Câu 3 : Phân tích bối cảnh lịch sử của chỉ thị toàn quốc kháng chiến
(22.12.1946) và kết quả của chủ trương ấy.
BÀI LÀM
I. Phân tích bối cảnh lịch sử :
Từ tháng 9/1945 đến 12/1946, vượt qua muôn vàn thử thách sóng gió do thù
trong giặc ngoài gây ra, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giữ vững được chính quyền
cách mạng, chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp xâm lược, điều mà Đảng đã biết chắc là không thể nào tránh khỏi.
Mặc dù đã cùng ta kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946, song với
bản chất ngoan cố và phản động của chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân Pháp đã ráo
riết thực hiện âm mưu đặt lại nền thống trị trên toàn bộ đất nước ta. Trước tình hình
đó, Đảng ta thấy rõ “Nhất định không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình
cũng nhất định phải đánh Pháp”. Đầu 11/1946, Hồ Chí Minh ra chỉ thị “Công việc
khẩn cấp bây giờ” người nêu lên kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, vạch ra
những công việc về quân sự , chính trị, kinh tế…. Người nhấn mạnh cần phải hiểu
và làm cho dân hiểu cuộc kháng chiến của ta rất gay go, gian khổ, phải kháng chiến
lâu dài để chống lại chiến tranh “chớp nhoáng” của địch. Muốn kháng chiến lâu dài
và thắng lợi phải có quyết tâm “Cố gắng sức qua khỏi mùa lạnh lẽo, thì ta sẽ gặp
mùa xuân”…
Đúng như nhận định của Đảng, thực dân Pháp hoàn toàn bội ước cố ý gây
cuộc chiến tranh xâm lược toàn bộ nước ta, Đảng phải lãnh đạo nhân dân cả nước
đứng lên kháng chiến trong một bối cảnh một là khoanh tay, cúi đầu trở lại làm nô lệ;
hai là đấu tranh đến cùng để giữ lấy độc lập và tự do.
A- Thuận lợi :
( Trong nước :
Trước ngày kháng chiến toàn quốc nổ ra, Đảng ta đã có những chủ trương
quan trọng kịp thời chỉ đạo kháng chiến ở miền Nam và chuẩn bị cho cả nước kháng
chiến.
* Nội dung chỉ thị “Kháng chiến toàn quốc” (25 tháng 11 năm 1945)
* Nghị quyết hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng (19/10/1946) và văn kiện
“Công việc khẩn cấp bây giờ” đã đặt nền móng cho đường lối kháng chiến của Đảng
ta.
- Từ tháng 2 năm 1946, Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì đấu tranh với Pháp,
liên tiếp nhân nhượng Pháp những quyền lợi quan trọng để bày tỏ thiện chí hòa bình
của nhân dân Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mà
ta biết khó có thể tránh khỏi.
- Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến cùng những thành quả đạt được
từ sau khi giành chính quyền đến ngày kháng chiến toàn quốc đã tạo nên những
thuận lợi mới, căn bản có thể phát huy lâu dài, bảo đảm thắng lợi cho nhân dân ta
trong cuộc kháng chiến. Như : tổ chức tổng tuyển cử, bầu Quốc hội (06/01/1946),
ban hành hiến pháp Nhà nước (11/1946)… đã tạo tính hợp hiến, hợp pháp của chính
phủ Hồ Chí Minh. tích cực xây dựng lực lượng vũ trang bao gồm : Quân đội và Công
an nhân dân. Thành lập Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (5/1946) thu hút sức mạnh
của khối đại đoàn kết dân tộc. Phát động “tuần lễ vàng”, xây dựng “quỹ độc lập”, diệt
giặc đói, khai hoang phục hóa, phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát hành
tiền tệ… đã ngăn chặn được nạn đói, cải thiện đời sống nhân dân. Tổ chức phong
trào bình dân học vụ, kêu gọi “chống nạn thất học”, xây dựng nếp sống văn hóa mới
cho xã hội, xóa bỏ các hủ tục…
( Thế giới :
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra khi chủ nghĩa tư bản thế giới, đặc
biệt là nước Pháp bị suy yếu nghiêm trọng sau chiến tranh thế giới thứ hai, lệ thuộc
vào Mỹ trên nhiều Phương diện.
