đã
xác định ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp "trọng yếu nhất của xã hội loài người" thì việc
dạy học tiếng Việt càng gắn bó chặt chẽ với mục đích là hình thành và nâng cao khả năng
giao tiếp cho học sinh. Điều này không chỉ còn là mục đích mà đã trở thành phương thức
để dạy học tiếng Việt. Việc dạy học tiếng Việt phải quán triệt nguyên tắc hướng vào hoạt
động giao tiếp; và do đó khi thiết kế bài tập tiếng Việt cũng cần phải có những định hướng
cụ thể, nhất định dưới ánh sáng của lý thuyết hoạt động giao tiếp, theo phương pháp giao
tiếp.
Theo quan điểm dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp, việc thiết kế bài
tập tiếng Việt phải đảm bảo phục vụ cho việc phát triển khả năng giao tiếp cho học sinh.
Dạy học tiếng Việt sử dụng phương pháp giao tiếp như là phương pháp tổ chức dạy học
quan trọng nhất. Phương pháp giao tiếp là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lý
thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý đến đặc điểm
và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp. Thực hành với bài tập tiếng Việt là một
khâu trọng yếu có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt và
ứng dụng tiếng Việt trong đời sống của học sinh. Bởi vậy, bài tập tiếng Việt khi được thiết
kế dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp sẽ thiết thực, hiệu quả hơn đối với giáo viên, học

sinh phổ thông cũng như việc dạy học tiếng Việt nói chung. Khi thiết kế bài tập tiếng Việt,
không nên lấy mục đích cung cấp và củng cố các tri thức ngôn ngữ học về tiếng Việt làm
cơ bản mà mục đích chính cần xác định là nhằm củng cố cho học sinh vốn tri thức nhất
định về tiếng Việt và kĩ năng sử dụng vốn tri thức ấy trong hoạt động giao tiếp. Trên cơ sở
ấy, việc thiết kế bài tập tiếng Việt cần đảm bảo những định hướng cụ thể dưới ánh sáng
của lý thuyết hoạt động giao tiếp như sau:
Trước hết, bài tập tiếng Việt phải gắn với hoạt động giao tiếp của học sinh. Cần đặt
bài tập tiếng Việt trong những hoạt động giao tiếp cụ thể để quan sát, thể nghiệm, đồng
thời sử dụng các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức để xây dựng các ngôn bản
trong bài tập tiếng Việt. Những hoạt động giao tiếp cụ thể có thể là những tình huống giao
tiếp học sinh có thể trực tiếp tham gia, có thể là những tình huống giao tiếp ngoài xã hội
2
mà học sinh đủ khả năng nắm bắt. Lấy ví dụ trong dạy học từ ngữ tiếng Việt. Từ tiếng Việt
trong hoạt động giao tiếp gồm 3 bình diện: ngữ âm và cấu tạo, nghĩa của từ, và chức năng
của từ. Nghĩa của từ tiếng Việt được ghi trong từ điển là những nghĩa hết sức khái quát và
trừu tượng. Thường thì nghĩa trong từ điển chỉ thể hiện được một trong ba thành phần
nghĩa: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái mà rất ít khi đảm bảo được cùng lúc
cả ba thành phần nghĩa này. Dạy nghĩa của từ tiếng Việt cho học sinh, hướng dẫn học sinh
mở rộng vốn từ không thể chỉ dạy bằng từ điển. Hệ thống bài tập tiếng Việt đặt từ trong
hoạt động giao tiếp nhằm làm cụ thể các nét nghĩa của từ. Không thể đặt ra một bài tập tiếng
Việt với yêu cầu: Hãy xác định nghĩa của từ "ăn" chung chung, mà phải là từ "ăn" trong một
ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, ví dụ:
ăn
(1)
: Mẹ nói với các con: "Khi ăn cơm, các con không nên cười đùa!"
ăn
(2)
: Người bán vé nói với mọi người ở cửa rạp chiếu phim:"Bộ phim này hiện
đang ăn khách nhất đấy!"
ăn

