Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Câu 3: trình bày vai trò của chính sách kinh tế. Chính sách th ương m ại và chính sách đầu tư có ý nghĩa quan trọng... phân tích một số chính sách thương mại chủ yếu ở nước ta pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.19 KB, 3 trang )

Câu 3: trình bày vai trò của chính sách kinh tế. Chính sách thương mại và chính sách
đầu tư có ý nghĩa quan trọng phân tích một số chính sách thương mại chủ yếu ở
nước ta.
BÀI LÀM
Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, nhiệm vụ đổi mới
quản lý kinh tế trong đó vai trò chính sách kinh tế có ý nghĩa rất lớn và giữ một vai trò
cơ bàn chủ yếu, đây là cơ sở lý luận nhằm bảo đảm, giữ vững cho công cuộc xây dựng
đất nước theo định hướng XHCN và quyết định sự thành công CNH-HĐH. Để hiểu rõ
vai trò của chính sách kinh tế trong quản lý kinh tế, trước hết chúng ta đi vào các khái
niệm. Vậy chính sách là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu phương thức, công
cuộc hay những giải pháp mà nhà nước sử dụng để xử lý và giải quyết các nội dung
kinh tế lớn trong quá trình hoạt động và phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Trong hoạt động quản lý kinh tế, chính sách kinh tế có những vai trò sau:
- Định hướng cho hoạt động kinh tế XH của đất nước, vai trò này mang tính bao
quát, vĩ mô nhằm hướng tất cả các hoạt động kinh tế XH của đất nước theo mục tiêu
đặt sẳn.
- Tổ chức để xử lý, giải quyết các vấn đề kinh tế lớn vai trò này nhằm đưa ra các
phương pháp và biện pháp thực hiện các chính sách kinh tế XH mang tầm vĩ mô, xử lý
và giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế như: các chính sách đầu tư, chính sách thương
mại, chính sách tài chính-tiền tệ.
Hỗ trợ để phát triển các mục tiêu kinh tế đã được xác định:
Chính sách kinh tế có giá trị như là những quyết định trong dài hạn của nhà nước
nhằm tổ chức quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân theo mục tiêu định hướng.
Từ những cơ sở trên ta có thể nó chính sách kinh tế là những quyết định kinh tế ở
tầm vĩ mô do nhà nước đưa ra nhằm thực hiện các chương trình, kế hoạch trong một
thời gian dài theo mục tiêu đã xác định.
Mục tiêu của kinh tế vĩ mô thường dựa trên các dấu hiệu chủ yếu như: ổn định,
tăng trưởng và công bằng XH để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô nêu trên. Nhà nước
có thể xử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau. Mỗi chính sách phải có những
công cụ riêng biệt trong nền kinh tế thị trường, nhà nước thường có những chính sách
kinh tế vĩ mô về đầu tư, thương mại và tài chính tiền tệ.


Ngày này với sự phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường trong nước và cả trên
thế giới, việc xác định chính sách đầu tư sau cho phù hợp và mang lại hiệu quả trong
quá trình đổi mới đất nước hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết.
Như vậy chính sách đầu tư là gì? chính là hệ thống những quan điểm, những
mục tiêu, những phương tiện, những công cụ mà nhà nước sử dụng để khuyến khích
đầu tư và bảo đảm hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước theo yêu
cầu đầu tư phát triển của VN trong từng thời kỳ.
Nói cách khác, chính sách đầu tư là hệ thống chính sách khuyến kích và bảo đảm
đầu tư của nhà nước đối với các chủ thể tham dự. Chính sách khuyến khích đầu tư có
vị trí quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. trong tình hình đất nước ta hiện nay vấn
đèên quyết định mọi sự tăng trưởng và quyết định sự phát triển kinh tế-XH chính là giải
quyết vấn đề đầu tư. Đây là hệ thống đồng bộ từ quan điểm chiến lược, cơ chế chính
sách tạo môi trường thuận lợi bình đẳng cho hoạt động đầu tư.
Chính sách đầu tư bao gồm các chính sách về tích luỹ tiêu dùng, tiết kiệm và đầu
tư, chính sách tạo vốn và sử dụng vốn. Trước đây việc cung ứng vốn cho nền kinh tế
thị trường có nhiều chủ thể đầu tư với sự đa dang hoá các nguồn vốn. Các lực lượng
tham gia đầu tư được mỡ rộng cho các đối tượng. Nhà nước, doanh nghiệp, dân cứ và
người nước ngoài. Các nguồn vốn cũng từ đây được mỡ rộng hơn, vốn ngân sách, vốn
tự có của doanh nghiệp, nguồn vốn của dân cư, vốn của đầu tư nước ngoài các hình
thức đầu tư cũng được mỡ rộng tương ứng. Đầu tư của ngân sách tín dụng nhà nước,
tín dụng ngân hàng, đầu tư giao tiếp thông qua cổ phiếu, trái phiếu.
Bên cạnh đó nhằm tạo một môi trường ổn định để nhằm khuyến khích đầu tư, các
chính sách khuyến khích cũng phải được coi trọng và tạo điều kiện thuận lơi như: sự
ổn định về chính trị, XH, môi trường kinh tế, cơ sở hạ tầng và tâm lý, chính sách
khuyến khích nhà nước và những lĩnh vực, những vùng nhất định, coi trọng cả đầu tư
trong nước cũnh như ngoài nước.
1988 Đảng và nhà nước ta ban hành luật đầu tư đặc biệt khuyến khích nguồn đầu
tư nước ngoài đã có phát triển mạnh mẽ đối với những việc này, xác định chính sách
khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã trở thành một nguồn lực quan trọng
góp phần đẩy mạnh tác động tăng trưởng kinh tế của nước ta. Song đó, luật khuyến