- Hệ thống XHCN đang hình thành, phong trào giải phóng dân tộc phát triển rất
mạnh mẽ… đã cổ vũ tạo nhiều điều kiện thuận lợi để nhân dân ta góp phần quan
trọng cùng nhân dân các nước thuộc địa đánh thắng chủ nghĩa thực dân (Liên Xô và
các nước Đông Âu).
B- Khó khăn :
( Trong nước :
- Đối tượng của ta là quân đội nhà nghề của thực dân Pháp, có trình độ tác
chiến phương pháp chiến tranh hiện đại, được sự hậu thuẫn bởi một nền sản xuất
TBCN phát triển. Thực dân Pháp lại có kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược và
thống trị ở Việt Nam gần một thế kỉ, đã từng xây dựng ở Việt Nam những cơ sở kinh
tế, xã hội, chính trị nhất là làm cơ sở cho chiến tranh và chính sách thống trị thuộc
địa. Tính đến thời điểm 12/1946 quân đội Pháp đã có gần 10 vạn người đóng tại
những vị trí trọng yếu trên khắp Việt Nam, trong khi đó lực lượng vũ trang của ta chỉ
có trên 8 vạn người với trang bị còn thô sơ, lại chưa được huấn luyện kĩ càng…
- Nền kinh tế của nước ta lúc đó còn rất lạc hậu và kém phát triển chưa thể đáp
ứng đủ và kịp thời cho nhu cầu của cuộc chiến tranh quy mô to lớn hiện đại.
( Thế giới :
- Hành động đánh chiến Việt Nam của thực dân Pháp lần này xuất phát từ
chiến lược phản kích toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh thế giới lần
thứ II để chống lại chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc. Chính vì
vậy, các nước đế quốc tiêu biểu đặc biệt là Mĩ đã ủng hộ và tạo nhiều điều kiện cho
cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam, và thông qua đó nhằm từng bước
chi phối, gây ảnh hưởng trong khu vực.
- Chủ nghĩa đế quốc bao vây nước ta từ bốn phía, trong khi đó chúng ta chưa
có điều kiện liên lạc, trao đổi kinh nghiệm và nhận sự giúp đỡ trực tiếp từ các nước
anh em.
Từ bối cảnh trên, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ trong điều kiện so sánh
lực lượng không có lợi cho nhân dân ta. Nhưng Đảng và nhân dân ta vẫn dám đánh
và quyết thắng thực dân Pháp xâm lược, vì độc lập dân tộc, vì sự tồn vong của đất
nước. Để phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, chiến thắng thực dân Pháp đòi hỏi
Đảng, Chính phủ phải kịp thời đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, phù hợp vì nó
sẽ đóng vai trò quyết định, vạch đường đi đến thắng lợi.
II. Diễn biến tình hình
Với dã tâm thôn tính nước ta một lần nữa, thực dân Pháp chẳng những không
đình chỉ chiến sự ở miền Nam mà còn gây ra nhiều vụ khiêu khích, lấn chiếm và sau
khi đưa quân đội vào miền Bắc, lại được thêm viện binh chúng trắng trợn đánh
chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn (20/11/1946). Tiếp đó, từ ngày 07 đến 15/12/1946, Pháp
tấn công ta ở Tiên Yên, Đình Lập tăng quân trái phép ở Hải Dương, Đà Nẵng, Hà
Nội …. Đặc biệt nghiêm trọng là 18/12/1946, ở Thủ đô Hà Nội sau khi liên tiếp gây ra
vụ thảm sát ở phố Hàng Bún đánh chiếm trụ sở Bộ tài chính, Bộ giao thông công
chánh, thực dân Pháp gởi tối hậu thư cho Chính phủ ta đòi tước vũ khí tự vệ, đòi để
cho chúng giữ trật tự ở Hà Nội. Với lực lượng gần 10 vạn quân được trang bị vũ khí
hiện đại, đang đứng trấn ở nhiều vị trí chiến lược trên đất nước ta, bọn thực dân
Pháp quyết lấn chiếm toàn bộ nước ta một lần nữa, buộc chúng ta phải đầu hàng
chúng.