(3)
: Thông báo: 14 giờ, tàu Hạ Long cập cảng ăn than.
ăn
(4)
: Bé Bi nói với bé Bống: "Con gái các cậu là chúa ăn gian".
Chỉ ở trong những tình huống cụ thể như vậy, từ tiếng Việt mới đơn nghĩa và nghĩa
của từ mới có giá trị. Nghĩa của từ có giá trị là nghĩa trong hoạt động, nghĩa gắn với đặc
điểm tâm lý của người phát ngôn ra từ, gắn với hiện thực khách quan và loại trừ được khả
năng nhiều nghĩa của từ tiếng Việt.
Thứ hai, khi thiết kế bài tập tiếng Việt cho học sinh phổ thông cần phải tạo được
tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho học sinh. Khi thiết kế
bài tập tiếng Việt nên đưa ra những tình huống hấp dẫn, được các quan tâm và ham thích
thảo luận, đưa ra những tình huống giao tiếp liên quan tới những vấn đề mang tính thời sự
của xã hội, của địa phương. Có thể nói rằng: thiết kế một hệ thống bài tập tiếng Việt theo
hướng giao tiếp là phải tạo ra được môi trường hợp lí và hấp dẫn để học sinh giao tiếp với
nhau.Ví dụ, sách giáo khoa thí điểm Ngữ văn lớp 10, ban Khoa học tự nhiên, có một bài
tập tiếng Việt:
"Hãy phát hiện và phân tích những điểm yếu của một số lời quảng cáo sau:
a) Quảng cáo sữa tắm:
Da dẻ mình cũng khác nhau. Da Hạnh nhăn như da người già. Còn da Hà khô như
da rắn. Bọn mình dùng D.V trong 7 ngày… Mình thấy da mềm và không khô ráp như ngày
trước nữa. Da Hạnh mượt như da trẻ con. Da Hà mềm như da em bé… Không tin à? Sờ
thử coi!
b) Quảng cáo cà phê sữa:
3
Bài hát thật hay nhưng cà phê sữa của V. còn ngon hơn nhiều.
c) Quảng cáo mì ăn liền:
- Nếu có mì nào ngon hơn Kn, thì em sẽ thôi hát.
d) Quảng cáo kem đánh răng:
Kem đánh răng duy nhất, bảo vệ toàn diện, lâu dài nhất."

Đề tài quảng cáo là đề tài được xã hội quan tâm, ngôn ngữ và hình ảnh trong quảng
cáo luôn tác động trực tiếp tới các giác quan của mọi người, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh.
Tuy nhiên, khi thiết kế bài tập tiếng Việt có liên quan tới những đề tài nhạy cảm, ngôn ngữ
chưa được trau chuốt, chọn lọc, người thiết kế cần có định hướng rõ cho học sinh biết nên
góp nhặt và học hỏi những gì và nghi ngờ, chối bỏ những gì khi tiếp cận và sử dụng những
ngữ liệu có trong giao tiếp xã hội đó.
Thứ ba, trong hệ thống bài tập tiếng Việt, cần phải chỉ rõ cho học sinh hướng giao
tiếp khi tiến hành áp dụng các tri thức tiếng Việt sẽ thực hành nhằm định hình trước cho
các em tác dụng của việc thực hiện các bài tập tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp của bản
thân. Điều này có nghĩa là: với một bài tập tiếng Việt cụ thể, sau khi thực hành, các em sẽ
rút ra hoặc củng cố một tri thức tiếng Việt hoặc một kĩ năng sử dụng tiếng Việt cụ thể. Tri
thức, kĩ năng ấy được các em sử dụng để nói và viết. Bài tập tiếng Việt được thiết kế dưới
ánh sáng của lý thuyết hoạt động giao tiếp sẽ phải giúp các em định hướng được: nói (viết)
với ai? về cái gì? trong hoàn cảnh nào?
Ví dụ: thiết kế hệ thống bài tập tiếng Việt cho phần dạy học về câu đặc biệt tiếng
Việt nhằm giúp cho học sinh biết cách sử dụng câu đặc biệt trong cuộc sống. Các ngữ liệu
được sử dụng khi thiết kế bài tập tiếng Việt nên là các câu đặc biệt như: "Vâng ạ.",
"Dạ."… khi nói với người lớn tuổi hơn, các câu nói được hiểu là luôn kèm theo kiểu giao
tiếp có văn hóa, trong những tình huống đặc biệt (các thông báo ở sân bay, nhà ga, văn
phòng, biển quảng cáo…). Các ngữ liệu phải thực tế, đảm bảo tính nghiêm túc, có văn hóa,
học sinh có thể áp dụng ngay vào trong thực tiễn giao tiếp của bản thân một cách hiệu quả.
Cuối cùng, bài tập tiếng Việt cần chỉ ra những nhiệm vụ giao tiếp cụ thể để định
hướng cho học sinh tạo lập những lời nói cụ thể. Khi thiết kế bài tập tiếng Việt cần quan
tâm tới các mối quan hệ xung quanh học sinh, chỉ rõ cho học sinh nhiệm vụ và cách giao
tiếp với từng đối tượng trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Ví dụ: Bài tập về việc
tạo lập văn bản là những đoạn của một bức thư. Viết cho người lớn tuổi hơn, văn bản ấy
đòi hỏi cần phải đảm bảo những bước nào, những nội dung thông tin gì. Viết cho bạn bè,
văn bản ấy yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ đó ở mức độ nào. Mặt khác, mục đích học
tiếng Việt của học sinh rất cụ thể, bởi vậy, việc giúp cho học sinh tạo lập những ngôn bản
cụ thể phục vụ cho mục đích học tiếng Việt của học sinh là rất cần thiết. Thiết kế bài tập