khích đầu tư trong nước 1988 đã huy động được nguồn vốn tìm ẩn, khả năng quản lý
trong dân và phát triển kinh tế-XH làm cho sản xuất phát triển thoả mãng như cầu vế
vật tư, hàng hoá cho sản xuất và sản phẩm tiêu dùng của nhân dân.
Mặt khác, nhằm khuyến khích đầu tư phát triển, nhà nước đồng thời sử dụng hệ
thống các chính sách công cụ như: để ổn định kinh tế vĩ mô là việc xây dựng hệ thống
luật lệ thể chế ổn định, tạo một hành lang pháp lý vững vàng, bình đẳng cho mọi đối
tượng tham gia, kiềm chế nạn lạm phát mất giá đồng tiền gây ra nạn lợi nhuận ảo trong
sản xuất kinh doanh, giảm tỷ lệ thất nghiệp lãng phí nguồn nhân lực lao động cũng là
nguyên nhân chính gây ra các tệ nạn XH, bảo đảm một tỷ giá hợp lý ở mức cho phép
cải cách thủ tục hành chính công khai hoá quy trình và giảm thủ tục đã là nguyên nhân
gây nhiều phiền hà, khó khăn tạo tâm ký ngán ngại đầu tư cho các đối tượng tham gia
đầu tư. Qua các công cụ này nhà nước có thể khuyến khích đầu tư và những ngành,
lĩnh vực, vùng cần thiết thông qua, các công cụ như điều chỉnh mức thuế, tín dụng,giá
đất đai, chính sách bảo hộ có chọn lộc và có thời gian để phát triển những ngành công
nghiệp nao trẻ.
Qua các hội Đảng toàn quốc, Đảng ta xác định sự phát triển kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần là vấn đề chiến lược lâu dài, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế
các loại hình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư tham gia tự do làm
ăn công khai hợp pháp…Đây là những chính sách quan trọng đã tạo được niềm tin và
môi trường thuận lợi cho các chủ đầu tư.
Đứng về gốc độ nguồn vốn ta có thể phân ra nguồn vốn đầu tư trong nước và
nguồn vốn đầu tư ngoài nước.
Để khuyến khính nguồn vốn đầu tư trong nước trong kỳ họp thứ ba ngày 7 tháng 5
năm 1998 của Quốc hội khoá X đã thông qua luật khuyến kích đầu tư trong nước có
sữa đổi với nội dung thể hiện tinh thần vĩ đại của nghị quyết TW IV (khoá 8) nhằm phát
huy nội lực để thức đẩy công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Qua đó đã thể hiện
quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước trong việc mỡ rộng các hình thức đầu tư
như:BOT, BTO,OT thí điểm việc người nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp VN, mỡ rộng nguồn vốn tham gia đầu tư sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật,
khuyến khích đầu tư mỡ rộng và đầu tư chiều sâu, đầu tư xây dựng duy truyền sản

xuất mới, duy chuyển các cơ sỏ sản xuất ra khỏi thành phố mà trước mắt là các cơ sở
gây ô nhiễm, qua việc xây dựng, thành lập các khu chế xuất, khu công nghiệp, đa dạng
hoá sản xuất ngành nghề cả thiện môi trường sinh thái…hành lang pháp lý ôn định qua
việc nhà nước ta khẳng định bảo vệ tài sản và vốn đầu tư hợp pháp không bị quốc hữu
quá, không bị tịch thu …bên cạch đó là cách chính sách về hỗ trợ như: hỗ trợ đất đai,
mặc bằng sản xuất doanh nghiệp, chế độ cho vay ưu đãi trung hạng và dài hạng, chế
độ bảo hành tuyển dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ hỗ trợ phát triển khoa học
công nghệ nhằm hỗ trợ việc nghiên du áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Để khuyến khích đầu tư vốn ở nước ngoài đây là nguồn vốn rất quan trọng trong
tình hình đất nước ta hiện nay. Đa số là người có thu nhập thấp, nguồn vốn huy động
trong nước có giới hạn, do đó việc huy động vốn tư nước ngoài là rất cần thiết trong
quá trình đầu tư phát triển kinh tế đất nước.
Huy động vốn nước ngoài có thể thông qua đi vay, các hình thức vay, có thể vay
của chính phủ, vay của các tổ chức tài chính, quốc tế thông qua hình thức ODA, vay
của tư nhân nước ngoài thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
Vấn đề cần lưu ý ở đây là, vấn đề trả vốn và lãi, các tỷ xuất cho vay thường cao,
hoặc vay có các điều kiện kèm theo. Hiện nay các nguồn vốn vay từ ODA đang chựng
lại, do vậy Đảng và Nhà nước ta đang có những xu hướng khuyến khích vay từ nguồn
FDI. Từ những nguồn vốn vay này nhằm phát triển, mỗ rộng thị trường, đổi mới công
nghệ, có thêm nguồn lực và kinh nghiệm quản lý, nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình hội
nhập.
Mặt khác nhằn để nâng cao khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả việc đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài, khả năng huy động phải đặt trong mối tương quan trong việc
sử dụng nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đi vay, phải cải thiện môi trường đ6àu tư
đi đôi với các biện pháp khuếch trương đầu tư thông qua các ưu đãi về đầu tư như:
miễm giải thuế, ưu đãi về tín dụng, giải thủ tục hành chính bên cạnh đó chúng ta phải
có hướng bồi dưỡng nâng cao năng lực ở phía VN trong các xí nghiệp liên doanh và
năng lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đào tạo và
bố trí cán bộ có năng lực phẩm chất vào các vị trí chủ chốt trong các xí nghiệp liên
doanh./.

×