A. Chủ trương của Đảng : Ta không thể nhân nhượng với thực dân Pháp
được nữa và thực chất mọi khả năng duy trì hòa hoãn với thực dân Pháp không còn
nữa, chúng ta càng nhân nhượng, chúng càng lấn tới và vì nhân nhượng nữa thì
mất nước hóa thành nô lệ, Nhân dân Việt Nam chỉ còn một con đường duy nhất là
đứng lên cầm vũ khí đánh thực dân Pháp bảo vệ tổ quốc, giữ vững độc lập chủ
quyền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình.
18/12/1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị triển khai khẩn
cấp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ tọa của Hồ Chí Minh trên cơ sở đánh
giá một cách khoa học ý đồ chiến lược của thực dân Pháp và so sánh lực lượng
giữa ta và địch, Hội Nghị quyết định phát động cuộc kháng chiến trên quy mô cả
nước và vạch ra những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến.
Đêm 19/12/1946, Ban thường vụ TW Đảng đã quyết định phát động cuộc
kháng chiến trên quy mô cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến. Sáng 20/12/1946 lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch
qua làn sóng điện được truyền đi khắp nơi, lời kêu gọi đó chính là tiếng gọi của non
sông đất nước, thấu động những niềm sâu xa và cao đẹp nhất trong lòng mỗi người
dân Việt Nam, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng bất
khuất, làm cho cả nước sôi sục đứng lên, bình tĩnh chiến đấu bằng mọi thứ vũ khí có
trong tay, với một ý chí cảm tử cho tổ quốc quyết sinh, với một thái độ chính trị dứt
khoát và kiên định vì độc lập tự do của tổ quốc. Lời kêu gọi đó là một cương lĩnh
kháng chiến, khái quát ở trình độ cao, chứa đụng những tư tưởng, quan điểm và
đường lối chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta.
Ngày 22/12/1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị toàn dân kháng
chiến, bản chỉ thị nêu một cách khái quát những nội dung cơ bản đường lối của cuộc
trường kì kháng chiến của Đảng như :
- Về tính chất và mục tiêu của cuộc kháng chiến : nhân dân Việt Nam xác định
cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chiến tranh phi nghĩa xâm lược của thực dân
Pháp; chiến tranh chống Pháp là sự tiếp tục của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, giành ruộng đất cho người cày và xây dựng cơ sở đi
lên CNXH.
- Về xác định phương châm kháng chiến : kháng chiến toàn dân, kháng chiến
toàn diện, kháng chiến trên tinh thần tự lực cánh sinh, kháng chiến lâu dài và trải qua
ba giai đoạn : cầm cự, phòng ngự và tổng phản công. Đảng ta xác định kháng chiến
nhất định thắng lợi.
Về mối quan hệ giữa dân tộc và dân chủ trong giai đoạn này, tác phẩm :
(Kháng chiến nhất định thắng lợi( của Trường Chinh đã nêu rõ quan điểm của Đảng
là : (cuộc kháng chiến chỉ hoàn thành nhiệm vụ giải phóng đất nước, củng cố và mở
rộng chế độ Cộng hòa dân chủ. Nó không tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến
chia cho dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất và các hạng tài sản khác của Việt gian phản
động để bổ sung ngân quỹ kháng chiến hay ủng hộ các gia đình chiến sĩ hi sinh(.