4
tiếng Việt cần phải biết quan tâm đến điều này, bởi bản chất của tiếng Việt chỉ được thể
hiện đầy đủ trong hoạt động giao tiếp, tức là trong ngôn bản với đầy đủ các mối quan hệ
với các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp. Bài tập tiếng Việt phải phục vụ cho việc
hiểu các ngôn bản thuộc loại chức năng ngôn ngữ nhất định mà học sinh quan tâm. Đối với
học sinh tiểu học, nội dung làm văn quan trọng là miêu tả, kể chuyện thì bài tập tiếng Việt
nên đưa các ngôn bản thuộc phong cách nghệ thuật làm ngữ liệu. Đối với học sinh ở bậc
học cao hơn, việc sử dụng các ngôn bản thuộc phong cách nghị luận, phong cách khoa học
- kĩ thuật làm ngữ liệu sẽ chiếm ưu thế.
Tóm lại, khi thiết kế bài tập tiếng Việt theo hướng giao tiếp, cần chú trọng các hoạt
động tạo lập, lĩnh hội, sửa chữa, biến đổi các sản phẩm của hoạt động giao tiếp … với các
thao tác cụ thể như: tìm từ, phát hiện từ sai, so sánh, thay thế, chữa lỗi từ…(đối với dạy
học từ ngữ), đặt câu, mở rộng câu, rút gọn câu, tách câu, ghép câu, biến đổi câu, dựng
đoạn…(đối với dạy học ngữ pháp)… Cần luôn luôn ý thức rằng các hoạt động và thao tác
của học sinh khi làm bài tập tiếng Việt đều luôn hướng tới việc tạo lập các sản phẩm ngôn
ngữ trong giao tiếp, lĩnh hội được các sản phẩm đó và cả đánh giá chúng nữa. Thiết kế
được hệ thống bài tập tiếng Việt đảm bảo định hướng giao tiếp góp phần gây dựng niềm
hứng thú học tập tiếng Việt cho học sinh, nâng cao hiệu quả của việc dạy học tiếng Việt
trong nhà trường, đồng thời "gạn đục khơi trong" ngôn ngữ giao tiếp thông thường để thứ
ngôn ngữ ấy khi đến với học sinh trong sáng như bản chất vốn có của tiếng Việt.
Chương 2. Thiết kế hệ thống bài tập các bài dạy về câu trong sách giáo khoa
Ngữ văn 11 hiện hành
Ở trường phổ thông, Ngữ pháp tiếng Việt được dạy ngay từ các lớp dưới của bậc
tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. So với các lớp dưới, chương trình ngữ
pháp tiếng Việt ở bậc phổ thông tập trung vào phần cú pháp, nghĩa là phần ngữ pháp ở bậc
câu và ở lĩnh vực trên câu (văn bản). Trong phạm vi ngữ pháp ở bậc câu, chương trình ở
trung học phổ thông (THPT) quan tâm đến nhiều bình diện khác nhau của câu.
- Về bình diện cấu trúc: các đơn vị bài học trong chương trình Ngữ pháp tiếng Việt
11 ở bậc THPT không đi vào cấu trúc ngữ pháp của câu mà hướng vào thực hành luyện
tập: thực hành một số kiểu câu trong văn bản, thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu

(Ngữ văn 11 cơ bản), luyện tập thay đổi trật tự các thành phần của cụm từ và các thành
phần của câu , luyện tập về tách câu (Ngữ văn 11 – Nâng cao).
- Về bình diện ngữ nghĩa: bên cạnh bài học lí thuyết về nghĩa của câu (Ngữ văn 11
cơ bản và nâng cao), chương trình ngữ pháp tiếng Việt ở bậcTHPT hướng vào thực hành
luyện tập về nghĩa của câu, luyện tập về câu nghi vấn tu từ (Ngữ văn 11 – Nâng cao), thực
hành một số biện pháp tu từ cú pháp, thực hành về hàm ý (Ngữ văn 12)
5
Điểm qua các đơn vị bài học về ngữ pháp ở bậc câu trong chương trình THPT
chúng tôi nhận thấy rằng các đơn vị bài học đều hướng vào việc khảo sát và trình bày câu
trong hoạt động hành chức của nó. Các đơn vị bài học về ngữ pháp tiếng Việt ở bậc câu
không chỉ dừng lại ở việc nhận thức mô hình cấu tạo của câu như một cấu trúc tồn tại độc
lập, tách rời khỏi mối liên hệ với hoàn cảnh giao tiếp, với những câu khác trong ngôn bản,
mà còn khảo sát câu trong mối liên hệ với hoạt động hành chức. Việc dạy và học câu trong
mối quan hệ hành chức của nó chính là phục vụ cho các mục tiêu của tiếng Việt: không chỉ
cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức về các bình diện của câu, mà còn rèn luyện các kĩ
năng tạo câu trong các hoạt động nói và viết, giúp người học có thể tạo lập câu vừa đúng
với cấu tạo ngữ pháp bên trong, vừa thích hợp với việc thể hiện các nội dung ý nghĩa (nhận
thức, tư tưởng, tình cảm) định biểu lộ, lại vừa phù hợp với hoàn cảnh giáo tiếp và các câu
khác trong ngôn bản.
Mặt khác, theo quan điểm tích hợp trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn,
việc dạy và học tiếng Việt, trong đó có phần ngữ pháp tiếng Việt, còn chú ý đến mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và văn học. Vì thế, việc dạy và học tiếng Việt còn nhằm mục đích bồi
dưỡng năng lực phân tích, thẩm định các giá trị văn chương, để thấy được cái đẹp, cái hay
của nó, đồng thời để lĩnh hội được hết các giá trị tư tưởng, tình cảm, lí tưởng thẩm mĩ của
các tác giả và các tác phẩm nghệ thuật. Đó là phần ngữ nghĩa của câu và của văn bản nghệ
thuật, trong đó có nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn.
Việc gắn với chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ văn chương còn được thể hiện ở
phần chương trình trình bày về sự lựa chọn trật tự sắp xếp các thành phần câu: thực hành
lựa chọn các bộ phận trong câu, luyện tập thay đổi trật tự các thành phần của cụm từ và
các thành phần của câu, thực hành một số kiểu câu trong văn bản,…Chính những sự lựa