B. Nhận xét và đánh giá : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng
(từ 11 đến 19/2/1951) đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối kháng chiến được
nêu trong các văn kiện trước đây, đồng thời tiếp tục bổ sung, cụ thể hóa cho phù
hợp trong giai đoạn còn lại của cuộc kháng chiến. Như vậy đường lối của Đảng về
kháng chiến được hình thành ngay từ đầu cuộc kháng chiến và tiếp tục được hoàn
thiện cụ thể hóa trong một quá trình liên tục, bám sát và đáp ứng kịp thời cuộc kháng
chiến của toàn dân ta.
Cuộc kháng chiến của chúng ta chỉ có thắng lợi với điều kiện căn bản là :
Đường lối chính trị và quân sự đúng, đoàn kết chặt chẽ toàn dân, hậu phương được
củng cố, quân và dân ta chiến đấu anh dũng, chỉ huy của ta có tài.
( Đường lối : Đảng chỉ rõ đối tượng của cuộc kháng chiến là bọn thực dân
Pháp phản động đang dùng vũ lực cướp nước ta, đây là một cuộc chiến tranh cách
mạng của dân tộc, là chiến tranh chính nghĩa, tiến bộ vì tự do độc lập, vì dân chủ và
hòa bình chống lại cuộc đấu tranh phi nghĩa xâm lược của bọn thực dân phản động.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là sự tiếp tục triển khai sự nghiệp của cuộc cách
mạng tháng tám, CMDTDCND bằng nhiều hình thức chiến tranh cách mạng, nhằm
hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc, giành ruộng đất cho người cày
và xây dựng cơ sở đi lên CNXH. Ở đây Đảng đã giải quyết thành công mối quan hệ
giữa chiến tranh và cách mạng, kháng chiến chống Pháp về hình thức là sự đối đầu
quân sự giữa cách mạng và phản cách mạng nhưng nội dung bên trong thực chất là
giải quyết những mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc này.
Đảng chỉ rõ nhiệm vụ trước mắt, cấp bách là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược
giành độc lập và thống nhất cho đất nước, đồng thời trong quá trình kháng chiến
phải thực hành cải cách dân chủ, giải quyết từng bước vấn đề ruộng đất để bồi
dưỡng sức dân. Cuộc kháng chiến này là một cuộc kháng chiến nhân dân với
phương châm “kháng chiến toàn dân, kháng chiến toàn diện, kháng chiến tự lực
cánh sinh (dựa vào sức mình) kháng chiến lâu dài”, với đường lối này Đảng ta chủ
trương “kháng chiến nhất định thắng lợi”.
( Kết quả của chủ trương “toàn dân kháng chiến”, “toàn diện kháng
chiến”
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta thì toàn dân ta phải nhất tề đứng lên chống
giặc. Đảng ta đánh giá cao vai trò của quần chúng nhân dân trong chiến tranh cách
mạng, tin tưởng vững chắc khả năng vô tận, sức mạnh vô địch của nhân dân, với
chiến lược toàn dân kháng chiến, ta đã tạo nên nguồn sức mạnh to lớn đối trọng với
bộ phận phản động xâm lược Pháp, toàn dân kháng chiến, phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả dân tộc, ta có thể kháng chiến khắp nơi, mọi lúc, “mỗi người dân là một
chiến sĩ”, “mỗi phố là một mặt trận”, “mỗi làng là một pháo đài”, toàn dân kháng chiến
là nội dung trọng yếu và xuyên suốt toàn bộ quá trình kháng chiến.
- Chiến tranh là một cuộc đọ sức toàn diện giữa hai bên tham chiến “toàn dân
kháng chiến” đi liền với “kháng chiến toàn diện”, nhờ kháng chiến toàn diện mới phát
huy cao nhất sức mạnh toàn dân đánh bại chiến tranh tổng lực của kẻ thù. Đảng ta
lãnh đạo tổ chức cuộc chiến tranh toàn dân đánh giặc trên mọi mặt trận, mọi phương
diện, quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, tư tưởng, ngoại giao ….