chọn trật tự hoặc các cách thức sử dụng ấy nhằm tạo nên các sắc thái nghệ thuật khác nhau,
tạo nên các giá trị biểu cảm hoặc tạo hình của ngôn ngữ nghệ thuật.
Dưới ánh sáng của lí thuyết về hoạt động giao tiếp trong dạy và học tiếng Việt,
phần ngữ pháp tiếng Việt ở bậc câu trong chương trình THPT đều hướng về những vấn đề
của câu trong hoạt động giao tiếp. Chính trong hoạt động giao tiếp, câu được hiện thực hóa
trong các phát ngôn. Chính trong hoạt động giao tiếp, câu mới có sự biến hóa đa dạng về
thành phần cấu tạo, về trật tự sắp xếp. Về mặt ngữ nghĩa, chính trong hoạt động giao tiếp,
gắn chặt với hoàn cảnh giao tiếp, câu mới nảy sinh các ý nghĩa hàm ẩn sâu sắc bên cạnh
nghĩa tường minh. Rõ ràng là với tư cách là một môn học về phương diện giao tiếp và
nhằm vào mục tiêu nâng cao trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ, phần ngữ pháp tiếng Việt ở
bậc câu trong chương trình Ngữ văn THPT hướng vào rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực
hành về câu trong hoàn cảnh giao tiếp, về ngữ nghĩa của câu…
2.1. Hệ thống bài tập về câu trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 hiện hành – đôi điều
cần trao đổi
6
Điểm qua các đơn vị bài học về câu trong chương trình Ngữ văn THPT, chúng tôi
nhận thấy rằng, hầu hết các đơn vị bài học tiếng Việt đều được trình bày theo hướng quy
nạp. Kiến thức mới được hình thành thông qua hoạt động tự tìm hiểu theo câu hỏi hoặc bài
tập thực hành. Qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt trong sách giáo khoa, học sinh chủ động và
tích cực tìm đến kiến thức, luyện tập kĩ năng. Việc củng cố kiến thức, nâng cao và mở rộng
kiến thức, kĩ năng cũng thông qua luyện tập, thực hành. Theo phương châm thực hành là
phương châm chủ đạo. Qua thực hành mà hình thành kiến thức và kĩ năng, rồi cũng qua
thực hành mà củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức và kĩ năng. Cho nên tỉ lệ hoạt động
thực hành trong sách là rất cao. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc cơ bản trong dạy
học tiếng Việt là nguyên tắc thực hành giao tiếp, và phục vụ tốt cho mục tiêu cơ bản của
dạy học tiếng Việt là nâng cao năng lực thực hành trong giao tiếp của học sinh.
Về hệ thống bài tập tiếng Việt trong sách giáo khoa hiện hành, chúng tôi nhận thấy
rằng mỗi bài tập nhằm hướng học sinh tới việc tìm hiểu một đơn vị kiến thức hoặc rèn
luyện một loại kĩ năng nhất định. Các bài tập trong sách không chỉ được thiết kế nhằm
mục đích thực hành mà bao gồm rất nhiều loại như: bài tập làm quen, bài tập nhận biết,

phát hiện, củng cố, vận dụng … và được sắp xếp theo trình tự phù hợp với tiến trình của
tiết học. Khi thực hiện hệ thống bài tập này, giáo viên sẽ thực hiện tốt hơn vai trò hướng
dẫn, đôn đốc, động viên, giám sát… tức là chỉ đạo mọi hoạt động của lớp học.
Bên cạnh những ưu điểm trên, chúng tôi nhận thấy rằng hệ thống bài tập trong sách
giáo khoa về câu trong chương trình hiện hành chỉ mới dừng lại ở mức vận dụng những
kiến thức để phân tích, nhận diện, so sánh, đối chiếu, thay thế các yếu tố hay hoàn chỉnh
văn bản, sửa chữa lỗi… mà chưa có những bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để
tạo lập một văn bản mới (đoạn văn) trong đó có sử dụng các kiến thức vừa học.
Trong phạm vi bài viết này, trên cơ sở vận dụng quan điểm dạy học tiếng Việt theo
định hướng giao tiếp, chúng tôi xin đi vào thiết kế hệ thống bài tập về câu theo quan điểm
giao tiếp trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 – ban cơ bản, cụ thể gồm những đơn vị bài học
như sau:
- Ngữ cảnh
- Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
- Nghĩa của câu
2.2. Thiết kế hệ thống bài tập về câu theo quan điểm giao tiếp
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế hệ thống bài tập theo quan điểm giao tiếp
7
Theo quan điểm của lý thuyết hoạt động giao tiếp, hệ thống bài tập tiếng Việt được
xác định là phương tiện thực hành nhằm tạo dựng và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt
của học sinh. Học sinh phổ thông ở các lứa tuổi khác nhau, trình độ khác nhau thì yêu cầu
về năng lực sử dụng ngôn ngữ cũng khác nhau, cách thể hiện các kĩ năng sử dụng ngôn
ngữ cũng rất khác nhau. Vì vậy, cần xuất phát từ hệ thống những kĩ năng sử dụng tiếng
Việt để thiết kế hệ thống bài tập tiếng Việt. Điều đó cũng có nghĩa là xuất phát từ bản chất
của một kĩ năng cụ thể để thiết kế một hệ thống bài tập tiếng Việt tương ứng.
Hiện nay, hầu hết hệ thống bài tập tiếng Việt ở các sách giáo khoa Ngữ Văn chương
trình phổ thông chủ yếu được dùng để minh họa lý thuyết về tiếng Việt mà học sinh vừa
học. Hệ thống bài tập tiếng Việt này nặng về thực hành ngôn ngữ học mà chưa thể hiện
được rõ nét các nguyên tắc giáo dục học trong dạy học thực hành tiếng Việt. Vì thế, khi