(Về chính trị : Ta tiếp tục củng cố phát triển chính quyền dân chủ
nhân dân ở vùng tự do, ta đã mở rộng được mặt trận đoàn kết dân tộc chống Pháp
xâm lược bằng việc duy trì Mặt trận Việt minh và xây dựng thêm Mặt trận Liên Việt
đã thu hút được mọi lực lượng đoàn kết chống Pháp. Chúng ta tuyên truyền tính
chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến diễn ra ngay tại trên đất nước mình trước sự
phi nghĩa của kẻ thù xâm lược từ xa đến nhằm cô lập và hạn chế được tối đa những
hoạt động của bọn Việt gian.
( Về kinh tế :
- Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến bùng nổ ta bị kẻ thù bao vây bốn phía
chưa nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của nhân dân các nước anh em, nên ngay từ
đầu Đảng đã xác định đường lối kháng chiến là “phải tự lực cánh sinh”, Đảng chủ
trương “phải tự ta giúp ta rồi người mới giúp ta”. Dựa vào sức mình là dựa vào sức
lực của toàn dân, vào sự lãnh đạo của Đảng, vào các điều kiện nhân hòa, địa lợi
thiên thời của đất nước, “tự lực cánh sinh” không có nghĩa là không đồng thời ra sức
tranh thủ ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để nhanh chóng chiến thắng kẻ thù.
- Ta xây dựng nền kinh tế tự cung tự cấp ở vùng tự do với mục tiêu đảm bảo ổn
định đời sống nhân dân lao động để nuôi binh đánh Pháp, phối hợp với hoạt động
gia tăng sản xuất là thực hiện sách lược “tiêu thổ kháng chiến”. Còn ở vùng địch tạm
chiếm ta đã đưa lực lượng tấn công đánh phá kho tàng, bến bãi, cầu cống của địch
để tiêu diệt lực lượng vật chất của chúng, đồng thời thực hiện chiến lược “làm chảy
máu” nền kinh tế của chúng như thu gom như yếu phẩm, mua thuốc điều trị bệnh,
mua vũ khí , đạn dược trang bị cho ta …
( Về văn hóa tư tưởng : tuyên truyền vận động nhân dân ta đấu
tranh xóa bỏ những tàn dư phong kiến lạc hậu, tư tưởng thực dân, ra sức xây dựng
nền văn hóa mới, nền văn hóa khoa học đại chúng. Trên mặt trận này, nhân dân ta
cũng giành được những thành tựu quan trọng, nhất là sau Hội nghị văn hóa toàn
quốc (7/1948) và chủ trương bổ túc văn hóa cho cán bộ, phong trào xóa nạn mù chữ
tiếp tục phát triển mạnh, động viên mọi lực lượng văn hóa, văn học nghệ thuật bám
sát nhu cầu kháng chiến, lấy đối tượng là quần chúng công, nông, binh…
( Về quân sự : Được xem là mặt trận có vị trí quan trọng nhất, quyết định
sự thành bại của hai bên, trên cơ sở đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện và
tương quan lực lượng giữa ta và địch, đồng thời nắm chắc qui luật chuyển hóa của
tương quan đó, Đảng ta khẳng định phương châm chiến lược của chúng ta là đánh
lâu dài, qui luật chiến tranh xâm lược buộc địch phải đánh nhanh, thắng nhanh. Ta
chủ trương đánh lâu dài làm cho những chỗ yếu cơ bản của chúng bộc lộ rõ, chỗ
mạnh của chúng ngày càng hạn chế, chỗ yếu của ta dần dần được khắc phục, chỗ
mạnh của ta ngày một phát huy, từng bước chuyển hóa lực lượng có lợi cho ta,
không có lợi cho địch. Đó là quá trình vừa đánh, vừa xây dựng lực lượng, nhưng
không có nghĩa là đánh kéo dài mà Đảng ta chủ động dẫn dắt cuộc kháng chiến qua
3 giai đoạn :
- Giai đoạn 1 (từ 9/1945 đến cuối 1947)
Ta chủ động tiến hành cuộc kháng chiến cục bộ ở miền Nam và sau đó phát
động cuộc kháng chiến trong cả nước, đánh bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng
nhanh” của giặc Pháp, đỉnh cao của giai đoạn này là ta đã đánh bại cuộc hành quân
thu đông 1947 của thực dân Pháp.