thiết kế bài tập tiếng Việt, thiết nghĩ cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Xác định được mục đích: xây dựng hệ thống bài tập tiếng Việt để làm gì?
- Đặt bài tập tiếng Việt trong những hoạt động giao tiếp cụ thể để quan sát, thể
nghiệm, đồng thời sử dụng các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức để xây dựng
các ngôn bản trong bài tập tiếng Việt.
- Hệ thống bài tập được thiết kế phải tạo được tình huống kích thích nhu cầu giao
tiếp và định hướng giao tiếp cho học sinh.
- Với một bài tập tiếng Việt cụ thể, sau khi thực hành, các em sẽ rút ra hoặc củng
cố một tri thức tiếng Việt hoặc một kĩ năng sử dụng tiếng Việt cụ thể.
- Bài tập tiếng Việt cần quan tâm tới các mối quan hệ xung quanh học sinh, chỉ rõ
cho học sinh nhiệm vụ và cách giao tiếp với từng đối tượng trong những hoàn cảnh, tình
huống cụ thể, giúp cho học sinh tạo lập những ngôn bản cụ thể phục vụ cho mục đích học
tiếng Việt.
2.2.2. Hệ thống bài tập về câu theo quan điểm giao tiếp
Trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành, phần ngữ pháp tiếng Việt ở bậc
câu, ngoài những câu hỏi hướng vào các vấn đề lí thuyết, hệ thống bài tập thực hành ngữ
pháp đều hướng vào các loại sau đây:

8
Hệ thống bài tập về câu
theo quan điểm giao tiếp
Bài tập
nhận diện,
phân tích
Bài tập
chuyển
đổi
Bài tập tạo
lập
Bài tập

sửa chữa
Sơ đồ hệ thống bài tập về câu theo quan điểm giao tiếp
2.2.2.1. Bài tập nhận diện, phân tích
Đây là một bài tập cho sẵn một ngữ liệu và yêu cầu phân tích, xác định, nhận diện
một hiện tượng ngữ pháp đã có trong ngữ liệu, như: một yếu tố ngữ pháp, một kết cấu ngữ
pháp, một thành phần ngữ pháp…
Mục đích: Loại bài tập này có mục đích làm sáng tỏ và cũng cố, phát triển một
khái niệm ngữ pháp đã được tiếp thu từ bài học lí thuyết. Có thể, trong ngữ liệu cho sẵn
của bài tập, khái niệm được biểu hiện trong nhiều dạng, nhiều vẻ. Học sinh (HS) cần phải
dựa vào những đặc trưng cơ bản của khái niệm, hoặc dựa vào những câu hỏi định hướng
của giáo viên (GV) để nhận diện, phân tích khái niệm
Cấu tạo: Loại bài tập này thường gồm hai phần: phần trình bày yêu cầu, phần dẫn
ngữ liệu. Yêu cầu có thể được diễn đạt bằng nhiều cách như: tìm, xác định, phân tích, cho
biết, tìm hiểu, phân loại, thống kê… Đồng thời có thể kết hợp thêm các yêu cầu khác như
giải thích, so sánh, lí giải… các hiện tượng ngữ pháp.
Cách tiến hành: Với loại bài tập này, khi thực hành, giáo viên (GV) cần hướng
dẫn cho học sinh (HS) thực hiện các bước sau:
– Căn cứ vào đặc trưng của khái niệm ngữ pháp.
– Vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để xác định đối tượng cần nhận diện, phân tích.
– Phân tích đối tượng tìm được để xác định đặc điểm của nó, xem nó có đáp ứng đặc
trưng của khái nịêm lí thuyết không. Từ đó củng cố thêm khái niệm.
Ví dụ: Để hình thành khái niệm Ngữ cảnh trong bài Ngữ cảnh (Ngữ văn 11 – ban cơ
bản), GV có thể thực hiện bằng cách tổ chức cho HS đọc, phân tích ngữ liệu trong những
tình huống cụ thể, từ đó rút ra khái niệm bằng hệ thống câu hỏi như sách giáo khoa đã thiết
kế.[3, 102]
Ngữ liệu 1: Nếu đột nhiên nghe được câu “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”
(ngữ liệu 1), chúng ta có thể hiểu như thế nào về những nội dung sau đây trong câu hỏi đó:
– Câu hỏi trên là của ai nói với ai? Đó là những người như thế nào và có quan hệ với
nhau ra sao?
9

– Câu đó được nói ở đâu, lúc nào?
– Họ trong câu nói đó là ai?...
Nếu đặt câu nói trên vào bối cảnh phát sinh ra nó mà người đọc biết qua lời kể của
tác giả trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, chúng ta có thể trả lời được hay không? Và trả lời
như thế nào?
Ngữ liệu 2: “Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con
đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngỏ vào làng lại càng sẫm đen
hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một
vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột
sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước
của chị Tí. Thêm được một gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để
trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.
Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”
(Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
- Gọi HS đọc ngữ liệu 2 [3, 102], phân tích, lí giải, hình thành khái niệm.
- GV diễn giảng, chốt lại vấn đề: Qua việc tìm hiểu hai ngữ liệu trên, chúng ta thấy
rằng muốn lĩnh hội đầy đủ, chính xác nội dung thì cần phải đặt nó vào một ngữ cảnh.
Vậy, ngữ cảnh là gì?
GV chuyển dẫn, đặt câu hỏi để chuyển sang tìm hiểu các nhân tố của ngữ cảnh: Căn
cứ vào khái niệm: “Ngữ cảnh chính là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (người viết) sản
sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng
lời nói”, anh (chị) hãy cho biết ngữ cảnh được hình thành bởi các nhân tố nào? Phân tích
ngữ liệu 2 (nêu trên) để làm rõ?
- HS phân tích, lí giải.
2.2.2.2. Bài tập chuyển đổi
Đây là loại bài tập cũng cho trước một ngữ liệu có sẵn nhưng yêu cầu chuyển đổi
ngữ liệu về một phương diện nào đó: về thành phần cấu tạo, về trật tự sắp xếp, về kiểu cấu
tạo, ….
Mục đích: Loại bài tập này vừa có tác dụng củng cố khái niệm và quy tắc ngữ

pháp, vừa góp phần rèn luyện năng lực tạo lập các sản phẩm mới.
10
Cấu tạo: Loại bài tập này thường gồm hai phần: phần trình bày yêu cầu, phần dẫn
ngữ liệu. Yêu cầu có thể được diễn đạt bằng nhiều cách như: hãy chuyển đổi, sắp xếp các
câu sau đây theo một trình tự hợp lí (theo đề tài, hoặc theo một trình tự nào đấy mà đề bài
yêu cầu)
Cách tiến hành: Thực hiện loại bài tập này, cần chú ý đến các bước:
– Nắm vững yêu cầu của đề bài và hiểu rõ ngữ liệu đã cho (cần tiến hành phân tích
ngữ liệu và yêu cầu).
– Thực hiện đúng các yêu cầu chuyển đổi của đề tài cùng các điều kiện giới hạn (nếu
có).
– Kiểm tra lại sản phẩm mới theo yêu cầu luyện tâp và theo các chuẩn mực ngôn ngữ,
đồng thời so sánh ngữ liệu đã cho với sản phẩm mới để thấy sự giống nhau, khác
nhau và giá trị của chúng.
Ví dụ: Bài tập 1[3.194].
Đọc đoạn văn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.
“Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa từng được một người đàn
bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm
bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?”
(Nam Cao, Chí Phèo)
a. Xác định câu bị động trong đoạn trích.
b. Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa cơ bản tương đương.
c. Thay câu chủ động vào vị trí câu bị động và nhận xét về sự liên kết ý ở đoạn văn
đã có sự thay thế đó.
Như vậy, với những yêu cầu nêu trên, chúng tôi nhận thấy bên cạnh thao tác thực
hành nhận diện, phân tích (a), bài tập trên còn thực hiện thao tác chuyển đổi (b), chuyển
đổi và so sánh (c) giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức về một số kiểu câu thường
dùng trong tiếng Việt: cấu tạo, tác dụng liên kết ý trong văn bản của chúng.
2.2.2.3. Bài tập tạo lập (sáng tạo)
Bài tập tạo lập là loại bài tập yêu cầu học sinh tự mình tạo nên (nói hoặc viết) sản