- Giai đoạn 2 (từ 1948 đến cuối 1950)
- Hoạt động quân sự của ta tập trung 2 vấn đề lớn. Một là : thúc đẩy hoạt động
chiến tranh du kích ở vùng địch tạm chiếm kết hợp với một vài chiến dịch nhỏ, đánh
bại chiến lược “dùng người Việt đánh người Việt”, “Lấy chiến tranh, nuôi chiến
tranh”. Hai là : vào năm 1950 ta chủ động mở chiến dịch biên giới giải phóng các tỉnh
Biên giới Việt Trung nối hành lang chiến khu Việt Bắc của ta với các nước xã hội chủ
nghĩa (lúc này Trung Hoa lục địa đã được giải phóng vào tháng 10/1946).
- Chiến dịch biên giới thắng lợi, kết thúc giai đoạn 2; các nước Liên Xô, Trung
Quốc … công nhận Việt Nam và tích cực viện trợ cho ta.
- Giai đoạn 3 (từ 1951 đến 7/1954)
Ta chủ động mở nhiều chiến dịch ở vùng đồng bằng Bắc bộ, sau đó là chiến
dịch Đông Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã đánh bại mọi
cố gắng quân sự cao nhất của quân đội Pháp ở Đông Dương, buộc Pháp phải kí
Hiệp định Giơne vơ cam kết tôn trọng nền độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam …
III. Đánh giá và kết luận :
A- Đánh giá
Những thành tựu kể trên là thể hiện sinh động của đường lối triển khai trong
thực tiễn, đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh” do
Đảng đề ra ngay từ đầu cuộc kháng chiến, là sự vận dụng sáng tạo đường lối chiến
tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác LêNin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất
nước, đồng thời là sự kế thừa khoa học truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc
Việt Nam trong liïch sử, là một bộ phận trong đường lối cách mạng, đường lối kháng
chiến sớm được vạch ra đúng đắn, khoa học là vấn đề đầu tiên có ý nghĩa quyết
định của cuộc kháng chiến.
B- Kết luận
Phân tích bối cảnh lịch sử của chỉ thị toàn quốc kháng chiến và kết quả của chủ
trương ấy cho thấy trên cơ sở nhận thức rõ bản chất và âm mưu của kẻ thù, nên
trong thời kì đấu tranh hòa bình với Pháp, Đảng vẫn luôn quan tâm tăng cường công
tác chuẩn bị kháng chiến, ta chủ động bước vào kháng chiến chống Pháp là sự lựa
chọn sáng suốt, thể hiện ý chí quyết tâm, tư tưởng cách mạng tiến công, ý thức tự
chủ của Đảng ta và nhân dân ta trong cuộc kháng chiến ngay sau mệnh lệnh kháng
chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được ban hành đã mang lại nhiều ý nghĩa và bài học
sâu sắc.
- Đảng và nhân dân ta đã biết mở đầu đúng lúc cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp, quân và dân ta không những ít tiêu hao, mà còn làm tiêu diệt
được một bộ phận sinh lực địch. Điều quan trọng là đã cầm chân địch, tạo thời cơ
chiến lược chuyển đất nước sang chiến tranh, xây dựng, bảo tồn và củng cố được
lực lượng, đẩy lùi âm mưu chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh của địch, chuyển
đất nước vào thời chiến mới và bước đầu xác lập thế trận chiến tranh nhân dân tạo
tiền đề quan trọng để nhân dân ta đánh bại âm mưu mới của địch