phẩm ngôn ngữ theo một yêu cầu nào đó. Việc thực hiện bài tập này gắn với những hoạt
động nói và viết hàng ngày của học sinh nhưng vẫn ở dạng luyện tập theo yêu cầu.
11
Trong phạm vi ngữ pháp ở bậc THPT, có thể luyện tập tạo lập câu hoặc tạo lập văn
bản. Các bài tập tạo lập có thể có một vài mức độ và yêu cầu khác nhau, như:
a) Tạo lập theo mẫu
Bài tập yêu cầu HS tạo lập sản phẩm theo mẫu. Mẫu là một ngữ liệu cho trước
hoặc một mô hình khái quát. Khi thực hiện loại bài tập này cần phân tích để nắm vững và
hiểu sâu mẫu đã cho, vận dụng kiến thức lí luận và vật liệu ngôn ngữ để tạo ra sản phẩm
theo mẫu. Sau đó cần kiểm tra sản phẩm xem có tương xứng với mẫu không.
Ví dụ: Bài tập 3 [3, 194]. Viết một đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có dùng
câu bị động. Giải thích tác dụng của câu bị động đó.
Với bài tập này, HS sẽ dựa vào các mẫu đã luyện tập ở bài tập 1, 2, tạo lập một
đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có sử dụng câu bị động và giải thích tác dụng của
câu bị động đó trong đoạn văn. Để thực hiện được bài tập này, HS phải nắm vững kiến
thức về câu bị động: cấu tạo và tác dụng liên kết ý của chúng trong văn bản; đồng thời vận
dụng kiến thức lí luận và vật liệu ngôn ngữ để tạo ra sản phẩm theo mẫu đã phân tích ở bài
tập 1 và 2.
b) Tạo lập sản phẩm theo những yêu cầu nhất định
Loại bài tập này cho sẵn một phần của sản phẩm và yêu cầu HS tạo lập tiếp theo
yêu cầu về kết cấu, về quan hệ ý nghĩa, về hướng triển khai, về liên kết… Nó tương tự loại
bài tập điền từ vào chỗ trống, hoặc bài tập viết câu văn mà học sinh đã làm ở lớp dưới.
Thực hiện loại bài tập này, GV cần hướng dẫn HS phân tích để nắm vững phần sản phẩm
đã có và yêu cầu của bài tập, ròi tiến hành tạo lập tiếp, sao cho thỏa mãn yêu cầu trên và
tạo ra sản phẩm thích hợp về quan hệ ý nghãi, về liên kết ngữ pháp.
Ví dụ: Bài tập 4 [4,20]. Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái sau đây: chưa biết chừng,
là cùng, ít ra, nghe nói, chả lẽ, hóa ra, sự thật là, cơ mà, đặt biệt là, đấy mà.
Để thực hiện bài tập này, GV có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm nhỏ, mỗi
nhóm sẽ thực hiện bài tập với một nhóm từ. Chẳng hạn, GV có thể chia lớp thành 5 nhóm
nhỏ, mỗi nhóm sẽ đạt hai câu với hai từ đã cho, dựa trên các mẫu đã thực hiện từ các bài

tập 1, 2, 3. Với hình thức học tập hợp tác trong nhóm nhỏ, HS có điều kiện tương tác, chia
sẻ kiến thức, kĩ năng, đáp ứng định hướng dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp.
c) Tạo lập sản phẩm chỉ dựa vào những yêu cầu nhất định
Loại bài tập này không có mẫu, cũng không có bộ phận nào cho trước, mà chỉ có
những yêu cầu về một số phương diện nào đó của sản phẩm: về quan hệ ngữ pháp, về
phương tiện ngữ pháp, về quan hệ ý nghĩa, về hoàn cảnh sử dụng… Có thể có nhiều mức
độ yêu cầu: từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp. Cho nên việc tạo lập sản phẩm phải
12

×